H.P Lovecraft… theo quan điểm cá nhân của tôi (có thể đúng hoặc sai hoặc cũng có thể là cả hai _(“/)_/ ) là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến thể loại kinh dị ngày nay.
Tôi đã từng đọc qua vài tác phẩm của ông như Call of Cthulhu hay Shadow over Innsmouth cộng với gần 4 năm đọc về Lovecraft Mythos và hiện tại thì tôi có thể tự tin vỗ ngực mà nói rằng… tôi cũng chẳng thể hiểu hết cái gọi là Lovecraft horror và cả cái thế giới đầy thú vị trong vũ trụ văn học của ông. Điều duy nhất tôi có thể làm chí ít cũng chỉ là gạch ra vài đầu dòng những thứ tôi cho là cốt lõi nhất của phong cách Lovecraft horror.
– Nỗi sợ vô hình những thứ chưa biết
– Những sinh vật quái dị
– Sự nhỏ bé của con người trong dòng chảy vũ trụ và những thứ nằm ngoài sức chịu đựng của tâm trí con người (tiền đề cho Cosmic hororr )
Nhìn vào thời điểm hiện tai, những con người chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách của ông đã kế thừa di sản của ông và phát huy những gì tinh túy nhất.
Stephen King
Nếu bạn đã từng đọc The Shining, The stand hay IT thì chắc bạn cũng sẽ đồng ý với tôi rằng những tác phẩm ấy thật sực rất hay. Và đặc biệt phải nói đến IT khi mà nó đã xây dựng thành công không chỉ một con quái vật là nỗi ám ảnh kinh hoàng mà còn cả một vũ trụ khác có tên là Macroverse một nơi mà nói trắng ra là nằm ngoài tầm hiểu biết của loài người. Macroverse còn khiến IT liên kết với một số tiểu thuyết khác của ông như the Dark tower hay the Mist.
Một điều hay ho là cả 3 tác phẩm trên đều đã được chuyển thể thành phim. Riêng với IT thì nó như một cơn ác mộng bước ra đời thực vậy. Âm thanh, hình ảnh và ti tỉ thứ có thể khiến ta phải nổi gai gà.
Guillermo Del Toro
Theo những gì tôi biết thì phần lớn các tác phẩm của ông không phải là những tác phẩm kinh dị. Thế nhưng điều khiến tôi phải nhắc đến cái tên ông ở đây đó chính là bởi vì sự sáng tạo tuyệt vời của ông trong việc tạo nên những sinh vật có ngoại hình không thể ấn tượng hơn.
Hellboy (2 phần đầu tiên)
Không ai là không bị ấn tượng bởi đôi bạn xanh đỏ…
Tay sát thủ bệnh hoạn Karl Ruprecht Kroenen
Hay anh bạn nhiều mắt này…
Rồi thì Pan’s Labyrinth
Pacific Rim (Phần 1 thôi, phần 2 xứng đáng vứt vào sọt rác như phiên bản làm lại của Hellboy)
Shape of water
Bên cạnh những nhân vật có ngoại hình ấn tượng thì ai xem phim của ông cũng phải thừa nhận một điều rằng thế giới trong từng tác phẩm cũng đều được đầu tư đến nơi đến chốn. Cái không khí thực sự rất mê hoặc và khiến ta phải trầm trồ về độ logic.
…
Ngoài ra nếu xét theo 3 gạch đầu dòng về phong cách Lovecraft horror thì theo tôi cũng còn kha khá những tác phẩm cũng hay ho không kém:
Void
Annihilation
Bộ 3 phim Cloverfield
Đặc biệt hơn có thể kể đến Banshee chapter và series vô cùng nổi tiếng đó là Stranger things.
Trước khi nói tiếp về Banshee chapter và Stranger things chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử một chút.
Vào khoảng năm 1930, một chuyện ngắn có tên From beyond (có cả phim chuyển thể đấy nhé) của H.P Lovecraft được ra đời:
Câu chuyện kể về một nhà khoa học đã phát minh ra 1 loa âm khổng lồ phát ra một loại sóng cộng hưởng kích thích vào tuyến tùng của những người gần đó khiến họ trải nhiệm một chiều không gian khác và trong chiều không gian đó ông đã nhìn thấy những thực thể khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng, ông càng ngày càng tăng cường độ của máy phát để khám phá và sẽ tắt máy khi nhìn thấy những thực thể kia, thế nhưng khi ông nhận ra thì đã quá muộn, những thực thể kia cũng có thể nhìn thấy ông…
Quay lại Banshee chapter và Stranger things ta có thể thấy rõ cả hai đều có cùng chung một ý tưởng: dự án MK Ultra có thật trong lịch sử, các loại thuốc kích thích, điều khiển trí óc con người và điều mà ai cũng có thể đoán được đã xảy ra. Nếu nhưng Banshee chapter lấy cảm hứng từ From beyond của H.P Lovecraft mà theo như tôi biết Stranger things được lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật thì có khi nào… Holee sh*t !
…
Quay lại chủ đề video games, những tựa game xứng đáng để được gọi là game Lovecraft horror thật sự không nhiều.
Có thể kể đến 2 tựa game mang tên cuốn sách nổi tiếng nhất của ông đó là: Call of Cthulhu the dark corners of the earth và Call of Cthulhu 2018
Call of Cthulhu the dark corners of the earth ra mắt đã quá lâu, đồ hoạ sẽ phải khiến nhiều người phì cười vào thời điểm hiện tại thế nhưng vào khoảng thời điểm đầu những năm 2000, Call of Cthulhu the dark corners of the earth thật sự là một cái gì đó rất gì và này nọ. Bầu không khí căng thẳng và đầy uẩn khúc của một thị trấn xa lạ với đầy những con người có hành vi bất thường. Những sinh vật nằm ngoài tầm hiểu biết và sức chịu đựng của tâm trí con người. Tất nhiên cũng vì thế game cũng yêu cầu sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của người chơi khi mà game đã có góc nhìn người thứ nhất mà thanh niên nhân vật chính cứ chạy gắng sức hay đối mặt với những sự kiện nào đó là lại hoa mắt chóng mặt (với một mức độ thường xuyên). Cũng vì ra mắt đã quá lâu mà game khá tuyến tính và thiên về hành động quá nhiều khi mà đã có súng trong tay (vào khoảng nửa cuối)
Call of Cthulhu 2018 vẫn theo mô túp cũ thám tử đến điều tra ở một vùng đất xa lạ. Đồ hoạ có thể chấp nhận được nhưng vẫn là xấu vào năm 2018. Gameplay chậm hơn và thiên về điều tra và lén lút nhiều hơn. Cốt truyện khá hấp dẫn. Tóm gọn lại thì ngoài thời lượng chơi khá ngắn so với với số tiền không hề nhỏ phải bỏ ra thì Call of Cthulhu 2018 là một tựa game hay.
Kế đến ta có Bloodborne, một tựa game soul like đậm chất Lovecraft horror ngang hàng có khi là còn hơn cả 2 tựa game Call of Cthulhu kể trên. Bầu không khí u ám, sinh vật biến dị, lore về Great old one,… Bloodborne đến nay vẫn luôn là tựa game tuyệt vời về mọi mặt.
Thế nhưng nếu để chọn ra những tựa game có đậm chất Lovecraft horror nhất thì tôi sẽ không ngần ngại mà nói rằng đó phải là Stygian reign of the old ones hay bộ đôi game Sunless sea và Sunless skies
Thế nhưng trên tất cả đó là một cái tên được ra đời năm 2019 dưới bàn tay của Studio chuyên làm game về Sherlock Holmes: The Sinking city !
Đã rất lâu rồi mới có một tựa game khiến tôi phải cảm thấy hào hứng đến như vậy. Xem trailer lần đầu tiên và tôi đã không một chút do dự phán rằng: Tôi sẽ chơi không cần phải nói nhiều !
Thế nhưng nói công bằng mà nói đến với với Sinking city sẽ có 2 kiểu người cơ bản: một là sẽ khám phá hết mọi ngóc ngách trong game, hai là sẽ không bao giờ động vào hoặc sẽ bỏ dở giữa chừng sớm.
(Cảm nhận siêu tóm tắt về game)
Ta được nhập vai vào nhân vật Charles Reed – một thám tử tư, cựu thợ lặn của hải quân Hoa Kì, trong một cuộc thám hiểm khi còn là hải quân, Reed cùng đồng đội ko may gặp tai nạn vì một lý do nào đó Reed sống sót thế nhưng những giấc mơ và ảo giác ám ảnh anh liên tục.
Pro:
– Đầu tiên phải nói đến bầu không khí bí ẩn, ma mị được xây dựng cực kì tốt. Sương mù, mưa, thành phố với phần lớn diện tích bị ngập trong nước, những con người lang thang trên phố cố gắng sống qua ngày. Đói khát, những giáo phái cuồng tín, và vô số những điều bất thường khác khiến ta cảm thấy thành phố đang có một cái gì đó không bình thường.
– Game cho ta tự do khám phá thành phố với vô số những bí ẩn hay ho.
– Yếu tố trinh thám được đẩy lên cao hơn ( mặc dù vẫn chưa khiến ta phải vắt óc suy nghĩ quá nhiều ), thêm một chút chất sinh tồn khi ta phải tìm kiếm cũng như quản lí số nguyên liệu ít ỏi để craft đạn dược thuốc men. Bên cạnh việc chạy loanh quanh thành phố ra, game còn có những trường đoạn cho ta được khám phá đáy biển trong bộ đồ lặn.
Cái cảm giác khám phá đáy biển sẽ không như Subnautica đâu mà sẽ như phim Underwater của Kristen Stewart.
– Súng ống đa dạng, thanh weapon wheel khá tiện lợi
– Cốt truyện chính cực kì lôi cuốn bên cạnh những nhiệm vụ phụ cũng hấp dẫn không kém khai thác về những truyền thuyết thành thị.
– Mở khóa ngoại trang sau một số tuyến nhiệm vụ nhất định… vân vân và vân vân
Con:
– Đầu tiên phải nói đến đồ họa, tất nhiên ta cũng không thể mong chờ gì từ một dự án game kinh phí thấp như Sinking city, chung quy lại thì vẫn ở mức chấp nhận được mặc dù còn khá khá bugs.
– Tiếp theo sẽ là một cái bạt tai khá đau cho những người chơi đã quá quen với việc ăn sẵn, chỉ dẫn đến tận răng của các game thế giới mở ngày nay. Đến với Sinking city ta sẽ phải tự lần mò từng con đường, từng căn nhà với một ít thông tin chỉ dẫn ít ỏi, tra cứu thông tin ở sở cảnh sát, thư viện,… theo từ khóa để tìm manh mối. Đây có thể là yếu tố khiến phần lớn người chơi quẳng Sinking city vào sọt rác. Tất nhiên đối với một số người khác yếu tố này đem lại cho họ sự hoài niệm và họ thực sự cảm thấy thật sự thích thú.
Chung quy lại thì Sinking city là một game underrated mang đậm phong cách Lovecraft horor nhất mà tôi thực sự khuyên bạn nên thử trải nghiệm một lần !