Brigandine: The Legend Of Runersia – Những cuộc thập tự chinh xứ Runersia

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

So… sau hơn 20 năm từ ngày nó chào đời lần đầu tiên vào năm 1998 thì bây giờ chúng ta có gì nào… Phần 2 ! Hai mươi mấy năm cho 1 cái sequel và bạn ngồi đây tự hỏi nếu nó có đáng không ? Phần đầu tiên của Brigandine là Legend Of Forsena ra mắt lần đầu tiên năm 1998 độc quyền cho PS1 dĩ nhiên và chẳng mấy chốc đến cuối 1999 đầu 2000 thì bản mở rộng Grand Edition được cho ra đời như là minh chứng cho sự thành công của game. So sánh với các game Tactic RPG cùng thời thì chắc chắn Brigandine đứng nổi bật ra nhờ phong cách độc đáo cũng như cơ chế gameplay gây nghiện, đơn giản để nắm bắt nhưng khó để thành thạo, cốt truyện hay cũng như những trải nghiệm khó quên. Tôi cũng từng viết 1 bài về phần đầu của game trên đây rồi và bây giờ sẽ là đánh giá chung của tôi về phần 2.

Bài viết của tôi về Brigandine: Legend Of Forsena:

Brigandine – Tham vọng của những vị vua

Anyway đi vào với phần 2. Trước tiên nhiều nét cơ bản của gameplay truyền thống vẫn hiện diện ở đây. Vẫn là map nhìn từ trên xuống dưới, các ô là các khối lục giác Hex quen thuộc, quanh map sẽ có đa dạng địa hình các thứ không chỉ để cho đẹp mắt mà là còn quan trọng đối với gameplay. Mục tiêu của mỗi trận chiến vẫn rất cơ bản thôi: 2 phe công thành và phòng thủ, phe công có nhiệm vụ chiếm được thành và tiêu diệt Squad địch, phải triệt hạ hết được 3 vị tướng trấn thủ thành. Còn phe thủ cũng là ngược lại nhưng được ưu ái ở chỗ nếu cảm thấy không thể hạ được các tướng đối phương thì nhiệm vụ của họ sẽ chuyển thành câu giờ. Toàn bộ trận chiến chỉ được giới hạn 12 lượt thôi và nếu sau 12 lượt mà phe công vẫn không thể chiếm được thành hoặc không hạ được hết tướng đối phương thì vẫn auto thua như thường, kể cả nếu tổn thất của họ là ít hơn bên thủ.

Địa hình đóng vai trò quan trọng và được giải thích kĩ càng hơn phần 1 dĩ nhiên, và vì đồ họa background các thứ làm đẹp hơn so với PS1 nữa nên bây giờ chúng nổi cộm rõ ra hơn chứ không hẳn là blend vào hay chỉ mỗi khác màu như phần 1 nữa. Các địa hình phân bố chủ đạo từ đất liền, núi, rừng, đầm lầy, sông hồ biển và cuối cùng là thành hay kinh thành. Trước tiên thì nếu cho quân đứng ở đúng địa hình của chúng thì bạn sẽ được cộng Bonus Accuracy và Evasion, Accuracy sẽ tăng khả năng đánh chính xác, rất có ích trong trường hợp các quái hay tướng của bạn có dam to nhưng đòn đánh không có đòn đảm bảo. Còn Evasion sẽ tăng khả năng né đòn, đảm bảo bạn an toàn trong trường hợp máu giấy hoặc quá yếu trước các đòn tấn công. Riêng về 2 chỉ số khác của game là Critical và Effects thì được quyết định riêng thông qua một loạt khả năng. Giả sử nếu 1 quân hay tướng mà trong tình trạng bị bao vây, đồng nghĩa là kẻ bị vây sẽ dễ phải ăn các cú Critical nhảy dam và Effects nhiều hơn, ngoài ra thì nó cũng được quyết định dựa vào level cũng như các chỉ số riêng của tướng tùy ý như Strength ra sao, Agi ra sao, Magic, và rõ rệt nhất là Luck. Trong khi đất liền bình thường chỉ cộng 5% bonus cho Accuracy và Evasion thì các địa hình đặc biệt như rừng, núi, đầm lầy, sông biển cộng hẳn 20%. Riêng thành cộng hẳn 30% và nếu là khu kinh thành rộng lớn thì trong kinh thành cộng 20%. Có thêm một liên kết nho nhỏ giữa địa hình sông biển và đầm lầy ở chỗ tướng của cả 2 địa hình này dùng chung được cho nhau, nếu tướng sông biển đứng ở đầm lầy thì được cộng 10% còn nếu ngược lại cũng vậy. Thêm 1 lưu ý nho nhỏ là các tướng sông biển thường có các đòn đặc biệt chỉ có thể active được nếu đứng đúng cái địa hình đấy nên bạn cũng cần lưu ý. Riêng các quân và tướng bay ( Địa hình sẽ ghi là Sky ) thì họ có thể đứng ở bất cứ đâu cũng dc, song sẽ không được cộng Bonus địa hình. Thứ hai về địa hình nữa đó là tùy vào các loại địa hình này mà chúng còn có tác động đến việc quân của bạn tiến công nhanh hay chậm, cốt lõi trong việc nếu như quân của bạn có theo kịp tướng hay không. Một yếu tố nữa là tướng giờ có cả Influence range tức là quân của tướng đó sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nhất trong cái range đó, nếu ra khỏi range thì chúng sẽ đối mặt với việc bị ăn penalty vào cả 2 chỉ số tấn công và phòng thủ, khiến dam của chúng không chỉ thấp đi mà chính chúng còn phải hứng chịu sát thương nặng nề hơn từ các kẻ địch.

