Tổng quát về thế giới Comic (P.11): Lịch sử của truyện tranh – Những thời kì comic

Huyền thoại ★

  

Trái Đất từ khi hình thành từ 4,5 tỷ năm trước đã trải qua vô vàn các kỉ nguyên quan trọng, đánh dấu mốc cho quá trình lịch sử của hành tinh xanh, chẳng hạn như Kỉ Băng Hà Andean-Saharan (khi nhiệt độ Trái Đất giảm đột ngột khiến diện tích hai cực bắt đầu to dần) hay Đại tuyệt chủng khủng long (khi thiên thạch rơi xuống khiến loài khủng long đi vào sự diệt chủng) là những dấu mốc đánh dấu cho sự diệt chủng của các sinh vật Trái Đất; và ngay cả xã hội của chúng ta cùng có những dấu mốc lớn từ Thời kì Cổ đại đến Hiện đại, đánh dấu cho những bước ngoặt lớn của con người.

Bạn thấy đấy, tất cả mọi thứ khi bước vào giai đoạn phát triển, đều sẽ có những dấu mốc quan trọng đánh dấu cho những cột mốc, những thành tựu mà nó đã đạt được trong cả quá trình, mọi thứ đều có, ngay cả comic. Từ những ngày đầu xuất hiện với văn hóa đại chúng, comic cũng đã trải qua rất nhiều thời kì lớn nhỏ, đặc biệt trong số đó là những kỉ nguyên lớn chẳng hạn như Golden Age (Kỉ nguyên vàng), Silver Age (Kỉ nguyên Bạc), Bronze Age (Kỉ nguyên Đồng) và Modern Age (Kỉ Hiện đại). Và theo một số người cho rằng còn rất nhiều những kỉ nguyên khác. Vậy trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình, comic bao gồm những giai đoạn nào? Bài viết này sẽ phân tích rõ những thời kì để mọi người có thể nắm vững hơn.

Platinum Age (1897-1937)

Comic đã bắt đầu từ rất lâu về trước, sau sự xuất hiện những loại tiểu thuyết minh họa (Graphic Novel) – một hình thức văn học, trong những trang sách tiểu thuyết xuất hiện những hình ảnh minh họa để người đọc có thể hình dung ra. Quay trở lại năm 1837, cuống graphic novel đầu tiên trên thế giới xuất hiện, đó chính là cuốn The Adventures of Obadiah Oldbuck.

Lot 511 - Topffer (Rodolphe). The Adventures of Mr

Cảm thấy loại hình văn học này vô cùng thú vị, khiến cho người đọc dễ dàng tiếp cận hơn, con người bắt đầu sử dụng graphic novel để sản xuất ra loại hình văn bản mới, gọi là comic – khi giờ đây, mọi ô thoại, lời kể đều được đưa vào những trang truyện có vô số hình ảnh đa dạng phong phú. Và cho tới năm 1897, chúng ta mới có một cuốn comic thực sự đầu tiên xuất hiện, đánh dấu cho thời kì đầu tiên của comic – Platinum Age, The Yellow Kid.

The Yellow Kid in McFadden's Flats #nn (G. W. Dillingham Co., 1897) | Lot #93587 | Heritage Auctions

Những cuốn truyện thời bấy giờ có nội dung vô cùng đơn giản, chủ yếu nhắm tới những đối tượng thiếu nhi và trẻ con, chẳng hạn ta có một số nhân vật gắn liền tuổi thơ chúng ta như Popeye & Olive Oyl, Tarzan, Felix the Cat, Micky Mouse,…

Trong suốt 40 năm phát triển của mình, Platinum Age là kỉ nguyên comic đầu tiên, nên mọi thứ đều luôn ở mức cơ bản nhất. Chẳng hạn như những nội dung trong những cuốn truyện ban đầu thực chất chỉ là tái bản từ script của các tờ tạp chí magazine, và chất lượng giấy lúc bấy giờ làm từ loại bột giấy rẻ tiền nhằm giảm số tiền đầu tư và đẩy tiền doanh thu kiếm được lên. Và như đã nói, đây là thời đại đầu tiên, nên mọi nỗ lực thành công cũng như thất bại đều chính là nền tảng cho những bộ truyện sau này.

Một số đầu truyện ở kỉ Platinum Age có thể kể đến như: The Yellow Kid, The Funnies, New Fun, …. Liệu có nên khuyến khích đọc truyện ở thời kì không? Câu trả lời có lẽ là không, như đã nói ở trên, những bộ truyện xuất phát từ thời kì này chủ yếu nhằm tới độc giả nhỏ tuổi và những nội dung hài hước, mang lại tiếng cười là chính, nhưng nếu bạn thích thì cứ đọc thoải mái (không biết là còn chỗ nào cho đọc không?) nếu để giải trí, và cũng may là truyện ở thời đại này không “Tường chữ” như Golden Age hay Silver Age.

Golden Age (1938-1947)

Kết thúc thời kì đầu của comic, chúng ta bước tới thời kì thứ 2 và chính tại thời kì này mới được xem là Thời kì đầu thực sự của comic, Golden Age – Kỉ nguyên vàng. Cũng chính tại kỉ nguyên này, đã sản sinh ra những biểu tượng của nền truyện tranh phương Tây, bao gồm Superman, Batman, Captain Marvel (Shazam), Captain America và Wonder Woman.

Để mở đầu cho đại kỉ nguyên này, một đầu truyện được ra mắt, Action Comics số thứ nhất, và chúng ta được chứng kiến sự ra đời của một trong những siêu anh hùng nổi tiếng nhất mọi thời đại, đó chính là lần đầu xuất hiện của Superman, được xuất bản vào năm 1938 bởi Detective Comics, tiền thân của DC Comics.

Superman-First-Comic-Action-Comics-No-1 | First superman comic, Superman comic books, Old comic books

Từ sau sự xuất hiện thành công của Superman, truyện tranh siêu anh hùng bắt đầu bùng nổ. Cùng với sự hợp tác với hãng truyện tranh anh chị của mình là All-America Publications, Detective Comics đã cho ra đời vô số những siêu anh hùng như Batman và Robin, Wonder Woman, the Flash, Green Lantern, Doctor Fate, the Atom, Hawkman, Green Arrow và Aquaman.

Batman Day 2015: 10 best Batman moments in comics | Metro News

Ngay lúc này, người hàng xóm của chúng ta, Timely Comics, là tiền thần của Marvel Comics ngày nay, cũng đã cho ra đời bộ truyện tranh với doanh thu bán được hơn triệu bản, Marvel Comics số thứ nhất, đánh dấu sự ra đời của hai siêu anh hùng đầu tiên của Marvel là Human Torch Jimmy Hammond và Namor the Sub-mariner. Không những chỉ có Detectve Comics và Timely Comics, chúng ta còn có một đối thủ cạnh tranh không hề thua kém chính là Fawcett Comics với siêu anh hùng của riêng họ là Captain Marvel, một nhân vật khá giống với Superman của Detective Comics, được sự đón nhận vô cùng hùng hậu từ phía độc giả, và sau này cũng bán lại cho DC Comics và trở thành siêu anh hùng Shazam.

Marvel Comics (1939) #1 | Comic Issues | Marvel

Golden Age xuất hiện cùng thời điểm với Chiến tranh Thế giới thứ 2 đang bùng nổ, và để tiếp sức cho tinh thần chiến đấu, Timely Comics cho ra đời một siêu anh hùng biễu tượng của nước Mỹ, một vị đội trường khoác trên mình quốc kỳ Mỹ chống lại bè lũ Phát-xít, đó chính là Captain America, xuất hiện trong số thứ nhất đầu truyện cùng tên vào năm 1941, và được đón nhận và ủng hộ rất nhiệt tình từ phía độc giả.

Captain America Comics (1941) #1 | Comic Issues | Marvel

Sau Thế chiến thứ 2, các đầu truyện về chiến tranh dần như không được đón nhận như trước nữa, chính vì vậy Superman và Batman vẫn còn đó, nhưng dường như hành trình của Captain America nên tạm thời đặt dấu chấm. Yếu tố siêu anh hùng cũng không được chú ý nhiều nữa, và để bù đắp cho vị trí trống trải trong độc giả, những đầu truyện về yếu tố khoa học viễn tưởng, tình cảm, tội phạm, hài hước hay kinh dị lần lượt ra đời. Kết thúc của truyện tranh siêu anh hùng và cũng là kết thúc của một Đại kỉ nguyên truyện tranh.


Một chút về comic trong giai đoạn này, nội dung được cải tiến rất nhiều so với từ Platinum Age, các bộ truyện thời này được chăm chút từ mặt nội dung cho đến art vẽ truyện, mặc dù những độc giả thời hiện đại thường không thích đọc truyện từ thời này, một phần do art không phù hợp, hay bị chê là “xấu”, một phần nữa do “Tường chữ”. Một trong những điều mà fan comic từ tập sự cho tới lão làng rất ngao ngán đó chính là những ô truyện dày đặc những chữ là chữ, khá là mệt khi cố gắng đọc và hiểu tất cả chúng. Đó là lí do tại sao fan comic luôn xem tầng sâu nhất Địa Ngục chính là “Golden Age Dialogues”.

The 100 Most Influential Pages in Comic Book History

Atomic Age (1948-1955)

Đáng lẽ ra Golden Age kéo dài từ năm 1938 cho đến năm 1955, nhưng lại bị một thời kì chen ngang ở giai địan cuối kỉ nguyên, đó chính là Atomic Age, hoặc chúng ta có thể coi đây là một phần nhỏ của Golden Age.

Các siêu anh hùng thời này tiếp tục quãng thời không mấy khá khẩm, một phần do thể loại siêu anh hùng thời bấy giờ khi không còn phù hợp với đại chúng sau Thế chiến thứ 2, con người lúc này phải chịu hậu quả sau chiến tranh, và không mấy ai muốn bỏ tiền ra để mua những cuốn truyện; một phần nữa là do sự xuất hiện của Comics Code Authority.

THE COMIC CODE – The Comic Code Authority | Comics, Comic book characters, Author

Cũng trong giai đoạn này, ở Mỹ đã xảy ra rất nhiều vụ phạm tội xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên, chính vì vậy, họ nghĩ rằng truyện tranh đã tiêm nhiễm vào thanh thiếu niên những tư tưởng bạo lực, và để ngăn ngừa tình trạng ấy, một đạo luật đã được ra đời, Comics Code Authority, ngăn cấm tất cả những chi tiết bạo lực, đen tối và tình dục trong truyện tranh. Và từ đấy, những yếu tố khiến truyện tranh gần hơn với đời sống đã mất đi, truyện tranh cũng đối mặt với nhiều chuyển biến, chẳng hạn như Batman giờ như Trúa Hề.

Chính vì giới hạn mà đạo luật đề ra, các bộ truyện gần như phải lồng ghép các yếu tố khác vào. Đa số các siêu anh hùng đều bị lược bỏ các chi tiết bạo lực và đen tối ra, thay vào đó là yếu tố hài hước chẳng hạn. Vô số những truyện siêu anh hùng của Detective Comics lúc này không còn những trận combat nữa, thay vào đó, họ diễn trò, đúng vậy đấy, họ diễn trò, những bộ truyện lúc này chỉ đơn thuần như truyện hài hước thời Platinum Age. Còn Timely Comics đã phải hủy bỏ rất nhiều đầu truyện để thay vảo đó là truyện tranh kinh dị. Một kỉ nguyên đen tối đối với truyện tranh bấy giờ.


Pin by velofreak cycling on bike arts | Comics, Superman, Comic books

Silver Age (1956-1969)

Tiếp nối diễn biến đen tối lúc bấy giờ, chúng ta tới với một trong những thời kì chính của thế giới, đó là Silver Age – Kỉ nguyên Bạc. Nhận ra rằng con người ở thời điểm hiện tại không còn thích thú với những yếu tố kì lạ, bí ẩn nữa, họ muốn một thứ gì đó thực tế hơn, sáng tạo hơn rất nhiều, và thế là các hãng truyện bắt đầu đem những yếu tố khoa học viễn tưởng vào trong những cuốn truyện, biến những điều phi lý thành có lí, những điều mặc dù có lẽ đi trước thời điểm hiện tại rất xa vời, nhưng họ vẫn bằng một cách nào đó mà nghĩ ra tới tài tình. Chẳng hạn như Robert Kanigher đã thay đổi Flash từ Jay Garick sang Barry Allen, một Flash có nguồn gốc rõ ràng và thực tế hơn, một người có siêu sức mạnh là tốc độ tới từ khoa học. Năm 1959, Gil Kane và John Broome đã tạo ra Hal Jordan –  thay thế Green Lantern cũ là Alan Scott, cho Showcase 22, một lần nữa kể về một chàng trai khác có được một chiếc nhẫn siêu năng lực theo phong cách khoa học viễn tưởng đến kỳ lạ. Đó chính là cách mà DC Comics gây dựng nên những thay đổi lớn từ những nền tảng đi đầu để bắt kịp với xu hướng thời đại, còn Marvel Comics thì sao?

Flash at 75: 20 Greatest Flash Stories #10-1 | Flash comic book, Rare comic books, Flash comics

Vào năm 1961, Alan Shephard được bay lên vũ trụ và đánh dấu lần đầu tiên nước Mỹ với tới vũ trụ; năm 1962, John Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên bay quanh Trái Đất và cho tới năm 1969, Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Vũ trụ là một yếu tố mà truyện tranh chưa bao giờ khai thác tới, vì đó là lúc con người chưa khai phá được thế giới trên kia, và khi họ đã khám phá được, thì đây là một yếu tố nóng hổi, và Marvel đã là nước đi tiên phong cho yếu tố mới mẻ này. Vào năm 1961, hai huyền thoại truyện tranh là Jack Kirby và Stan Lee đã tạo ra nhóm siêu anh hùng Fantastic Four – hay đúng hơn hết là gia đình siêu anh hùng đầu tiên, một nhóm 4 người là những người bình thường, nhưng sau khi được bay lên vũ trụ và ảnh hưởng bởi bức xa vũ trụ, họ đã có những siêu năng lực và trở thành những siêu anh hùng. Fantastic Four trở thành một trong những nhóm siêu anh hùng nổi tiếng nhất mọi thời đại, và tự khắc ghi tên mình vào huyền thoại. Trong những thời gian này, Marvel luôn tiếp tục tạo nên và đổi mới truyện tranh, họ tạo nên những siêu anh hùng mà tiếng vang còn tồn tại cho đến ngày hôm nay như Hulk, Spider-Man, Iron Man, Thor,…

Amazon.com: The Fantastic Four Omnibus Vol. 1 (9781302913274): Lee, Stan, Kirby, Jack: Books

Và khoảng thời gian năm 1969, Marvel và DC cũng lồng ghép những yếu tố từ thần thoại để đưa vào truyện tranh theo phong cách của họ, có vẻ như từ những khó khăn từ những thời kì trước đã thúc đầy cho họ tạo nên những thay đổi bất ngờ, táo bạo và lại vô cùng thành công.

Bronze Age (1970-1984)

Vào những năm 1970, rất nhiều sự kiện đã xảy ra. Green Lantern Green Arrow 76 do Neal Adams và Denny Oneils được ra mắt, Mort Weisinger rời DC Comics sau khoảng thời gian làm biên tập viên tiếp quản Superman, Jack Kirby rời Marvel Comics sau lục đục với Stan Lee và chuyển sang DC Comics để viết New Gods, một bộ truyện tranh mang tính fantasy epic là Conan the Barbarian được ra mắt bởi Roy Thomas và Barry Windsor-Smith. Và đó chính là những sự kiện mở đầu cho một trong những thời kì lớn nhất lịch sử comic, Bronze Age – Kỉ nguyên Đồng.

Comics lại tiếp tục chuyển mình, nếu như Silver Age là một kỉ nguyên bay bổng với trào lưu giới thiệu hàng loạt những anh hùng mới bùng nổ, thì sang Golden Age là một khoảng thời gian khó khăn hơn và khái niệm anti-hero – phản anh hùng ra đời và trở thành một phong trào mới. Anti-Hero là những cá nhân, mặc dù họ vẫn hoạt động dưới danh nghĩa và có mục đích tốt như anh hùng, nhưng họ hành động tàn bạo  hơn, đẫm máu hơn, bạo lực hơn rất nhiều khi sẵn sàng ra tay với tội phạm, ác nhân, đây cũng chính là tác nhân gây ra thời kì tiếp theo – một thời đen tối hơn rất nhiều.

Một số nhân vật được giới thiệu trong thời kì này, đặc biệt nhất là Marvel khi liên tục đem tới những anti-hero hoàn toàn mới liên tục trong Bronze Age, như Punisher, Wolverine, Ghost Rider,…

Dark Age (1985-1991)

Sau Bronze Age, chúng ta tới với một thời kì mang cái tên rất hắc ám, Dark Age, tối cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Gần như để vượt qua rào cản của Comics Code Authority, các đầu truyện của hai hãng Marvel và DC bắt đầu khai thác những nội dung, những câu chuyện mang tính đen tối hơn, phức tạp hơn và rất nặng về mặt tâm lý, họ muốn phá vỡ cái xu thế cũ kĩ và đưa vào truyện những yếu tố trên. Chẳng hạn như cho Supergirl chết trong Crisis on Infinite Earths của Marv Wilfman và George Perez vào năm 1985. Và để cho Frank Miller – một huyền thoại, một nhà văn chuyên viết những bộ truyện mang tính đen tối, bạo lực và tình dục viết đầu truyện Dark Knight Returns. Hoặc ta có thể kể đến một trong những đầu truyện hay nhất mọi thời đại, Watchmen của phù thủy Alan Moore, một bộ truyện rất nặng về chủ nghĩa anh hùng. Ở phía Marvel lúc này được đà từ những anti-hero cũng như các phản diện cũng đẩy mạnh hơn về chất đen tối, chẳng hạn như vụ thảm sát Morlock của Sabretooth. Có thể nói rằng Dark Age tuy là thời kì mà những đau truyện máu me bạo lực đồng loạt xuất bản, nhưng đó cũng là thời kì nơi mà những đầu truyện phản ánh lại hiện thực một cách rõ ràng hơn bao giờ hết, nơi mà nhiều đầu truyện được đưa vào huyền thoại.

Crisis on Infinite Earths Vol 1 7 | DC Database | Fandom

Extreme Age (1992-1998)

Kết thúc của Dark Age vào năm 1991, và tiếp nối đó chính là thời kì của Extreme Age. Có thể nói rằng, để nói về điều gì nổi bật nhất của thời kì chỉ có thể bằng một từ, đó chính là “giật gân”. Ý của tôi là như thế nào khi sử dung từ này? Mở đầu thời kì này chính là bộ truyện The Death of Superman – quyết định táo bạo của DC Comics khi để cho Superman chết trong vòng một năm. Giật gân là như thế nào, là một từ ám chỉ cho độ một thứ gì đó khiến cho người khác phải giật mình và vô cùng bất ngờ, đó chính là Extreme Age thời bấy giờ. Các đầu truyện xuyên suốt dòng thời gian mang nhiều tính chất gây bất ngờ, lồng vào những plot twist hay nội dung thay gây sốt ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, có vẻ như về mặt thẩm mỹ, những đường nét được vẽ được chau chuốt hơn rất nhiều (và chắc chắn rằng không thể nào không biết được quả ảnh vẽ Captain America của nhà văn kiêm họa sĩ Rob Liefield trông thật khó chịu như thế nào với những bó cơ nhìn quá ư là lệch). Ngoài ra, truyện thời này còn mang tính “fan-service”, chèn vào những hình ảnh người phụ nữ “mát mẻ” hơn với những bộ đồ ít vải hơn để có thể kéo thêm được doanh thu. Và nói thật rằng người đọc của thời kì cảm thấy khá là mệt mỏi với xu hướng thời đại lúc bấy giờ, chính vì vậy Extreme Age cũng không kéo dài được bao lâu.

Amazon.com: The Death of Superman (8601200479430): Dan Jurgens, Jerry Ordway, Louise Simonson, Roger Stern, Jon Bogdanove, Tom Grummett, Jackson Guice, Dan Jurgens, Brett Breeding: Books

Modern Age (1998 – hiện tại)

Và cuối cùng chính là Modern Age – thời Hiện đại, để nó về nó thì dựa theo hai yếu tố chính, đó là comic và phim ảnh.

Thứ nhất, về comic, đây có lẽ là thời kì mà được người đọc thích thú nhất vì lí do nội dung trong truyện không nặng như những truyện từ các thời kì trước, nó đơn giản hơn và những đoạn hội thoại cũng không quá dài dòng. Bên cạnh đó, nét vẽ được cải thiện hơn rất nhiều do có sự xuất hiện của công nghệ kĩ thuật số, vẽ dễ dàng hơn, và đẹp hơn rất nhiều. Có lẽ đây chính là lí do khiến cho mọi người thích đọc truyện thời bấy giờ.

Omnibus Collection (in progress) : comicbookshelves

Thứ hai, đó chính là về phim. Modern Age còn có một tên gọi khác đó chính là Movie Age – hay thời kì phim ảnh. Lí do tại sao có cái tên này, chính là do sự bùng nổ của các siêu anh hùng tác động lên mảng điện ảnh. Bắt đầu với Blade – một bộ phim về siêu anh hùng da màu thợ săn ma cà rồng năm 1998, và cũng là sự xuất hiện của loạt phim điện ảnh X-Men – những người đột biến của hãng Fox kéo dài hơn 20 năm cho tới hiện tại đã vô cùng nổi tiếng khắp thế giới. Ta còn có hàng loạt những series khác như Spider-Man, Fantastic Four hay The Dark Knight vô cùng đình đám trước khi hai hãng truyện tranh bắt đầu có được vũ trụ điện ảnh riêng cho mình, đó chính là Marvel Cinematic Universe và DC Extended Universe (bây giờ đã đổi thành World of DC). Hai vũ trụ điện ảnh này được gây dựng và phát triển trong một thời gian dài và gây tiếng vang cho khán giả khắp thế giới. Chính vì muốn quảng bá truyện tranh từ phim ảnh cho mọi người dễ tiếp cận, các hãng đã lồng ghép những yếu tố lấy từ trong phim và đưa vào truyện để mang tính “đồng nhất”. Mặc dù cũng không khá khẩm mấy, nhưng có thể nói rằng đây là một trong những thời kì đỉnh cao nhất của comic.

See ya!

Cùng Series

Nguyệt

Huyền thoại ★

  
Lữ khách độc hành, trùng vạn dăm Dừng chân ghé lại, thưởng rượu ngon

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện