Solace Dreams: Những cơn ác mộng của những kẻ lạc loài (P.1 – Bản gốc)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Kể từ ngày ra đời của nó vào năm 1993, Doom không chỉ tự đánh dấu bản thân mình là một tượng đài bất diệt của làng FPS, mà nó còn tự đặt ra các chuẩn mực, tạo ra một bộ engine mà qua đó nhiều người có thể sử dụng với nhiều mã nguồn mở và cho ra đời vô số bản mod cũng như game standalone trở thành huyền thoại. Solace Dreams được build dựa trên một bản nâng cấp của engine ID tech dùng trong Doom 1 và Doom 2, trái với suy nghĩ của mọi người về việc những khối pixel hay voxel có thể khiến bạn đôi khi cảm thấy đau mắt. Trò chơi thật sự xuất sắc khi nhìn vào nhiều khía cạnh và tôi lại tiếp tục đặt ra câu hỏi nếu như có những giới hạn nào của bộ engine này có thể được khai phá…

Đứng yên cũng có thể hồi máu nhưng sẽ khá là lâu la…

Trò chơi được tạo ra với các Scenario điên rồ đến từ cha đẻ Ermin là một member trên diễn đàn Doomworld, ý tưởng chính đó là khai thác những hình mẫu tuổi teen học đường bất ổn và hỗn loạn, với nhiều vấn đề khác nhau và chuyển chúng thành một trải nghiệm như Silent Hill. Phiên bản Solace Dreams mà hôm nay tôi sẽ mang lên mâm đó chính là phiên bản gốc của game ra mắt vào năm 2017 (trước khi chúng ta có một phiên bản Remake mang tính hành động hơn)…

Như đã nói về các nguồn cảm hứng: Silent Hill và các trường phái horror gaming cổ điển khác vẫn là những gương mặt tiêu biểu góp phần làm nên tựa game này. Chẳng hạn như có map trường học được build đúng theo trường tiểu học Midwich từ Silent Hill, một map là phân khúc lâu đài với mật động như Dungeon And Dragons, hay một map lai giữa chuyến tàu điện ngầm hoen ố của Silent Hill 3 nhưng với concept của The Matrix, một map là một hành lang đen tối, với những hình ảnh từ phim Jacob’s Ladder (bản gốc chứ không phải bản black). Hay kể cả một động bàn tơ đầy các bọc trứng giống như không gian của Alien, chỉ khác ở chỗ bây giờ thay bằng những con nhện khó chịu từ Resident Evil…

Nhưng nói thế không phải là game không có thứ gì độc đáo của riêng nó, tôi thích cái cách mà game tạo ra các scenario dựa trên các vấn đề hiện đại của tuổi teen như ăn chơi, sa lầy, bar bủng, đồ chơi công nghệ hay những màn kịch của những đứa trẻ hư hỏng… Hay cách mà tác giả lồng ghép các câu chuyện ngụ ngôn và cổ tích vào từng màn cũng như từng nhân vật. Nhân vật chính của bạn dĩ nhiên là cũng có một câu chuyện để kể, nhưng cái cách mà trò chơi tạo ra bí ẩn cho chính bạn như tại sao trong tất cả bạn lại là kẻ được chọn, tại sao trong tất cả lại là một kẻ cô đơn… Kể ra dẫn truyện là khá thú vị và bạn sẽ theo chân Yuna của chúng ta tìm cách để giải thoát cho tất cả khỏi chính những cơn ác mộng mà chúng ta trở thành…

Game là một tựa FPS truyền thống, một vài màn chơi đưa ra cho bạn thêm nhiều cách khác nhau để qua màn, song phần lớn 80% game vẫn sẽ là tuyến tính. Bố cục rất đơn giản: bạn tham gia vào một màn chơi, giết các kẻ địch, tìm cách giải đố và đến cuối màn là đấu Boss. Game sẽ có độ khó tăng tiến đều đều, song dĩ nhiên là vẫn có nhiều Trick để bạn thử hoặc thí mạng chứ không đơn thuần là quá khó. Và phiên bản gốc này tôn chỉ đúng những nguyên tắc của một tựa Survival Horror, đạn dược và nhu yếu phẩm sẽ là một thứ bạn thực sự cần để tâm. Nhân vật sẽ di chuyển một cách khá tù túng chứ không phải một chiến binh nhanh nhẹn cho bạn bay nhảy như các game Run N Gun như Doom, Quake hay Painkiller…

Và Yuna sẽ chỉ có một cơ chế Dash cũng khá tù coi như là cho bạn một lần né và sau đó mất khoảng vài giây để hồi lại, nó là một rào cản mà bạn cần lưu tâm trong đấu trùm. Bởi vì Boss sẽ luôn mặc định có rất nhiều lợi thế hơn bạn, từ việc tốc độ, khó bị cancel action hay delay, nhiều chiêu thức, cộng thêm địa hình các màn đấu boss thường thu hẹp lại dưới dạng một đấu trường, đôi khi là không có hoặc quá ít chỗ nấp để bạn tận dụng. Và dĩ nhiên, lượng sát thương mà lũ Boss gây ra thật sự đáng kể nếu so với những vũ khí bạn sở hữu và lượng thời gian mà bạn có lẽ phải mất cho một trận đấu Boss cũng sẽ là kha khá…

Hệ thống vũ khí chính của Yuna mà bạn sẽ thu thập qua từng màn chơi có dao găm, súng lục, Double Barrel shotgun (Đây là Doom nên tôi cá nó luôn là bắt buộc rồi nhỉ?), một khẩu Uzi và cuối cùng là một vũ khí phóng điện tự hồi… Mỗi khẩu sẽ có những ưu nhược điểm nhất định của nó và dĩ nhiên, bạn vẫn phải Reload thủ công đấy nhé. Cơ chế Hòm đồ và chuyển súng của game được thiết kế khá rườm rà, dĩ nhiên đây là chủ đích cho nên trong mỗi trận chiến, bạn tốt hơn hết nên xác định các tình huống cũng như tư duy trong đầu trước về loại vũ khí mà mình sẽ sử dụng.

Boss Fight thiết kế nhiều trận rất có chiều sâu chứ không đơn thuần chỉ là xả súng một cách bừa bãi. Chẳng hạn như khi đấu Boss nhện, nếu bạn để ý xung quanh thì những quả trứng sẽ rất cản đường bạn và chưa kể đến khả năng chúng có thể nở ra những con nhện con bòn rút máu bạn. Bạn sẽ nghĩ ngay đến việc loại bỏ những quả trứng trước tiên rồi mới bước vào đấu trùm nhưng… vì trận đấu Boss chưa bắt đầu vào lúc đó nên bạn sẽ không được phép đến gần những quả trứng để dùng dao găm và bạn buộc phải dùng súng… Dĩ nhiên là bạn sẽ phải đánh đổi kha khá đạn dược rồi, dĩ nhiên nếu kĩ năng bạn cao thì bạn có thể thử lao thẳng vào con boss và solo luôn, kệ những quả trứng ngáng đường rồi tính sau cũng được.

Đối với vài con Boss khác cũng sẽ có các tình huống như vậy và bạn có thể tập tành cân nhắc các chiến thuật một chút. Và thử thách tối thượng cho bất cứ tay Hardcore nào đặt ra: Hạ Boss bằng 1 con dao găm (trừ một số con biết bay ra thì không được).

Nói thêm một chút về các thiết kế của game, trò chơi có rất nhiều thứ thú vị. Cái tôi khá thích đó là thay vì làm kiểu U.I chọn màn cho đơn giản thì bây giờ, bạn sẽ tập trung vào một lớp học với các cánh cửa. Các nhân vật được mã hóa thành những quyển nhật kí của riêng họ, ban đầu quyển nhật kí sẽ chỉ nói vài điều nhưng chưa Spoil hết, bạn đọc và bạn phần nào hiểu được đôi nét về họ. Trong mỗi quyển nhật kí sẽ lại tiếp tục có những chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi sâu vào thế giới của họ, vào những cơn ác mộng thầm kín nhất được chôn giấu bên trong…

Ngoài ra có các cánh cửa phụ dẫn đến các content phụ như được chiêm ngưỡng Gallery và đọc Devlog, học sâu hơn về Lore trong game… Trò chơi cũng có một lượng giá trị chơi lại rất là phong phú, đến từ việc bạn có thể sẽ muốn chơi trò chơi tối thiểu 2 lần, thêm một chế độ sống sót và thưởng điểm cũng như chế độ Boss Rush (chỉ đấu trùm thẳng tuột từ đầu đến cuối với 1 mạng) và độ thử thách của chúng cũng rất là khó nhằn chứ ko hề đơn giản.

Âm nhạc trong game tuy chưa hoàn toàn có nhiều điểm nhấn nhưng cái tôi rất thích đó là các giai điệu do Dev soạn ra, phần nhiều vẫn là các giai điệu đơn giản và quen thuộc của Doom cũ khi đó, một chút metal hỗn loạn, một chút Pop hay âm thanh điện tử, các giai điệu của thập niên 9x và quan trọng nhất… Một vài Vibe mơ hồ và đau đớn như Silent Hill. Ý tôi là bắt chước Akira Yamaoka là một chuyện nhưng tạo lại ra được một cái gì đó tương đồng thì lại là một chuyện hoàn toàn khác… Vì Yuna của chúng ta cũng Empty và mơ hồ mà nhỉ? Cô ấy cố gắng để làm mọi việc trở nên đúng đắn nhưng đến cuối cùng thì bạn, Yuna và phần còn lại của trò chơi tự ngồi lại một chỗ và suy ngẫm xem chúng ta đã thực sự làm những cái quái gì với tất cả mọi người…

Solace Dreams không hoàn hảo, trên thực tế chẳng cái gì hoàn hảo hết cả, ngay cả tựa game cũng có vài vấn đề mà tôi tin chúng ta có thể cần xem xét. Trong khi một số màn chơi thật sự rất tuyệt, cũng có những màn mà tôi cảm tưởng dường như Dev đang cố tình đẩy quá nhanh hoặc xây dựng thiếu context, hời hợt. Chẳng hạn như màn chơi Heaven chắc chắn gợi cho bạn cái gì đó nghe liên tưởng đến tựa Painkiller đậm chất công giáo, song tôi thật sự không hoàn toàn thích nó lắm bởi con trùm thì rất được nhưng cái narrative của màn này gần như là ko có và mọi thứ được đẩy quá nhanh. Nó là nấc thang lên thiên đường theo đúng nghĩa đen một cách cực kì nhanh chóng… Trong khi backstory của boss trong màn chơi này thì đã được hoàn thành…

Thậm chí với một chủ đề nhiều tiềm năng như tôn giáo thì tôi thật sự ước giá như dev có thể làm hơn. Hay kể cả màn chơi Hell, nó dài hơn màn trên một chút nhưng vẫn… ý tôi là platform của màn này cũng khá là dị và có yêu cầu khả năng né và quan sát khi có kha khá một tốp 5-6 con tối đa có projectile nã thẳng mặt bạn nhưng thật sự thì tôi ước giá như một số màn chơi có thêm context thì tốt hơn. Ngoài ra thì cũng có một số chỗ có level design cảm tưởng như tác giả build khá lộn xộn và như muốn nói F you vậy.

Nói gì thì nói đây vẫn là một tựa standalone khá tuyệt vời, với một tá content mà nó đổ vào cho bạn cũng như các easter egg rải rác ở khắp các màn, một vài lời tâm sự của Dev được gửi thông qua phần document… Kể ra tôi thành thật nghĩ những kẻ lạc loài như một vài người trong chúng ta nên chơi qua tựa game này một lần. Nó dĩ nhiên chưa phải là cao trào sâu sắc của cái gọi là Storytelling nhưng thông qua vài context của game, nó chuyển tải khá nhiều các vấn đề mà chúng ta thực sự cần suy ngẫm, những gì mà chúng ta từng làm, đang làm hay sẽ làm… những gì mà tuổi trưởng thành điên rồ phải trải qua… Đây là một tựa game dành cho những kẻ lạc loài (Outcast) mà tôi cảm thấy thật sự may mắn khi được trải nghiệm…

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện