Quá trình săn Real Card Yu-Gi-Oh! (P.3) – Những Card bị (hoặc từng bị) ghét nhất trong giới Duelist

Huyền thoại ★ ★

  

Đối với các anh em Duelist gạo cội, chắc có lẽ phá thế trận mà những card này tạo ra thật dễ dàng với vài key card, nhưng đối với các tân binh, hoặc người chưa biết nhiều về YGO, có lẽ đây là những trường hợp khó nuốt (bản thân mình chơi cũng gọi là biết chút ít, nhưng nếu không có “thuốc đặc trị” thì vẫn ăn vả sml như thường).

Rất mong các anh em gạch đá nhẹ tay, vì mình bỏ YGO cũng phải 2 năm rồi, nên sai sót vài chỗ là không thể tránh khỏi, cảm ơn.

Level Eater

Các anh em nhìn con bọ này trông có vẻ yếu, nhưng thực ra nó cũng chẳng phải dạng vừa đâu. Level 1, ATK/DEF gần như chỉ để trưng, cơ mà cách dùng nó không phải là gọi ra chém đâu nhé. Chỉ cần trên sân mình có 1 Monster LV5 trở lên, là có thể gọi Eater từ Mộ bằng cách giảm LV của con trên sân đi 1 đơn vị.

Điểm ăn tiền của nó là ở đây, vì không có dòng chữ “Once per Turn” nên nó muốn nhảy lên nhảy xuống bao nhiêu lần cũng được, miễn là đủ điều kiện cho phép. Lúc mới ra thì Eater cũng chỉ làm công cụ để Synchro Summon mấy con như Shooting Quasar hay Star Eater là chính, nên các anh em Duelist chưa trọng dụng lắm. Nhưng sang thời Link, mọi chuyện khác hẳn…

Vì Link cơ động hơn Synchro và phần lớn Monster đời cũ, chỉ cần Monster trên sân, đủ điều kiện trên card text là Summon được, thậm chí chúng nó có thể lấy chính bản thân làm Material, coi Link Rating bằng 1 cho dù Rating gốc của chúng nó bao nhiêu đi chăng nữa. Lại thêm Knightmare, Firewall, Linkuriboh… ra mắt liên tục. Vậy là 1 Monster có khả năng Spam gần như vô hạn, Level Eater, trở thành ngôi sao trong thời điểm đó. Chỉ cần 1 Level Eater và những Keycard cần thiết, lập Extra Link là điều thật dễ dàng.

Anh em nào chưa hình dung ra thì có thể xem Clip dưới đây:

Cách phá thì có nhiều, nhưng chủ yếu là phải Banish con Level Eater trước khi nó kịp chui lên sân, hoặc dùng bé Đông (chính là Ghost Reaper mà tôi đã nói ở phần trước) phá Extra Deck của địch. Ngoài Level Eater ra thì Samsara Lotus, cũng là một Monster có thể Spam liên tiếp mà chẳng cần điều kiện gì ngặt nghèo ngoài không được có Spell/Trap trên sân (Mấy bố Konami hãi quá nên bây giờ hầu như mọi Card mới đều có dòng Once Per Turn, con nào nhiều Effect thì thêm dòng Only Once That Turn, xài vô tội vạ kiểu đó nát game như chơi ấy chứ, các bô lão ngày xưa quay Combo OTK thường xuyên, cơ mà Combo bây giờ bị hạn chế card nên giới Duelist trẻ cũng phải sáng tạo nhiều hơn, hồi các bô lão đánh thì YGO vẫn còn sơ khai mà).

Cyber Jar

Anh em nào chơi 3 bản Power of Chaos chắc cũng nhận ngay ra con Bi*ch này, nỗi kinh hoàng của những Duelist lâu năm là đây. Tuy hơi chậm (Flip effect mà) nhưng một khi đã nháy thì Combo 3 trong 1 sẽ mặc sức bung lụa. Đầu tiên là toàn bộ Monster trên sân sẽ bị Destroy hết, tiếp theo 2 bên lấy 5 lá trên cùng bộ bài. Con nào từ LV4 trở xuống thì được ra sân, còn lại bò lên tay. Vừa Clear Field, vừa Spam Monster, vừa +++ tay chỉ với 1 lá bài duy nhất, “BAN DAT FUCKIN’ MONSTER KONAMI !!!”. Đặc biệt lúc đang chuẩn bị OTK mà dẫm phải quả mìn di động này thì đau còn hơn bị dính Fatality của Mortal Kombat, không ít lần anh em mình chửi bới om sòm vì nó rồi (gần 20 năm mà dư âm vẫn còn văng vẳng đâu đây, chắc mình trí nhớ tốt nên mới không thể quên dễ dàng vậy).

Và những Archetype nào cần nhiều Monster để triệu hồi (Kiểu Thần Ai Cập như Slifer, Obelisk hay Ra) chắc chắn sẽ dành cho nó một Slot trong Deck (Tôi không nói đến Horakhty vì con hàng này vừa đắt vừa khó mua, nhưng nếu Cyber Jar mà thả thì đảm bảo Horakhty sẽ có 1 suất ngồi chễm chệ trên Banlist). Hoặc tệ hơn, combo OTK của Cyber Jar cũng khiến bất cứ ai đi sau không xài Handtrap phải bất lực kêu giời (Combo này cũng có thể áp dụng cho người anh em thiện lành của nó là Morphing Jar, cách thực hiện cũng không khác nhau nhiều lắm đâu).

Black Luster Soldier – Envoy Of The Beginning

“Luyện sát thủ” – Biệt danh anh em Duelist dành cho thanh niên hầm hố này xuất phát từ khá nhiều lý do. Hồi mới ra thì nó là một trong những Monster có thể Banish (có Target) đầu tiên trong giới YGO, bên cạnh Caius The Shadow Monarch. Nhưng Caius thì chỉ có thể Banish 1 lần khi vừa mới Summon ra, còn Luyện một khi đã ra sân thì chỉ cần nháy Effect mỗi lượt, Field bạn sẽ bốc hơi từ từ. Mặc dù không thể chém khi nháy cái Effect đi trước thời đại này, nhưng như thế vẫn là quá khủng với Metagame những năm 2000. Set và quay DEF ư? No no, một khi anh đã chém vào Frontrow thì bét nhất cũng phải 2 quái bay khỏi sân, với cái ATK 3000 thì trừ phi đối phương chuẩn bị kỹ càng và được Thần Rùa phù hộ, còn không thì xác định vỡ mồm nhé. Deck Chaos thời đó quá mạnh, với những Chaos Sorcerer, Sky Scourge Lord, và một thành viên quan trọng không kém mà mình sẽ nhắc tới dưới đây, Chaos Deck gần như bá đạo không gì có thể cản nổi.

Chaos Emperor Dragon – Envoy Of The End

Huyền thoại một thời trong làng TCG, nó mạnh đến nỗi nằm nhà đá hàng chục năm, và là một trong các tù nhân được xếp đầu bảng Banlist cùng với thanh niên Luyện ở trên. Nếu Luyện là sự khởi đầu cho một chiến thắng của bản thân, thì con rồng này là sự kết thúc cho một thất bại của đối thủ.

Với 1000 điểm, toàn bộ tay và sân của 2 bên sẽ bốc hơi trong tích tắc, và kẻ địch sẽ ăn 300 dam cho từng lá bị làm thịt kiểu này. Cái khốn nạn của nó… một khi Combo chủ lực thực hiện thành công, bên kia chỉ có thể ngồi nhìn trong bất lực khi một con quái vật hạ gục mình dễ dàng. Khi đang cầm Sangan/Witch Of The Black Forest và nháy Rồng bự, bằng Effect của 1 trong 2 Searcher kia, hoàn toàn có thể cầm Yata-Garasu, con quạ theo mình có Effect khốn nạn nhất từng gặp. Sân và tay 2 bên trống trơn, bên mình có con quạ này, khi nó chém thì nạn nhân không được rút bài, bỏ qua Draw Phase luôn.

Không có bài để phá Combo, chắc chắn đối phương phải bất lực nhìn “Quạ 3 chân” mổ từng phát cho đến chết, trừ phi Konami tung ra thị trường một lá bài có thể nháy Effect từ Main hoặc Extra Deck, không cần điều kiện nhiều thì may ra ăn được combo này. Nhưng chắc Konami không làm đâu, bởi vì các ông lớn quyết định sửa lại Effect của Rồng, không cho cặp đôi trời đánh này tác oai tác quái thêm lần nào nữa (Rồng nháy xong không được nháy thêm lá nào nữa, Quạ thì ngồi nguyên trên Banlist, tương lai có con hàng nào khiến chúng nó quậy tung giời lên hay không thì mình chưa biết, Konami nổi tiếng vì những lá quái dị thế này mà).

Fishborg Blaster

Deck Water thì tôi không chơi nhiều, nhưng nhớ nhất có lẽ là con hàng này. Vâng, lại một trường hợp Konami để quên dòng chữ “Once Per Turn”, chừng nào các ông vẫn còn hàng trên tay thì các ông có thể gọi con này thoải mái, và nó tuy chỉ dùng cho hệ Water, nhưng những thằng cộm cán như Frog hay Merlantean kiểu gì cũng để cho cái bể cá robot này một chỗ trong Deck. Vì nó là Tuner, cho nên những con nhà nhà ghét nhất, trong đó có Trishula và Gungnir lúc nào cũng là đối tượng được nhắm đến đầu tiên. Ngoài Infernity ra thì có lẽ đây là Deck dùng Trishula nhiều nhất, chưa kể đến con Gungnir mất dạy kia nữa (hồi đấu với anh Cá Voi mình suốt ngày ăn hành vì lũ cá với rồng nước này, grr…).


Có lẽ sau khi Ban Blaster, Konami thấy Deck trống trải quá nên tạo ra Fishborg Archer, như một phiên bản thay thế ít bá đạo hơn, dĩ nhiên lần này phải có dòng Once Per Turn rồi, kinh nghiệm đau thương từ lần trước mà không rút ra thì lại mất công cho nó lên bảng phong thần, làm các anh em Duelist viêm màng túi nhiều quá có khi họ bỏ game hết.

Bad Reaction To Simochi

Burn Deck… Một trong những Deck mình ghét cay ghét đắng nhất từ khi mới chập chững bước vào làng YGO. Tất cả những Eff cộng điểm cho địch, qua con này sẽ thành trừ trực tiếp. Đặc biệt là mỗi khi thằng cầm Deck này đi trước, set Simochi cùng với một vài con như The Paths Of Destiny hay Gift Card xuống. Thôi kiểu này turn mình có vấn đề rồi, quả đúng thật, vừa vào Main Phase 1 thì “Anh ơi cho em xin 2000 lộ phí”, “3000 tất cả anh ạ, để em gói quà rồi ship luôn”, sang lượt sau nó nháy Upstart Goblin, “Xớt ngọt” 1000 điểm làm tráng miệng. Trừ khi có MST hay cái gì đó Chain vào con Simochi, không thì 8000 LP bốc hơi trong nháy mắt như chưa từng có chuyện gì xảy ra (Ít ra Chain Burn nó còn cho mình chút ít thời gian để phòng bị, chứ độp phát bay nguyên cây máu thì thằng Newbie nào chẳng tức).

Sau vài trận như thế mình đâm ra phòng bị kỹ, cứ thấy Room nào lôi Deck này ra thì chuẩn bị các thể loại Solemn, MST, Dark Bribe để bật lại luôn, thực ra Simochi Burn chỉ mạnh ở yếu tố bất ngờ chứ không linh hoạt lắm, vì hầu hết combo lệ thuộc vào con Continuous Trap này, nếu gặp Deck có khả năng phá hoại cao (như Virus chẳng hạn), thì coi như chiến lược phá sản, xếp Deck là cái chắc.

Change of Heart/Snatch Steal/Mind Control/Brain Control

Những card có Effect bắt cóc, thứ có từ thời Napoleon cởi truồng như đám này, tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. Nghĩ mà xem, khi kích hoạt thành công thì coi như đối phương mất đi một Monster quan trọng (-1) trong khi bên mình được lợi thế là chính con vừa bắt (+1). Thời xưa điều kiện chưa ngặt nghèo, anh em thời đó có thể dùng nạn nhân làm mồi Summon, nháy Effect của nó, hoặc đơn giản hơn là vào Battle Phase chém ngược chủ cũ. Đặc biệt lúc đó mà bắt được Luyện hay Chaos Emperor Dragon (Chưa sửa Text nhé), và đang trong Mirror Match (2 Deck giống nhau đối đầu), thì hậu quả, hmm… cùng lắm là xếp Deck, sang ván tiếp theo chứ gì.

Vậy nên Change of Heart và Snatch Steal mắc kẹt trên Banlist từ hồi mới ra đó, liệu anh em có thấy tức khi dàn Monster mình vừa gọi ra, chuẩn bị OTK đến nơi nhưng lại gặp phải thể loại kỳ đà cản mũi thế này, tôi nói có đúng không anh em nhỉ? Mặc dù vậy, Mind Control và Brain Control đã sửa lại điều kiện để khó sử dụng con vừa bắt hơn, thêm tí Cost, nhưng vẫn bị cho là quá mạnh, anh em biết chúng nó vào tù ra khám mấy lần là hiểu thế nào rồi. Hiện giờ Mind Control đang bị Limit, còn Brain Control sau một hồi cân nhắc, tạm thời Konami thả 3. Nhưng nếu có thành phần dính dáng đến 2 card này, khiến nó trở nên quá mạnh thì Konami lại gô cổ như cũ thôi (Bài trước tôi có nói đến thằng Wang Chia-Ching, bị 3 con Mind Control bò lên tay đó, thế mà vẫn hạ gục, san bằng tất cả để vô địch, để tìm cái Clip đó cho anh em xem, sr tôi quên mất tên rồi, lục lại trong Playlist đã).

Crystron Halqifibrax

Ahh… Kẻ đi đầu mở Combo cho gần như mọi Deck Synchro đây rồi. Sau khi Link và Master Rule 4 được giới thiệu, cái bộ luật này của Konami hạn chế Monster đời cũ để bán Link đời mới, và tất nhiên chẳng có ai chịu cái kiểu làm tiền của Konami cả. Thế nên sau một thời gian bị ăn chửi, Konami phải lật đật tung ra Link Vrains Pack với mục đích là Support cho các Archetype cũ, cũng như sửa lại và tung ra Master Rule 5, để Link không chiếm vị trí độc quyền như bản trước nữa. Halqifibrax, Link Monster được Konami ưu ái làm cho Synchro Deck, có Effect không thể nào phù hợp hơn. Mồi Link ra con này cũng không khó, chỉ cần ít nhất 1 Tuner là được, anh em còn được thêm 1 Tuner nữa từ Deck hoặc tay (Mình thường gọi Uni-Zombie hoặc Glow-up Bulb, 2 Tuner hoạt động rất ổn định, hơi tiếc vì Bulb đã bị Ban).


Nếu anh em cần vào Combo, Banish Halqifibrax là chúng ta sẽ được 1 Tuner Synchro, và vì đa phần Tuner Synchro (như Accel Synchron, Formula Synchron, Shooting Riser Dragon…) đều có thể Summon trong Turn Opp, nên chúng ta hoàn toàn có thể gọi ra Ace Card tức thì. Hoặc ai muốn Troll Opp thì có thể dùng con này gọi Life Stream Dragon, vừa hồi LP vừa được củ khoai này trên sân, vui đấy chứ? Không ngạc nhiên khi OCG Semi-Limit con hàng này, còn TCG do ra muộn nên Konami chưa động tới, nhưng kiểu gì cũng để ý sau khi các anh em Duelist quẩy Combo chán chê mê mỏi với con Link này mà thôi.

Ancient Fairy Dragon

Hồi mới ra thì “Cổ Tiên Long” không có gì đặc biệt, thậm chí còn bị xếp vào hàng yếu nhất trong số các Signers Dragon, vì Stat, Effect chưa hợp với các Deck thời đó. Bẵng đi gần chục năm, khi ABC, Destrudo, Union Hangar và các Support khác ra mắt, thì con rồng này bỗng dưng trở thành đối tượng được săn đón nhiều nhất. Nó vừa có thể Spam các mảnh ghép trong Deck, vừa Search Field Spell như Terraforming, đã thế lại còn được thêm 1000 LP nữa. Với 2 card trên tay, anh em hoàn toàn có thể Summon ra ABC-Dragon Buster, một con Boss vừa biết Banish, vừa có thể nhảy lên nhảy xuống khi có biến.

Về sau do quá Overpowered, các thành viên trong Deck bị Hit dần dần, Ancient Fairy Dragon và Destrudo bị Ban, trong khi ABC-Dragon Buster bị Limit, Union Hangar may mắn thoát được nhưng bên OCG cũng Limit em nó luôn rồi, không có con Link Union Carrier thì Deck dặt dẹo lắm, nhất là khi lực lượng bị tổn thất nặng nề như thế.

Nói hết từng lá trong YGO có lẽ phải đến cả năm cũng không xong, mình tính viết dài hơn nữa nhưng sợ các anh em đọc mỏi mắt, nói mình viết lan man, thế nên tạm thời dừng bút ở đây vậy. Tự dưng thấy nhớ YGO quá, tinh thần Duelist ăn quá sâu vào trong máu rồi. Thế nên mỗi lần có ai nhắc lại, hay viết về YGO là lòng mình lại rạo rực phấn khích, muốn bắt tay vào Build Deck quẩy sơ sơ vài chục trận luôn. Mỗi tội tâm lý hơi yếu nên đánh giải, cỡ VNC trở lên thường xuyên bị bật bãi từ vòng gửi xe, chắc tại Side Deck bạ đâu nhét đấy theo bản năng, cộng thêm nhiều lý do khác nữa, thành ra vẫn chưa được anh em Duelist nhớ mặt nhiều. Nhưng có hề gì, đam mê là đam mê, mình sẽ chơi đến khi nào mắt mờ tay run, hoặc vì lý do đặc biệt nào đó mà không thể tiếp tục cầm Deck được mới thôi. Xin cảm ơn các anh em độc giả và các hiệp sĩ. Cuối cùng, bài thơ dưới đây mình xin dành tặng tất cả các Duelist, cũng như những ai chưa từng biết đến YGO:

Sục sôi trong tim một niềm tin bất tử

Giữ chặt trên tay là những nỗi ưu tư.

Lặng lẽ nhìn nhau, hai đối thủ

Trong cuộc chiến này, biết đâu thực, đâu hư?

 

Bẫy và Phép hòa quyện cùng điệu Valse

Biến hóa nên những bất ngờ đầy thú vị.

Đen và trắng hòa nhịp bản Tango

Giống sao trời chìm vào hố đen huyền bí.

 

Tím quyến rũ như cô gái trăng tròn,

Hòa hợp tựa chăng hai thể âm – dương.

Xanh quý phái gợi nên màu nước biển,

Bao nghi lễ sâu thẳm tựa đại dương.

 

Những con lắc hai màu xanh và đỏ

Nháy mắt chuyển xoay làm thế trận đảo điên.

Vàng ánh kim dệt nên bao huyền thoại

Nơi rồng trắng – pháp sư tử chiến loạn kinh thiên.

 

Dù thời gian có chôn vùi đi tất cả

Nhưng ký ức vẫn mãi được vẹn toàn khắc ghi

Trong mỗi lá bài chứa chan bao kỉ niệm

Trong mỗi con tim hậu duệ của Yu-gi.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly

  • Trick - 09.09.2020

    Công nhận là con Level Eater cũng kiếm khó thật sự

    Nhớ hồi trước mình dùng Deck Shooting Quasar OTK quay với combo mãi mới ra được combo

    Mà một khi quay xong thì đúng là đối thủ khóc tiếng mán

    Tất cả đã thay đổi khi format Links xuất hiện, nhưng những kỷ niệm với Deck khá là vui


  • Omega Fadiz Tertas - 09.09.2020

    Hồi đó mình cầm khá nhiều deck, cơ mà Burn với Lockdown không mấy khi dùng, không biết game khác thế nào nhưng bên mấy trang Duel Online(YVD,yugiohnetwork, duelingbook,duelingnetwork…) suốt ngày cãi vã về Rulling với bọn Tây
    Nhiều thằng còn gà mờ hơn các anh em mới vào HNDA, chắc có lẽ độ phổ cập YGO bên đó rộng nên cũng lắm trẻ trâu
    Thường thì cách giải quyết sau khi cãi lộn bất thành là gọi Admin, cơ mà bọn Admin cũng có đứa này đứa kia (YGOPRO thao tác tự động nên đỡ hơn Duelingbook tí, nhưng vì vậy mà YGOPRO nhiều lỗi khó sửa, dù sao làm thủ công vẫn OK hơn, lại học được luật chơi nhanh nhất nữa)