Đối với tướng, phần quen thuộc nhất là giới hạn quân vẫn còn đó dĩ nhiên, bạn có thể được cầm tối đa 6 con lính cho 1 tướng tuy nhiên nó còn phải tùy thuộc vào giới hạn Mana của tướng nữa. Nếu vượt quá lượng Mana thì tướng sẽ không thể xông trận được và yêu cầu bạn mang đúng lượng Mana quy định. Chỉ số Mana cũng có thể được tăng dựa theo việc tướng lên Level và dùng Items, equipment nữa nên hiển nhiên là càng nhiều mana thì bạn càng cầm được nhiều quân và cầm được nhiều các đơn vị khủng rồi. Các phiên tổ chức: Organization Phase và tấn công Attack Phase cũng vẫn còn đó, bạn vẫn phải tấn công từ lâu đài theo lâu đài ở sát gần nhau chứ không nhảy từ đầu map đến cuối map được. Đồng thời mỗi lâu đài ở các phiên tổ chức vẫn chỉ cho bạn được Summon các loại quái nhất định của nó, đồng nghĩa là nếu bạn muốn chơi lầy bằng trò build death squad sniper huyền thoại bạn vẫn phải ghi nhớ vị trí lâu đài nào cho phép xây đám Centaur,  điều tướng đến đó, summon vài con, nhét vào tướng và rồi cho đi chinh chiến, lên level 10 là có thể lên cấp thành High Centaur và bam… Bạn có Death Squad Sniper huyền thoại. Dĩ nhiên ở bản này thì chỉ số của nhiều loại quân tướng đã được điều chỉnh, Death Squad sniper trick này cũng đã bị Nerf đi kha khá ở chỗ họ giảm dam của chúng xuống rồi nhưng tàn chứ chưa phế hẳn đâu nhé. Range bắn của chúng và lượng sát thương tầm chung vẫn dư sức dọa các con tướng máu giấy như tướng phép hoặc tướng đàn đấy. Trò cướp quái dĩ nhiên vẫn còn, vẫn là các tỷ lệ ngẫu nhiên hoặc tùy vào cái gì đó nhưng bạn vẫn có thể gia tăng khả năng cướp quái thành công bằng cách cho quân vây quanh con quái đấy hoặc cast các hiệu ứng như Petrify ( Hóa đá ), Paralyze ( tê liệt ) lên người nó để tăng khả năng, và khi tên tướng đã bị tiêu diệt hoặc bị ép phải rút lui thì % chúng bỏ lại các đơn vị này nhiều hơn qua đó bạn dễ dàng capture được.

Tuy nhiều cái vẫn còn giữ là vậy xong vẫn có những sự thay đổi chóng mặt đấy. Trước tiên, hệ thống Quests bây giờ được Rework lại thành hẳn một hệ thống active riêng và có lựa chọn tác động của bạn chỉnh chu hơn. Nếu bạn còn nhớ thì ở phần 1, hệ thống Quest nó dường như toàn Random là chính, bạn vẫn có lựa chọn nhất định nhưng nó là lựa chọn trong Quests và cái công thức ở bản 1 nó na ná tựa DnD ở chỗ sẽ có các yếu tố Skills check để quyết định may rủi và tính thành công của Quests thì bây giờ ở Runersia bạn được lựa chọn các loại quests luôn ngay từ đầu. Các quests sẽ hiển thị các loại Items mà bạn có thể lấy được theo xác suất ngẫu nhiên, tính thành công của Quests được quyết định dựa vào levels và cấp bậc của tướng. Tức là gì ? Tướng đời 3 sẽ luôn cho xác suất 100% Quests thành công, không bao giờ Fail kể cả nếu như họ lấy được toàn đồ và items cùi bắp mà bạn chẳng buồn dùng, But still, thành công là thành công. Việc thu thập thêm quân qua Quests cũng tăng xác suất dựa theo cấp bậc và levels của tướng dĩ nhiên, mặc dù phần lớn thời gian mọi thứ vẫn xoay vòng Random một cách chóng mặt không khác gì chơi Gacha nhưng bạn hoàn toàn yên tâm là hệ thống Quests mới này loại bỏ nhiều phần yếu tố siêu may rủi cực kì khó nhằn của bản 1. Tuy nhiên để cho cân bằng thì Quests cũng sẽ thường liên quan đến địa hình và nó cũng yêu cầu chỉ có 1 số loại tướng nhất định đi hiệu quả được nếu không bạn sẽ thấy thanh % thành công lại nhảy về còn 1 2 vạch. Các tướng Treasure Hunter sẽ là có lợi nhất cho việc đi làm Quests bởi bọn này không chỉ tăng mạnh % loot đồ mà khi lên Max cấp bậc, chúng có thể đi được mọi loại quests bất kể địa hình và tỉ lệ thành công vẫn là 100% Tuyệt đối.

Sự thay đổi tiếp theo đó là việc bổ sung hệ thống Items Equipments các kiểu. Ở bản 1 cũng có hệ thống Items nhưng chúng hiếm khi là đồ trực tiếp mà thay vào đó khi màn hình thông báo là tướng của bạn tìm được 1 items gì đó, nó thường cộng thẳng vào chỉ số luôn chẳng hạn như +3 hay +5 Strength thường là với đi tìm được kiếm hay + Agi nếu là tìm được giầy… Vẫn có các Items equip trực tiếp có thể tìm được dĩ nhiên nhưng hầu như ở bản 1 thì xác suất tìm đồ cũng test nhân phẩm bạn và lắm lúc khi tướng lẫn quân khỏe quá rồi người chơi cũng không phải qua lo ngại bận tâm về cái đó cho lắm. Cái đơn giản đó ở phần 1 giúp cho bạn đỡ phải quản lý items equipments các kiểu đau đầu và để ngỏ các khả năng + chỉ số gián tiếp cho tướng với sự đánh đổi là 1 lượt. Còn bây giờ thì bạn lại phải bẻ tay vào mà ngồi làm các khâu này trực tiếp phần lớn thời gian hơn nữa. Tin tốt là hệ thống Equipments cũng có phân cấp bậc màu giúp bạn biết cái nào xịn cái nào dỏm dĩ nhiên, nhưng Items thì khả năng tìm thấy ở Quests là cực hiếm mà những cái có lợi sẽ càng hiếm hơn nữa. Đừng hiểu lầm ý tôi nhé, cái tôi thật sự cảm thấy nhân phẩm tồi tệ là khi cho tướng đi Quests, vì tất cả đều Random dĩ nhiên và rồi chúng nó vác về toàn Panacea với Enlightenment Scrolls, which không hẳn là quá hữu ích bởi nếu tướng đi chinh chiến xông pha trận mạc nhiều thì cái việc cày cuốc qua trận mạc nó đã bù trừ luôn cho việc cày cuốc 2 cái này rồi, những cái mà tôi muốn thường là các Exlixir, Pill và Potion tăng chỉ số, hay tuyệt hơn nữa là những bình Mana cực kì hiếm để cộng Mana cho tướng,… Hệ thống này nói nôm na là cũng có cho phép bạn được ăn gian trong game ở chỗ việc bạn có thể Buff cho chỉ số của tướng thành con số 999 là hoàn toàn có thể trái với phần 1 ( Phần 1 muốn làm cái này thì xác định là dùng hack theo đúng nghĩa đen rồi ) với điều kiện là bạn phải thật sự đủ rảnh háng để không muốn kết thúc cuộc chiến luôn mà muốn chơi lì sang tận cả trăm năm nếu được. Để tăng % cho việc loot đồ từ Quests thì bạn có thể điều chỉnh cả tướng lẫn Squad của nó, cứ mỗi sự điều chỉnh hay khác biệt chẳng hạn như lính này nọ là màn hình sẽ thông báo các Option items ở trên đầu mỗi khi đi làm quests cho bạn biết, bạn đối chiếu cái bảng đó với bảng Items của Quests, những cái lệch thì có thể bị loại ra ngoài hoặc % thấp nhưng những cái trùng thì chắc chắn là kiểu gì cũng % trúng cao. Các item điều kiện để lên cấp cho quân vẫn còn đó dĩ nhiên, có sự thay đổi trong tên gọi phần lớn nhưng biểu tượng của chúng vẫn là hình ảnh của chiếc cốc lửa quen thuộc nên tôi cá là bạn sớm hiểu nhanh thôi: Chẳng hạn như Eternal Flame để lên cấp cuối cho rồng, Infernal Eyeball lên cấp cuối cho Mandrake và những con rắn nước, Champion Medal sẽ dùng cho đám thằn lằn Lizardman… Hệ thống equipment sửa 1 chỗ nữa đó là thay vì chỉ cầm được 1 2 equips như ở Forsena hay Grand Edition của nó thì bây giờ, cả tướng lẫn quân đều Equip được đủ 4 món, đầu tay chân vũ khí…. Bạn sẽ được cộng Bonus chỉ số nếu cho quân hay tướng mặc đủ màu nữa chẳng hạn như Full trắng, Full Tím và Full vàng.

Các đơn vị quân tướng của game vẫn rất là đa dạng và muôn màu như hào quang trong quá khứ của chúng. Như đã nói ở trên thì bạn vẫn có thể Build Death Squad High Centaur sniper huyền thoại chỉ săn tướng, bạn vẫn còn các đơn vị khác với các sự tùy chỉnh rõ rệt trong phương thức chơi, chỉ số các thứ. Những con Golem có chỉ số phòng thủ cực cao từ bản gốc vẫn còn dĩ nhiên, điểm yếu chí mạng của bọn này như thường lệ là các đòn Magic thứ mà có thể lấy đi 30 đến 40% HP của chúng nếu không cẩn thận, đám thằn lằn Lizard và Goblin Swordman là các dạng lính biên chế dạng nhẹ, ít tốn kém mana triệu hồi hay để nhét vào tướng nên chúng giống những con tốt của cờ vua vậy, bù lại đám này nếu chịu khó chăm cày và kiếm Items lên cấp của chúng thì chúng sẽ trở thành những con Lizard Champion mạnh có lợi thế nước đi đôi và những con Goblin Captain có thể đánh xa 2 3 ô Hex. Đám Giant Snake có thể tiến hóa lên Sea Serpent hay Hydra ở cấp cuối và cực kì khỏe, có auto Regen khi chúng ở trong môi trường nước của chúng. Mandrake thì càng khỏi bàn bởi ở cấp 2 và cấp 3 chúng có trò Spam bụi tê liệt và đòn hóa đá, hồi máu trong rừng. Rồng thì lúc nào cũng không bàn rồi – đơn vị trung tâm nhất càng về cuối game là càng cần nhất là rồng đời cuối, những con Roc có thể hóa lên phượng hoàng lửa hoặc phượng hoàng công, 2 con có 2 tác dụng khác nhau dĩ nhiên, phượng hoàng lửa khỏe tầm trung nhưng có đòn hồi máu khu vực mạnh ( Khuyết điểm là đòn này không phân biệt địch ta nên nếu dùng ko đúng cách thì bạn còn tiếp tay cho đối phương đấy ) và đòn lửa, phượng hoàng công chỉ có đòn hét choáng truyền thống nhưng cũng bù lại là chỉ số công và nhảy Critical của con này là cực kì cao, dọa ngay cả đám tướng với những phát Critical lấy những 250 đến gần 400 HP. Thêm 2 con quái yếu và phế khác là 2 con Wyvern và Zombie, bọn này nếu bạn để ý thì chúng nó rất yếu và không đáng kể lắm trong bất cứ giai đoạn nào từ level 1 đến 19 ( trong cấp 1 và 2 của chúng ) nhưng cấp cuối của chúng là Bahamut và Lich là cực kì cần nếu bạn muốn những trận chiến mang tính chiến thuật cao: Trước tiên bọn Bahamut bay được xa và nhanh, có thể tấn công và di chuyển không bị delay và vẫn có thể chạy sau khi đòn đánh kết thúc và những con Lich có lợi thế đòn bóng tối mạnh, chưa kể có thể hồi sinh quái bị chết trên chiến trường với sự đánh đổi là lượng mana lúc đầu của đám này là hơi ít. Tất cả các đơn vị nhìn chung vẫn mang tính chiều sâu và chiến thuật khi bạn phải biết tận dụng tất cả những gì mình có để chống lại sự tấn công của các kẻ địch và tung các chiến dịch phản công, tấn công thật tốt.
Có 6 đế quốc trong game như thường lệ lần này với Norzaleo, Republic of Guimoule, Mana Salessia Theocracy, Holy Gustava Empire, Shinobi Tribe và United Islands Of Mirelva. Mỗi chỉ huy của các quốc gia đều là các phiên bản độc nhất như thường lệ với sự phân hóa rõ ràng trong chỉ số cũng như Magic. Một vài quốc gia vẫn có truyền thống là có các tướng độc nếu có chẳng hạn như Norzaleo có Pick – tướng Tinkerbell với ma thuật mạnh mẽ, Shinobi Tribe có Tobi tướng Bazuo là tướng dạng mèo rừng nếu biết cách chơi có thể cân được các Samurai và cung thủ cực tốt với chỉ số Evasion cao, United Islands Of Mirelva có thằng cha Umimaru là 1 con tiểu Robot có các đòn bắn xa và xuyên, lợi thế của thằng cha này là tự sạc Mana được để liên tục dùng Skills. Holy Gustava có tướng rối Sin Gustav which là 1 anh hùng thiên cổ, khá yếu ớt đối với các đòn Magic không thể tránh né nhưng bù lại cực khỏe ở khoản công nếu như bạn muốn chơi đẩy dồn dập. Riêng 2 thằng còn lại không có tướng đặc biệt nào nhưng cũng lại là 2 thằng máu chiến nhất xét đến Feats và cả cốt truyện nữa, tí tôi sẽ nói thêm sau. Các tướng quen thuộc vẫn là Cung thủ Archer, chiến binh Fighters về sau phân hóa lên làm Samurai hay Knight và tiếp tục bén rễ theo con đường đã chọn, các tướng võ sư là Monk rồi lên Grappler và cuối cùng là Champion. Các pháp sư phân hóa rõ rệt như là với các pháp sư trắng, thiên về hồi máu và chữa trị hiệu ứng thì bên nữ là Cleric rồi lên Healer và tiến hóa lên thành Saint ở cấp cuối, trong khi nam lại là Priest rồi lên Bishop và cấp cuối là Cardinal. Với pháp sư ma thuật thì bên nữ là Enchantress và tiến hóa lên thành Socceress với cấp cuối là Witch trong khi bên nam là Mage, Soccerer và Wizard… Tướng giáo Lancer cũng chỉ chủ yếu là nữ và tiến hóa lên thành Temple Knight và cấp cuối là Royal Guard trong khi bên nam thì có tướng Barbarian rồi lên Berserker và Viking… Khá thú vị

Game có đợt launch cũng chưa gọi là chỉnh chu mấy cho lắm, tôi có may mắn được test thử phiên bản Switch lúc mới ra 2020 và vào thời điểm cuối 2021 đầu 2022 là lúc mà tôi mua bản Steam, trước tiên đó là một số events hay contents phải mãi sau này mới bổ sung chứ lúc đầu chưa có hoàn toàn đâu. Lấy ví dụ như nếu bạn chơi các phiên bản đầu tiên trên Switch thì lúc đó game còn chưa buồn add 2 con đơn vị quân vốn lý phải có đó là con Goblin Captain ( Cấp 3 của con Goblin và được nâng lên từ Goblin Knight ) và Loki ( Cấp 3 của Gigas và được nâng lên từ Cyclops ). Và phải đến giai đoạn Release trên PC thì các Update mới của game cũng bắt đầu dần dần Roll ra theo chẳng hạn như bổ sung Origin Chapters nơi mà bạn có thể chơi mạch game chính tự do hơn chút với nhiều sự tùy chỉnh của bạn, thêm các Accessibilities options và dĩ nhiên là Custom Mode có thêm nhiều lựa chọn hơn rồi. Về chuyện có điều chỉnh chỉ số hay Buff Nerf gì đối với cả tướng lẫn quân hay không thì tôi thành thật còn phải Test game nhiều nữa để biết nhưng tôi khá sure là kiểu gì cũng có sự điều chỉnh ở đâu đó.

Với 1 bộ gameplay chất lượng thế này thì tôi tin giờ đến phần quan trọng nhất mà bạn có lẽ muốn quan tâm: Trải nghiệm – Vậy rốt cuộc sau 20 năm để quay trở lại Brigandine Legend Of Runersia xử lý ra sao so với phần đầu thành công của nó ? Well, tin tốt là nhiều thứ làm vẫn rất được nhưng tin xấu là cũng có cái thua thiệt và thụt lùi kha khá. Một vài điểm trừ có thể thấy rõ của Legend Of Runersia so với Forsena đó là chất lượng Production của Runersia giống với một Team phát triển tầm trung hơn, biểu hiện qua việc bộ phận Art gánh hết từ đầu đến cuối của game, phim cắt cảnh cũng là Art động và hầu như mọi thứ chỉ biểu diễn dưới dạng Art và text là chính. Trong khi bản Forsena của game chất hơn ở chỗ nhiều trường đoạn phim cắt cảnh làm hẳn Anime lồng tiếng các thứ đàng hoàng luôn, và họ làm nó ngay cả cho các events, contents nhất định chứ không chỉ riêng gì mỗi vua hay các tướng chính được nhận. Với Runersia thì bạn xác định từ đầu đến cuối hầu như chỉ toàn là dạng Slideshow nên khó mà ấn tượng được với những gì mà phần đầu của game đã thể hiện. Thứ hai nữa là dễ thấy vì lí do Accessibilities mà yếu tố độ khó của game đã được giảm tải đi kha khá so với phần đầu rồi. Lấy ví dụ như ở phần 1, mọi nước đi của bạn đều cần phải được tính toán thật kĩ ngay cả ở cấp Normal bởi quân địch sẽ rất luôn kèm sát tướng của bạn và tìm mọi cách để đảm bảo tướng của bạn phải hi sinh, A.I cũng biết rất rõ đòn đánh các chiêu của kẻ mà nó điều khiển nên nó thường không vội tung chiêu hay tung át chủ bài của nó vào mặt bạn vội đâu mà có tính toán đấy. Trái ngược với ở phần 2, trong Runersia, ngay cả ở cấp Normal và Hard thì các kẻ địch A.I vẫn rất thô bạo nhưng thô bạo theo cái kiểu ngu si đấy, chúng nó rất thích tung hết mọi loạt đòn mạnh nhất và gây sát thương cao nhất ngay những turn giao tranh đầu tiên vào bất kì đứa nào trong range của đòn dĩ nhiên, đây là 1 thứ hết sức ngu si hơn là chiều sâu bởi bạn thử tưởng tượng 1 con Pháp sư dùng hết sạch mọi phép cho đến khi hết cạn mana mà kẻ địch thì vẫn trụ được thì sau đó ra sao rồi đấy, hay nếu như một con rồng ngu ngốc dùng cái đòn hủy diệt của nó ( chiêu tốn kém nhất dĩ nhiên ) chỉ để cho 1 con sói level 1 thì nghĩ nó thấy thốn thế nào… Và đây là tình trạng chung của Runersia khi A.I cho dù ở các cấp khó nhất thì lắm lúc vẫn chơi một cách mù quáng có thể đoán trước được như thế này. Và như binh pháp đã dạy rồi: 1 thằng dễ đoán là 1 thằng vô hại. Không những thế sự xuất hiện của 1 món item mới khiến game trở nên dễ dãi hơn nhiều đó là Revival Stone thứ mà cho phép bạn hồi sinh quái đã tử vong trong trận chiến. Mặc dù nó cũng chỉ có thể kiếm được từ việc đi quests với tần suất cũng khá là gacha nhưng yên tâm đi, về đến mid game hay late game kiểu gì bạn cũng có độ dăm ba cho đến chục viên thôi… Vì giờ quân quái đã chết có thể được hồi sinh lại nên nó đánh mất cái yếu tố rủi ro ở game đi và cái cảm giác khốc liệt của chiến tranh là như thế nào. Ở phần 1 Forsena, giả sử bạn luyện được 1 con rồng full cấp và mạnh mẽ… Bam nó chết trong chiến trận, cái sức nặng của hình phạt nó được thể hiện rõ ràng ra sao, bạn luyện 1 con quân cực kì khỏe và nó chết, tức là toàn bộ cái thời gian và công sức tôi luyện đó không chỉ bay hết xuống biển, mà nó còn có nghĩa là các trận chiến của bạn về sau sẽ luôn trở nên khó khăn hơn bởi vì bạn để mất các đơn vị mạnh của mình. Đồng thời nó làm sáng lên rằng trong chiến tranh sự hi sinh khốc liệt và chua chát đến đâu, cho dù nó là bất cứ ai bất cứ cái gì đi chăng nữa, nó buộc bạn phải suy nghĩ các chiến lược cẩn thận hơn và đặt ra các bài toán với những cái giá đánh đổi khó khăn và khốc liệt chứ không phải cứ chơi biển người lao hết lên mạnh ai người đấy sống đâu nhé. Ngoài ra thì bên cạnh việc tuy A.I địch biết canh gác lâu đài cẩn thận ở cấp khó, vẫn có 1 cái ngu học khác có thể tiên đoán được đó là nó rất thích cho tướng của nó ăn được bất cứ cái gì có thể, đặc biệt là những quái đồng minh đang hấp hối nên bạn hoàn toàn có thể chơi chiến thuật dụ hoặc nghi binh và bọn A.I máy vẫn dễ dàng cắn câu như thường.

Và 1 trong những phần quan trọng nhất của Brigandine: Cốt truyện. ( Cảnh báo là có thể spoil rất nhiều thứ khiến một vài người muốn tự tìm tòi cảm thấy khó chịu nên nếu bạn đọc đến đây mà đang thưởng thức game thì tạm thời dừng ở đây cũng dc. Chơi xong game hết 6 quốc gia trước đi đã rồi trở lại đây sau cũng chưa muộn. )

Đây tôi tin sẽ là 1 trong những phần nhiều tranh cãi nhất và tôi sẽ cảm thấy rất vui nếu có bất kì fans hay ai đã từng thưởng thức qua dòng game có thể ngồi đây lúc này. Really Really interesting. Tôi sẽ đi vào cái này trước này: Như bạn đã thấy bọn họ vẫn bám rất sát công thức của Forsena – 6 quốc gia, mỗi quốc gia đại diện cho 1 chủ đề và hình thái của riêng họ và 6 cái lí do giao tranh đều là lợi ích riêng của từng quốc gia. Mặc dù 6 quốc gia 6 cái đa dạng riêng biệt thế nhưng cái đáng khen trước tiên ở trong cốt truyện là cách mà họ thiết kế backstory và nguồn cơn các cuộc xung đột và mâu thuẫn, thù hằn nhau giữa 6 quốc gia này có thể nói là khá sâu sắc, và cái muôn màu muôn trạng ở đây là trong cái backstory về mâu thuẫn giữa các quốc gia, họ sẽ không bao giờ cho bạn biết sự thật về việc phe nào có vấn đề hay thằng nào gây sự trước. Như thế thì quá đơn giản và không sát với thực tiễn, trong Forsena, bạn vẫn có sự liên kết giữa các quốc gia để mà biểu thị sự mâu thuẫn như Norgard vốn ghét Almekia ngay từ xa xưa rồi, và với việc chị gái của Vaynard phải đi lấy Zemeckis khi vẫn còn là 1 tướng quân của Almekia, nên khi hỗn loạn bắt đầu, New Almekia và Esgares được thành lập, thì Vaynard cũng tranh thủ mà đưa Norgard vào giao tranh, tiện tay xử luôn cả New Almekia và Zemeckis cùng phe Esgares của ông ta. Tuy nhiên thì ở phần đầu, điều này cũng chỉ là thứ yếu và chưa được đi sâu vào, bạn biết nó có tồn tại là được rồi. Ở bản này, tôi thích cái cách mà họ xây dựng backstory về sự chia rẽ và hình thành của các vương quốc, bạn có thể thấy rõ thằng nào cũng có ưu khuyết điểm của nó chứ không hẳn như bản gốc là có phe thì tốt quá màu hường quá có phe thì mixed phe thì điên phe thì tranh đấu đến cùng. Lấy ví dụ như ở Runersia, Norzaleo là quốc gia của Công Lý ( Justice ), Mirelva là quốc gia của Bản Ngã ( Ego ), Shinobi là Tự Do ( Freedom ), Guilmole là Vinh Quang ( Glory ), Mana Salessia là Tâm Thánh ( Sanctity ) trong khi Gustava bắt đầu với tay trắng… Mâu thuẫn của những thằng này được vạch ra và làm rõ rất tốt. ( Spoiler ) bạn sẽ không bao giờ biết rằng cho dù là 1 quốc gia của công lý, chính Norzaleo cũng có nhiều sai lầm trong quá khứ, và 1 cái sai lầm của nó là đã góp phần tạo ra Gustava của ngày nay bây giờ, cụ tổ của dòng họ Gustava vốn là 1 hiệp sĩ dưới trướng Norzaleo, vì bị kì thị và cho rằng không đủ phẩm giá, ông đã bỏ đi khai phá các vùng đất mới, trở thành 1 dạng chiến binh Viking và Celtic phải tự chiến đấu cho chính mình và những người như ông. Thậm chí chính đất đai của Gustava ban đầu cũng được Norzaleo và Guimole xâu xé vài phần, 1 sự kiện trong game gọi là cuộc thánh chiến giữa 3 phe Norzaleo, Guilmole và Gustava được nhắc đến, và mỗi phe đều có 1 phiên bản của mình nhưng dĩ nhiên, qua cách mà game show ra thì Norzaleo và Guilmole là 2 thằng Tẩy Trắng ở đây nhất. Như người ta nói về Norzaleo: ” Những kẻ mù quáng trong công lý của bản thân sẽ không bao giờ cảm nhận được công lý của người khác. ”  Thậm chí dù là quốc gia vinh quang Glory như Guimole – Một nền cộng hòa đích thực trong game thì mấy thằng cha này vẫn sống rất bẩn như có truyền thống nuôi giữ đám tiên tộc như là nô lệ chiến đấu cho mình ( slave/ Royal Guard  ) và chính Eliza – main của phe này là người phải cố gắng để xóa bỏ điều này, mà thậm chí, nguồn gốc hình thành của Guimole cũng là được đánh cắp từ Mana Salessia khi hiệp sĩ Mohana – kẻ sáng lập phe này đã đánh cắp những hòn đá Brigandine trái phép từ tay tướng Zai của Mana Salessia và từ đó, tạo ra Runersia như bây giờ và cũng đẩy căng thẳng giữa các phe và Mana Salessia lên đến đỉnh điểm. Gustava cũng không hoàn hảo nhưng tôi cũng tạm cho qua bởi vì hình mẫu của Gustava rất giống với người Celtic và Viking ngoài đời, thêm 1 chút Slav nữa… Nếu có gì đáng khen thì Gustava có 1 vẻ đẹp mà không 1 phe nào khác có đó chính là vẻ đẹp của sự phấn đấu và nỗ lực, bởi vì Gustava không hề có bất kì 1 hòn đá Brigandine đại diện nào cho họ cả trái với các phe còn lại, họ tự tạo ra con đường cho mình bằng chính họ chứ không dựa vào Thần Rune hay những hòn đá. Kể cả khi Gustava cướp được đá Brigandine từ tay của các phe khác ? Cũng chỉ lôi ra thử nghiệm rồi nghịch ngợm linh tinh xong lại cất vào kho… Chính ra 2 thằng Shinobi và Mirelva lại là 2 thằng lành nhất game do bản chất của 2 phe này vốn luôn là trung lập với việc Shinobi trước cuộc chiến thì làm lính đánh thuê và đủ nghề cho bất kì phe nào trả giá cao nhất còn Mirelva vốn đã luôn là cướp biển từ trong máu rồi. Mà cướp biển thì ko cần nhiều lời cũng ko cần đạo lý nhiều, ít nhất chúng nó dám thẳng tính nói với bạn luôn là bọn tao sẽ trôm đồ của mày, nên bạn còn thấy đỡ ức chế chứ ko như lũ mồm 5 miệng 10 Guilmole. Giống như khi Adieu hôn Stella và nói: ” thấy không ? Cô vẫn là chính cô không thay đổi kể cả sau nụ hôn ngọt ngào của tôi… ” – ” Ồ thế hóa ra là anh đang hết hot với các bà cô rồi à ? ” ( Counter punchline của Stella ). Nhược điểm của mô hình mới này là gì có không ? Không may là cũng có, đã nói về cái tốt rồi là bây giờ bạn sẽ có vẻ sẽ bất ngờ hơn với lịch sử của mỗi phe và cách mà phe phái có các ưu khuyết của riêng họ vậy, nó ” Con người ” hơn là so với một tông màu mỹ lệ như ở bản đầu. Cái dở là gì ? các story nhỏ và yếu tố trong plot thật sự làm rất nhạt nhòa hơn so với phần đầu. Có lẽ vì phần này là 1 Tittle có giới hạn hơn cộng thêm cái muốn đẩy ra thị trường rộng hơn nên kịch bản của game chơi đúng kiểu: 60% có yếu tố hài kịch. Một vài cái hài làm rất hay nhưng vài tình huống làm rất ẩu, đúng kiểu hài nhảm out of context ý. Lấy 1 ví dụ nhỏ đó là cảnh Rubino lên ngôi chính thức, họ cũng phải cố nhét 1 cái hài kịch vào cho có khi thằng Pick nói với hoàng hậu: ” CON XIN NGƯỜI ĐỪNG KHÓC NỮA ! HOÀNG HẬU KHÓC NHIỀU QUÁ MŨI RÃI CHẠY RƠM RỚP RỒI KIA KÌA “, cái này nó sẽ hài hơn rất nhiều nếu như giọng thằng Pick đi kèm 1 cái Illustration hài hước hơn nhưng ko… vẫn chỉ là 1 cái slideshow. Trong khi 1 tình huống hài hước khác làm có vẻ hợp hơn đó là cuộc chạm trán giữa Stella, Pluto với tướng Grados của phe Norzaleo. Grados có 1 đặc tính hài hước được thêm vào đó là ông ta sẽ ” hắt xì ” trước phụ nữ đẹp ( TÌnh huống này được kích hoạt nếu Stella + Pluto và 1 tướng bất kì của Mirelva đối đầu với Grados và 2 tướng bất kì khác của Norzaleo )
Pluto nói với Stella: ” Ồ Đó là Grados viên tướng nổi tiếng của Norzaleo ”
Stella: ” Tôi không thích gã này lắm, ánh mắt gã này đang hướng chằm chằm vào chúng ta ”
Pluto: ” Tôi nghe nói ông ta có 1 cái tật là ông ta thường hắt hơi và cảm cúm trước nhan sắc của 1 cô gái xinh đẹp ”
Stella: ” Nhưng ông ta đã nhìn chằm chằm vào chúng ta mà không có biểu hiện gì…. Á À ! TÊN KHỐN ! CÓ PHẢI HẮN ĐANG CỐ TÌNH ĐỊNH BẢO TÔI LÀ CON ĐÀN BÀ XẤU MA CHÊ QUỶ HỜN NÊN MỚI KHÔNG CÓ BIỂU HIỆN GÌ CHỨ GÌ ! ĐƯỢC LẮM ! ”

Grados:” 2 cái đứa dở hơi kia cứ xì xào cái gì về mình thế nhỉ ? Lạ vkl ”
Dĩ nhiên tình huống hài hước này ko có gì sai cho lắm bởi Grados toàn hắt xì với tướng nữ của phe Shinobi, Guimoule mà trong khi Stella thì không =)))

Thêm một cái nữa đó là chủ đề chính yếu của game mặc dù là về chiến tranh nhưng cái việc cứ nhét contents ăn liền kiểu lung tung vớ vẩn khiến phá hỏng hết cả  bầu tâm trạng. Trước tiên ở Forsena, bạn sẽ thấy đó là cốt truyện của các phe cho dù có các màu riêng của nó nhưng nhìn chung, tất cả vẫn toát lên 1 phong cách chiến tranh oai hùng khi có sự hi sinh, có sự mất mát, có những cái vinh quang đạt được và cũng có cả những cái cay đắng. Lấy ví dụ như Vaynard, thống nhất được giang sơn nhưng lại không thể cứu nổi người con gái mà mình yêu – tiểu thư Noie, và mối tình cay đắng đó của Norgard càng cảm thấy thấm thía hơn bao giờ hết khi Noie, trước khi chết bất chấp sự khuyên bảo của các tướng đồng minh: ” Đừng để Vaynard biết, tôi không muốn nó làm ảnh hưởng đến công cuộc của chàng “… Và Vaynard trở thành 1 vị vua mà không có hoàng hậu, tiếp tục chấp nhận và bước tiếp con đường mình đã chọn. Hay như Zemeckis kể cả trong sự lụi bại và thua trận, vẫn có thể tỏ ra quân tử và danh dự


Lance: ” Tôi nhớ ngày đó Zemeckis ạ… Khi ông xuất hiện thật lừng lẫy oai phong… Tất cả những gì tôi muốn đó là được như ông một ngày ”
Zemeckis: ” Hờ…. Đó là điều vớ vẩn ! Cậu đã đủ trưởng thành để trở thành chính mình. Anh Hùng chỉ là những điều ảo tưởng, hãy là chính cậu và cậu đã là một hiệp sĩ vĩ đại sẵn rồi ”

Rồi câu chuyện tình của Mel Torefas và Eniede cũng như mối thù của cô với Zemeckis, câu chuyện về mối quan hệ trong gia đình Vaynard và cái quyết định phải gả chị gái cho Zemeckis, cách mà chàng Kiloph có hẳn 1 arc phát triển nhân vật hoàn chỉnh để xứng với tình yêu của Lyonesse, 2 đứa song sinh Mira và Millet, cái nhìn thực tiễn khốc liệt của Vua Điên Dryst… Nói đến đoạn này chắc cũng đủ để bạn hiểu. Khuyết điểm và thất bại lớn nhất khiến tôi cảm thấy Runersia sẽ chẳng bao giờ đứng được với Forsena chính là viết lách và cách truyền tải cốt truyện. Phần đầu của game sau 20 năm vẫn có người chơi không chỉ vì nó là kinh điển mà còn là minh chứng của việc tạo ra 1 tác phẩm có giá trị thì nó sẽ sống mãi với thời gian ra sao. Văn của Forsena khiến cho bạn cảm tưởng như nó bước thẳng ra từ trong những tiểu thuyết bi hùng về chiến tranh và con người. Trong khi văn của Runersia thật sự khiến tôi tự hỏi có phải mấy thằng cha biên kịch xem hơi nhiều phim dẩm HQ. Bởi vì nó gần như đúng hệt như thế, trong Runersia có rất nhiều câu chuyện tình nhưng viết theo kiểu tình dẩm ý, ví dụ như chuyện tình tay ba giữa Eliza, Darian và Kate… Rồi lại chuyện tình của con bé Talia với gã Sid ( cái này có twist ), chuyện tình Les của hoàng hậu Della và Medessa ( in fact cả tộc Shinobi chủ yếu là Lesbian ), rồi cặp Lyona và Noll bên phe Gustava… Jazz cũng có Crush lên Tim trong khi em gái Ginger thì cứ suốt ngày lồng lộn với thằng anh… Which khiến tôi muốn nhắc đến 1 chủ đề chính yếu khác mà Runersia có vẻ rất thích nhét vào

SWEET HOME ALABAMA ! SWEET HOME ALABAMA !

Vâng, không đùa đâu ! Nhà Gustava theo đường lối thị tộc bảo thủ, chỉ dòng họ và trong dòng họ mà thôi nên bạn chắc không muốn nghĩ cả Tim và Ginger được sinh ra theo cách nào và nếu có đời sau của 2 đứa đâu nhỉ =))) Đối với Talia và Sid, cái twist ngu ngốc ở đây đó là trước đó, Sid đã thầm yêu Rei – bạn thân của Talia nhưng hi sinh trước khi game bắt đầu và rồi Talia học cách yêu Sid, chỉ để khám phá ra rằng Sid là đứa con rơi của mẹ mình là Dellah… Và cái câu thoại nghe vừa thốn vừa cười: ” Con biết con sẽ không bao giờ có thể yêu anh ấy theo cách con muốn… Nhưng con sẽ không ngừng yêu anh ấy ” và tôi… Chúa ơi… Cái meme Sweet Home Alabama vang dài trong đầu tôi…Tôi tự hỏi tôi đang chơi game về chiến tranh hay giả lập drama tình cảm này nọ lọ chai. Nhìn chung nếu bạn đến với cốt truyện của Runersia mong rằng nó đáng nhớ như phần đầu thì tôi e là…

Điểm gỡ gạc của cốt truyện trong game có không ? Có: RUDO MARCO ! Hoàng Đế Thần Thánh Rudo Marco ! Từ Đế Chế Thần Quyền của Mana Salessia ( Mana Salessia Theocracy ).
Phải nói trong cả game thì có lẽ cốt truyện của Mana Salessia có lẽ được làm trông có vẻ hoàng tráng và oách nhất. Trước tiên với bộ cốt truyện của Mana Salessia như đã nói và cuộc thánh chiến truyền kì giữa Guimoule và nó, nó gợi sự liên tưởng đến Công Giáo và Hồi Giáo ngoài đời với Mana Salessia nghiêng về phía hồi giáo hơn, đặc điểm chung của 2 thứ này đó là nếu như ngoài đời, Công Giáo và Hồi Giáo vẫn suốt ngày bem nhau kinh thiên động địa, cả 2 tôn giáo này cũng coi Jerusalem như là thánh địa của mình không ai nhường ai và vô vàn thứ chiến tranh bi ai kéo theo… Trong game chia thành Mohana Sect của Guimoule và Zai Sect của Mana Salessia, Rudo Marco không chờ đợi để bắt đầu cuộc chiến mà hắn quyết định luôn tự tạo ra cuộc chiến cho mình, trong 1 sự kiện 1 hiệp sĩ đần độn của Mohana Sect đi ngoại giao gây sự vớ vẩn đã được Rudo nhân cái cớ đó, tự tay đầu độc và giết chết cha mình rồi đổ tội cho Mohana Sect, dẫn quân chinh phạt toàn bộ vùng đất. Ở Rudo có một vẻ đẹp của sự tàn nhẫn, thô bạo nhưng thuần khiết, hắn ác vì hắn phải ác nhưng đó là 1 cái ác thiết yếu – cái ác mà sẽ chấm dứt chiến tranh và thống nhất lại vùng đất này về với tôn giáo và uy nghiêm. Tôi không dám nói hắn sẽ được như 1 cái ác thích đáng khác đó là Luca Blight của Suikoden 2 nhưng tôi dám nói nếu đám Writer của game có Ball thì hoàn toàn có thể. Như Rudo đã từng nói: ” Ta không quan tâm ta sẽ phản bội bất cứ ai… Ta vẫn sẽ luôn làm thế để đạt được mục đích của mình ! “. Một kẻ ích kỉ, cực đoan, tàn nhẫn, quyết đoán… Những tay Writer hiểu rất đúng ý tưởng khi họ pick tất cả những cái tropes tàn độc nhất, và cả những cái mà mọi người yêu nhất nhét hết vào Rudo. Hắn pick những thuộc hạ hiểu ý mình nhất như Kyle hay Gilliam, bảo đảm sự trung thành tuyệt đối của chúng, biến Emma một thuộc hạ khác phản bội chính người bạn thân Selena của mình và trở nên độc ác hơn. Trên thực tế cuộc trò chuyện với Emma có lẽ khiến tôi hơi rùng mình bởi cách mà hắn nói: ” Ta muốn em hãy để nó ra… hãy thả cho con quỷ đố kị đó ra ngoài… Em ghét Selena vì Selena tồn tại và chiếm đoạt vinh quang của em, rằng cho dù em có cố gắng đến đâu thì Selena cũng có thể lấy đi tất cả những ấn tượng đó trong nháy mắt… HÃY PHẢN BỘI TRÁI TIM MÌNH… ” Thậm chí trong cốt truyện… Brigandine Of Sanctity đại diện cho sự thuần khiết và có vẻ game hơi bị trêu ngươi khi Rudo thuần khiết ở toàn những thứ không ai nên =))). Kể cả cuối game, Rudo giữ Selena sống không phải vì thương hại cô bé có niềm tin thuần khiết này… Mà hắn giữ Selena sống… Nhét cô bé vào cái gọi là: ” Trại cải tạo ” ( Re-educational camp – nói đùa cho vui thôi nhưng tưởng tượng nếu bạn gọi Thai One là 1 country thì Chairman Zhong sẽ làm gì bạn rồi đấy ! ), sau khi đã hủy hoại Selena và thuần phục được cô bé, hắn mới thả cô bé ra và để cô bé phục vụ như 1 tay sai hoàn hảo của mình… Dĩ nhiên kể cả tất cả những điều đó Rudo vẫn là 1 phản diện thông minh, chứ không phải không não: hắn thừa nhận sức mạnh và uy lực của Gustava khi chẳng ai muốn thừa nhận, hắn tính toán kế hoạch tẩy não các thần dân rất hoàn hảo… Hắn thống nhất Mana Salessia dưới trướng Zai Sect nhưng rồi bắt đầu từ từ chuyển hóa thành hắn… Luật của hắn và của riêng hắn thôi. Và quan trọng nhất chính là như 1 anh bạn tóc vàng vuốt ngược đeo kính dâm mà ai cũng yêu quý đã từng nói : ” CÁI QUYỀN ĐƯỢC TRỞ THÀNH CHÚA ! CÁI QUYỀN ĐÓ GIỜ LÀ CỦA TA ! ” Về cuối game không quan trọng bạn muốn theo Endings nào, theo Aurora hay theo thần Rune, kiểu gì Rudo cũng sẽ thực hiện được ý nguyện của hắn và vẫn sẽ là kẻ nắm mọi thứ sau cùng, khác ở chỗ là nếu chọn Aurora, hắn hạ bệ thần Rune và quyết định trở thành 1 vị thần cai trị Runersia và các thần dân theo đúng nghĩa đen, cười khẩy với Aurora


Aurora: ” Thần gì thì thần ngài Rudo ạ… Nếu ngài dám vượt quá giới hạn… Tôi chắc chắn sẽ đến tìm ngài đấy… Và lần gặp lại đó sẽ không giống như ý ngài thích đâu… Thần Ạ ”
Rudo: ” Thế cơ à… Ta lại rất mong chúng ta gặp lại nhau đó đấy… ”

Thậm chí để back up chắc nịch cho việc nhân vật hóa Rudo ra sao, trong gameplay thì bạn sẽ sớm thấy Rudo là 1 chiến binh hoàn hảo, hắn dư sức đè bẹp tất cả các Rulers và tướng khác ở khoản Strength và Dam cơ bản. Skills của hắn cũng là những trò đánh cược đỉnh cao ví dụ như Rudo có thể Buff cho quân của chính mình, nhưng với cái giá là bọn quân được Buff sẽ phải chịu hiệu ứng Poison hoặc hắn có thể hồi Mana bằng cách tự lấy từ chính những đám quân mà có Mana của mình. Những cái Skills mà mang tính chiến thuật khá cao nếu biết cách dùng kể cả khi context có vẻ hơi độc ác.

Như đã nói: Chỉ riêng Rudo Marco và Mana Salessia thì bạn có thể thấy là chúng gánh gần 60% cái cốt truyện siêu tạ này… Nếu không muốn nói là một khi bạn chơi phe này thì 70% khả năng bạn quên cmn luôn các phe khác vì chỉ như này thôi đã là quá chất rồi. Các bộ cốt truyện khác thì cảm tưởng vẫn khá mô tuýp này nọ thôi… Lấy ví dụ như Norzaleo và vua Rubin của nó chỉ toàn thiên về công lý và nhạc kịch, và thằng cha Rubin này cũng mê con bạn thân Elena, Guimoule thì hết chuyện tình tay ba sặc mùi Hàn Sẻng rồi đến giấc mơ Ballet của 1 con dẩm, Gustava thì bạn sẽ sớm phải khám phá ra rằng bạn vẫn có thể học được điều gì đó từ những người khác trong xã hội chứ không cần phải lúc nào cũng quá dựa dẫm vào chế độ thị tộc: Cả gia tộc mình là nhất được, Mirelva thì khám phá tuổi dậy thì với 1 con Drama Queen dẩm không kém, con này thì ship với thằng bạn thân Pluto hoặc thằng cha Adieu chẳng làm sao cả =))), bên Shinobi thì cũng Sweet Home Alabama cùng với cái Idea về Tự Do của nó… Cuộc chiến giữa Thần Rune và con gái Aurora cũng chẳng thể khiến tôi bận tâm vì cảm tưởng cái này rất là thừa và ngớ ngẩn bởi vì chiến tranh vốn luôn là bản chất của con người, chẳng cần thằng thần Rune hay Aurora giật dây thì người với người cũng tự tuyên chiến với nhau mất cmn rồi.

Một khuyết điểm khác trong cốt truyện của Runersia so với Forsena đó là sự tương tác giữa các tướng với nhau và các cốt truyện phụ trong game có vẻ cũng hơi ít hơn so với phần đầu. Nếu bạn nhớ thì ở Forsena thì mỗi đoạn hội thoại giữa các tướng dài hơn và có tính cách hơn, thậm chí có cả các cặp tướng quen biết rồi gặp nhau này nọ lọ chai các thứ…  Trong Runersia thì cái này ít hơn hẳn nếu buộc phải kể ra thì chắc tôi nhớ nổi mỗi tộc Samurai của Rensei, Yuki, hay Ann khi cả 3 người này đều có thể chiến đấu cho 3 quốc gia khác nhau và về sau thu phục lại với nhau được, bộ ba Ferrick, Will và Gallivard… Rồi các tướng tự do mà bạn phải thu phục trên chiến trường có vẻ cũng ít hơn và cũng không nhiều câu chuyện đáng nhớ như phần đầu. Nó khiến cho Forsena trông lại càng quý giá hơn bởi cái lượng contents mà nó nhét vào được kể cả với giới hạn là 2 đĩa CD thời đó… Trong khi Runersia chạy trên Switch và Console gen8th và có dung lượng hơn 20GB…. Âm nhạc của game cũng gọi là nhàng nhàng, không nổi bật hẳn ra như phần đầu.

Đánh giá chung: Nói thế này có nghĩa là chờ 20 năm cho 1 cái Sequel chỉ để rồi không đáng chơi ? Nope not really. Như tôi đã nói thì Runersia làm tốt hơn phần đầu ở mặt Gameplay rõ ràng hơn, đồ họa dĩ nhiên cũng tốt hơn và một số phần trong gameplay đã được làm đến mức gọi là dễ hiểu. Cốt truyện thì chắc chắn là Suck Azz rồi nhưng như tôi đã nói: Hoàng Đế Thần Thánh Rudo Marco của Thần Quyền Mana Salessia vẫn hiện diện như là những điểm sáng duy nhất trong cái bộ cốt truyện của game vậy. Và cũng may là tôi hốt được game trên Steam lúc nó đang giảm giá 25% còn có hơn 200K so với giá gốc là 300K nên nếu bạn muốn, cứ đợi giảm giá rồi hốt sau nếu có thể. Tôi sẽ vẫn gợi ý game nếu như bạn cần một thứ gì đó để test chiến thuật theo lượt đầu óc các thứ, để thư giãn hoặc siết thời gian. Với nói gì thì nói chứ tôi cũng từng mất ăn mất ngủ với phần 1, tôi vẫn hi vọng game sẽ còn được tiếp tục trong tương lai và có lẽ là sẽ có 1 đội ngũ Production chất lượng hơn và Budget khủng hơn…

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện