2Dark – Dẫn thân vào bóng tối

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

So Fredderick Raynal – cha đẻ của Alone In The Dark làm ra một con game dưới tầm radar vào năm 2016 và đến giờ thì tôi được sờ tay vào game. Phải nói là cảm giác rất là thích đáng khi nhiều thằng cha nhà páo rì tạt chấm game 6 7 với lí do là game quá khó hay gameplay không thuyết phục – đây là những dấu hiệu để nhận biết game có thật sự tuyệt vời hay không. Con game mà tôi muốn mang ra mổ xẻ ở đây là 2Dark.

Gameplay: Game được làm dưới dạng Isometric nhìn từ trên xuống dưới với camera có thể zoom. Trước tiên, game tự quảng cáo bản thân là một dạng Survival Horror lai Stealth Action thế nhưng sau khi chơi 3 lần thì tôi tin là phần Stealth là cái ground up nhất ở đây rồi chứ không cần survival horror gì đâu. Trong gameplay yếu tố Stealth được design chắc nịch với việc nhân vật sẽ luôn thích ở trong bóng tối như nhan đề bài để tránh tầm nhìn của kẻ địch cũng như sử dụng chức năng di chuyển rón rén liên tục để tránh gây âm thanh. Yếu tố tạo tính chiến thuật ở đây đó là phần lớn các room có thể reveal nhưng cũng sẽ có những room không hề hiện ra cái gì cả. Bạn có thể nhận biết âm thanh dựa vào dấu hiệu phát ra cho thấy là có cái gì đó trong room nhưng nó ra sao,quay mặt về đâu, có chu kì di chuyển hay như thế nào thì game sẽ không cho bạn biết, đồng nghĩa với việc có yếu tố đoán mò may mắn hoặc suy nghĩ cẩn thận trong việc rón rén vào các room này mà tránh tai mắt của kẻ địch.

Để làm chắc nịch cho việc stealth hơn thì enemy có nhiều reaction khá đa dạng, sẵn sàng làm trái chu kì di chuyển hay vòng lặp khi chúng nhận ra có điều bất thường, player trong game cũng sẽ không phải là sát thủ bá đạo kĩ năng gì, anh ấy có 1 khẩu súng nhưng đạn dược sẽ rất ít ỏi, vũ khí cận chiến có thể đặt trong môi trường cho bạn nhặt xong kẻ địch sẽ rất trâu bò và trong design, kể cả nếu bạn định stealth take down hay kill thì sẽ có những con có thể chịu được 2 3 nhát đòn này cơ. Game tăng tiến tuần tự từ các màn chơi dễ đến khó nên hiển nhiên đó là càng về sau, bạn sẽ thấy game ném vào số lượng kẻ địch lớn hơn, chu kì di chuyển của chúng có thể tuần tự hơn hay sát thời gian hơn buộc bạn phải có những toan tính. Và quan trọng nhất là player chỉ có 2 3 health point đồng nghĩa với việc dính 2 3 nhát đòn hay bắn thì bạn bay màu, game sẽ không show ra HUD cho sức khỏe hay trạng thái của bạn đâu nên bạn cần lưu ý đấy. Bạn có thể chơi Violent hoàn toàn nếu muốn nhưng ngay cả việc đó cũng cần có những tính toán nhất định.

Và dĩ nhiên là trong môi trường của game, các kẻ địch con người không phải là mối đe dọa duy nhất mà còn có cả động vật, quái vật thật sự hay các tác nhân bé nhỏ như chuột bọ… Đám chuột bọ không thể giết chết bạn nhưng cái lũ phá bĩnh này có lợi thế là di chuyển khắp mọi không gian và có thể gây ảnh hưởng đến những phi vụ đột nhập của bạn bằng cách cắn bạn khiến tiếng động to hơn hay bất ngờ khiến đám lính canh phát giác, đám chó săn có thể rỉa chết bạn và chúng cũng gầm rú rất lớn báo động cả nhiều kẻ địch trong bán kính rộng hơn… Và xung quanh map sẽ còn có cả bẫy treo như bẫy gấu, cọc xiên bật lên, hố tử thần, điện giật… Hệ thống Puzzles của game không quá khó nhưng nó yêu cầu một khả năng ghi nhớ cả levels lẫn tìm vọc và hiểu hết mechanic hay script của game. Tính kiên nhẫn truyền thống thường thấy trong game stealth cũng được áp dụng vào game rất tuyệt.

Main gameplay chính tie vào cốt truyện của game khá tốt nên tôi đoán lúc này tôi sẽ nói luôn 2Dark là về cái gì: nhân vật chính của game là Smith, một thám tử của sở cảnh sát thị trấn Gloomywood. Smith có tính cách đó là cứng đầu, ương ngạnh, khó gần nhưng thực ra ông gàn thì gàn thế thôi chứ bạn sẽ sớm thấy Smith sống sành sỏi với một vốn kinh nghiệm sống của nhiều năm với nghề. Tất cả bắt đầu vào một đêm cắm trại của năm 1969, Smith đưa vợ mình là Helen cùng 2 con Sandra và Martin vào rừng Gloomy giữa đêm để cắm trại. Sandra và Martin vốn tính nghịch ngợm nên mẹ sai vào rừng kiếm củi, 2 vợ chồng trò chuyện vui vẻ rồi Helen đi giúp các con. Biến cố xảy ra với một tiếng hét thất thanh, Smith bật lên chạy thật nhanh vào rừng sâu chỉ để tìm thấy Helen bị chặt đầu, kinh hoàng nhưng vẫn phải nghĩ ngay đến các con, ông cố gắng hết cỡ nhưng vẫn không đủ nhanh, chỉ để nhìn thấy 2 con bị bắt lên 1 chiếc xe buýt ma quái mất hút vào bóng đêm. Sau 7 năm đến năm 1976, Smith mới chính thức thu thập đủ bằng chứng và có những tư liệu cần thiết để điều tra sâu hơn vào đường dây bắt cóc trẻ con tại Gloomywood, vén màn những bí ẩn kinh hoàng và những thế lực đen tối đứng đằng sau. Đây là lúc game bắt đầu: màn chơi đầu tiên là một rạp xiếc bỏ hoang nơi mà chỉ còn vài nghệ sĩ diễn xiếc nghỉ hưu hoặc hết thời ở ẩn – và cũng là nơi bình phong cho đường dây với 1 kẻ cầm đầu ở nơi này là gã hề Petronelli với 1 hồ sơ lý lịch đầy các tội bất hảo.

Mục đích của game đến đây không cần phải dắt tay hướng dẫn chỉ việc quá nhiều nữa: Bằng mọi giá phải cứu được những đứa trẻ. Mỗi một màn chơi có 3 nhiệm vụ mô tuýp chính đó là cứu hết lũ trẻ, tìm được đủ kẹo và không giết người ( Pacifist ). 2 mục tiêu dưới có thể không cần quan tâm nhưng bọn trẻ là trọng tâm hàng đầu. Như đã nói mỗi một màn chơi là một màn đột nhập dài của bẫy treo, nhiều tác nhân thù địch và Smith không hẳn là Rambo đâu nên bạn thật sự cần tập trung. Về vấn đề tìm kẹo thì nó như Collectibles nên bạn tự thân vận động nhưng yếu tố Pacifist ở đây là choice of word thôi: tại sao tôi nói thế ? Bởi vì game rất nghiêm túc khi nó nói ” No victim ” killed bởi Smith nhưng nó không nói gì đến các tác nhân phụ. Ví dụ bạn hoàn toàn có thể khiến kẻ địch canh gác chết vì bẫy treo, chết vì thú hay chết vì mechanic ẩn, khá thú vị và trò chơi sẽ record cái đó không phải do Smith. Dễ thấy cái này là Devs cố tình bởi vì sẽ có màn chơi có tình huống không thể tránh khỏi đó là những tên lính gác nhất định cần phải bị off để drop ra key items hoặc drop ra đồ. Những người chơi yêu thích Hitman sẽ nhận ra ngay các mô tuýp quen thuộc ở chỗ bạn sẽ sớm nhận ra game offer nhiều hơn 1 cách cho nhiều tình huống, thử thách khả năng am hiểu của bạn lấy ví dụ như Boss fight có thể killed tùy ý thoải mái với đứa Boss theo nhiều cách từ bạo lực súng đạn đánh đấm truyền thống cho đến killed theo script route đã vạch ra hay 1 số bosses ở một số màn có thể mặc kệ mà không ảnh hưởng đến tiến trình game.Tuy nhiên điều này cũng vô tình có một cái bất lợi nho nhỏ đó là bạn phải rất yêu thích game và yêu thích các kiểu mô tuýp này để chơi đi chơi lại nhiều lần và chứng kiến Devs đã chuẩn bị nhiều phương án, học hỏi và ghi nhớ ra sao. Tôi lấy ví dụ như ở Level 2 chẳng hạn: Game sẽ không hề gợi ý cho bạn biết rằng có một cách dễ dàng để bạn lấy được chìa khóa nhà kho đó là dụ một con chuột vào đại sảnh khách sạn Scarlett và khiến cô nhân viên tiếp tân bỏ ra ngoài để đuổi đánh chuột, cô ta sẽ để lại chiếc chìa khóa trên bàn cho bạn lấy. Nếu không biết cách này thì bạn vẫn có thể lấy được nó ở trên tầng cùng của khách sạn nơi Boss Fight có thể diễn ra. Vấn đề là cách hai này sẽ khó hơn khi chìa khóa được đặt trong thang máy và có một tên bảo vệ béo với súng máy sẽ đứng canh ở đây. Hay ở màn chơi bệnh viện họ cung cấp cho bạn các cách để đi vòng các cửa thông qua việc chôm chìa khóa từ những cô y tá hoặc tự tiếp diễn theo progress đến tầng hầm. Cách nào cũng sẽ có cái hay cái bất lợi của nó nhưng game làm rất tuyệt ở chỗ nó khuyến khích người chơi tự tư duy và thử hết mọi khả năng họ có thể nghĩ đến bất chấp giới hạn. Yếu tố ám sát kiểu tai nạn của Hitman được add vào game cao độ đúng theo cách bạn nghĩ với các Boss đó là khi bạn hoàn toàn có thể avoid một số trận Boss Fight nhất định thông qua những chiêu trò môi trường gợi ý. Tôi sẽ lấy ví dụ một số Boss như tên hề Petronelli có thể bị Off bởi chính đám sư tử trong rạp xiếc khi dễ thấy là những con thú không được huấn luyện kĩ lưỡng sẽ tấn công tất cả mọi thứ bất kể chủ của chúng, Boss Scarlett là một ả béo tham ăn nhà giàu nên bạn hoàn toàn có thể đầu độc chiếc bánh của ả hay còn hay hơn nữa là đầu độc chai Sâm Panh ả sẽ dùng để uống với trợ lý, Boss lợn cưa xích Delicateseen ( Học tập Texas Chainsaw và Manhunt ) ở cơ sở chế biến thịt có thể bị giết chết bởi chính những cái bẫy cưa ở nơi này… Khá thú vị.

2Dark_20170315142803

Cũng có thêm một số khuyết điểm nữa ở đây tôi cần phải nêu ra đó là trong khi có những trường đoạn tư duy tuyệt vời, game cũng không ngần ngại dồn bạn vào thế bí thông qua những đoạn chuỗi đoạn kịch bản Script nặng đó là khi bạn bị ép phải tự đưa ra phương án của bản thân theo đúng phương án mà Devs đề ra chẳng hạn như ở màn chơi trại lính nhí, vào đúng giây phút bạn vào căn phòng kế hoạch để chôm chiếc chìa khóa thì sẽ có 2 tên địch canh gác tự động đến rất nhanh canh các hướng ngoài cửa, và bạn bị ép phải tìm cách thoát thân ra men theo bóng tối và tránh gây tiếng động – và không, bạn không thể tư duy cách nào khác vì đây là cái mà game đã script rất nặng rồi. Thêm một phân đoạn nữa đó là ở ngay đầu màn trại lính này, bên trên nó là trại đấu chó – đây là khúc mà bạn buộc phải cứu sống một đứa trẻ nếu không con chó sẽ làm liều trước sự chứng kiến của đám người bệnh hoạn. Và bạn làm thế bằng cách nào ? Bên ngoài rừng sẽ có một sinh vật Wendigo sinh sống ( Which game sẽ không giải thích tại sao con Wendigo này làm quái gì ở đây ) và bạn có thể dụ con Wendigo này đến thẳng trận đấu chó điên rồ kia, nó sẽ Off hết tất cả các tên bảo vệ và người xem trận đấu, nhưng không làm hại đứa trẻ bên trong chuồng mà bỏ đi ra đứng ngoài gần khu vực nhà bảo vệ, dĩ nhiên là sớm muộn về sau bạn cũng có thể sẽ phải tự tìm cách đối phó với con Wendigo vì nó đứng chặn đường thoát của bạn nhưng đó là về sau, bạn sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm biết là đứa trẻ sẽ không gặp nguy hiểm đến tính mạng nhờ trận đấu chó bị chặn đứng, và bạn vào chuồng đưa cậu bé ra. Ở màn chơi phá đảo của game thì bên cạnh bé Emy ngoan ngoãn thì tất cả những đứa trẻ với context là đều đã phải chịu sự đau đớn, bạo lực dày vò về thể xác nên sinh ra sự sợ hãi, chống đối với người lớn đến mức ngay cả khi Smith đến cứu chúng chúng vẫn sẽ giãy lên đành đạch, tấn công Smith khiến quá trình giải cứu khó khăn hơn rất nhiều và thế là bạn phải ném những miếng kẹo tẩm thuốc mê vào chúng chỉ để Calm chúng lại, bế chúng lên và đưa từng đứa một xuống cổng an toàn. Sẽ có khá nhiều trường đoạn như thế này khi bạn phải đi theo đúng cái route đã vạch ra thay vì được tự do tư duy suy nghĩ.

Thêm rất nhiều tình huống nữa sẽ buộc bạn phải động não nhanh chân nhanh tay khi game sẵn sàng ném tính mạng của những đứa trẻ như trò đùa vào tay người chơi. Bởi sẵn tiện cũng phải nói luôn về thế giới quan của 2Dark, phải nói game làm rất được trong việc xây dựng cốt truyện và xây dựng bối cảnh.

SPOILER: Bạn biết rằng thị trấn Gloomywood ở đâu đó của những năm 7x, trò chơi cho thấy một môi trường nơi sự tha hóa của con người biến những tệ nạn tưởng như là unthinkable ( không thể nghĩ tới ) trở nên rất tầm thường. Smith trong game đùa rằng đó là do Gloomywood bị nguyền rủa nhưng cái cách mà game show ra đó là chính sự hỗn loạn của con người và một thế giới vô cảm nơi phần lớn mọi người ai cũng chỉ nghĩ tới bản thân, một xã hội vô cảm và thờ ơ từ chính quyền, luật pháp cho đến cái cách mà những người dân lao động bình thường nhen nhóm vào những hi vọng lẻ loi để sống. Rạp xiếc ở level đầu của game vốn từng là một nơi giải trí nhộn nhịp nhưng rồi sự xa cơ lỡ vận bỏ lại nó hoang tàn cho Petronelli bệnh hoạn mặc nhiên sử dụng như là bình phong cho đường dây buôn trẻ con và hắn lấy một số đứa làm sự vui thú bệnh hoạn của bản thân. Cái đáng nói đó là ngay cả một số nhân viên cũ của rạp xiếc, những kẻ bị bỏ lại cùng nó cũng chấp nhận sự tha hóa của bản thân và bán đi chút linh hồn còn xót lại của thể xác, chúng biết rõ Petronelli làm những gì và biết cả về những đứa trẻ nhưng thay vì làm điều gì đó chúng chọn làm ngơ, thậm chí tham gia tiếp tay cho đường dây vì ” lợi nhuận xứng đáng ” – như một tên lính canh quote và một số kẻ cũng sẵn sàng giở trò và tham gia trực tiếp vào việc Abuse những đứa trẻ. Ở bệnh viện thì đường dây lại tiếp tục với một nguồn lợi nhuận lớn đến từ việc buôn nội tạng trẻ em và cho gã bác sĩ Miguel quái dị Frankenstein làm thử nghiệm, bạn có thể nghĩ rằng một số y tá hay bảo vệ bình phong có thể biết hay không nhưng rồi nhìn vào họ và bạn không khỏi ngạc nhiên sao tội ác có thể diễn ra lâu thế. Những y tá bảo vệ cũng thật thờ ơ vô cảm và cái cách mà họ làm việc: Sẵn sàng vung tay đánh đập bệnh nhân thậm chí đánh cả những người già đã không còn sức ở nơi này chỉ vì họ muốn được giúp đỡ, cái môi trường làm công ăn lương đã xóa đi bất kì cảm xúc còn lại nào của họ cho con người để đến khi ngay cả Smith mang một số đứa trẻ cứu thoát lên và bị họ trông thấy thì phản ứng của họ cũng chỉ là quát tháo những đứa trẻ và thậm chí động tay động chân. Ả Scarlett ở màn 2 thì có sở thích lấy xác của những đứa trẻ mà ả đã làm hại và biến chúng thành những con búp bê và sự bệnh hoạn ủ lên cả tòa tháp khi nhiều trợ lý của ả biết nhưng cũng tham gia hoặc mặc kệ vì đơn giản gia đình ả là tài phiệt giàu có nhất của cả vùng. Ở căn nhà ngụy trang tiệm thịt của Delicateseen là một nơi mà cả sự đói nghèo, lạc hậu lẫn tư duy Redneck tồn tại: Bà lão già trưởng nhà có thể xem như một bà mẹ của Norman Bates, những đứa cháu gái cũng được nuôi dạy theo những cách vật vờ, bệnh hoạn và cũng là nạn nhân của xâm hại tình dục từ những người cha và chú của chúng, dưới nhà là tiệm thịt nơi 1 gia đình tâm thần kiểu Texas Chainsaw Massacre sát hại những đứa trẻ và sử dụng chúng như là nguồn chế biến thịt nhằm kiếm chác lợi nhuận trên sự bệnh hoạn tột cùng. Ở trại lính của Doggy Doug bạn thấy những tên lính bị Shellshock, PTSD và những tổn thương tâm lý lẫn thể xác từ chiến tranh vô nghĩa bị chính cái chính phủ mà chúng phục vụ ném ra bên lề và đây là cách chúng trả thù đời và trả thù xã hội,… Nhưng như một nhà văn đã nói đó là ngay cả ở những nơi tăm tối lạnh lẽo nhất vẫn phải còn có chút ánh sáng của sự hi vọng. Ở rạp xiếc có bà Carlotta – một nghệ sĩ diễn xiếc mọc râu đã già nua cũng trụ lại ở nơi này, bà ấy già và yếu nhưng khi biết sự mờ ám ở nơi đây, đã cố gắng phá đám những chuyến hàng của Petronelli và bí mật cứu sống một vài đứa trẻ. Bà ấy giao lại chúng cho Smith và nói: ” Hãy đưa những thiên thần bé bỏng về nhà ” trong khi chơi chữ bằng nửa tiếng anh và tiếng Tây Ban Nha. Nhiều đứa trẻ bị bắt đi trong đường dây vẫn cố gắng để giữ lại sự lạc quan tươi sáng hồn nhiên kể cả khi hoàn cảnh đã biến dạng hóa rất nhiều trong số chúng không thể nhìn nhận cuộc đời như trước nữa. Ở trại lính, mặc dù những đứa trẻ bị bắt và nhồi sọ huấn luyện rằng thấy Smith là phải giết nhưng nhiều đứa vẫn giữ được thần hồn khi không làm thế và thắc mắc rằng: ” Tớ tự hỏi nếu chú Smith này có đáng phải chết… “, hay trong cái thị trấn đáng nguyền rủa này, sự tha hóa con người tồi tệ đến mức một gái bán hoa mê mẩn Smith tên là Betty suốt mười mấy năm đứng ở quán bar Mermaid Tarvein để mồi chài Smith trông còn giống 1 thiên thần hơn tất thảy. Hay chúng ta có Jessie, một nữ cảnh sát mà cũng có cuộc đời không mấy suôn sẻ các thứ cho lắm, cô cũng lấy chồng là cảnh sát mà thật trớ trêu đó là vợ chồng cô cũng là bạn thân của Smith nhưng rồi cô ly dị, cô có một con riêng với chồng là Emy và qua cái cách mà cô đối xử với Smith, bạn có thể phần nào nói đùa là người ta tìm thấy sự lãng mạn cho nhau kể cả ở những nơi tồi tệ nhất, kể cả khi cái cảm giác có hơi khó xử trong mối quan hệ của 3 người cô, chồng cô và Smith…

Để giải thích cho sự bệnh hoạn và tâm lý lệch lạc của các Bosses thì game setup plot twist của nó quy về một vụ án Smith từng giải quyết nhiều năm trước đó nữa, chúng ta có một tên bác học Phát Xít là Sergei Krach với những thử nghiệm tác động vào trẻ con nhằm tìm kiếm cái quy mô tẩy não hoàn hảo nhất tác động vào hành vi của trẻ và qua đó, biến chúng thành những tên tâm thần thứ thiệt phục vụ cho hành vi và mục đích của mình. Tất cả các Boss từ Petronelli, Miguel, Scarlett, Doug, Delicateseen… Đều là những học sinh của gã, chuyện giữa gã và Smith trở thành tư thù cá nhân do Smith trong quá trình xử lý vụ án, đã triệt hạ một kẻ tâm thần mà Krach đã dành nhiều năm để huấn luyện… và game cũng diễn biến cốt truyện theo chiều hướng không hoàn toàn có hậu bởi kể cả nếu như bạn là Smith và may mắn phá được hết các vụ án, cứu được những đứa trẻ và trở thành anh hùng như ending tốt nhất của game thì Smith vẫn phải đối mặt với việc 2 đứa con mình còn sống nhưng không nguyên vẹn, do chúng đã sống và làm việc cho Krach trong nhiều năm và cũng biến thành những tên tội phạm tâm thần như thế nào… Và tôi chả cần nói nhiều, khi gặp lại Krach hắn đã là một ông già yếu ớt ngồi xe lăn, yếu đến mức ngay cả một đứa trẻ như Emy cũng có thể xô đổ chiếc xe lăn khiến Krach đau đớn liệt trên sàn gào thét, và tôi đã lôi hắn vào buồng hơi ngạt cho hắn chết chìm trong khí Gas. Thậm chí all hell break loose vì tôi nhớ là mình đã chơi thật sự rất bạo lực với luật Kill của game do bọn thủ hạ của Krach đến lục phá nhà Smith và giết hại con mèo đen vô tội, kể cả khi tôi phải dùng vũ khí cận chiến backstab chúng từ sau lưng, hay đánh bắn cho đến khi chúng gục xuống đất.

Dễ thấy game là một tittle có giới hạn Budget và chất lượng Indie ra sao nhưng phải nói 2Dark khá là đặc biệt trong một thị trường game kinh dị AAA cũng có phần hơi bão hòa. Frederick Raynal vẫn cho thấy khả năng của bản thân sau nhiều năm kể cả khi Tittle nổi tiếng nhất mà gắn liền với đời ông vẫn chỉ là Alone In The Dark. Phần âm thanh trong game tuy còn có phần hơi giới hạn chẳng hạn như Smith có lồng tiếng đàng hoàng nhưng lại không thể hiện trong gameplay mà chỉ để ở màn hình loading screen, rồi phần lớn game sử dụng âm thanh trong gameplay cũng chỉ là sound effects là chính tức là phần lớn các nhân vật đều không có lồng tiếng mà chỉ có những âm thanh sound effect ví dụ như bọn trẻ chỉ có tiếng khóc, cười, lẩm bẩm, hét vì sợ hoặc vì đau,… OST của game là OST kiểu 8 đến 16 bit gợi cho bạn nhớ về một thời game ở thập niên 8x, 9x trông như thế nào. Which vừa rất Lo Fi và vừa hay tuyệt bởi vì đây là một game chủ đề kinh dị cơ mà ? Họ chọn hẳn kiểu nhạc giao hưởng xen lẫn Jazz và thính phòng đương đại, phối khí hòa âm tuyệt vời để tạo sự ám ảnh hoặc đẩy kịch tính cao trào trong các chuỗi hành động và tương tác của game.


Bù lại thì 2Dark tạo điểm nhấn thông qua đồ họa và Artstyle trong cái chất liệu vẽ và model theo kiểu comic của nó. Cái chất hoạt hình của game đánh lừa người chơi rất hiệu quả bởi khi nhìn vào cái artstyle này ai cũng nghĩ đây trông giống một bộ phim hoạt hình Pháp của những năm cuối 9x đầu 2k phát đâu đó trên truyền hình cáp những năm 2k, nó có một chút sự dễ thương và hài hước khi biểu diễn tất cả các model nhân vật dưới dạng hình người tí hon với cái đầu to trông giống hình nặn đất sét, bạn thậm chí còn có thể thấy Model Smith có phần nào đó Self-insert của Raynal bởi cái quả tóc và quả mặt trông có nét già dặn. Những đứa trẻ là những model tươi sáng với đầu bé nhưng cặp mắt to và cái cách mà chúng chuyển động rồi cử động. Model của đám kẻ xấu và Bossed được thiết kế để giống với mô tuýp truyền thống trong game đó là đa dạng hình thù, đặc tả…

Dù có nhiều ưu điểm xong cũng phải nói đến những khuyết điểm của 2Dark. Trước tiên nhắc lại thì đây là một tittle có giới hạn nên dễ thấy các màn chơi về sau trong game bắt đầu thiết kế ground vào khuôn khổ nghĩa là bạn sẽ phải chơi bó buộc vào với những gì mà Devs đã vạch ra nhiều hơn là một số khúc được tự do. Một cái tiếp theo nữa đến từ sự ảo ảnh trong nhiều lựa chọn của game mà thậm chí cái sự mâu thuẫn trong trải nghiệm. Dễ thấy là game tạo ra cho bạn rất nhiều lí do để Justify cái hành vi chơi kiểu bạo lực nếu muốn thông qua việc có nhiều kẻ địch canh gác trong game hay những kẻ bệnh hoạn mà players cho là đáng chết, which như tôi đã nói ở trên là tôi có Hell break loose trong một số khúc, một cái thiết kế mà tôi cho là tạo ra một sự tranh cãi tốt ở trong game đó là sẽ có người vô tội xen lẫn kẻ có tội trong nhiều màn chơi và việc bạn punish cả những người vô tội khiến bạn phải suy nghĩ lại mọi thứ. Xong cái ảo ảnh lựa chọn tạo ra cho bạn ở đây đó là kể cả khi bạn Violate cái luật No Victim quá nhiều thì bên cạnh sự thay đổi của màn hình loading, nó sẽ không hoàn toàn tác động lắm vào progress hay endings của game đâu, bạn có thể lạm sát kha khá người mà vẫn hero về màn cuối của game kể cả nếu như bạn lỡ tay lạm sát người vô tội: Lấy ví dụ như bà Carlotta ở rạp xiếc, bạn có thể massacre cả khách sạn của Scarlett cho dù đó là đám thuộc hạ mafia hay cả những người làm bếp, anh nhân viên da màu hay cô tiếp tân vô tội, bạn có thể kill cả bệnh viện của Miguel từ y tá đến bảo vệ tầng trên cùng, bạn cũng có thể tìm cách để kill cả gia đình bệnh hoạn ở tiệm thịt lẫn căn nhà bình phong mà không cảm thấy quá suy xét nhiều, ở trại lính của Doggy Doug thì mục tiêu là đám chó săn và những tên lính có thể hơi khó khăn chút nhưng bạn cũng có thể kill được… Và vì thế tôi tự hỏi cái luật No Victim để làm cái gì ? Bởi vì Smith vẫn có thể để lại cả một bãi chiến trường toàn xác người miễn là giấu tránh xa cho bọn trẻ thoát thân và theo lẽ đó Smith chẳng phải chịu bất kì sự trừng phạt nào bla bla nào cả, trò chơi chỉ vẽ ra ranh giới ở chính cái ending của game thông qua việc bạn có thể lựa chọn kill cả 2 đứa con đẻ của bản thân vì chúng nó đã bị tẩy não quá nặng và trở thành sự cản trở của bạn trong việc cứu lấy những đứa trẻ vô tội khác, kể cả khi bạn biết 2 đứa con đẻ cũng đã tham gia giết hại nhiều nạn nhân vô tội…  Hệ thống save game cũng là một sự trừng phạt nửa vời bởi trong Lore thì Smith cũng là một người nghiện thuốc nặng và nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của ông. Vì thế mỗi lần save game sẽ là một lần Smith hút thuốc bằng bao thuốc và bật lửa combine với nhau. Tính trừng phạt ở đây là càng hút thuốc nhiều – tức save nhiều thì Smith sẽ dần dần có biểu hiện ho nặng tiếng hơn, phổi thở ra khói đặc hơn và nếu quá mức thì Smith cũng lăn ra đất mà die vì chính đống thuốc lá của mình. Nhưng nó nửa vời là vì nếu bạn chịu khó tập trung, bạn sẽ thấy game không hẳn là quá khó trong một số trường đoạn và một số màn chơi có thể được clear mà không cần quá nhiều lần save game, và cái sự trừng phạt này chỉ đến sau khoảng 8 9 lần smoke 1 màn nên tôi nghĩ nó quá thừa thãi, vì có màn tôi clear luôn chỉ sau 2 3 lần smoke cơ. Vì thế tôi muốn nghĩ cái sự trừng phạt ngớ ngẩn này chỉ dành cho những ai quá noob đối với game mà bạn chẳng thể quá trách họ được vì đây là một game kiểu khá kén người từ đầu rồi. Và khuyết điểm nữa đó là game nhìn thế nhưng lại khá ngắn, mỗi màn chơi bạn có thể vượt qua trong hơn 30 40 phút hay thậm chí stuck cả 1 2 tiếng cũng được nhưng chỉ có 6 màn chơi trong game nên cộng dồn thời gian lại nó chỉ dao động đâu đó trong khoảng 4 đến 8 9 tiếng nhất định, khiến tôi cảm thấy đây khá ngắn vì game có hay thật và tôi có mong đợi hơn nữa, thậm chí trang kickstart Ulele của game từng nói game có 10 màn với 10 Bosses mà đến cuối lại chỉ có 6, khiến bạn phải tự hỏi 4 còn lại là được cut ra, thay đổi hay chuyện gì đã xảy ra trong quá trình Dev game.

Đánh giá chung: Nếu bạn đang có hứng thú với một cuộc phiêu lưu đầy thử thách và đen tối, 2Dark là lựa chọn lý tưởng. Game có khá nhiều điểm sáng từ việc chọn lựa chất liệu, artstyle, đồ họa cho đến cách mà game đi vào những chủ đề nhạy cảm từ tâm thần cho đến trẻ con. 2Dark là một minh chứng cho thấy game indie horror có thể còn có nhiều cái thô ráp, ghồ ghề thế nào so với game horror của AAA nhưng tôi dễ dàng nói 2Dark chiến thắng rất nhiều trò chơi kinh dị AAA khác. Sure bạn có thể nói việc có một trong những cha đẻ của Genre có lẽ là một lợi thế hơi áp đảo nhưng tôi nghĩ tôi sẽ muốn sống trong một thời kì có nhiều game muốn làm những điều khác biệt như 2Dark hơn là mớ AAA Horror giả lập hành lang bullsheet ( Tao đang nhìn vào mày đấy StUdIo GaMe kInH Dị HàNg ĐầU ThẾ GiỚi Flopper Team ạ ).

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện