Đánh giá Rumble Roses

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Con trai: Chúng ta có thể có WWE ở nhà không mẹ?
Mẹ: Chúng ta có WWE ở nhà rồi mà con…
*WWE ở nhà*


Con trai:… mom… I FEEL SO GOOD!

Các ông đoán tôi phải đang horny lắm mới dở chứng viết cái này đúng không? Các ông đúng rồi đấy. Chả là vì có hai lí do chính: thứ nhất là ngồi nói chuyện với mấy thằng bạn về thời mà game của WWE còn hoàng kim… Khi mọi người còn đang tẩn nhau với WWE: Here Come The Pain hay ít ra cũng là đến giai đoạn 2k13 chứ không phải ngồi spot bug trong WWE 2k20 và thế là đầu tôi lập tức: Ơ hình như Kuntnomey cũng có thứ gì đó tương tự thì phải và… Đây là nó.

Tôi từng kể với các bạn về mô típ “Ăn theo của KONAMI” rồi nhỉ? Hãy thử tưởng tượng khi đó là thời hoàng kim của Dead Or Alive và các dòng game đấu vật, KONAMI nhìn vào cả 2 phong cách này và thở mạnh… BOOM!  Thời gian sau đó thì Rumble Roses ra đời… Và vâng… Tôi cũng thèm nhiều lắm suốt cả hồi cấp 2 lẫn cấp 3 khi tìm thấy game (thời đó chúng ta chưa có từ Mlem). Và lí do thứ hai đó là: DĂM BA THẰNG JOURNALIST NÀO ĐÓ TRÊN TWITTER CHO RẰNG KHÔNG AI TRONG CHÚNG TA BỊ HẤP DẪN BỞI PHỤ NỮ MẠNH MẼ VÀ TÔI KIỂU NHƯ: WWWHAAAAATTTT?

Gameplay: Sau khi WWE các đời THQ học được công thức đỉnh cao từ sau bản WWE Smackdown trên PS1 thì y như rằng, bọn họ vắt sữa nó dài luôn – Bản WWE: Here Come The Pain có lẽ là một trong những trải nghiệm xuất sắc nhất mà dòng game đấu vật từng mang lại. Rumble Roses cũng áp dụng y nguyên với đánh đấm đá và quan trọng nhất là cơ chế: Ôm (điều chỉnh move thông qua các phím) và vật – xem animation của move được thực hiện. Và với làn gió mà Dead Or Alive đã tạo ra thì… “Nảy Nảy Nảy”. Các nhân vật có move set và style khá rõ ràng chẳng hạn như High Flyer, Submissoner hay Brawler tùy từng người. Backstory và lore chung tiêu chuẩn dựa theo những cốt truyện đậm chất… Tôi không biết nên dùng từ gì? Male Fantasy? Đến thời điểm hiện tại, có 2 phiên bản chính của game là Rumble Roses đầu của PS2 và bản Rumble Roses XX của XBOX360 và dĩ nhiên, cả hai đều là game độc quyền nói không với PC *Hơi Cáu*.

Như thường lệ thì tôi sẽ tạm đi sâu vào phiên bản đầu tiên trước, Rumble Roses đầu tiên giới thiệu những hệ thống thuần nhất của nó, chỉ có 2 kiểu match chính đó là vật thường và đấu bùn… Yeah, WWE vẫn cung cấp nhiều chế độ hơn kể cả là những pha Backstage và kịch bản Cringe không thể ngửi nổi. Vì Rumble Roses cũng chạy theo phong cách Male Fantasy nên đừng đòi hỏi kịch bản của nó phải có lý hay thắc mắc rằng tại sao những câu thoại lại… ngớ ngẩn đến vậy nhỉ? Hãy thử tượng tượng Director lẫn Scenario Writter đều phải khá Horny để viết được ra những chuỗi hội thoại và voiceline đó… À mà đó là nếu game thật sự có Scenario Writter.

Có 10 chiến binh chính trong Rumble Roses, nhưng game chỉ giới hạn ở đây và thay vì cho bạn các nhân vật mới, bọn họ tạo ra cho mỗi cô một nhân cách đảo nghịch thứ hai trong game (hiểu nôm na là Good thì đảo thành Evil và có thể ngược lại) có thể mở khóa, nói nôm na là bây giờ 10 x 2 tạo thành 20 nhân vật. Dĩ nhiên thì các nhân cách đảo nghịch đều có thêm các chiêu thức mới để khiến họ nổi bật hơn so với các nhân vật chính, nhưng nói gì thì nói tôi vẫn nghĩ đây là một cách khá Lazy khi bạn cứ lấy một model đã sẵn có, chỉnh sửa một tí rồi thêm một bộ costume hoàn toàn khác vào và cho họ một move set mới… Ý tôi là sao không làm luôn nhân vật mới đi? Mỗi một nhân vật trong game như thường lệ được dựa trên các mô típ chiến binh mà nhiều game đối kháng trước đã xây dựng được và vay mượn kha khá các yếu tố: có Reiko sẽ là một trong những nhân vật chính nhất, giống Ryu từ Street Fighter, thoại của cô thể hiện sự quyết tâm và đam mê thật sự với thể loại đấu vật chứ không phải chỉ lên sàn cho đẹp; Dixie là một cô Redneck male’s fantasy… À nhầm… Xin lỗi… Một phụ nữ Texas xinh đẹp =))) Và bên dưới chắc hẳn là một lí do mà sẽ bạn yêu cô nàng bò sữa này


Vẫn còn khá nhiều các nhân vật khác, thậm chí bạn phải tự hỏi một ninja kì quặc như cô nàng Bloody Shadow làm cái gì ở đây – Yes, cứ so sánh cô ấy với Io Shirai nếu muốn mặc dù tôi không nhận thấy bất kì sự tương đồng nào. Tuy nhiên, nhiều nhân vật khác vừa là các khuôn mẫu đơn thuần nhưng cũng vừa đại diện chặt chẽ hơn cho một số “Ham muốn” hay trường phái khác nhau. Chúng ta có Aigle là một nữ đô vật đến từ Mông Cổ với dòng máu Khan cao quý, Makoto thì được gọi là Judo Babe (Cục cưng Judo) và có lẽ hơi lố bịch khi nhân cách thứ hai của cô ấy là Quỷ Đai Đen theo đúng nghĩa đen. Nhà vô địch hiện tại là Evil Rose và chỉ nhìn vào cũng… Tôi không có máu Fendom sorry.

Chúng ta có một giáo viên trường nữ sinh – miss Spencer với những đòn suplex khá mạnh trong game, đến trình Lesnar hay chưa thì còn phải xem đã =))). Nữ sinh nghịch ngợm Candy Cane – đừng đùa, tôi khá thích cô nàng này đấy, không phải vì cô ta cố ra vẻ Edgy đâu mà là vì nhạc nền của Cane luôn là nhạc Punk – Rock Pop Emo nổi loạn và bạn đoán xem ai là nhạc sĩ nào? Akira Yamaoka đấy! Vì đây vẫn còn là thời của các hotgirl rám nắng cho nên những cô Dark Skin xinh đẹp trong game là không thiếu, từ Aisha, doctor Anesthesia,… Dĩ nhiên là mỗi một nhân cách thứ hai của những người này cũng rất thú vị, gần như họ đưa hết tất cả các chủ đề quái đản vào. Rất xin lỗi nhưng Triss Stratus, Lita, Victoria, Michelle Mccool… không thể có cửa ở đây =))).

Nói thêm một chút về cốt truyện thì nếu như bạn hỏi tôi có thứ gì thật sự đáng nể, tôi sẽ nói đó là một cái Character Development nho nhỏ khi so sánh các nữ đô vật với bản sao ngược của họ, chẳng hạn như cô Spencer là một giáo viên ưu tú, cô luôn nói rằng cho dù một đứa trẻ có ngỗ nghịch đến đâu thì vẫn còn đường giáo dục nhưng với nhân cách ngược của cô là Misstress Spencer? Nghe chữ Misstress là hơi run rồi đúng không? Bạn biết bạn chỉ gọi cô nào đó là Misstress khi cô ấy bắt đầu cầm roi da và quất bạn vì tội hỗn láo =))). Mistress Spencer thay đổi toàn bộ hệ sinh quan của cô, không còn học trò ngoan hay cố uốn nắn gì ở đây nữa, cứ vụt, vụt cho chúng nó đau đớn và nhớ ra thì thôi… Ngược lại, Evil Rose là một kẻ vị kỉ thì nhân cách ngược của cô ta là Noble Rose lại trở nên… tốt đến dễ thương? Và các move của những cô này thì cũng thật… smoking… Kịch bản tuy quá kì quặc nhưng vẫn phần nào chứa những line khá hay…

Và vì là một kiểu game về Waifu nên Gallery là một thứ bắt buộc, nơi bạn có thể thỏa sức ngắm các cô nàng mình thích tương tự như Dead Or Alive và có thể thử Alternate Costume nếu như bạn có. Và những cái góc camera thì luôn vừa lòng bạn hết mức có thể =)))

Sang bản XX trên XBOX 360, bên cạnh đồ họa được cải thiện khá nhiều, ít 8bit textures và model Polygon chi tiết hơn thì họ chưa thêm thắt nhiều lắm cho gameplay. Nếu như cốt truyện ở phần đầu tiên là một chuỗi phim hạng B với kịch bản Cringe chưa từng thấy, Voice Acting dở mà thậm chí bạn cũng khó mà nắm được chuyện quái gì đang diễn ra ở đây, phần XX cắt hoàn toàn phần này và chỉ tập trung vào một yếu tố cốt lõi chính đó là gameplay. Số lượng nhân vật cũng vẫn ở mức như vậy so với phần đầu cho nên bạn lại quen mặt tất cả mọi người nhanh chóng thôi, có thêm nhiều chế độ chơi hơn từ đấu đơn, đấu đội, đấu chấp (Handicap), 1 ăn 3 (Triple Threat) hay kể cả là Fatal 4 ways với nhiều gimmick hơn để đa dạng hóa gameplay.

Tuy nhiên thì core của Rumble Roses XX vẫn là một điểm sáng tương đối, mặc dù nói thật thì bạn sẽ không cảm thấy quá khó khăn để làm quen vì chủ yếu thì nó vẫn áp dựa vào game đầu tiên của mình – đơn giản và không khó để nắm bắt. Về bản chất, XX chia sẻ nhiều điểm tương đồng hơn với bộ engine đấu vật mà bạn được thấy trong các bản WWE của THQ và Yuke. Phá đòn và phản đòn được làm thành một cơ chế riêng, và tùy thuộc vào bạn để dự đoán đòn mà đối thủ sẽ tung ra như ôm hay đánh để bạn có thể thực hiện thành công một pha phản ngược. Các cơ thể của các nữ đô vật được chia ra làm các vùng, bao gồm đầu, cơ thể, chân và cánh tay. Càng gây nhiều sát thương cho một khu vực thì như một lẽ thường tình, đòn khóa nhắm vào khu vực đó sẽ khiến đối thủ đau đớn cực đại và có thể đến ngưỡng Tap Out nhanh chóng.

Yếu tố Humiliation (sỉ nhục) vẫn còn hiện diện và tất cả chúng ta đều biết đây là một thứ Fan Service phần nhiều hơn là coi nó như một mechanic chính. Tuy nhiên bản XX có vẻ như mắc một sai lầm hơi nặng hơn so với bản đầu tiên đó là vấn đề “Độ khó” trong game. Nếu như bạn đã quá quen với Game WWE của THQ thì khỏi cần ai phải dạy bạn cách chơi đâu, cứ vào mà quậy phá đi. Rumble Roses đầu tiên vẫn có nhiều tình tiết đối thủ tung chiêu khó đoán, bỏ qua độ Delay trong Animation thì XX hình như “Dễ đoán” hơn và vấn đề phản ngược trở nên khá dễ dãi ngay cả với một tay gà mờ. Vì thế game dễ trở nên nhàm chán khá nhanh khi bạn đã thử hết mọi thể loại và mọi trò để thể hiện… Và vì cắt bỏ Story mode đi rồi cho nên nhiệm vụ trong mode chính của game đó là đấu để tăng Reputation (Danh tiếng) và tìm cách để được tranh đai vô địch, nó không hề nói rõ cụ thể là bạn phải làm thế nào, cứ biết thắng thật nhiều là một điều tốt nhưng bạn sẽ cảm thấy cực kì không công bằng là khi có nhân vật đánh chưa đến 15 trận là đã được 1 Shot tranh đai trong khi có nhân vật đánh đến mòn mỏi 30 40 trận vẫn chưa thấy cơ hội đâu cả.

Bắt nạt bắt nạt Go Go Br Br

Chế độ Edit của XX được thiết kế dày đặc hơn so với phần trước, có lẽ là để giống với DOA XTREME VOLLEYBALL hơn =))). Đây tiếp tục là nơi bạn mua thêm trang phục cho các cô đào bé nhỏ của bạn, tùy chỉnh ăn diện các kiểu, camera vẫn luôn chất lượng như thường lệ, hiệu ứng nảy =))). Và lần này bạn được tùy chỉnh cả body và dáng cho cô đào, từ kích thước cơ bắp, bụng thêm múi, tăng độ rip lên để cô nàng nhìn trông giống dân Gym hơn và một tùy chỉnh quan trọng nhất: BOOB!… Khá thú vị. Để tăng phần kích thích vào các yếu tố vốn đã rất là “Fan Service” là chế độ chụp ảnh, trong đó bạn có thể chụp một nhân vật (hoặc một cặp) với các style và quần áo khác nhau cho cô ấy, sau đó hướng dẫn cô ấy tạo dáng theo những cách cụ thể trong khi bạn điều chỉnh góc máy ảnh và chụp ảnh nhanh. Nếu bạn chơi được online thì sẽ có một market để trao đổi những tấm ảnh này ở trên đó mặc dù tôi cho là thứ này hơi quá thừa, tôi thích giữ cho riêng mình thì sao nhỉ? =))) F the SJW, this is my home ya…

Powerbomb Smash GG


Và với những ai đã quá quen với game thì tôi tin chắc rằng bạn đã từng có thời ngập mặt trong các trận đấu bùn nhem nhó, ngắm nhìn các cô đào bẩn thỉu theo đúng nghĩa đen đang cố nắm tóc nhau. Chắc đây là một Festish kì lạ, nó vừa dữ dội, sexy và cũng không kém phần Cringe nhất là khi bạn nhìn cái dáng chạy của Makoto, Aigle hay bất cứ ai với 2 cái tay long nhong đó…

Âm nhạc thì như đã nói, nó tập hợp hầu như tất cả các nhạc sĩ làm việc cho Konami để cho ra những track nhạc đa dạng và tùy theo chủ đề của từng cô. Các nhạc sĩ từ Sota Fujimori (Casltevania và Beatmania, Dance Dance Revolution…), Akira Yamaoka (Contra, Silent Hill…), Mutsuhiko Izumi (Beatmania, Dance Dance Revolution, DTX mania và phần lớn các dòng game Arcade từ Konami) và tiêu biểu đó là Michiru Yamane huyền thoại của Casltevania và Sword Of Etheria… với những âm thanh biến thiên từ Rock, Pop, Country, Electric thậm chí kể cả Rap…. Tôi sẽ lại để đây để bạn nghe thử và bài Pluck The Rose khá là Funk dễ gây nghiện đấy =))) Kể cả cho dù bạn cố gắng chơi game nghiêm túc và tránh xa sự cám dỗ thì âm nhạc của game sẽ giúp ích khá nhiều đấy.

Ok và chúng ta lại đến phần đánh giá chung: Điều có lẽ đáng buồn nhất là sau khi thật sự chơi cả hai bản cho dù là qua giả lập, Rumble Roses vẫn là một trò chơi đấu vật khá hay. Như đã đề cập trước đó, trò chơi có đầy đủ các yếu tố tiêu chuẩn của một game WWE, bộ Engine tuy đơn giản nhưng hỗ trợ kha khá hiệu ứng vật lý (vì là đấu vật mà nhỉ?), các chiêu thức đặc trưng trong trò chơi tốt hơn nhiều so với những gì bạn có thể thấy trong môn đấu vật của Mỹ (và các nữ đô vật cũng khỏe một cách phi thường) bao gồm cả một số chiêu thực sự tàn bạo qua từng Animation (slams, pile drivers, suplexes) và rất nhiều điều thú vị khác. Và dĩ nhiên, chỉ riêng Fan Service là đã đủ để bất cứ tên ngốc cáu SJW nào như tôi ngồi được cả ngày rồi =))) Vì thế các bạn của tôi ạ… Nếu WWE 2K càng ngày càng xuống dốc thì Ok, No Big Deal, tôi sẽ ở lại với Rumble Roses…

Và một lời cuối thôi… Chỉ một lời cuối thôi…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.


Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện