Cold Fear – lênh đênh trên biển

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Một trong những tựa Survival Horror khá hẩm hiu của genre không ai khác chính là Cold Fear. Ra mắt gần như cùng lúc với RE4 mặc dù cũng đã có Tech Demo từ 2003 nhưng vẫn luôn bị đứng dưới bóng và hiểu nhầm là ăn theo, vì thế mà nhiều người không đánh giá Cold Fear theo đúng cách mà nó nên được. Dẫu vậy, Cold Fear vẫn là 1 tựa survival horror cult classic và nhờ có nó, Dead Space cũng đã mượn nhiều ý tưởng từ game và khai thác các khía cạnh tích cực của nó.

Gameplay: Cold Fear giữ cả hai góc camera Fixed của RE truyền thống và TPS của RE4. Bình thường khi bạn di chuyển qua những hành lang, con tàu, trạm giàn khoan về sau thì các góc camera sẽ luôn chao đảo tạo 1 cảm giác chóng mặt có chủ ý, trong khi đó khi vào tư thế chiến đấu thì góc camera nhanh chóng nhảy lại về TPS với tâm định hướng laze và đôi tay của nhân vật hoàn toàn có thể giữ chắc súng bất chấp điều kiện lắc lư của thời tiết, trái với tay rung của Leon. Bạn cũng hoàn toàn có thể loot đồ từ những xác người hay xác quái nằm la liệt rải rác quanh môi trường, phân bổ item rất thoáng nên không phải lo chuyện thiếu thốn hay gì. Có cả các phòng y tế lẫn phòng đạn trong không gian trên tàu hay trên trạm cho bạn thoải mái lấy đạn, còn lấy túi cứu thương thì sẽ có hạn hơn chút, nếu tôi đếm không nhầm bạn được lấy khoảng đâu đó chục hoặc 20 lần gì gì đó, đủ cho bạn cứ cho là bạn rất noob nhưng nếu dùng cạn thì đấy cũng là do lỗi của bạn.

Yếu tố giải đố của Cold Fear không quá khó, bạn vẫn đi lụm Keycard, chìa khóa, hay những key items phục vụ cho câu đố, để mở cửa hay để tiếp tục game. Cái khó là nằm ở chỗ Cold Fear không có hệ thống map, và map của nó cũng không khó để thuộc nhưng vấn đề là Event và script trong game rất thích chơi trò khóa bạn bất ngờ hay ép bạn là khi bạn qua 1 cửa nhất định thì bạn không thể quay trở lại theo đường đó nữa và theo lý thuyết thì nếu bạn muốn ra là lại phải đi lòng vòng tiếp theo đường khác. Cộng thêm góc camera bình thường như tôi nói ở trên thì nó sẽ khá là chóng mặt. Thêm nữa đó là cách duy nhất trong game mà để bạn biết mình có đang đi đúng đường đúng hướng hay không lại chính là dựa vào savegame. Nếu như bạn tương tác với 1 cửa mà game hỏi bạn là bạn có muốn save không thì tức là bạn đang đi đúng và làm đúng rồi đấy. Và đây cũng là những lần duy nhất để bạn có thể savegame, không có save thủ công đâu nên nếu vào các trường đoạn khó và dài thì bạn nên cẩn thận. Một cách để tự đọc map và thuộc map mà game muốn bạn dùng đó là việc nhân vật chính đọc được cả tiếng Nga, cả con tàu lẫn trạm khoan là của Nga nên khi bạn chĩa tia laze của súng lên các dòng chữ bằng tiếng Nga là nhân vật có thể đọc luôn thành tiếng Anh vị trí, boong này là boong gì hay phòng này là cái gì. Tài liệu documents quen thuộc được viết rất tỉ mỉ và tốt, cung cấp cái nhìn chiều sâu vào trong cốt truyện của game và mọi thứ.

Game cũng có cơ chế physic gắn liền với gameplay cực hay ho của nó. Vì bối cảnh là con tàu rồi trạm khoan lênh đênh trên biển đầy sóng. Mà lại còn đúng đêm tối giông bão cực lớn, cả con tàu lẫn sức gió khiến mọi thứ đều trơn trượt, say sóng, rồi rung lắc. Nhân vật bên cạnh thanh máu có một thanh thể lực gọi là resistance. Thanh này là cần thiết để giúp bạn chạy nhanh và trụ vững trước vô vàn tình huống có thể xảy ra như trượt chân ngã ra thành tàu rơi xuống biển, rồi gió thổi mạnh quá mà bạn lại yếu không bám nổi vào chỗ nào thì suy ra là bay cả người đập uỳnh vào tường, lan can, và cũng bay dc xuống biển, rồi gió làm đồ vật hay cần cẩu va đập vào bạn và bạn cũng có thể chịu sát thương cho việc đó. Nếu bị quái vật vồ thì thanh resistance cũng cần để cố giằng co mà thoát ra, đủ may mắn là bạn có thể làm một phát critical shot tung đầu. Để tăng độ khó nữa thì thanh Resistance sẽ hồi rất là chậm lắm lúc, yêu cầu bạn đôi khi phải để chờ hẳn 3 4 giây tính thêm 1 giây delay có thể nữa để cho nó hồi full hẳn, vì thế nên bạn cũng cần lưu ý tránh mất sức nhiều trong các tình huống thật sự cần.

Hệ thống chiến đấu của game đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố chính xác với nhịp độ ở mức trung bình. Các kẻ địch quái trong game gọi là exos – chúng là một đám nhầy xúc tua có chất liệu nhìn gần giống những con facehugger của Alien nhưng khác ở chỗ là chúng là loài kí sinh, chui vào trong cơ thể vật chủ và chiếm quyền điều khiển. 1 concept khá hay khiến chúng nguy hiểm đó là khiến vật chủ hung bạo và tăng mạnh mọi khả năng về cơ bắp, phản xạ, chiến đấu. Cách để giết chúng là thổi bay não bộ của vật chủ ( yeah headshot ), con Exos lòi ra bên trong và bạn bắn nốt chúng. Bạn hoàn toàn có thể bắn và đánh chúng gục trước rồi lại gần và dùng đòn giẫm để pop đầu chúng và pop luôn cả những con Exos sau khi nó lòi ra. Tuy nhiên chiêu này chỉ có lợi trong các tình huống 1 đấu 1 hay đấu số ít, về sau khi game ném một loạt các kẻ địch vào bạn và nó cũng rất thích chơi trò đó là ép bạn chiến đấu trong không gian chật hẹp, hạn chế di chuyển và hạn chế khả năng bạn định chạy lách qua kẻ địch. Bù lại game tạo ra cảm giác chiến đấu thông minh thông qua việc không gian trên con tàu có cả một đống yếu tố môi trường ví dụ như bạn có thể bắn nổ thùng nổ, bắn nổ bình cứu hỏa, bắn cháy nổ một can nhiên liệu rải rác trong môi trường như là lợi thế chiến đấu chống lại các kẻ địch hay một nhóm số đông với sự đánh đổi là xác cháy đen hết rồi thì không loot được gì nữa. Bạn cũng có thể bắn hộp điện và cầu dao làm bật giây điện ra, giây điện dí chúng con quái và nó cũng bị giật điện, thậm chí bạn có thể chơi rất đánh liều đó là bắn các cầu dao và hộp điện này ngay ở vị trí mặt nước ngập, điện gặp nước là bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đấy. Bạn cũng có thể bắn cả các van áp suất hay ống nhất định làm phình lửa ra thiêu sống những kẻ đứng trong đó, và bạn sẽ có một bức tường lửa làm lợi thế. Hệ thống vũ khí khá đa dạng từ súng lục, AK47, MP5, Shotgun M4 Benelli, súng phóng lựu M79, súng phun lửa, súng bắn các mũi tên lao độc… Yếu tố kinh dị của game được làm ở một mức khá đảm bảo cho dù về cuối game thì mọi thứ nhanh chóng trở thành hành động 100% luôn. Một số cái hay được làm và build up từ từ như những hiệu ứng tiếng sấm bão đồng bộ với tiếng của quái vật khiến bạn thắc mắc nếu như mình có nghe nhầm. Trên con tàu có các phòng có cửa kính mờ, khi vào phòng thì bạn nhìn qua kính và thấy bóng của những con quái vật rồi thoáng cái chúng biến mất. Chuỗi build up lúc đầu game cá nhân tôi cho là làm rất tốt khi bạn từ từ khám phá ra cái xác của một người đồng đội, đầu rơi xuống đất và đây là khúc trạm trán với kẻ địch đầu tiên của bạn, nó cầm dao và gầm rú, lao thẳng đến trong khi bạn tìm cách ngắm thẳng đầu nó. Nó gợi lại chuỗi Build Up ở Resident Evil 1 rất nhiều với Chris hay Jill chạm trán con zombie đầu tiên khi nó đang ăn xác của Kenneth với cái đầu có mặt bị ăn đến tận xương lăn ra đất, đôi mắt con zombie vô hồn quay lại nhìn bạn.

 

Về cốt truyện của game thì dĩ nhiên lại bài ca Propaganda chống Nga tiêu biểu đến từ ban tuyên giáo Hoa Cầy với các cụm từ như Red Mafia hay biến những người lính Nga trông như một đám vô kỉ luật generic đi kèm với lính đánh thuê cầm AK và MP5. Cũng may là sau cho cùng game sẽ tập trung vào khía cạnh đột biến sinh học giống với Resident Evil hơn. Bạn là một thanh niên thuộc lực lượng cứu hộ của Hoa Kì cập bến tàu Eastern Spirit sau khi phía C.I.A của Hoa Kì mất sạch toàn bộ lực lượng đột kích tàu này phía trước đó. Tên bạn là Tom Hansen và cũng đen là đúng lý bạn phải có team có bạn nhưng toàn đội của Hansen cũng bay màu sạch, nó để lại Hansen một mình với một khẩu súng lục cố gắng sống sót trên con tàu trong khi mơ hồ không hiểu chuyện gì xảy ra. Lúc đầu game bạn sẽ phải làm quen với việc đấu súng với cả hai nhóm thù địch là những người lính Nga còn sống sót và đám Exos. Về sau khi học được sự thật về đám Exos và những thí nghiệm của người Nga ở trạm khoan dầu Star Of Sakhalin, Hansen nghe theo lời Anna – con gái của một nhà khoa học trên trạm người mà trớ trêu cũng bị giam trên tàu này là đặt tọa độ của tàu đến đây, vụ cập bến giữa giông bão biến thành vụ va chạm và Hansen cứ thế cuốn vào cả cái mớ bòng bong này mặc xác cả phía Mỹ và C.I.A – Theo đúng mô tuýp kinh điển của viết lách với Hansen là 1 gã simp muốn theo đuôi Anna không rời. Cốt truyện vén màn đằng sau những cuộc thử nghiệm đó là tiến sĩ Kamsky, bố của Anna sau những thử nghiệm và khám phá ra sự ưu việt của đám Exos, đã bất chấp tất cả nhằm khai thác chúng, trích xuất các khả năng của chúng phục vụ cho bản thân để đến cái mức kẻ đầu têu tất cả chuyện này là tướng Yusupov, với mục đích ban đầu của ông ta là tìm hiểu sức mạnh của Exos để khai thác, sử dụng chúng như động lực chính trị cũng như quân sự và việc kinh doanh, cảm thấy hoảng hốt và sợ hãi vì đã vô tình bật đèn xanh cho 1 tên bác học điên ngầm còn kinh khủng và khát máu hơn cả chính mình. Vai vế giữa thủ phạm và nạn nhân bị hoán đổi và cuối cùng thì Yusupov cũng bất lực, chấp nhận trả giá cho mớ bòng bong mà mình đã gây ra này bằng cái chết của ông ta trên con tàu. Toàn bộ tài liệu cũng như nhật kí vứt rải rác trên tàu và trạm cho thấy cái giọng văn của cả hai Kamsky và Yusupov biến thiên ra sao và nhiều tài liệu, ghi chép khác đến từ các nhân vật phụ và NPC cung cấp các góc nhìn từ phía họ với cốt truyện. Nên khỏi phải nói cốt truyện của Cold Fear rất cuốn, bất chấp chính nhược điểm lớn nhất của game đó là thời lượng chơi khá ngắn kể cả nếu chơi nghiêm túc, không speedrun. Xây dựng nhân vật làm ở mức vừa phải với 2 trọng tâm chính nhất là Hansen và Anna, với Anna là kiểu hình mẫu nữ tiêu chuẩn trong khi Hansen đúng với kiểu mô tuýp lạc quan phớ lớ – như đã nói thì anh ta Simp Anna và sẽ luôn cố theo và cứu Anna như con thiêu thân lao đến ngọn đèn, cái mà khiến bạn phải quý mến Hansen chính là việc gã này giống hệt Leon S Kennedy của RE4 gốc thế nào. Trong những tình huống nguy hiểm, gai góc chỉ cách cái chết có vài cm Hansen cũng vẫn có thể cố bình tĩnh, cợt nhả và đùa giỡn với cái giọng văn kiểu tỏ ra cool ngầu, Hansen cũng khiến các liên lạc viên lẫn C.I.A phải phát hoảng vì cứ mỗi lần hắn tự làm trò mất tín hiệu hay liên lạc hạn chế kiểu: ” Tín hiệu đang yếu dần, tôi phải đi đây ( Tự làm âm thanh rè rè của Radio ) ” khiến đầu kia liên lạc hét toáng lên: ” Hansen !!! “, và so với một cứu hộ viên của lực lượng Hoa Kì thì Hansen khá là vô kỉ luật khi rất thích bất tuân lệnh các cấp trên, cũng chửi thề văng tục, làm trò nhiều lúc.

Trong khi game không gây được ấn tượng mạnh về mặt âm thanh thì trò chơi chiến thắng ở khoản đồ họa. So với thời điểm khi nó mới ra mắt thì đồ họa game thật sự khá là chất lượng, nếu không muốn nói Cold Fear là 1 trong những trò chơi đẹp nhất và kĩ thuật nhất được làm từ Engine Renderware khi đó. Texture sắc nét, nhiều model nhân vật chất lượng cao với việc biểu diễn được nhiều hiệu ứng physic phức tạp. Để đầu tư khủng cho dự án, Studio phát triển chính của game là Darkworks – những anh tài phát triển Alone In The Dark: The New Nightmare, đã tự bỏ công sức lẫn tiền của để phát triển một bộ tool và physic engine để áp vào với Renderware. Mục đích của cái physic engine này là biểu diễn những biến động hình ảnh phức tạp của thời tiết và tạo ra một không gian mô phỏng nơi mà các chuyển động rung lắc, nảy lên nảy xuống để sinh động hóa bối cảnh con tàu và giàn khoan như bạn thấy trong game và ứng dụng được vào gameplay như đã nói ở trên. Ngoài ra Darkworks cũng bỏ ra những công sức cực kì đáo để trong việc port game. Trái với vài game của họ trước đó ví dụ như chính Alone In The Dark The New Nightmare chẳng hạn, Darkworks phụ trách phát triển và port hết từ đầu đến cuối chứ không Outsources ra ngoài là mấy. Bản PC chạy với độ phân giải cao nhất và hỗ trợ đầy đủ nhưng nếu bạn chơi bản PS2 và XBOX thì đồ họa cũng không bị downgrade quá nặng nề. Bản PS2 và XBOX thậm chí có hiệu ứng Blur dùng vừa phải để che đậy cho độ phân giải thấp hơn và tạo ra bầu không khí trông mờ ám hơn, nếu có gì đáng chê thì bạn sẽ để ý models các nhân vật ở bản PS2 sẽ có lượng polygon count thấp hơn so với bản XBOX và PC, clipping chân tay cơ thể cũng sẽ lộ liễu hơn chút nhưng không đáng kể vì tôi tin là nếu bạn chơi trên màn hình CRT hay độ phân giải vừa vừa bạn cũng không để ý quá đâu. Vấn đề tụt FPS khi vào các trường đoạn nhiều hiệu ứng cũng không gọi là nhiều nhặn ở game lắm, hầu như mọi lúc với mọi hiệu ứng tràn trên màn hình từ Physic, Blur, cháy nổ, các kiểu thì game duy trì 60FPS trong nhiều lúc kha khá.

Đánh giá chung: Mặc dù nhiều người không nhớ đến Cold Fear cho lắm và cái bóng của RE4 lúc đó là khá lớn cộng thêm với việc Ubisuck hồi đó làm Marketing cho game cũng hơi yếu thật ( vì đó là năm 2005 nên phần lớn Marketing của Ubi đổ dồn vào Prince Of Persia: The Two Thrones ), nhưng như thế không có nghĩa là game không tìm được chỗ đứng của nó. Dead Space cũng ghi nhận từ Cold Fear kha khá với vấn đề sử dụng yếu tố môi trường vào chiến đấu, con quái vật Exos Hive của Cold Fear cũng là một cảm hứng cho con Guardian của Dead Space trong khi đó con Exoshade là nguồn cảm hứng của con Stalker ở Dead Space 2 với lối đánh Hit n Run. Một kiểu thiết kế khá độc đáo mà RE không tận dụng được nhưng Cold Fear làm tốt đó chính là việc áp dụng cả 2 góc camera Fixed lẫn TPS, chuyển giao giữa chúng cũng rất mượt và bạn có thể thấy tỉ lệ lẫn bầu không khí của Cold Fear có làm rất tốt ở khoản chứng sợ không gian hẹp, Let 4 Dead 2 cũng tri ân đến Cold Fear bằng việc thiết kế con Charger gợi nhớ lại con Exomass của Cold Fear… Trong khi giá trị chơi lại của Cold Fear là không nhiều lắm ( bạn vẫn có thể mở khóa 1 cấp khó hơn và art galleries của game ), game vẫn là một cái take khá mới với thể loại vào thời điểm đó và so với 1 game của console Gen6, Cold Fear thật sự khá là chất lượng và đáng kinh ngạc.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện