Game đua xe và âm nhạc – phần 1

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Nhắc đến thể loại racing thì như một lẽ thường tình, những cái tên như Need For Speed, Burnout, Ridge Racer, Dirt và vân vân là những cái tên mà chắc hẳn các bạn khá quen thuộc nhất, tôi vẫn nhớ lần đầu tiên mình sờ vào Need For Speed là khi quán PS2 gần nhà có đĩa Need For Speed Underground 2 và dĩ nhiên, với đầu óc những đứa trẻ hay những game thủ khi đó được chứng kiến hình ảnh 1 con Ferrari bóng loáng tổ lái trên đường đua trải đầy sắc màu với đủ mọi thứ Blur motion che lấp đi những phần pixel thô thì đó là những năm tháng khó thế nào quên. Dĩ nhiên, nhiều game đua xe giờ vẫn vậy nhưng để mà nói nếu nó có một cái cảm giác gì đó y như những lần chúng ta chỉ mới bắt đầu thì đó lại là 1 điều gì đó khá là khác biệt. Và không phải là nói quá chứ chính Need For Speed hay Burnout thời đó không chỉ hoạt động như là 1 game đua xe mà còn là một kênh phát thanh diệu kì vậy bởi cái cảm giác khi phóng vù vù trên đường đua và cái radio bắt đầu emit một cách từ từ và Blast vào tai bạn thứ nhạc sôi động khiến bạn khó có thể nào quên nhất là khi đang Full Volume nữa chứ.

Và nhắc đến Sense Fails thì không thể nói đến thứ kinh điển tuyệt vời này mà bạn chắc hẳn đã từng Blast bằng Winamp trong những giai đoạn đầu 2k đó.

Xin chúc mừng nếu như bạn nhớ được Calling All Cars thì tôi cá là bạn đã từng có những khoảng thời gian khá vui vẻ với Burnout đấy. Calling All Cars hiện diện rõ rệt nhất ở Burnout Dominator và Burnout Legends, ra mắt năm 2007. Tôi vẫn nhớ khi đó Burnout vẫn khá là khốc liệt mặc dù chỉ đúng 2 3 năm sau đó là Need For Speed Hot Pursuit 2010 ra đời và khuynh đảo tất cả mọi thứ. Trên thực tế việc chơi Burnout để chuẩn bị cho NFS Hot Pursuit khá là thú vị bởi khi bạn nhìn từng pha va chạm chi tiết và lanh tanh bành trong Hot Pursuit bạn chắc chắn sẽ nhớ ngay hình như mình từng thấy physic điên loạn thế này ở đâu rồi mà nhỉ và đoán xem ? Burnout cũng được phát triển bởi Criterion games với cha mẹ đẻ là Alex Ward và Fiona Sperry. Sở dĩ vào thời điểm đó thì dường như việc đâm xe, húc xe hay cà khịa nhau trở thành 1 thứ gì đó khá thú vị đến mức 10 ông trẻ con giống tôi chơi Burnout thì 9 ông chỉ thích cà khịa đâm nhau chứ còn không thèm muốn đua số 1 hay về đích luôn =))). Mà đã đâm nhau thì dĩ nhiên chơi nhạc Rock là quá thích hợp cmn rồi, tôi thậm chí vẫn nhớ khi đó mấy ông cỡ tuổi teen hoặc sinh viên khi đó vẫn Blast nhạc Rock ngoài đường cơ mà ? Nó chất đến mức khi bạn đang đua ở Glaciers Fall và Black Gold Highway thì thứ blast qua tai bạn lúc đó chắc hẳn là

Yeah, mọi thứ cũng không hẳn lúc nào cũng phải là hỗn loạn mà tự nhiên, giai điệu chuyển sang thứ gì đó có thể khiến bạn thốt lên: What da hell ? hoặc tệ hơn là một thứ giai điệu khiến bạn trầm lắng và feel vào dòng cảm xúc một cách kì lạ

Và tôi vẫn luôn thắc mắc đến giờ đó là: TẠI SAO BỌN TÔI LẠI PHẢI NGHĨ ĐẾN BẠN GÁI KHI VẪN ĐANG BẬN ĐÂM XE NHAU ?

Và sau đó là 1 cú Crash đau đớn. Bạn cố gắng quay trở lại cuộc đua khi giờ bạn đang tụt lại ở vị trí số 5 số 6 hoặc bét bảng. Nguyền rủa Avril Lavigne bởi bạn có thể cảm thấy khó tin nhưng cứ mỗi khi nhạc cô ta được chơi thì y rằng cuộc đua có biến bất lợi dành cho tôi =))). Không hiểu tại sao tôi có cảm giác rằng dường như Dev của Burnout thích những người chơi hệ Rock hơn là Need For Speed bởi trong khi nhạc NFS khá hỗn tạp và đủ mọi thể loại thì Burnout vẫn tập trung vào chất Rock Metal điên loạn hoặc những bản Pop Punk bắt tai. Và có 1 điều mà các fan đua xe chắc chắn vẫn luôn phải khen ngợi Burnout đó là làm thế quái nào mà cả truyền thống cái game này vẫn có thể duy trì và đẩy giới hạn của bộ Engine Renderware đến mức tối đa thế nhỉ ? Thật đấy, đồ họa của Burnout nhìn vẫn khá bắt mắt kể cả khi game đã độ chục năm tuổi, cái cảm giác của việc lái một con Ford Mustang 1970 sau khi đã hoàn thành dòng Muscle Class dảo bước trên đường thênh thang trong khi nhạc nền chuyển sang bài The Great Escape vẫn là 1 trải nghiệm đáng nhớ.

1 mechanic khá độc đáo mà Burnout nghĩ ra đó là kể cả sau khi bạn đã bị tông đổ hoặc Wreck vì bất cứ lí do nào đó, bạn vẫn có quyền được kiểm soát một số thứ chẳng hạn như bật kính chắn ra và tấm kính văng vào 1 xe đối thủ kéo hắn Wreck theo giống bạn hoặc vẫn cố gắng chuyển động, va đập và tìm kiếm bất cứ đối thủ nào khác đang vô tình ở trong mớ lộn xộn mà bạn tạo ra. Và dĩ nhiên một khi đã đến với Burnout thì Burnout phần 3 Takedown là 1 game đua xe bắt buộc, bởi kể cả dù sau khi đã qua Burnout Paradise hay Dominator hoặc Legend thì cái cảm giác của Takedown vẫn là 1 cái gì đó khó có thể bắt chước lại được. Tôi cá đó là lúc mà nó đã đạt đến cái đỉnh Peak của nó và không thể lên hơn được nữa. Nó thậm chí còn không thèm che giấu sự hài hước khi bạn bắt đầu vào đua ở Crash mode và bạn thấy những thứ giống như toàn là xe gia đình, xe hạng nặng cho đến cả xe bán tải.. Kiểu như: ” Khoan đã ? vậy tôi được dùng mấy thứ này để đâm chày xước toàn xe Porche, Ford,… ư ? “. Và cái phần Neuron Monkey của tôi ngay lập tức kích hoạt nhất là khi con Porche Boxter thể thao bóng loáng đó bị tông nát bươm bởi con SUV ghẻ lở hắc lào và tôi kiểu như: ” Suprise Mada Faka ” ! trên cái nền nhạc của New Found Glory

Chắc bạn thấy tôi nhắc hơi nhiều đến Burnout đúng không ? Chắc có lẽ nếu có 1 dịp khác tôi sẽ nói về 1 số dòng khác, có thể là NFS nhưng tôi chắc chắn cũng muốn đề cập đến nhiều dòng hơn nữa nếu có thể

HenryMason AKA TranVietBach
As your service

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện