UFO – vật thể bay không xác định (P.3): Những giả thiết về sự tồn tại của các nền văn minh ngoài trái đất

Huyền thoại ★

  

Thang đo Kardashew

Năm 1964, nhà thiên văn học người Xô Viết, Nikolai Kardashev đã đề xuất ra một giả thuyết về thang đo mức phát triển của một nền văn minh dựa trên lượng năng lượng mà nền văn minh đó có thể khai thác và sử dụng.

Năng lượng là cốt lõi của một nền văn minh. Không có năng lượng, chúng ta không thể sống, và càng sử dụng nhiều thì chúng ta càng phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Một xã hội hay một nền văn minh càng phát triển và hiện đại thì càng đòi hỏi nhiều năng lượng để cung cấp cho toàn bộ dân số, vận hành các loại máy móc khác nhau và có khả năng khai thác tối đa nguồn năng lượng đó”.

Thang đo này chia làm 3 mức độ, và các mức độ sau nay đều dựa trên nền tảng của 3 mức trước để đề ra.

Nền văn minh loại 1 hay còn gọi là là nền văn minh cấp hành tinh

Ở cấp độ này, nền văn minh có khả năng lưu trữ và sử dụng triệt để nguồn năng lượng trên hành tinh mẹ. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta đã sử dụng tối ưu những nguồn năng lượng khác nhau trên Trái Đất như gió, nước và những hiện tượng tự nhiên như núi lửa và bão tố cũng như có thể điều khiển toàn bộ hành tinh, ví dụ như kiếm soát thời tiết, thay đổi địa chất hành tinh,…

Hiện tai thì loài người chúng ta còn chưa đạt nổi loại 1. Chúng ta đang ở đâu đó ở mức 0,73. Và theo nhà vật lý học Michio Kaku Chúng ta sẽ mất vài trăm năm nữa để đạt được loại 1 và khoảng vài nghìn năm để đạt tới loại 2.

Nền văn minh Loại 2 hay còn gọi là nền văn minh cấp sao

Ở cấp độ này mức độ sử dụng năng lượng của nền văn minh đã vươn ra khỏi hành tinh mẹ và cụ thể là khai thác nguồn năng lượng lớn và gần nhất đó chính là ngôi sao chủ trong hệ sao gốc. Bộ não Loại I yếu ớt của chúng ta khó có thể tưởng tượng nổi làm cách nào có thể thực hiện việc này, nhưng nếu ta cố hết sức, hãy tưởng tượng mọi thứ như một Quả cầu Dyson.

Quả cầu Dyson được mô tả dựa theo ý tưởng của nhà vật lý học và nhà toán học Freeman Dyson vào năm 1960 – đây là là một cấu trúc khổng lồ bao quanh một ngôi sao có thể là mặt trời để có thể khai thác tối ưu năng lượng của nó. Nguyên liệu để tạo nên Quả cầu Dyson được tạo nên từ toàn bộ tài nguyên có trong hệ sao đồng nghĩa rằng những đột phá về công nghẹ của nền văn minh loại 2 có thể giúp họ rút ngắn đáng kể thời gian du hành không gian cũng như khai thác và vận chuyển các nguồn tài trong toàn bộ hệ sao một cách dễ dàng.

Nền văn minh Loại 3 hay còn gọi là nền văn minh cấp độ thiên hà

Khoảng cách từ cấp độ 2 đến cấp độ 3 có thể lên tới con số 100.000 năm hoặc thậm chí là lâu hơn nữa.

Ở cấp độ này nền văn minh có khả năng kiểm soát năng lượng của toàn bộ thiên hà. Cách khai thác năng lượng ở cấp độ này cũng tương tự như loại 2, nhưng ở quy mô hàng tỉ tỉ hệ sao trên khắp thiên hà. Thậm chí còn có thể lấy năng lượng từ cả hố đen.

Một nền văn minh loại 3 hoàn toàn có thể liên tục bành trướng khám phá tìm kiếm các nền văn minh trong vũ trụ với công nghệ du hành vũ trụ liên sao và thậm chí có thể thuộc địa hóa toàn bộ thiên hà.

Nếu các giả thuyết về Thang đo Kardashew là đúng thì câu hỏi đặt ra là những nên văn minh tiên tiến kia đang ở đâu khi mà không có dấu hiệu nào của trí tuệ ở những nơi nào khác bị phát hiện, bất kể là trong ngân hà của chúng ta hay trong khoảng 80 tỷ ngân hà khác của vũ trụ quan sát được.

Nhìn vào hành tinh xanh trong Hệ Mặt trời, chúng ta phải tự nhận rằng mình là những kẻ may mắn. Trái Đất nằm ở vị trí hoàn hảo với ngôi sao trung tâm, trong trường hợp này là Mặt Trời. Vị trí này không quá gần nên Trái Đất không bị đốt cháy như Sao Thủy và cũng không quá xa để khiến hành tinh của chúng ta bị đóng băng như sao Thiên Vương.

Mặc dù chúng ta có những sa mạc khô nóng, điển hình như thung lũng Death Valley, ở bang California có thể ghi nhận mức nhiệt lên tới trên 55 độ C, hay thị trấn Oymyakon ở Siberia, Nga có thể lạnh tới -40 độ C. Tuy nhiên, mức nhiệt này vẫn được xem là kém khắc nghiệt hơn rất nhiều so với những hành tinh xa xôi trong Hệ Mặt trời. Tức là chúng vẫn đủ để nước tồn tại ở dạng lỏng, các tế bào có thể phát triển và sự sống có thể sinh sôi.

Tuy nhiên, Trái Đất không phải là hành tinh duy nhất có được một vị trí đẹp trong dải ngân hà. Theo thống kê, trong mỗi hệ sao đều có một hành tinh như vậy. Thí dụ như Trái Đất là hành tinh duy nhất nằm trong khu vự hoàn hảo của Hệ Mặt trời của chúng ta; hay ngoại hành tinh Proxima Centauri b – nằm cách Trái Đất khoảng 4,2 năm ánh sáng (1,3 parsec) trong chòm sao Centaurus. Đây được xem là hành tinh ngoại gần nhất được biết đến và đang quay quanh khu vực có thể sinh sống được của ngôi sao của nó.

Dựa trên những giả thuyết đặt ra, để người ngoài hành tinh tồn tại, họ cũng cần phải sống trong các khu vực hoàn hảo này.

Theo ước tính của NASA, chỉ riêng trong dải ngân hà này thôi đã có 250 tỷ ngôi sao và nếu nhìn rộng ra ngoài vũ trụ thì chúng ta có đến hơn 100 tỷ thiên hà khác.

Điều đó có nghĩa là nếu các thiên hà đều có cùng kích cỡ, vũ trụ này có đến hơn 70.000 tỷ tỷ ngôi sao nằm trong vũ trụ nhìn thấy được. Nếu chỉ lấy 0.01% số các ngôi sao trong đó để tạo ra sự sống thôi, thì trên lý thuyết đã có quá nhiều nơi để sự sống sinh sôi nảy nở.

Trong năm 2013, các nhà phi hành gia đã đong đếm được có ít nhất khoảng 6 tỷ hành tinh giống với Trái Đất trong dải ngân hà của chúng ta. Thế nhưng sự sống ngoài Trái Đất mà chúng ta tìm được kể từ khi bắt đầu khám phá vũ trụ cho tới nay là số 0 tròn trĩnh.

Đây chính là lúc Fermi Paradox – hay Nghịch lý Fermi được nhắc tới, như một sự giải thích cho tất cả sự biến mất khó hiểu ấy của sự sống.


Nghịch lý Fermi

Nghịch lý này được đặt tên theo nhà vật lý học Fermi Enrico, khi ông mô tả sự mâu thuẫn rõ rệt giữa khả năng cao về sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh hay là sự thiếu bằng chứng trong việc xác thực điều này. Theo ông, thứ thậm chí còn đáng sợ hơn, là chúng ta thực sự cô đơn trong vũ trụ rộng lớn này, hay chỉ vì chúng ta chưa thể thực sự “nhìn” thấy họ.

Để giải thích cho nghịch lý đó, Fermi đã đưa ra thêm giả thuyết về sự tồn tại của người ngoài hành tinh có tên là “The Great Filter” (tạm dịch: Quá trình chọn lọc vĩ đại). Theo đó, vũ trụ của chúng ta đã tồn tại được gần 14 tỷ năm và không ai bàn cãi về mức độ rộng lớn của nó.

Thế nhưng với ngần ấy thời gian, vũ trụ dường như trống rỗng. Không hề có dấu hiệu nào của các nền văn minh tân tiến. Từ đây, các nhà khoa học nghĩ rằng có một “thứ gì đó” đang ngăn cách con người chúng ta hoặc những nền văn minh có thể đã từng tồn tại khác phát triển để có thể liên lạc với những nền văn minh cao hơn.

Đây là một sự kiện, một sự chọn lọc để xem rằng liệu giống loài đó có đủ khả năng để phát triển cao hơn hay không. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta thực sự vượt qua được thử thách ấy, nhưng nếu không thì nền văn minh đó sẽ bị tận diệt.

Đây chính là “sự chọn lọc tự nhiên” – một bước ngoặt quyết định sự phát triển của một nền văn minh hoặc thậm chí là về sự sống còn của nền văn minh đó. Tuy nhiên, giả thuyết “The Great Filter” không chỉ có vậy. Các nhà khoa học chia “The Great Filter” ra làm hai trường hợp: Một là quá trình chọn lọc này đã xảy ra rồi, hai là nó vẫn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước.

Trong đó, mỗi trường hợp đều đưa ta đến một giả định khác nhau về tương lai của nhân loại. Ở trường hợp đầu tiên, khi quá trình chọn lọc này đã xảy ra rồi, con người có thể là sinh vật thông minh duy nhất còn tồn tại.

Ở những nơi có sự sống khác, giả thuyết giải thích rằng trong quá trình phát triển của sinh vật sống, điều gì đó đã xảy ra khiến các loài sinh vật khác phải đầu hàng. Đó có thể là một dịch bệnh lớn quét sạch mọi sự sống, đó có thể là một thiên thạch khổng lồ như những gì đã xảy ra với loài khủng long.


Nhưng cũng có trường hợp thứ 2, là khi “The Great Filter” vẫn chưa xảy đến. Giả thuyết này thậm chí còn được nhiều người tin tưởng hơn, bởi nó giải thích được lý do tại sao chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một nền văn minh ngoài Trái Đất nào.

Lần này, “The Great Filter” có thể là một sự kiện mà khả năng cao là chúng ta còn chưa chạm tới. Do vậy, chúng ta vẫn chưa có được tấm “giấy thông hành” để vươn tới các vì sao và liên lạc với nền văn minh cấp cao.

Một lý do để chúng ta thêm tin tưởng vào điều này, là những hiện tượng siêu nhiên đôi khi xuất hiện trong cuộc sống, và được cho là khi nền văn minh ngoài Trái Đất đã “sơ ý”, khiến chúng ta vô tình thấy họ dù chỉ là trong giây lát.

Phim ảnh và Video games

Phim

Apollo 13 (năm 1995)

Trên nền một sự kiện có thực về phi thuyền Apollo 13 bị thất bại khi được phóng lên mặt trăng năm 1970, bộ phim Apollo 13 đã đưa đến cho khán giả một cảm xúc nghẹt thở xen lẫn cảm động về tình cảm con người xung quanh việc phóng phi thuyền lên không gian, một vấn đề đã trở nên quen thuộc với đời sống hiện đại nhưng không phải ai cũng có cơ hội tìm hiểu về nó. Giá trị lớn nhất của phim là ở sự chân thực với những tình tiết và hành động giàu tính nhân văn.

Gravity (năm 2013)

Gravity tiếp cận không gian theo hướng khoa học chứ không có bất kỳ yếu tố viễn tưởng nào đem tới trải nghiệm đáng tin cậy đến độ kinh hoàng về cuộc sống ngoài không gian. Gravity lấy bối cảnh trong vũ trụ, nơi mà cựu kỹ sư y tế, nay là chuyên gia đặc biệt – Ryan Stone và trung úy Matthew Kowalski thuộc NASA – là chỉ huy trưởng của tàu con thoi Explorer, đang thực hiện nhiệm vụ sửa chữa kính viễn vọng vũ trụ Hubble Space của NASA. Nhiệm vụ nhanh chóng bị hủy bỏ khi Nga bắn hạ một vệ tinh hết giá trị sử dụng của mình và vô tình tạo ra một cơn bão xoay chuyển theo quỹ đạo trên trái đất. Cơn bão nguy hiểm này chứa nhiều mảnh vỡ trôi nổi theo hiệu ứng di truyền và phá hủy hoàn toàn con tàu Explorer – phương tiện sẽ giúp phi hành đoàn trở về Trái đất. Tiếp sau đó là hành trình vô cùng khó khăn và cô độc của Ryan trong nỗ lực để an toàn trở về nhà.

2001: A space odyssey (năm 1968)

Luôn đứng đầu trong danh sách những bộ phim khoa học viễn tưởng có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử, 2001 là kết tinh của sự sáng tạo vô biên của loài người, của nền khoa học kỹ thuật, khoa học vũ trụ phát triển như vũ bão vào bối cảnh bộ phim ra đời vào những năm 1960.

2001: A Space Odyssey lấy bối cảnh năm 2001 (33 năm sau khi bộ phim được sản xuất) về một nhóm các phi hành gia lên đường tìm kiếm và nghiên cứu một vật thể tảng đá monolith (tảng nguyên khối). Khối monolith là một vật thể kỳ bí, công dụng không ai biết rõ nhưng điều mà các nhà khoa học có thể nhận thấy rằng nó là một sản phẩm trí tuệ ngoài hành tinh.

Suốt nhiều thập kỷ qua, bộ phim đã được phân tích đến từng chân tơ kẽ tóc, với nhiều những giả thuyết xoay quanh nội dung: điên rồ có, siêu hình có, “giả thuyết âm mưu” cũng không nằm ngoài những dự đoán của các fan bộ phim. 2001 là một trải nghiệm, không khác biệt với những trải nghiệm tâm linh, khai mở tâm trí của khán giả và mở ra những cánh cửa của góc nhìn.

Interstellar (năm 2014)

Đạo diễn Chiristoppher Nolan với góc nhìn siêu tưởng về vũ trụ bao la dựa trên các thuyết vật lý học đã mang đến cho người xem một trải nghiệm cực kỳ mạnh mẽ về không gian và thời gian theo giả thuyết của riêng ông, hoặc cũng có thể là tương lai gần của nhân loại.

Lấy bối cảnh thế giới tương lai khi Trái Đất bị ô nhiễm nặng nề, trở thành một bãi rác khổng lồ với nấm mốc, bụi bặm. Con người không còn lối thoát và chết dần chết mòn giữa bệnh tật, đói khát. Đến lúc này, các nhà khoa học nghiên cứu về việc di cư lên một hành tinh mới thông qua hố đen vũ trụ xuất hiện ngoài không gian. Interstellar là cuộc hành trình của một nhóm phi hành gia do Cooper (Matthew McConaughey) dẫn đầu đi xuyên không gian để bước sang một dải ngân hà khác, tìm kiếm sự sống ở ba hành tinh mới…

Với Interstellar, Christopher Nolan thể hiện tham vọng của mình với đề tài du hành không gian. Bộ phim có một ý tưởng độc đáo về hố đen vũ trụ – vốn vẫn là bí ẩn mà khoa học chưa có lời giải đáp. “Loài người được sinh ra ở Trái Đất, không có nghĩa sẽ phải kết thúc tại đây” – khẩu hiệu chủ đạo trong Interstellar phần nào thể hiện cho tầm nhìn vĩ mô của Christopher Nolan

Game

Half-Life

Đây có lẽ là cái tên thuộc hàng huyền thoại gắn liền với những cột mốc phát triển của ngành công nghiệp game. Một cái game thân quen với gần như tất cả những game thủ. Half-Life là một game tiên phong trong thể loại FPS thế nhưng cốt truyện của Half-life mới thực sự là thứ giữ chân người chơi khiến chúng ta phải bồi hồi mỗi khi nhắc lại dù tựa game đã ra mắt cách đây hàng thập kỉ.

Phiên bản gần gũi nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất với giới game thủ không phải Half-life alyx phiên bản mới nhất với những bước tiến lớn về mặt thực tế ảo VR, không phải phiên bản Half-life đầu tiên mà sau này được tái hiện trên nền  đồ họa tân tiến hơn với cái tên Black Mesa.

Đó luôn là Half-Life 2 và 2 phần episode 1, episode 2.

Cốt truyện Half-Life 2 và 2 phần episode 1, episode 2 khai thác bối cảnh và cách các nền văn minh bậc cao trong Thang đo Kardashew tiếp xúc thế nào với các nền văn minh bậc thấp.

Cụ thể ở đây loài người trong Half-Life 2 đại diện cho nền văn minh gần chạm đến cột mốc của nền văn minh loại 1 hay nền văn minh cấp hành tinh

Universal Union đại diện cho nền văn minh loại 3 hay nền văn minh cấp thiên hà, đổ bộ và đặt ách thống trị lên loài người. Thế nhưng thứ mà Universal Union muốn không chỉ dừng lại ở việc bành chướng khắp thiên hà mà đó là tìm được thứ có thể tạo nên bước ngoặt để một nền văn minh loại 3 như Universal Union có thể bước đến một nền văn minh bậc cao hơn.

G-man đại diện cho nền văn minh cao hơn nền văn minh của Universal Union hay có thể hiểu một cách đơn giản ông đại điện nền văn minh mà

Universal Union đang khao khát có thể chạm đến. Và khi vị trí độc tôn của một nền văn minh bậc cao hơn bị đe dọa thì điều tất yếu sẽ xảy ra đó là kiểm soát, khống chế để không cho nền văn minh bậc thấp hơn có cơ hội để phát triển.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện