Tổng quát về thế giới Comic (P.9): Sự kiện, Giải Thưởng và Danh Vọng

Huyền thoại ★

  

Tiếp tục với cái series mà tôi muốn gửi tới cho các bạn – Tổng quát về thế giới comic, một series nói về những thứ cơ bản nhất của thế giới truyện tranh phương Tây để cho những tân binh mới bước đầu tìm hiểu comic sẽ cảm thấy dễ dàng hơn, và không biết trời xui đất diệt làm sao mà tôi nghĩ ra cái chủ đề này, thấy cũng hay ho nên quyết định viết luôn. Bài viết hôm nay sẽ tập trung chủ yếu vào những sự kiện và giải thưởng của comic.

Đầu tiên là về Sự Kiện

Giống như mọi phương tiện truyền thông khác, comic cũng có những sự kiện lớn được tổ chức với mục đích quảng bá sản phẩm của mình, và cũng là cơ hội để cho các fan hâm mộ có được một sân chơi với thú vui của mình. Những sự kiện của comic thường được một bên tổ chức, và những hãng sản xuất cũng sẽ tham gia, góp phần vào việc tổ chức cũng như quảng báo cho thương hiệu của mình. và một trong những sự kiện comic lớn nhất phải nhắc tới San Diego Comic-Con.

Comic-Con is not just about comic books anymore. That feels like a ...

San Diego Comic-Con

San Diego Comic-Con là sự kiện lớn nhất, là một hội nghị các thể loại truyện tranh nói riêng, và sau này là các thể loại giải trí khác như game, phim, nhạc,… Đây là sự kiện hằng năm, được tổ chức tại trung tâm San Diego Convention Center, bang California. San Diego Comic-Con lần đầu được tổ chức cách đây 50 năm, vào ngày 21 tháng 3 năm 1970, được tổ chức bởi một nhóm người đam mê truyện tranh bao gồm, Shel Dorf, Richard Alf, Ken Krueger và Mike Towry, cùng với nhau, họ đã gọi mình là Golden State Comic Book Convention, sau này đổi tên thành San Diego Comic Book Convention, và trở thành một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Tên chính thức của sự kiện là Comic-Con International: San Diego, và để gọi cho dễ hơn thì những fan hâm mộ thường gọi ngắn gọn là Comic-Con hay SDCC. (fact vui vẻ: ở Việt Nam có một nhóm sưu tập comic, và là nơi để mọi người có thể trao đổi, buôn bán truyện tranh, dựa theo cái tên SDCC mà đặt cái tên khá giống như vậy, SBCC – Superhero Book Comic Collectors).

 

Link group: https://www.facebook.com/groups/799679493795272/?ref=group_browse

Quay trở lại chủ đề, SDCC được tổ chức hằng năm vào một ngày đẹp trời nào đó vào mùa hè (đùa thôi), sự kiện kéo dài trong vòng 4 ngày, từ thứ 5 đến Chủ Nhật. Vào trước ngày khai mạc, sẽ có một buổi xem trước dành cho những khách mời bao gồm những người nổi tiếng trong giới chuyên ngành và những nghệ sĩ sẽ được lập danh sách chọn lọc xuất hiện trong vòng 4 ngày ấy.

San Diego Comic-Con Canceled For The First Time Ever Due To COVID-19

Ngoài ra, Comic-Con International còn tạo ra hai sự kiện nhỏ khác:

  • WonderCon: một sự kiện truyện tranh được thành lập bởi John Barrett – chủ tạp đoàn phân phối comic Comics and Comix, WonderCon được tổ chức hằng năm ở San Francisco, trước đó là Oakland, Moscone, Anaheim và Los Angeles. Tên đầy đủ của WonderCon là Wonderful World of Comics Convention.

 

  • Alternative Press Expo (APE): giống như WonderCon, APE là một sự kiện khác của Comic-Con, được thành lập bởi Dan Vado – chủ tịch của hãng sản xuất Slave Labor Graphics. APE được tổ chức hằng nằm ở một trong hai thành phố San Jose và San Francisco.

Alternative Press Expo: Exactly Right - WWAC

Kể từ vài năm sau từ lúc thành lập, SDCC tổ chức những lễ trao giải cho những cá nhân, tập thể có công lớn trong việc xây dựng ngành công nghiệp truyện tranh và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng nhất. Vài giải thưởng có thể liệt kê ra như Inkpot Award, Eisner Award (lát nữa tôi sẽ đề cập kĩ hơn),…

Được thành lập vào năm 1970, bởi Michigan Shel Dorf – một người hâm mộ cuồng nhiệt truyện tranh, ông từng tổ chức một hội chợ dành cho những người hâm mộ truyện tranh như ông vào những năm 1960, đặt tên là Detroit Tripple-Fan Fairs) và một số người bạn khác. Dorf sau khi quản lý sự kiện nhiều năm tới khi dời sang San Diego vào năm 1970, đặt tên mới là Golden State Comic-Con, sự kiện lần đầu tiên diễn ra trong 3 ngày ở khách sạn U.S Grant Hotel thu hút được 300 người tham dự. Sau sự thành công ấy, sang năm tiếp theo, 1971, hai người bạn của Dorf là Richard Alf và Ken Krueger trở thành chủ tịch của tổ chức này. Sau nhiều năm tổ chức ở rất nhiều nơi, Golden State Comic-Con đã đổi tên thành San Diego Covention Center vào năm 1991, cho tới năm 2010, sự kiện quyết định dừng chân ở San Diego.

The Paradox of the Incredible Shrinking Comic-Con Expansion | WIRED

Ban đầu, SDCC tập trung chủ yếu vào truyện tranh, phim ảnh và văn hóa có nội dung khoa học viễn tưởng, nhiều năm sau, sự kiện đã mở rộng và lấn sang nhiều mảng khác, văn hóa đại chúng cùng đa phương tiện giải trí như cartoon, anime, manga, games, toys, card games, webcomic và novels. San Diego Comic-Con trở thành một sân chơi cho tất cả những người hâm mộ văn hóa truyện tranh, tại đây, chúng ta được giải trí, thăm quan, cosplay, gia nhập vào những trò chơi và buổi triển lãm. Đối với những nhà sản xuất, đây là thời điểm thích hợp nhất để họ quảng bá và thông báo cho những sản phẩm của mình, từ truyện tranh, phim ảnh,… San Diego Comic-Con trở thành sự kiện lớn nhất San Diego nói riêng và lớn nhất Bắc Mỹ nói chung. Vào năm 2013, sự kiện đã thu hút 130000 người, cho tới năm 2015 khoảng 167000 người và số lượng càng lúc tăng theo thời gian.

Tiếp đến là Giải thưởng

Như đã nói ở phía trên, hằng năm, tại các sự kiện, những cá nhân và tập thể xuất sắc trong việc phát triển nền công nghiệp truyện tranh và tạo ra những sản phẩm để đời, những giải thưởng sẽ được trao cho họ nhằm tôn vinh công sức mà họ làm ra. Từ lúc bắt đầu, có rất nhiều giải thưởng được sinh ra, và nổi bật nhất trong số đó bao gồm:

Inkpot Awards

Stan Freberg's Inkpot Award (2009).... Memorabilia Miscellaneous ...

Inkpot Awards là một giải thưởng vinh dự được trao hằng năm kể từ năm 1974 bởi Comic-Con International. Được trao cho các chuyên gia trong các lĩnh vực truyện tranh, hoạt hình , khoa học viễn tưởng và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa đại chúng, được chọn lọc, đánh giá và trao bởi các thành viên của Hội đồng quản trị và ủy ban hội nghị của Comic-Con tại hội nghị thường niên của CCI.

Là một trong những giải thưởng đầu tiên, Inkpot Awards khá ít những hạng mục, thường trao cho những chuyên gia sáng tạo comic xuất sắc nhất, bao gồm nhà văn, họa sĩ, người soạn chữ, họa sĩ tô màu, biên tập viên và nhà xuất bản.

Jack Kirby Comics Industry Award

The Kirby | Kirby Dynamics


Jack Kirby Comics Industry Award là giải thưởng tôn vinh được trao giải đầu tiên vào năm 1985 sau sự kết thúc của giải thưởng Shazam Award vào năm 1975, được tài trợ bởi biên tập viên Dave Olbrich – chủ của tạp chí Amazing Heroes. Giải thưởng này được lấy tên của một huyền thoại truyện tranh, người đã đưa comic lên đỉnh cao sự nghiệp, nhà văn họa sĩ Jack “The King” Kirby.

Jack Kirby Comics Industry Award xuất hiện trong sự kiện bầu cử vào năm 1983 của Comics Buyer’s Guide Fan Awards, được người hâm mộ bầu chọn; Olbrich mong muốn tạo ra một giải thưởng được bình chọn bởi các chuyên gia truyện tranh (bao gồm những nhà sáng tạo, nhà bán lẻ và nhà phân phối). Và Jack Kirby chính là cái tên chiến thắng trong cuộc bình chọn, tên của ông được đặt cho giải thưởng vinh dự ấy.

Vào năm 1987, một cuộc tranh cãi đã nảy sinh giữa Olbrich và Fantagraphics – hãng sản xuất của tạp chí Amazing Heroes, khi hai bên bắt đầu xung đột quyền sở hữu giải thưởng và Kirby đã tự loại mình khỏi giải thưởng ấy. Và cuối cùng, vào năm 1988, giải thưởng Jack Kirby đã bị ngưng vô thời hạn sau 3 năm gắn bó với cộng đồng comic. Cùng lúc đó, hai giải thưởng mới được tạo ra, hoặc nghĩ theo cách khác thì hai giải thưởng này chính là sự phân tách từ giải thưởng Jack Kirby, bao gồm: Eisner Award, được sở hữu bởi Olbrich và được đặt theo tên của huyền thoại Will Eisner; và Harvey Award do Fantagraphics quản lý ,được đặt tên theo huyền thoại Harvey Kurtzman . Cả hai giải thưởng mới chỉ cho phép bình chọn bởi các chuyên gia trong ngành truyện tranh.

Các hạng mục của giải thưởng đều là nền tảng cho các giải thưởng sau này, Hall of Fame – Sảnh Danh Vọng của giải thưởng này bao gồm 3 cái tên cũng là 3 huyền thoại trong nền công nghiệp comic bao gồm Carl Barks, Will Eisner và Jack Kirby.

Harvey Awards

Bennett Awards Creates Custom Awards for the 'Harvey Awards'

Harvey Awards được lấy tên từ huyền thoại nhà văn họa sĩ Harvey Kurtzman, được thành lập vào năm 1988 bởi Gary Groth – chủ tịch của hãng xuất bản Fantagraphics, thừa kế từ Kirby Award đã bị ngưng vào năm 1987.

Harvey Awards đã không còn thuộc quyền sở hữu của Fantagraphics nữa, được đề cử bởi Harvey Awards Nomination Committee – Ủy ban đề cử giải thưởng Harvey, những đề cử hạng mục đều được lựa chọn bởi cuộc bỏ phiếu giữa các chuyên gia truyện tranh. Ủy ban điều hành Harvey Awards được lập nên bởi những tình nguyện viên không công, và được tài trợ từ các nguồn khác.


Kể từ khi thành lập, Harvey Awards đã được trao tại nhiều hội nghị, sụ kiện truyện tranh khác nhau như Chicago Comicon, the Dallas Fantasy Fair, Wondercon, the Pittsburgh Comicon, the MoCCA Festival, the Baltimore Comic-Con, và the New York Comic Con.

Các hạng mục trao giải của Harvey Awards được dựa theo nền tảng từ Kirby Awards, nhưng từ năm 2018, đã có sự thay đổi lớn trong việc chọn lọc các hạng mục, chúng bao gồm:

  • Book of the Year – Bộ truyện của năm
  • Digital Book of the Year – Bộ truyện điện tử của năm
  • Best Children’s or Young Adult Book – Truyện dành cho trẻ em / thiếu niên hay nhất
  • Best Adaption From a Comic – Tác phẩm chuyển thể từ comics hay nhất
  • Best Manga Title – Manga hay nhất
  • Best European Book – Truyện châu Âu hay nhất

Bên cạnh đó, còn có những giải thưởng đặc biệt được trao bởi Harvey Awards Executive Committee, bao gồm:

  • Harvey Hall of Fame Award – Giải Đại sảnh danh vọng Harvey
  • International Spotlight Award – Giải nổi bật quốc tế
  • Comics Industry Pioneer Award – Giải tiên phong trong ngành công nghiệp comics

Will Eisner Comics Industry Awards

SDCC: Congratulations EISNER AWARD Winners! | Unleash The Fanboy

Will Eisner Comics Industry Awards, hay Eisner Awards, là giải thưởng trao cho thành tựu sáng tạo comic ở Mỹ, đôi khi Eisner Awards giống như giải thưởng danh giá như Oscar Awards của nền điện ảnh. Giải thưởng được đặt tên để vinh danh nhà văn và họa sĩ tiên phong cho nền công nghiệp truyện tranh Will Eisner, ông luôn được mời tham gia những lễ trao giải cho đến khi qua đời vào năm 2005.

Các đề cử trong mỗi hạng mục được tạo ra bởi ban giám khảo gồm năm thành viên, sau đó được các chuyên gia truyện tranh bầu chọn và tổ chức tại San Diego Comic-Con hàng năm được tổ chức vào tháng Bảy. Ban bồi thẩm bao gồm ít nhất một nhà bán lẻ truyện tranh, một thủ thư và một nhà nghiên cứu học thuật trong số các chuyên gia comic khác.

Eisner Awards và Harvey Awards lần đầu tiên được trao giải vào năm 1988, cả hai đều được tạo ra để kế thừa Giải thưởng Kirby năm 1987.

Các hạng mục đề cử của Eisner Awards được dựa trên nền tảng của Kirby Awards, nhưng có một chút thay đổi trong những năm gần đây, bao gồm 31 hạng mục:

  • Best Short Story – Truyện ngắn Xuất sắc nhất
  • Best Single Issue/One-Shot – One-Shot xuất sắc nhất
  • Best Continuing Series – Series Dài kỳ Xuất sắc nhất
  • Best Limited Series – Series ngắn xuất sắc nhất
  • Best New Series – Series mới xuất sắc nhất
  • Best Publication for Early Readers – Ấn phẩm cho Độc giả Nhỏ tuổi Xuất sắc nhất
  • Best Publication for Kids – Ấn phẩm cho trẻ em xuất sắc nhất
  • Best Publication for Teens – Ấn phẩm cho tuổi teen xuất sắc nhất
  • Best Humor Publication – Ấn phẩm Hài Xuất sắc nhất
  • Best Anthology – Tuyển tập Xuất sắc nhất
  • Best Reality-Based Work – Tác phẩm Dựa theo chuyện có thật Xuất sắc nhất
  • Best Graphic Album — New – Ấn phẩm Xuất sắc nhất — Mới
  • Best Graphic Album — Reprint – Ấn phẩm Xuất sắc nhất — Tái bản
  • Best Adaptation from Another Medium – Tác phẩm Chuyển thể Xuất sắc nhất
  • Best U.S. Edition of International Material – Ấn phẩm tiếng Anh của Tác phẩm Quốc tế Xuất sắc nhất
  • Best U.S. Edition of International Material — Asia – Ấn phẩm tiếng Anh của Tác phẩm Quốc tế Xuất sắc nhất – Châu Á
  • Best Archival Collection/Project — Strips – Ấn phẩm Văn thư Xuất sắc nhất — Tập san
  • Best Archival Collection/Project — Comic Books – Ấn phẩm Văn thư Xuất sắc nhất — Truyện tranh
  • Best Writer – Nhà văn xuất sắc nhất
  • Best Writer/Artist – Nhà văn/Họa sĩ xuất sắc nhất
  • Best Penciller/Inker or Penciller/Inker Team Họa sĩ (vẽ chì/đi nét) xuất sắc nhất
  • Best Painter/Multimedia Artist (interior art) – Họa sĩ Màu nước/Đa phương tiện Xuất sắc nhất
  • Best Cover Artist – Họa sĩ vẽ bìa xuất sắc nhất
  • Best Coloring – Họa sĩ tô màu xuất sắc nhất
  • Best Lettering – Người soạn chữ xuất sắc nhất
  • Best Comics-Related Periodical/Journalism – Ấn phẩm Báo chí Comics Xuất sắc nhất
  • Best Comics-Related Book – Sách về Comics Hay nhất
  • Best Academic/Scholarly Work – Tài liệu Học thuật (về Comics) Xuất sắc nhất
  • Best Publication Design – Thiết kế Xuất bản Xuất sắc nhất
  • Best Digital Comic – Truyện tranh kỹ thuật số xuất sắc nhất
  • Best Webcomic – Webcomic xuất sắc nhất

Cùng Series

Nguyệt

Huyền thoại ★

  
Lữ khách độc hành, trùng vạn dăm Dừng chân ghé lại, thưởng rượu ngon

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện