Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Mặc dù mới chỉ là một chương mở đầu prequel của game chính nhưng Chrysalis đã mang lại rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời đối với tựa game Lake Haven. Được tạo ra bởi Encrypt Game là 1 Dev Indie với kinh phí cực nhỏ. Lake Haven là 1 tựa Old-school Survival horror nhắm đến phong cách của Silent Hill và Twin Peak với tất cả mọi thứ truyền thống nhất của thể loại từ thời PS1.

Gameplay: Đây sẽ là một tựa game cực kì kén người với tất cả các công thức truyền thống nhất: Tank Controll, Góc camera đặt sẵn, hệ thống ngắm tập trung trước rồi bắn, giải đố etc… Những người chơi Survival horror đã quá thuộc bài thì chúng ta sẽ cảm thấy như ở nhà với từng setting của Lake Haven – Chrysallis. Game khá là hardcore trong việc tôn trọng công thức vì thế độ khó của game nhất là ở khâu giải đố có thể nói là cực kì khủng khiếp. Trước tiên, sẽ không có một cái hướng dẫn hay các chỉ dẫn cụ thể nào cả, mà nếu có thì nó dựa vào cách mà bạn hiểu vấn đề hay hiểu các mô tuýp nhất định. Bối cảnh game vì là phần mở đầu lúc này nên bạn sẽ theo chân thám tử Zeke Reynolds đến với thị trấn Lake Haven ở một miền nông thôn hẻo lánh của Mỹ điều tra về một vụ mất tích, mất liên lạc bí ẩn của một gia đình. Góc camera giới thiệu Zeke trên xe chuyển biến từ góc ngược đến nghiêng – những ai là Fan của David Lynch sẽ nhận ra ngay những hiệu ứng quen thuộc từ phim Lost Highway. Zeke đến đúng địa chỉ – ở giữa nơi đồng hoang với nguồn ánh sáng ít ỏi từ vài ánh đèn. Bạn bắt đầu ở hiên nhà rồi nhận ra cửa ra vào bị khóa trái, một cảm giác bất thường cho thấy có vẻ vẫn có ai đó đang ở nơi này. Điều tiếp theo mà bạn khám phá đó là một căn nhà bình thường mà có cả mật đạo dưới giếng, vài phòng bí mật lẫn một núi thứ linh tinh rừng rợn có vẻ không hợp lý cho lắm, cứ như thể một tập phim Courage The Cowardly Dog vậy. Trò chơi diễn ra với tiết tấu cực kì chậm rãi thậm chí giả định là bạn đang chơi lần đầu tiên không có speedrun của khỉ của nợ gì ở đây thì trò chơi dành 30 phút đến 1 tiếng đầu tiên của nó chỉ để dạy người chơi về cơ chế giải đố của game. Khẩu súng lục Zeke cầm là bất tử đạn và hiển nhiên đây mới là phần Prologue của cái game chính mà còn cook thêm vài tháng, 1 năm nữa mới ra mắt nên cơ chế chiến đấu chẳng phải là thứ gì đáng bàn ở đây. Vì giải đố là rất khoai nên bạn có thể hình dung vấn đề backtrack quen thuộc sẽ là như cơm bữa khi mà chỉ mới 15 phút đầu tiên, bạn chạy ngược xuôi đào đất ở sau nhà để lấy được chìa khóa vào cửa chính – which tôi khá thích câu đố này vì nó ngụ ý rằng căn nhà phải chứa đựng cái gì đó rất kinh khủng để người cuối cùng của gia đình chôn luôn cái chìa khóa vào một bãi đất đào be bét ở sân sau. Tầng hầm thì được khóa bằng xích gai với khóa padlock. Tài liệu trong game được viết rất chỉnh chu và khoa học, và đôi khi gợi ý manh mối câu đố cho bạn.

Cốt truyện của trò chơi ném vào đầu người chơi một loạt các bí ẩn cũng như một cảm giác phấn khởi của một cuộc phiêu lưu điên rồ trong thế giới quan của David Lynch. Bối cảnh của game là thập niên nên bạn thấy những thứ trong ngôi nhà được build với không gian, sự thiếu thốn, hạn chế nhưng cũng đầy rẫy những văn hóa phẩm của thập niên đó. Trong game bạn lần theo những bức thư của Marianne Lambert để điều tra về người bạn thân của cô ấy là Eleanor Robertson, người mà đã bặt vô âm tín đúng 13 ngày liền và không hề có bất cứ liên lạc hay động tĩnh gì từ gia đình Robertson nữa.  Trò chơi từ từ hướng dẫn người chơi làm những điều ngớ ngẩn nhất theo đúng context của game Survival Horror thập niên 9x như có thằng cha nào đó trong nhà thật sự giấu các tấm phiến đá ở những chỗ kì quặc nhất, bạn phải chạy lòng vòng để lắp phiến đá vào tường dưới giếng mở lấy kim đồng hồ, xoay đồng hồ đến 12 giờ cho hoàng đạo rồi làm đủ trò ngớ ngẩn khác để mở ra được không gian sâu bên dưới cùng của giếng. Tôi thích cái cách mà game trêu ngươi bạn rằng cái thời gian bạn dành ra ở nơi này để giải đố đã khiến bạn quên đi mất thực tại và bạn tra hỏi thần kinh bản thân mình đang làm cái quái gì. Sẽ chỉ có duy nhất một trận Combat trong cả cái Prequel này và như thường lệ, bạn dễ dàng để vượt qua hoặc chết và trò chơi làm khâu này chỉ như muốn nói: ” Đây mới là khai vị thôi “. Cách nó setup kịch bản ngược lại là một trong những điều khiến tôi cảm thấy yêu thích game indie hơn AAA rất nhiều vì tính sáng tạo và thử nghiệm – tôi dám nhấn mạnh đây là những thứ bạn không thường thấy kể từ khi thị trường game Survival Horror AAA không chết chìm trong FPS hành lang thì cũng chết chìm trong giả lập đi bộ với cốt truyện nhàm chán hoặc làm lại làm lại, hay tệ hơn là bạn thuê một thằng siêu dở tệ để làm lại kiệt tác vì bạn muốn tiết kiệm túi tiền ( Tao đang quan sát cả hai thằng chúng mày rất kĩ đấy Kuntnomey và Bloober )

Spoiler: Bạn khám phá ra rằng Eleanor đã chết đi trong ngôi nhà từ lúc nào rồi… Trông cô ấy thật buồn bã và lạnh lẽo, qua những bức thư bạn học được là chồng cô ấy tên là James ( Có vẻ những gã tên là James thường rất hay có vấn đề trong thể loại Survival Horror – đoạn này nếu bạn hiểu ý tôi ). Cái Twist được chơi ra ở đây là cốt truyện không hề để ngỏ rằng thực tế chuyện gì đã xảy ra trong mối quan hệ của James Và Eleanor. Từ những bức thư James để lại, dường như Eleanor tỏ ra có vấn đề và không còn là chính mình nữa, trong khi với Eleanor, cô miêu tả rằng James cũng chẳng phải dạng vừa khi xa rời cô và thậm chí trong mắt cô, cả hai dường như đều là quái vật và hai vợ chồng chẳng thể hiểu nổi cái gì ở nhau. Vì đây là một game cũng có nội dung tâm lý nên cái sự thao túng là bạn không thể trách Eleanor hay James vì bạn chả biết ai mới là kẻ có vấn đề, tại sao mọi người ra nông nỗi này và rốt cuộc thì cái thế lực ma quỷ nào đó ở đây đã làm cái quái gì ? Hay nói đúng hơn ? Bạn là Zeke – một thám tử, một người đã dành cả đời tin vào khoa học để phá án và bây giờ anh ta đang ở một căn nhà nơi đồng hoang lạnh gáy với một nỗi sợ kì lạ rằng mình đang bị cuốn vào thứ gì đó. Sau khi bạn đã lấy được huy hiệu thiên thần để mở cái cửa chết dẫm dưới giếng… Đây là khúc Zeke kiểu: ” ôi thôi bỏ m ẹ thật rồi ” anh ta đã khám phá ra đúng là có thế lực gì đó ở đây thật, nhưng vấn đề là trong khi cái giếng và căn nhà đều đã được khóa lung tung phèo lại để ngăn không cho nó thoát ra thì Zeke đã vô tình giúp phá bỏ tất cả những cái phong ấn đó… Và một trong những hoạt cảnh ấn tượng nhất của game khi mà bạn được thấy Zeke chạy xuống cái cầu thang xoắn ốc đó – Gợi nhớ đến Silent Hill 1 và như Thomas Grip đã miêu tả cái cầu thang xoắn ốc đó xoáy vào tâm trí một cách đáng sợ thế nào. Trong LH: Chrysalis, bạn chứng kiến những xiềng xích với màu đỏ máu từ từ lao lên cuốn lấy tất cả và cái cảnh Zeke chạy lên thật nhanh trong khi những xiềng xích cứ tiếp tục lao lên, nhạc nền chơi man dợ thật sự cực kì ấn tượng và đáng nhớ.

Còn nốt đoạn cuối là một bất ngờ và tôi sẽ không spoil đâu nhưng gợi ý nhé: Hãy xem Twin Peak đi, nó rất xứng đáng đấy. Mặc dù biết đây là một game Indie Low Poly Classic PS1 nên sẽ khá kén người nhưng sau cho cùng nếu như bạn tìm được game hay nó lọt vào gợi ý cho bạn thì chúng ta không cần phải bàn về cái gu ở đây nữa. Một điều tôi ưa thích trong đồ họa của game đó là kể cả nếu nó là Low Poly khó nhìn thật nhưng bầu không khí kinh dị thì không khỏi bàn. Nó bám chặt cái art style, direction và cách mà Silent Hill 1 vượt qua những hạn chế của chính máy PS1 để tạo ra sự kinh dị của nó. Game có dùng một lớp Blur nhẹ để che bớt một số thứ cùng bóng tối nhưng đây là một ví dụ điển hình của việc làm đúng làm đủ sẽ ra sao khi Blur chỉ rất thoáng qua và phảng phất, hiệu ứng từ chiếc đèn pin trên áo Zeke cũng lóe lên theo cách mà đèn pin của Silent Hill 1 hoạt động. Cách setup các góc Camera và dùng Tank Controll để tạo cảm giác không gian méo mó biến dạng và bạn đang bước vào cuộc hành trình ruồng bỏ thế giới cũ cho thấy những người làm game thật sự đã có sự nghiên cứu rất kĩ. Âm thanh trong game bên cạnh nhạc nền thì hầu như không hề có sự lồng tiếng nào khác, hoặc là họ dùng bộ méo giọng và tua giọng nhanh để giả vờ hội thoại ( cái hiệu ứng này tôi từng nói ở trò Lunacid lúc trước ) nhưng cũng chính cái sự im lặng chết chóc này tạo nên cái tâm trạng của game. Cách mà Zeke luôn nhìn thẳng vào camera, gương mặt của cả anh lẫn Eleanor cho thấy hai kẻ tâm trạng, ưu phiền với một chút cử động, biểu cảm được vẽ nhưng cho thấy sự không thoải mái, tâm lý của bản thân. Trên thực tế, game dùng rất nhiều hiệu ứng thẳng mặt khi nhân vật sẽ luôn nhìn thẳng chằm chằm vào chính cái camera như nhìn thẳng vào chính người chơi vậy. Những hiệu ứng Warp hay méo mó cũng được làm rất chỉnh chu và thật sự khi bạn thấy cái màn hình hút tất cả mọi thứ vào nó khá là thú vị – khiến tôi tự hỏi sao không nhiều game thử sức với những concept mới lạ và kì dị hơn nhỉ ?

So với một game Indie chỉ với giá 2 đến 3 đô quy đổi ra tiền Việt khoảng 30K 45K thậm chí có thể giảm giá trong tương lai thì Lake Haven-Chrysalis thật sự là một món hời rất lớn. Bản game chính Lake Haven cũng đang được phát triển rồi nên tôi cũng đang chờ xem nó sẽ ra sao. Trò chơi là một ví dụ và minh chứng cho thấy một phong cách bị mất vẫn còn sức hút và độc đáo thế nào nếu biết cách làm. Nếu như bạn đã hoàn thành phần Prequel này và đến được cuối game, để được thấy những gì mà nó chuẩn bị setup thì tôi tin là các Fan của Silent Hill chắc chắn sẽ ưa thích và nóng ruột hơn, thật hài hước khi bạn luôn có thể nói cái gì đó còn Silent Hill hơn cả chính cái mà Kuntnomey hiện đang sở hữu và outsource…

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện