Đối với một đứa học chuyên toán như tôi (và cả những đứa bạn học khối A khối B của tôi nữa) môn văn là một cái gì đó vô cùng đặc biệt.
Môn văn đặc biệt như vậy bởi vì hầu như đứa nào nào cũng ghét học văn.
Nhưng với tôi thì khác, tôi vừa ghét nhưng cũng lại vừa yêu văn.
…
Dạo gần đây, tôi, vẫn combo quen thuộc – trông nhà và trông cháu cho vợ chồng ông anh. Nhưng thay vì ngao ngán vì những trò nghịch ngợm của bọn nhỏ thì những ngày này yên ắng hơn vì đứa cháu trai tôi đang vò đầu bứt tai cố làm cho xong bài tập làm văn về nhà.
Cuối cùng sau một vài tiếng đồng hồ, cu cậu cũng chạy lại chỗ tôi để tìm sự trợ giúp…
Tôi nghĩ bụng: Viết văn à, được, đơn giản như đan rổ…
Đọc to đề bài lên cho chú nghe…
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả một người thân trong gia đình… (mà em yêu quý nhất – tôi chắc chắn là thế nhưng cu cậu không đọc – chắc sợ tôi hỏi khó chăng).
Thế cháu muốn viết về ai…
Cháu muốn viết về mẹ ạ…
…
Bản thân tôi thấy văn miêu tả không hề dễ, nhất là bọn nhỏ chưa biết nhiều từ ngữ miêu tả. Thế nên tôi chắc chắn 100% những từ ngữ miêu tả đến từ vài ba từ gợi ý của giáo viên hoặc từ sách tham khảo dạng dạng như: Mặt trái xoan, mắt bồ câu, mắt mẹ em đen láy, tóc ngang lưng, mẹ hiền từ, nước da ngăm đen,…
Và bạn biết không, lúc bằng tầm tuổi đứa cháu tôi, tôi cũng viết bài văn tả mẹ. Trong bài văn tôi viết: Mẹ em có khuôn mặt vuông chữ điền, nước da hơi vàng và khó tính vô cùng…
Cô giáo sửa vào quyển vở tập làm văn của tôi: Khuôn mặt hình trái xoan, hiền từ…
Tôi có hỏi cô tại sao lại sửa thành mặt hình trái xoan thì cô bảo là chẳng ai miêu tả mặt phụ nữ lại dùng từ mặt vuông chữ điền cả. Thực tế là tất cả mọi người đều công nhận mặt mẹ tôi vuông chữ điền. Nghe có tức không!
Và đấy là lý do khiến tôi ghét học văn vì nó rập khuôn máy móc một tệ hại.
…
Nhưng trên tất cả, bạn biết đấy, trong lòng tôi vẫn có một tình yêu rất lớn với văn học.
Ngày còn bé khi tôi còn chưa đi học, tôi đã hay mò mẫm ngồi cạnh bố, xem bố ngồi đọc sách, đọc báo, và những kỉ niệm đó vẫn in sâu trong lòng tôi. Bố tôi là một người cực kì ham đọc và ông gần như một cuốn bách khoa toàn thư. Bạn muốn biết thêm về các triều đại nhà Trần, xem tuổi, xem phong thuỷ,… hãy hỏi bố tôi; bạn muốn nghe truyện Kiều nhưng theo phong cách đọc từ cuối lên…
Lớn lên một chút thì tôi đã thật sự bị chinh phục bởi: Đại việt sử kí toàn thư, Sherlock Holmes, Nanh trắng, Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nỗi buồn chiến tranh, Thép đã tôi thế đấy,…
Văn học là nghệ thuật, và để thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật chúng ta phải có những kiến thức cơ bản và cần có thời gian.
Như việc cảm nhận một bức tranh vậy. Tại sao lại có những bức tranh trị giá hàng trăm triệu đô mà trông rất bình thường trong khi có những bức tranh nhìn khá đẹp lại chỉ có giá vài trăm nghìn VNĐ? Nếu lang thang qua mấy phòng tranh hay các triển lãm, ta có thể nhận ra sự chệnh lệch giữa giá của các bức tranh một cách rõ nét nhất. Giá trị giữa các bức tranh của một người họa sĩ đã khác nhau, giá trị giữa các bức tranh của họa sĩ này với họa sĩ khác còn khác nhau nhiều hơn. Ranh giới giữa đẹp và siêu đẹp nó khác nhau nhiều lắm nhưng để nhận ra được điều đó lại phải cần một chút sự tinh tế. Hãy lấy bức Starry Night hay Đêm Đầy Sao của Van Gogh làm ví dụ:
Người bình thường nhìn bức tranh này: … ừm khá đẹp, nhưng so với giá có hơi quá đắt không, tôi thấy nhiều bức tranh phong cảnh khác cũng đẹp mà…
Người có kiến thức về lịch sử có thể cảm nhận được bối cảnh xã hội đương thời khi tác phẩm được tạo ra vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XIX tại miền nam nước Pháp và ông vẽ khi nhìn bầu trời qua cửa sổ phòng bệnh. Khi đấy ông đang phải điều trị vì những rối loạn về tâm thần.
Người có chút kiến thức về hội hoạ có thể cảm nhận, phân tích được sự đặc sắc về bố cục, từng nét vẽ, từng nét đi màu…
Không ai vẽ màu vàng đẹp như Van Gogh, đây là nhận định của rất rất nhiều người.
hay
Cảm giác việc viết văn theo khuôn có lẽ ai cũng trải qua rồi
Bài viết khá là hay đó
Cậu bé trong truyện có một người chú thật tuyệt vời :))
Nice