Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Taito cũng từng là một người anh tài có tiếng của thể loại Arcade điện tử thùng, hãng cũng là một trong những hãng bám trụ mảng Arcade rất quyết liệt cùng với SEGA. Game của hãng kể cả làm cho console bạn vẫn có thể nhận thấy các yếu tố Arcade giải trí và kích thích thật sự thử thách người chơi đến đâu. Và đoán xem ? Họ cũng là một trong những người nhảy theo trào lưu Survival Horror cuối 90s đầu 2000s bằng một sản phẩm của riêng mình – Chaos Break ! Một cái tên khá là underated và cũng không nhiều người nhớ đến nhưng trái với cách mọi người tưởng tượng, phiên bản Steroid này của ” Resident Evil ” khá là chất lượng và mở ra các ý tưởng mới với những gì bạn có thể làm với thể loại.

Gameplay: Chaos Break có mọi công thức quen thuộc của thể loại: Các góc camera fixed ở các Room đan xen với góc Camera người thứ ba có thể điều chỉnh – mặc dù giới hạn dễ thấy của các trò chơi góc nhìn người thứ ba ở thời điểm này đó là góc camera luôn như **** và thích đấm vào mặt bạn nhiều hơn là giúp ích. Thoải mái thay đó là di chuyển trong game hoàn toàn là di chuyển tự do thay cho kiểu Tank controll xoay hướng nếu như bạn vốn không quen với kiểu chơi này. Như nhan đề bài là Resident Evil chơi thuốc Steroid, yếu tố hành động của Chaos Break so với Resident Evil nhảy lên gấp 10 lần chứ không phải 1 hay 2. Nhân vật hoàn toàn có hệ thống vũ khí hàng nóng đồ sộ và thậm chí là đồ chơi mạnh như bom Napalm hay chất nổ cỡ Mininuke – kể từ khi game có yếu tố Sci Fi – Futuristic miliatarism, bạn bắn và di chuyển cực kì linh hoạt so với kiểu lù khù chậm rãi của RE. Để tăng yếu tố Steroid, hết đạn thì bạn làm gì nào ? Đúng rồi ! Đấm đá. Cả hai nhân vật chơi được của game đều có đòn Melee tầm gần và đòn đánh có Frame đủ rộng để đánh nhiều kẻ địch nếu có thể. Bạn lại còn có cả cơ chế Dogde Roll tức thì và khi Dogde thì căn chỉnh đúng có thể cho bạn 1 giây khung hình bất tử ! Với tất cả các yếu tố này bạn có thể nói đây là game hành động chứ chả phải Survival Horror nữa nhưng Resident Evil chủ yếu đã là hành động từ đời Tống và bằng một phép màu nào đó nó vẫn là Survival Horror… Heck ngay cả Silent Hill Book Of Shit Memories là một game Dungeon Crawler và một cách WTF nào đó nó vẫn là Survival Horror…  Và Chaos Break cũng vẫn không là ngoại lệ bởi trái với yếu tố Combat tự do thì game vẫn đặt nặng tính Survival Horror của nó vào các yếu tố khác…

Về mặt quản lý tài nguyên, Chaos Break giới hạn bạn với các nhu yếu phẩm hồi máu nhằm nhấn mạnh là mỗi Hit mà bạn dính hay một giọt máu bạn mất sẽ thật sự quý giá đấy bởi vì xuyên suốt thời lượng của game, ở các phân khúc đầu thì họ cho một lượng nhu yếu phẩm hồi máu vừa phải nhưng bắt đầu về sau là sẽ thưa dần ít dần đi và chỉ gọi là đủ dùng – giả định là bạn đừng ăn đòn nhiều quá. Đạn dược và bom mìn có dư giả ra hơn nhưng về sau sẽ có một số loại quái thật sự yêu cầu tốn kém hơn và sẽ có cả vấn đề đấu Bosses và Minibosses, và vì thế cho nên bạn vẫn có phải tiết kiệm chút ít các băng đạn hay bom mìn và cố gắng dùng Melee cho những con quái mà bạn cảm thấy quá yếu và không cần tốn đạn. Chaos Break như tôi đã nói thì mặc dù là một game survival horror nhưng có cả yếu tố Arcade – điện tử thùng và bạn sẽ thấy cái yếu tố này hiện diện cực nhiều đối với game

Yếu tố giải đố của game… Well thằng cha nhà sản xuất nào đó ở Taito thật sự nói: HẾT CÔNG SUẤT ĐI CÁC EM ! – Đây là một trong những hệ thống giải đố vừa khó hiểu, khoai mà thậm chí tôi còn không chắc mình có còn thật sự đang chơi trò chơi điện tử nữa hay không ! Một vài câu đố dễ kiểu tìm chìa khóa, thẻ khóa, lắp vào cửa mở ra đi tiếp thì đối với mọi người đã quá quen rồi. Game có Backtrack nhưng may là backtrack trong game này dễ thở hơn so với nhiều game cùng thể loại và cùng thời. Nhưng có một số câu đố mà bạn chắc chắn vò đầu bứt tai nguyền rủa mấy thằng Devs chẳng hạn như một câu đố tìm mật mã bằng cách giải trò Sudoku – Mặc dù đây là một thử thách trí não khá hay ho nhưng… Đây là một game Survival Horror có tính thời gian và họ đang thật sự ép bạn phải giải một bài toán cần đến cả tiếng suy nghĩ chỉ trong một khoảng được phép có hạn là 5 – 10 phút… Vì chúa tôi đang chơi game hay đi thi vậy ? Thời tôi thi cấp 3, thi đại học cũng chưa áp lực thế này dù hồi đấy tôi cũng học nhiều và thông minh hơn, trẻ hơn nữa. Và nếu khúc này bạn thật sự giải được nhanh chóng không cần đọc Gamefaq hay cần sự trợ giúp gì thì tôi thật sự nể bạn đấy. Và nếu bạn nghĩ chắc mấy thằng cha này chỉ đùa thôi bởi họ thật sự bị điên vì ngay cả Resident Evil, Silent Hill, Parasite Eve hay Dino Crisis chưa thần kinh tới mức mổ não người chơi ra thế này ( Silent Hill thực ra có câu đố xác định các nốt đàn chính xác cũng khá hack não nhưng ngay cả nó cũng chưa khó chày cối thế này ) thì bạn nhầm to rồi đấy ! Câu đố tiếp theo đáng chú ý của game là câu đố ô chữ – Bạn chơi luôn cả các tờ tạp chí trong game này tôi đoán vậy. Nếu bạn nhớ ngoài đời thì các tờ tạp chí hay báo ngày xưa có mục đố chữ theo bảng tức là bạn phải tìm cách tìm ra các cụm từ xếp ngang xếp thẳng xếp chéo qua một mớ chữ nghĩa chồng chéo lên nhau thì game có một câu đố như vậy. Cái câu đố này dễ hơn câu Sudoku khá nhiều và thật sự thì bạn cũng qua nhanh chóng thôi nhưng cái cách khó chịu ở đây là kể cả nếu như bạn tìm được mật mã nhanh chóng thông qua nhận biết cái cần tìm và các ô chữ, bạn vẫn bị bắt ép phải giải hết toàn bộ câu đố thông qua việc kiểm tra hết mọi manh mối và giải hết mọi ô chữ có thể bởi vì nếu bạn không làm thế, kể cả có tìm đúng mật mã và bạn định thử làm trò nhập vào nhanh chóng game vẫn sẽ báo sai và không để bạn progress game tiếp – đây cũng là một câu đố mang tính đánh lừa cao bởi như tôi đã nói nếu bạn không biết, bạn định thử speedrun và nhập mật mã đúng vào nhưng game không cho bạn đi tiếp và bạn sẽ nghĩ chắc cái đáp án là sai rồi và bạn nhanh chóng bỏ nó đi và… Bạn lại vẫn phải giải lại toàn bộ câu đố đầy đủ từ đầu đến cuối kiểm tra xem mình bỏ xót hay hiểu sai cái gì và lại trial và error với cả một tá chữ nghĩa khác lại mất nhiều thời gian lằng nhằng không cần thiết. Một vài câu đố tiếp theo như câu đố giải phẫu hay câu đố giải hàm số đồ thị ( Không tôi không đùa đâu – Họ thật sự thích đánh đố khả năng học Toán của bạn đấy ! ), câu đố giải phẫu bình thường không quá khó bằng câu đồ thị nhưng nó vẫn yêu cầu cái khả năng đọc hiểu và phân tích của bạn, trong khi câu đố đồ thị tính toán để hướng dẫn cái chấm trắng vào chĩnh giữa tâm màn hình khá là khoai và có phải nghĩ, kể cả sau khi bạn hình dung ra được nó rồi thì game cố tình nhét một vấn đề khác đó là đây cũng là một câu đố có tính thời gian và bạn cần làm cái câu đố này với thêm một màn chạy marathon 2 vòng khác trong khoảng chưa đến 3 – 4 phút… Hãy tưởng tượng cảm giác chơi cái này trên máy PS1 thật which thời PS1 ở VN tôi nhớ cũng có vài người nhắc đến game thật và hãy tưởng tượng tất cả họ cũng phải đi qua cái mớ này… Phải công nhận chúng ta từng có một thế hệ game thủ rất kiên nhẫn, thông minh và cần cù để mà ngồi vọc được tất cả mấy cái kiểu minigame, giải đố hay như thế này ném hết vào mặt.

Yếu tố thử thách của game còn tiếp tục được đặt vào các phần khác của game chẳng hạn như progress game và lấy Ending chẳng hạn ? Game có vài yêu cầu phụ nho nhỏ như bạn phải tìm cách giải cứu nhiều NPC cũng bị kẹt trong cơ sở đầy rẫy quái vật này, giúp đỡ các NPC này nữa, rồi còn các điều kiện phụ như bạn phải làm được những gì đó, giải câu đố này thật nhanh hay làm cái gì thật nhanh và quan trọng nhất – ĐÂY CŨNG LÀ MỘT GAME ĐẶT NẶNG TÍNH SPEEDRUN ! Để có được Best Ending của game bạn cần phải Beat game và hoàn thành tất cả các điều kiện dưới 2 tiếng ! Yeah khoai như thử thách 1 tiếng rưỡi Speedrun của RE 2 gốc đấy ! Trừ việc Re2 gốc giải đố không khó như Chaos Break nên bạn có lẽ được dư ra khoảng 30 phút ném vào mấy câu đố khoai nhất của game rồi toàn bộ còn lại phải làm thật nhanh chóng lình kình như Re2 gốc thật ( Một số trận combat của Chaos Break có thể skip nhưng một số trận cũng là bắt buộc đương nhiên ). Chaos Break nếu có một khuyết điểm khác nữa từ cái này thì như bạn thấy đó là game cũng khá ngắn thôi, vèo cái là đi đến giữa game và kết thúc nếu bù trừ thời gian giải đố, đấu Bosses hay hoàn thành một số thứ được kịch bản sẵn hoặc bắt buộc này nọ – khiến tôi nghĩ đây là một cái đáng tiếc vì game có thể dành nhiều thời gian khiến nó dài hơn hay xây dựng thêm vài thứ gì đó đáng nhớ hơn. 2 nhân vật của game có lối chơi tuy na ná nhau nhưng cách mà vũ khí và đòn melee của họ hoạt động khá là hay ho, cô nàng có combo đá trong khi anh chàng là đánh, 2 tay của cô nàng là đôi khẩu súng máy có grenade launcher được build vào tay và bắn đạn liên thanh trong khi anh chàng cầm một khẩu súng laze kiêm bazooka, khá thú vị. Game cũng có vài kĩ thuật gameplay phô diễn của nó như trong lúc đánh nếu timing đúng và animation chưa kịp triển khai thì bạn vẫn có thể Dogde nhanh chóng để ăn khung hình bất tử và có thể dùng như một dạng cancel chiêu thức nhanh, có thể nạp đạn thủ công và cái này khá quan trọng vì đạn có thể dùng bắn liên thanh để khiến nhiều kẻ địch stagger lắc lư, dễ dàng để lao vào áp sát đánh hơn… Hệ thống Map và layout của game thiết kế khá vừa mắt và dễ nhìn, assets lặp lại nhiều nhưng nó không thành một vấn đề cho lắm, cơ chế xem bản đồ cũng hiếm hoi tỏ ra cực kì hữu ích so với một số game cùng thời khi có lập trình được tính năng hiển thị màu và hiển thị trong suốt – giúp bạn dễ dành đánh dấu và nhận biết những thứ như cửa bị khóa với cửa mở được, nếu như phòng này chưa vào thì nó sẽ ẩn nhưng phòng nào mà đã khám phá rồi thì hiện lên đầy đủ, có cả các vị trí máy tính save các thứ nữa…

Cốt truyện của game thẳng tuột và đơn giản thôi, trên thực tế game làm rất khung sườn ở khâu này tức là kiểu họ viết một cái cốt truyện kịch bản rất đơn giản trên giấy và slap thẳng luôn vào game, không cần xây dựng phát triển nhân vật, không cần drama không cần tình tiết này kia không cần chính kịch etc gì cả, nó rất thẳng tuột thế thôi. Bạn theo chân đội phản ứng nhanh chống quái vật đến với một cơ sở nghiên cứu nơi mà các sinh vật đã xổng chuồng và giờ cả cái cơ sở này ăn cứt – Yeah ! Cốt truyện của game kiểu bọn tao sẽ làm cái mô tuýp Resident Evil nhưng vứt não đi theo cách ngầu nhất ! Bạn có 2 nhân vật chơi được là Rick và Mitsuki – Giống Chris Redfield và Jill Valentine ở RE1. Tên của cái tổ chức cũng chỉ 3 chữ rất đơn giản D.E.F – DEF trong Defend ! Ý tôi là bạn thật sự có cần não cho cái này không ? Game có thiết kế Backstory đan xen bằng cách trong game các máy tính bên cạnh việc save game thì bạn cũng có thể dùng để ngó qua Email của các nhân viên trong cơ sở thí nghiệm này, mặc dù khâu này cũng rất đần và không não thôi vì bên cạnh các email gợi ý manh mối câu đố – thứ mà cũng nói khá là chung chung về vấn đề thì phần lớn Email như là Junk kiểu bạn sẽ phải giả vờ mình là nhân viên Facebook thích buôn bán bí mật dữ liệu khách hàng và khi bạn lướt ngó qua các cái email này và chúng rất ngu ngốc kiểu: ” Ê trong cái cơ sở này có em tiến sĩ xinh lắm, tớ muốn xin làm quen nhưng hình như em này hơi lạ chỉ thích tuýp người abcxyz gì đó và giờ tớ cần ý kiến của cậu ” – một tay nghiên cứu sinh gửi cho bạn hắn ở ngoài…  Yeah nó ngu ngốc thế này thôi. Có 2 NPC quan trọng bạn cần lưu ý tên là Rachel và Sean vì 2 kẻ này sẽ đóng góp vào ending bạn nhận được cuối game. Có 4 endings có thể cho cả 2 nhân vật – Cái Best ending như thường lệ là mọi người thoát ra cùng nhau vui vẻ, không còn biến cố gì nữa và endgame, cái Good ending vẫn để ngỏ là tuy mọi người thoát nhưng con kí sinh lớn nhất bên trong cơ sở vẫn còn sống và cầu trời là nó đừng gây rắc rối gì hay có một Team khác đủ mạnh nhanh chóng đến dọn dẹp ( Giống với Ending Tyrant còn sống của RE khi đó ), một cái Bad Ending liên quan đến việc trực thăng bị cắt làm đôi bởi chính con sâu khổng lồ kí sinh trên ! một cái Worst Ending là khi bạn thất bại tất cả đến mức khi thoát ra thì bạn bị ” thanh lọc ” bởi chính tổ chức của mình. Để có Best Ending thì dĩ nhiên, bạn cần hoàn thành game dưới 2 tiếng như tôi nói ở trên và hoàn thành mọi điều kiện cần thiết trong đó có cứu Rachel và Sean, Good Ending đạt được nếu bạn cứu Rachel và Sean nhưng không beat nổi cái mốc 2 tiếng, bad ending là khi Mitsuki để Rachel chết nhưng có thể hoàn thành các điều kiện khác trong khi Rick để Sean chết nhưng có thể hoàn thành các điều kiện khác và Worst ending là khi bạn để cả Sean lẫn Rachel chết và không đạt nổi bất kì một cái gì cả. Trong quá trình Progress game thì game không có zapping system hay gì đâu nhưng 2 routes cho 2 nhân vật vẫn có sự đa dạng ở một số phân khúc riêng biệt, còn lại thì cả Rick và Mitsuki là giống nhau. Việc trùng contents của cả 2 nhân vật nếu đánh giá thì tôi cho ở mức 60%, hoặc có thể là 75%… Vì game ngắn nên cũng có cái may là các phân khúc mà chia ra sự khác nhau rõ rệt thì nó nổi bật hẳn ra hơn thay cho việc chỉ có mỗi vài thứ khác biệt linh tinh gì đó.

Trong khi đồ họa của game nhìn tinh mắt và ưa nhìn so với một game PS1, nó không phải đẹp nhất nhưng art direction kiểu nhân vật hoạt hình với quái vật thiết kế ghồ ghề gai góc nổi bật ra môi trường cũng là một điểm nhấn, âm nhạc là một điểm yếu và không có gì đáng nhớ nhiều cho lắm. Nếu buộc phải đánh giá thì game nhìn trông như một bản nâng cấp của trò T.R.A.G / Hard Edge ( which tôi cũng đã từng viết về từ lâu ) nhưng đẹp hơn bởi trong khi T.R.A.G vẫn dùng phông tĩnh dựng sẵn Pre-rendered background thì toàn bộ đồ họa của Chaos Break là Full 3D từ đầu đến cuối, có một vài hiệu ứng physic hay ho như một số con quái nhất định có thể bị Dismember – mất đầu, mất tay chân hoặc đứt gãy các bộ phận…

Đánh giá chung: Chaos Break cũng là một tựa game cực kì hiếm và một kí ức về thời kì thô sơ từng ra sao, tuy nhiên trò chơi vẫn rất vui và khá giải trí kể từ khi có kết hợp phong cách Arcade từ điện tử thùng. Trên thực tế đây hiếm hoi là một trong những tựa Survival Horror độc lạ nhất của máy PS1 nơi người chơi không sợ một cái gameplay cực hình mà lại là sợ câu đố hơn cả hành động. Trò chơi cực kì giải trí và cung cấp một khoảng thời gian thay thế hoàn hảo khi bạn cảm thấy chán bị quái vật hành trong các bản RE survival horror gốc cùng thời kì và muốn tìm kiếm cảm giác mới lạ và mạnh bạo hơn.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly