Nếu ở điểm hiện tại ai đó kể tên về một số ít những studio chưa bị đồng tiền làm cho tha hóa và đáng được tôn trọng nhất thì chắc chắn trong cái danh sách (đếm được trên đầu ngón tay đấy) phải có Larian studios. Đây có thể nói là studio có tâm nhất cái hệ mặt trời này. Trong khi người khác bán game không quên cả bán DLC rồi thì DLC cho DLC để hút máu người chơi một cách triệt để thì không Larian tặng FREE cho người chơi DLC và những món quà vô cùng chất lượng.
Và rồi trailer của Baldur’s gate 3 trình làng rồi cái gì đến cũng phải đến.
Ngay lúc đấy trong đầu tôi tưởng tượng ra một câu chuyện vui thế này:
Đội ngũ Marketing của Larian studios bắt đầu phát biểu để quảng bá cho tựa game sắp tới của họ:
– Chúng tôi đang phát triển và chuẩn bị ra mắt một tựa game mới…
Đám đông đứng hết dậy vỗ tay và reo hò…
– Chúng tôi dự định sẽ ra mắt tựa game dưới dạng early access để có thể cập nhật và hoàn th…
“Shut up and take my money” đám đông tiếp tục reo hò…
Bạn hãy tưởng tượng trong đầu về đội ngũ Larian lúc này: giống như 3 con gấu trong We bare bears đeo kính đen đứng khoanh tay dưới ánh đèn disco và tiền rơi như mưa.
…
Hiện tại thì sau vài tiếng trải nghiệm bản early access của Baldur’s gate 3 thì tôi đang để nó sang một bên và tôi nghĩ sẽ đợi bản hoàn thiện của game rồi sẽ tiếp tục. Baldur’s gate 3 không phải là Dos 2,5 cũng như Dos 2 không phải là Dos 1,5 đấy chưa kể nó còn ko phải thuộc vũ trụ Divinity. Vì chưa chơi qua một bản Baldur’s gate nào trước đó nên trong lòng tôi có hơi băn khoăn vì sợ rằng sẽ không thể hiểu hết cốt truyện. Có lẽ tôi sẽ tranh thủ tìm hiểu thêm. Ngoài ra thì game cũng sẽ khá kén người chơi và tất nhiên cái chất của Larian thi tôi cũng không còn lạ. Chúng ta cần phải cho nó thời gian để cái chất của game nó ngấm dần. Ngấm dần. Game của larian càng chơi càng hay cũng vì thế.
Tôi dự định sẽ ngồi hành xác với vài ván They Are Billions hoặc xem stream của một anh bạn nào đó chơi Diablo 3 hay Diablo 2 resurrected… Thế nhưng tôi không thể ngừng nghĩ đến Dos 2 và tôi vẫn còn kha khá thứ để tiếp tục chém gió.
Cái cách game khắc chế một số hướng build tổ đội của người chơi:
Nếu nói về game CRPG fantasy hay RPG fantasy nói chung thì ngay khi nói đến một tổ đội 4 người thì đầu tôi ngay lập tức nghĩ đến đội hình kinh điển gồm có: Pháp sư râu trắng, cung thủ tộc tiên, hiệp sĩ và tanker lùn (kiêm tấu hài).
Tất nhiêu đội hình 4 người trên quá kinh điển vì làm nổi bật được cái cốt lõi:
– Tính đa dạng về chủng tộc
– Tính độc lập về sở trường, sở đoản của mỗi cá nhân
– Tính đoàn kết và tình bạn (hoàn thiện và bù đắp khuyết điểm của nhau)
Đến với Dos 2 thì cũng vậy, game ngoài cách dùng các class khắc chế vòng quanh:
Cơ bản: Đấu sĩ (máu trâu, giáp vật lý nhiều, giáp phép mỏng) > Sát thủ và cung thủ (máu giấy, giáp vật lý mỏng, giáp phép mỏng) > pháp sư (máu trung bình, giáp vật lý mỏng, giáp phép nhiều) > Đấu sĩ
Ngoài ra game có cách cũng khá trí khắc chế nhưng đội hình không cân bằng và thiên về một hướng nào đó:
Khắc chế lối build thuần sát thương vật lý:
Về ưu điểm của lối build thuần sát thương vật lý đó là:
– Đội hình cực kì khỏe ngay từ giai đoạn ban đầu
– Sát thương cao, chất lượng và được duy trì cho đến tận cuối game
– Các hiệu ứng bất lợi gây gây ra bởi các skill sát thương vật lý cũng thuộc hàng ăn sổi và khá dễ sử dụng
Và game đáp trả bằng 2 con bài tẩy khiến người chơi phải toát mồ hôi hột:
Executioner Ninyan ở tier 2 và Undead black ring destroyer cũng ở tier 2 với hiệu ứng Evading liên tục cho bản thân và đồng minh xung quanh.
Cho những ai chưa biết thì hiệu ứng Evading sẽ cho người được hưởng hiệu ứng nhận 90% né tránh các đòn tấn công vật lý. Ngoài ra thì tổ đội của bạn lúc đấy chắc chắn còn chưa có đủ 100% độ chính xác trong mỗi đòn đánh thành ra kẻ địch của bạn chẳng khác nào có trong tay bất tử hộ thân ok chưa :)).
Cũng may ta sẽ gặp Executioner Ninyan ở khoảng đầu của tier 2 còn Undead black ring destroyer sẽ chạm chán ở gần cuối thế nên còn khối thời gian để thay đổi hướng build còn vẫn muốn bổn cũ soạn lại thì game cũng không cấm.
Bên cạnh đó cũng còn một chủng loại khác khi đối đầu cũng gây khá bất lợi cho đội hình thuần sát thương vật lý đó là Troll với một logic cũng khá troll đó là máu của troll có hiệu ứng hồi lại toàn bộ lượng máu đã mất cho nó. WTF
Thế nên muốn giết troll thì nguyên tắc là không để cho nó chảy máu nghĩa là không thể dùng các đòn sát thương vật lý và phải dùng các đòn phép! Haha thực ra cũng không hoàn toàn là như vậy, game vẫn cho chúng ta lời giải với một gợi ý nho nhỏ trong cuốn sách T is for troll hoặc cũng có thể tự tìm ra bằng thực nghiệm. Đó là hiệu ứng máu troll sẽ không thể kích hoạt nếu như troll đang chịu một hiệu ứng bất lợi khác như bị lửa đốt hoặc nhiễm độc. Nghe đơn giản nhỉ nhưng mà… À ngoài ra nếu có thể one turn kill thì vẫn là tốt nhất phải không nào :))
Khắc chế lối build cấu rỉa từ xa:
Về ưu điểm của lối build này đó là:
– Tay dài và vô cùng khó chịu nhất là khi chọn được ví trí cao và đẹp để xả đạn
– Xạ thủ và pháp sư mỏng manh nhưng mà nếu đối phương không thể chạm được vào người thì cũng chẳng làm gì được bọn tao… ờ
– Xây dựng theo hướng sát thương hỗn hợp được.
Và game cũng đáp trả bằng 3 con bài tẩy khiến người chơi phải toát mồ hôi hột không kém:
Forktongue ở tier 3, Sallow man cũng ở tier 3 và Linder Kemm ở tier 4 với hiệu ứng Deflecting liên tục. Với Forktongue thì hiệu ứng Deflecting còn cho cả đồng minh xung quanh.
Cho những ai chưa biết thì hiệu ứng Deflecting sẽ cho người được hưởng hiệu ứng nhận khả năng phản lại bất kì đòn đánh hay kĩ năng nào có đường bay đến (khá giống với tường gió daxua nhưng bạn vẫn nhận dame và phản lại đòn tương tự cho đối phương). Ngoài ra thì nên nhớ rằng máu và giáp của kẻ địch sẽ luôn cao hơn thế nên đừng nghĩ đến việc cù nhây xem ai chịu đòn giỏi hơn với mấy anh bạn đấy !
Cách game vả vào mặt những người chơi không sử dụng các loại bình thuốc tăng lực (Potions):
Các loại bình thuốc tăng lực trong Dos 2 phải nói là quá trời nhiều đi mặc dù những loại thực sự hữu dụng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thế nhưng mà nếu bạn tự tin đến mức không cần sử dụng chúng (nhất là Healing Elixir, tạm bỏ qua 2 độ khó đầu nhé vì nó không xứng đáng để bàn) thì bạn nên nghĩ lại đấy. Vì bạn sẽ phải khóc khi gặp Sallow man (không chỉ một mà tận 2 lần)
Ông kẹ của chúng ta có một chiêu cực kì trí mà không ai có đó chính là đòn Airborne Plague. Dính đòn này của ông kẹ thì tổ đội của chúng ta sẽ phải chịu một trong những hiệu ứng phải nói là bất lợi nhất trong game với hiệu ứng trừ máu theo phần trăm, trừ dame theo phần trăm, trừ kháng các nguyên tố và quan trọng nhất là với mỗi lần dính Airborne Plague thì hiệu ứng bất lợi sẽ lại cộng dồn. Tổ đội của bạn sẽ bị nô dịch và gần như vô hại hoàn toàn với máu giấy, sát thương giấy, kháng các nguyên tố chắc chắn âm. Không những thế để giải hiệu ứng này cũng hết sức khó khăn vì rất ít skill giải được (bless, Cleanse Wounds, Mass Cleanse Wounds và Steam Lance) và cũng đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn (mà chưa chắc tổ đội đã có cơ) cũng như thời gian hồi chiêu lâu hơn mỗi lần ra đòn Airborne Plague của ông kẹ. Thế nhưng mà với Healing Elixir thì câu chuyện sẽ diễn biến theo một hướng hoàn toàn khác :)).
Lối chơi thuần pháp sư thì tôi chưa thấy khắc chế cứng bời vì nếu sẵn sàng chơi đội hình toàn pháp sư đã là quá dũng cảm rồi:
– Pháp sư cực kì yếu đầu game, sát thương chủ yếu đến từ kĩ năng nhưng kĩ năng lại cần có thời gian hồi không thể spam, trượng phép hay ward unique không quá nhiều và chỉ số sát thương đánh tay không cao
– Đấu sĩ, xạ thủ và sát thủ đều có thể dí chết pháp sư với lượng giáp mỏng và máu cũng mỏng không kém
Thế nhưng mà để cho pháp sư late được đến cuối game thì xác cmn định đi là vừa. Phần lớn các combo one turn kill đều chốt sổ bằng một skill phép nào đấy với lượng sát thương khổng lồ ngoài sức tưởng tượng.
Đấy là còn chưa kể đến hàng loại những hiệu ứng bất lợi có thể khiến kẻ địch (và tất nhiên cả tổ đội của bạn) chết trong tức tưởi khi còn không có một lượt để thở ! Nói gì thì nói lối chơi pháp sư vẫn quá mất cân bằng :C !
Để kết thúc bài viết thì tôi nghĩ không gì vui vẻ hơn một meme nho nhỏ: