Black – Tiếng súng của em là Ma Túy của tôi

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Tôi đã kể với các bạn EA thời PS2-XBOX tuyệt vời như thế nào chưa nhỉ ? Chưa cần kể đến các dòng game thể thao giúp vắt sữa dài thì đây cũng là thời mà EA chịu khó cho ra mắt các siêu phẩm và các sáng tạo cho thấy tầm nhìn cũng tạo ra một khoảng bầu trời hạnh phúc của cả Gen 6th. Không nói quá đâu, đã từng có thời EA pá cháy đến như vậy trước khi nó chết ngạt trong chính cái fame của nó và bắt đầu là bài ca LootBox cũng như những chính sách sản phẩm như từ trên trời rơi xuống.

Black có thể coi là 1 tựa game như vậy, không cần phải bận tâm nhiều đến cái cụm MaStErPiEcE do dăm ba thằng nhà páo cũng như mua giải… Bạn chỉ cần biết là: Bạn ở đây để vui và NÓ SẼ LÀM BẠN VUI. Black đạt mọi giá trị của nó 100% dựa vào gameplay, OST, Physics cũng như bàn tay khéo léo của Criterion Games – Studio Inhouse của EA. Ý tôi là đến ngay cái tên của nó? Thay vì Black Ops hay đặt là gì đó thì viết đúng chữ Black, vào màn hình chính của game là từng Animation của súng ống được làm rất tỉ mỉ và sau đó là âm thanh của tiếng siết cò và Bam Bam Bam… Thật sự thì chỉ riêng cái đó cũng đã là phê pha rồi. Black được phát triển độc quyền console với 2 hệ máy chính là PS2 và Xbox original, dĩ nhiên là bản Xbox có đồ họa đẹp hơn nhưng đánh đổi lại đó là nó lại hiếm hơn bản PS2.

Intro của game là một màn thẩm du cực đại của Chủ Nghĩa Anh Hùng Mẽo được làm theo phong cách Call Of Duty, nhạc giao hưởng từ từ vang lên, âm thanh chiến trường và những người lính kêu gọi mã lệnh với nhau và từ từ, bạn nhanh chóng được chuyển đến sự kiện chính của game lúc này. Bạn là trung sĩ J.Keller (Sgt. Keller) của quân đội Mỹ, anh lúc này đang phải ngồi trong trại giam vì được cho là đã vi phạm nghiêm trọng các mệnh lệnh từ cấp trên. Đoạn phim tiếp tục quay và bạn nhanh chóng được làm quen với 1 quan chức cấp cao – kẻ mà tra khảo Keller về các sự kiện trong game từ từ. Keller thật sự không hề muốn kể lại sự thật về tất cả vì anh đang cho rằng dường như có gì đó thật sự không hề ổn ở đây. Nhưng cuối cùng Keller cũng phải đầu hàng tên mặc vét vì đơn giản là uy quyền, nếu anh từ chối hợp tác thì cứ đơn giản là ra tòa án binh, vào tù, thậm chí tệ hơn là bị xét xử với các án danh liên quan đến việc nội gián hoặc chống đối.

Keller mới bắt đầu từ từ kể lại: Game cho bạn làm quen luôn với cốt truyện và dĩ nhiên là nó chẳng có gì ấn tượng hay nghiêm trọng ở phần này cả, rất thẳng tuột một mạch: Nhiệm vụ của bạn là tham gia vào 1 loạt các chiến dịch chống lại 1 nhóm chủ nghĩa cực đoan mới nổi ở Châu Âu (dĩ nhiên là bôi nhọ Đông Âu và các quốc gia cũ của LX). Nhóm này tên là: The Seventh Wave – (Làn sóng thứ bảy) do các trùm buôn vũ khí với nhiều gốc gác khác nhau cầm đầu từ Châu Âu cho đến sự có mặt của cả các phần tử khủng bố chống đối Mỹ. Về sau trò chơi cố tình lèo lái một chút đó là khi bạn phát hiện ra rằng một đặc vụ của CIA là Lennox có dính lứu đến vụ này, trong màn chơi phá đảo thì Keller đột nhập sâu được vào một căn cứ ngầm và quả quyết là đã tiêu diệt Lennox – Trước khi chết, Lennox vẫn cảnh báo với Keller rằng: “Cho dù mày làm gì đi chăng nữa thì tuyệt đối ĐỪNG TIN BẤT CỨ THỨ GÌ CHÚNG NÓ BẢO MÀY!” Và đến đây là đúng như bạn dự đoán, CIA và Chính Phủ Mỹ chắc chắn có dính lứu đứng đằng sau giật dây nhóm này và kiếm lời từ các hoạt động chiến tranh như thường lệ và tiếp tục thao túng cả thế giới.

Về số phận của Keller thì tôi không thể nói chắc với bạn được, trò chơi sớm kết thúc khi tên mặc vét đưa ra cho Keller 1 thỏa thuận mới rằng họ sẽ để anh “Chết 1 cách không hoàn toàn chính thức trên giấy tờ” và Keller thì thực chất sẽ tiếp tục chiến đấu và làm việc ngầm cho đơn vị của họ – câu nói kết thúc game đó là: “Lennox Is Still Alive!” (Lennox vẫn còn sống) đồng nghĩa rằng Keller với cái “Self-Patriots” Mẽo của anh bây giờ sẽ bị kẹt trong một mớ luẩn quẩn giữa Chính Phủ của chính anh và các phe phái khủng bố được hậu thuẫn và giật dây…

Và dĩ nhiên, phim cắt cảnh trong game luôn chỉ được chơi ở đầu và cuối của mỗi một màn và để đạt đến tính cao trào của điện ảnh vả mõm dăm ba cái thằng Ponies bây giờ thì EA chơi hẳn phim quay thật, họ sử dụng các phông tĩnh và nhiễu của màn hình CRT với nhiều hiệu ứng làm mờ (Blur) để khiến nó có cảm giác như toàn bộ thứ này là 1 cái tài liệu ngầm thuộc hàng tuyệt mật (Top Secret) của quân đội Mỹ vậy. Ngay cái cách các cảnh được đưa vào như hình ảnh các quân nhân với hàng nóng và hỗ trợ từ nhiều chính phủ, các vụ khủng bố thật hay kể cả việc tên mặc vét đã từng nhắc đến: “Nhiều thứ đã thay đổi đối với chúng ta kể từ vụ 11/9”, nhiều hình ảnh nhận dạng bị che mắt, các đoạn chữ bị tô đen và xóa đi với các dòng mã lệnh và kí tự… Black cố để mang đến cho bạn một trải nghiệm điên rồ nhất mà trước đó COD chưa hề làm được (Phải đến năm 2007 2008 thì đó mới là lúc chúng ta có Modern Warfare đưa COD lên thẳng đỉnh).

Thanh niên J.Keller – giống như người chơi, chúng ta nghĩ chúng ta là anh hùng cho đến khi nhận ra mình cũng chỉ là 1 con tốt trên bàn cờ của những kẻ khác…

Gameplay của Black rất đơn giản, dựa theo đúng phong cách của game bắn súng truyền thống với thanh máu và A.I di chuyển còn kém linh hoạt và tất cả mọi người xả đạn dựa vào theo lối: “Tao thấy nó trúng”. Yên tâm vì là game FPS đời 6 mà lại còn độc quyền console nên hitbox của các kẻ địch cũng là khá to và rất dính. Trên thực tế Models những người lính hay các kẻ địch có chất lượng khá là tầm trung thôi còn phần lớn đổ dồn vào hiệu ứng và chiến trường. Một điều tôi cảm thấy rất khó tin đó là engine trong game sử dụng lại chính là bộ Engine Renderware tiêu chuẩn vào thời điểm đó, nhưng nhờ cái mớ hiệu ứng chiến trường hay thiết kế tổng quan mà tôi lại cứ nghĩ rằng đây giống như là 1 pha thử nghiệm để cho ra đời Frostbite engine vậy (nghiêm túc thì Black ra mắt 2006 và chỉ đúng 2 năm sau là Frostbite engine ra đời).

Trước tiên là hiệu ứng phá hủy của Black, gần như rất nhiều thứ trong Black đều có thể bị bắn phá tan tành và hỗ trợ nhiều hiệu ứng cháy nổ và phá hỏng khác. Với Bottleneck của nó là cấu hình của PS2 thì chất lượng của 1 số mảng texture hay một vài chi tiết bị downgrade kha khá so với bản Xbox nhưng nhìn chung thì những thứ hay ho nhất vẫn được giữ nguyên. Kể cả khi bầu trời chỉ là 1 cái phông tĩnh thi thoảng có vài lớp texture mỏng lướt qua tượng trưng cho mây nhưng bạn vẫn có thể nhìn ra được điều này, hiệu ứng đạn găm vào vật thể nhìn khá tốt so với 1 game của máy PS2 và với 1 vài vật thể đặc biệt thì bạn có thể thấy rõ đường đạn bắn phá từng mảng của nó như tường, cây cối hay kể cả là những tấm lợp kim loại leng ceng được ít lâu trước làn đạn.

Hiệu ứng phá hủy thiết kế với từng màn chơi là ngoài sức tưởng tượng, bắn phá các thùng nổ, thổi bay từng mảng tường hay 1 số màn chơi đặc biệt cho phép bạn bắn phá nổ lanh tanh bành sập hết toàn bộ mọi thứ, lựu đạn tùy từng màn chơi mà được phân bố khá dư giả hoặc khá thiếu thốn, bạn được cầm tối đa 9 quả và phải công nhận chúng khá hữu ích trong việc cứ nổ lanh tanh bành hoặc thổi bay mọi thứ, Black thậm chí cợt nhả luôn về điều này khi có một màn chơi mà 1 mục tiêu trốn sau một cái lô cốt công sự dày đặc và lựu đạn liên tục rơi ra từ xác những tên kẻ địch và bạn kiểu như: “À mày định TRỐN à?” với cái ngón tay ngứa ngáy luôn trực chờ ở nút R2. Hay nhiều người luôn thích chơi kiểu đục tường nhưng BLACK nói: “Tường éo nào cơ bạn?”. Nói thế không có nghĩa là Black đôi khi không có chiến thuật hay quá là kiểu khô máu, vẫn có 1 số màn chơi vận dụng khá gan góc chẳng hạn như nó bố trí các mảng vật thể, objects có thể bị phá hủy và từ đó mở ra các lối đi mới, chiến thuật móc lốp cũng như trò căn góc để liệng lựu đạn…

Black có gần như tất cả mọi thứ tiêu chuẩn mà bạn trông chờ ở 1 game FPS đời cũ. Phân cấp khó dễ khá là chi tiết: Nếu bạn chỉ chơi Easy và Normal cho trải nghiệm 1 lần thì đừng lo lắng gì cả, cứ thẳng tiến đều bước mà xả đạn nhưng nếu là 2 cấp Hard hay Black Ops thì bạn có nên “Bớt yang hồ” lại đó khi mà kẻ địch tung ra hỏa lực rát hơn và nhắm chính xác hơn cả bạn, tần suất spam chúng cũng có chút tăng và nhanh dần lên, và nhất là các màn chơi về sau khoảng giữa đến late game trở nên cực kì thử thách hơn bao giờ hết. Các nhiệm vụ của game khá đa dạng từ Primary cho đến Secondary khi bạn có phải đi tìm kiếm và săn lùng các tài liệu mật của các tổ chức như CIA, U.S Army, NATO, hay kể cả phe khủng bố với cái lối chơi chữ sặc mùi thuyết âm mưu, ngay cả việc tìm kiếm các vũ khí bí mật cũng khá thú vị khi bạn luôn được ngắm nghía và thử nghiệm sức mạnh của chúng lên kẻ địch…

Một yếu tố cực kì quan trọng ở game bắn súng đó là cảm giác của việc cầm súng. Như bạn thấy thì mọi models của súng ống đều rất chi tiết và tỉ mỉ, rãnh lắp phụ kiện, chốt an toàn, sự thay đổi liên tục giữa các chế độ bắn single burst, 3-round burst cho đến Full Auto ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của súng. Và chi tiết nhất đó chính là độ nảy và độ giật, tùy từng khẩu mà độ nảy là có sự khác nhau nhưng nó cho thấy cái cảm giác nặng nề thật sự của việc siết cò chứ không đơn giản là bắn Full Auto No Recoil như cách các bạn thấy ở 1 số game FPS lười nhác bây giờ. Cái âm thanh cũng rất là phê pha và đoán xem? Dù các màn chơi trong game thỉnh thoảng luôn cho bạn nhặt hoặc được equip nòng giảm thanh cho súng song tôi chẳng bao giờ thèm xài nó.

Bởi âm thanh tịch tạch của cái nòng giảm thanh không thể thuyết phục tôi rằng nó đáng để đánh đổi với cái tiếng xả đạn phê pha kia. Ngay cả âm nhạc của Black cũng rất hoành tráng khi xen lẫn tiếng súng là tiếng nhạc hành động rồi thoắt cái nhảy sang từng nốt giao hưởng thăng trầm như HALO vậy. Ngay phần Reload bạn có thể thấy được độ chi tiết khi tay của nhân vật luôn có thể làm động tác sờ đạn, check đạn và cả băng đạn được Model đầy đủ thấy rõ cả viên đạn lẫn phần lò xo và vài bộ phận bên trong…

Về nhược điểm thì không may là Black cũng có kha khá nhược điểm đấy chứ không phải là không đâu. Trước tiên đó là chế độ Save game không hề hỗ trợ trong lúc Quit game đâu, tức là gì ? Nếu bạn đã đến được 1 điểm Checkpoint trong game thì lúc này bạn chỉ có 2 con đường để được ở nguyên tại chỗ này: 1 là Restart Checkpoint dĩ nhiên (nhưng Option này sẽ chỉ hiện lên trong màn chơi chứ không phải ngoài Menu chính đâu) và 2 là Die để cái option checkpoint lại hiện lên…

Đây khá là dở bởi khi bạn đang cần nghỉ tay và tắt game đi 1 lúc thì bạn chợt nhớ ra là nếu nó về Main Menu, bạn sẽ phải chơi lại chính cái màn chơi mà bạn đang chơi tất tần tật từ đầu chứ không phải là được trở lại vị trí checkpoint kia. Thử tưởng tượng bạn vừa sống sót đơn độc sau 1 cuộc chiến kinh thiên thì thứ chết tiệt này đập vào bạn và nó sẽ khá là khó chịu đấy. Nhược điểm thứ hai là Bug; Glitch và kẹt góc… Đây là sự thật, dù tôi ngạc nhiên khi thấy ngần đó mớ hiệu ứng chạy và duy trì được trên máy PS2 xong có lẽ họ đã không thể dành thêm thời gian mà tối ưu cho game, tưởng tượng bạn có thể bị Glitch, đi xuống sâu dưới nền collision và rồi chìm chìm và mãi mãi không bao giờ lên được vì đơn giản là không có đường lên, hay kẹt góc hoặc Stuck theo đúng nghĩa đen vào vật thể như thùng, chỗ cover hay đèn đường…

Và mỗi một màn chơi đều có 1 kiểu Glitch khác nhau đấy. Chẳng hạn như nó khá là dở tệ ở màn chơi Mission 7: Cầu Graznei, nếu chẳng may bạn ăn ngay cái Glitch Collision thì y rằng bạn bị chìm luôn xuống sâu bên dưới đại dương, và không có cách nào để lên được. Dĩ nhiên tôi không restart checkpoint luôn ngay đâu, kể ra nó khá thú vị khi ở dưới đại dương và bạn được nhìn thấy rõ cách mà họ Model cả cây cầu, từng đường nét đồ họa hay chi tiết chìm nổi, một điểm khá điên rồ đó là luôn có những chỗ không gian cảm tưởng như vốn đúng lý ra cho bạn cái gì đó trước khi trở thành cut content, như cây cầu có vài cánh cửa được làm nổi lên (cửa nổi tức là bạn có thể blow bay nó bằng 1 khẩu Shotgun, chất nổ nếu có, trong khi cửa chìm thì không làm được), không rõ là do họ thiếu Assets hay gì nhưng chúng được đặt ở những chỗ mà bạn không thể đến được. Hay ở ngay màn chơi đầu tiên trên đường phố Veblensk giả tưởng đó là nếu bạn bị Glitch Out Of Bound thì bạn có thể đi khám phá đằng sau những bức tường ở những chỗ mà bạn lẽ ra không nên ở và thấy là ngay cả 1 vài phần tuyến đường vẫn được model đầy đủ dù bạn không thể đến hay ra được…

Nhược điểm tiếp theo có lẽ đến từ việc đây là game Mỹ mà nhỉ ? Như tôi đã nói, Black là 1 tựa game lai Phim Hành Động Hollywood cho nên chuyện súng ống xả đạn cũng phải Hollywood đến quá trớn: Nhìn băng đạn trông dài của AK47 có 60 viên thì chắc bạn còn có thể tạm tin được, hay 1 băng đạn dài của 2 khẩu Uzi và Mac10 Elite có thể đạt đến 60 hoặc 70 viên thì thôi Ok tạm cho qua… Nhưng…. MỘT BĂNG ĐẠN TIÊU CHUẨN CỦA KHẨU MP5 (tức 31 huyền thoại) chứa được đến… 80 viên??? Phải mất ít nhất 2 đến 3 giây bạn mới xả hết cả băng đạn đấy??? Và dĩ nhiên… SÚNG NGƯỜI TỐT! Một khẩu M16A2 thế quái nào… Với cái băng đạn ngắn cũn cỡn đó… Chứa đến… 95 VIÊN??? WHAT THE F?

Well tôi biết nó khá là thẩm du nhưng không hề nghĩ rằng nó THẨM ĐẾN TẬN MỨC ĐÓ =))) và dĩ nhiên, A.I của game như đã nói thì thật sự còn nhiều khuyết điểm, mặc dù tôi rất thích cái giọng: “Grenada” của chúng nhưng việc đôi khi chúng liều mạng 1 cách không não, thậm chí chúng hành xử luôn như đám kẻ xấu trong phim Hollywood ý =))) Chạy hớt hải với 1 tay cầm súng, lại còn cầm ngang luôn =))). Các bạn đã bao giờ nhìn thấy thằng ngu nào cầm 1 khẩu súng siêu nảy và giật như AK47 mà lại còn cầm theo chiều ngang như đám tội phạm đường phố nhạc Rap rồi vít… Đến mức đạn nó lệch khỏi người bạn đến cả chục đề Xi Mét mà vẫn… Vít rất hồn nhiên?


Đánh giá chung: Black là 1 game FPS tuyệt vời đến từ quá khứ, Nhìn chung, ấn tượng mạnh mẽ của Black vẫn không hề bị ảnh hưởng nhiều bởi lối chơi lặp đi lặp lại và thường là tiêu chuẩn, AI của kẻ thù yếu và độ dài tầm trung (khoảng 8 màn chơi với thời lượng ít nhất 10 tiếng nếu bạn đủ nhanh). One Of The BEST Console Shooter thật sự từng được làm ra đấy không đùa đâu, nếu bạn không tin ư? Có lí do mà Soyny từng cố nhảy vào mảng FPS với Killzone và Resistance cả đấy… Dĩ nhiên thì Western lại vả ngược Japanese ở khoản này: Thiết kế 1 game FPS…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện