Tại sao WWE Here Come The Pain vẫn là chuẩn mực của game đấu vật.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Ra mắt vào năm 2003 độc quyền trên PS2, WWE Here Come The Pain mang lại trải nghiệm đấu vật đỉnh cao và setup các tiêu chuẩn để cả dòng Smackdown VS Raw đi theo về sau này. Đây là 1 thời kì mà game đấu vật cũng có thể nói là khá nhiều nhan nhản nhưng để mà làm hay làm đúng thì nó là cả một vấn đề lớn, hôm nay tôi muốn đi sâu hơn để phân tích tại sao Here Come The Pain để lại cả 1 tượng đài không chỉ là tuổi thơ mà còn là những tiêu chuẩn mà chính dòng game đấu vật hiện nay cũng lù khù chưa thể tái hiện lại được, dù sure là sẽ có nhiều người tranh cãi về WWF No Mercy trên Nintendo64 hay Smackdown trên PS1 mới nên là những người ở đây thay vì Here Come The Pain

Trước khi đi sâu vào chính nó, chúng ta cũng cần nói sơ qua bối cảnh một chút, từ thập niên 9x đến cuối 2000s, THQ và YUKE luôn là 2 thằng cha tiêu biểu thầu cả cái thể loại này. Tuy nhiên đây cũng là lúc mà cuộc chiến Console trở nên gai góc và căng thẳng dẫn đến việc release các game đấu vật cũng phải trở thành 1 cái gì đó deal đủng rồi kèo này nọ giữa các platform. Chẳng nói đâu xa khi bạn thấy game WWE trên PS2 là một đằng, Gamecube cũng có 1 đằng, XBOX cũng có 1 đằng, Sega Dreamcast cũng 1 đằng nhưng đen là anh Dreamcast nhà chúng ta chia tay cuộc chơi sớm. Máy Xbox và Gamecube tuy là có lợi thế về mặt cấu hình hơn PS2 nhưng đen thay là game WWE trên 2 máy đó được Dev bởi các dev riêng nên chất lượng game cho ra khá là bấp bênh. Lấy ví dụ như WWE Raw trên Xbox và rồi WWE Wrestlemania 21… Thậm chí chính Gamecube nhận ra điều này và mãi đến cuối vòng đời 2005, 2006 của gen6th thì nó mới cho ra Day Of Reckoning như là 1 cách để gỡ gạc nhưng lúc đó thì cũng là quá muộn rồi. Và đoán xem cả 2 phần Day Of Reckoning học theo cơ chế và cơ cấu của ai nào ? Here Come The Pain.

Để nói tiếp về sự ra đời của Here Come The Pain thì cũng lại phải thêm vài dòng về 2 game WWE tiền nhiệm trước nó đó là Just Bring It và Shut Your Mouth. Just Bring it vẫn được làm trên nền engine cũ của Smackdown PS1 với sự cải tiến đồ họa ở chỗ có thêm hiệu ứng và upscale độ phân giải lên. Vì thế mà nhiều người cảm thấy nó vẫn còn rất thô, rất cồng kềnh, pacing cũng không đúng, không thể hiện được hết sức mạnh phần cứng của máy PS2 và quan trọng nhất là cảm quan nó khá là lỗi thời, outdate khi mà bạn chỉ lấy cái bộ engine, assets và những thứ mà vốn đã được code để chạy tốt trên PS1, mang port lên PS2, tăng đồ họa lên một chút rồi gọi đó là 1 ngày. Và vì thế nó dẫn đến Shut Your Mouth. Shut Yout Mouth nhanh chóng được phát triển để cho ra đời vào năm 2002, 1 năm trước Here Come The Pain với 1 bộ engine hoàn toàn mới, assets được làm lại tỉ mỉ, animation capture cũng được làm lại rồi họ bắt đầu tính đến nhiều phương pháp đồ họa phức tạp mới như hiệu ứng, đổ bóng, ánh sáng,… Etc với sự chuyển dịch rõ ràng nhất đó là họ bắt đầu build được những màn entrance chuẩn hơn và gần với ngoài đời hơn là cắt bỏ hay làm nửa vời như những năm trước đó. Khỏi phải nói, Shut Your Mouth cũng rất là hay tuyệt nhưng nó lại chưa đạt đến cảnh giới và cái đỉnh đúng lý của nó. Bạn sẽ thấy ở Shut Your Mouth đó là controll cũng vẫn còn tù túng, nhiều moveset code cũng còn vấn đề, reverse strike hay grab nhìn trông cũng còn thô, fidelity đồ họa có phần trông giống bánh vừa mới ra lò chưa chín hẳn. Vì thế mặc dù chính Shut Your Mouth có nhiều cái innovative như 1 cái free roam mode góc FPS quanh phố và quảng trường, nhà thi đấu… Hay 1 cái roster cũng khá là rộng và nhiều, bắt đầu có narrative giữa các đô vật tốt hơn, etc… Song nó không hẳn là được ghi nhận nhiều và nhớ đến cho lắm. Và đây chính là lí do mà Here Come The Pain ra đời.

Here Come The Pain cũng được build hoàn toàn trên bộ engine của Shut Your Mouth nhưng flesh out mọi thứ, bạn không còn thấy cái màu sắc hay tông kiểu bánh chưa chín đó nữa, animation giờ khít và nhìn chính xác hơn rất nhiều, đồ họa giữa nó và Shut Your Mouth gần như là cả 1 cái Graphical Leap đáng kể. Khả năng show off sức mạnh phần cứng thể hiện qua việc có nhiều model trên màn hình cùng lúc khá là ấn tượng, bạn có thể nhét được 6 models onscreen và game vẫn chạy 60fps tốt, trong khi đó chính game của 2K chạy từ 5 models đã cho thấy có sự suy giảm trong tốc độ khung hình và như bản 2k22, 2k23 đã có thể tụt xuống 30fps khi phải engine xử lý quá nhiều thứ.

Một cái cần nhấn mạnh ở đây nữa đó là năm 2003 videogame vẫn còn rất cởi mở trong suy nghĩ và sáng tạo. Here Come The Pain vẫn giữ được chất Arcade mix với realism nhưng không bị xa đà quá vào cái vế thứ hai. Nó đặt trọng tâm đơn giản là phải vui trước đã, đó là cái mấu chốt. Chính game của THQ về sau cũng bắt đầu có nền tảng lung lay khi cố realism hóa hết tất cả, và với 2K Games thì thôi rồi, vừa realism vừa robotic. Mặc dù game của 2K có được cái là lên PC nên suy ra bạn có thể nhét mod và nhét ti tỉ thứ linh tinh vào thậm chí sửa game nếu cần nhưng so với trải nghiệm thì vẫn khá là thua kém so với game của THQ ngày xưa đấy. Tôi tin cũng có nhiều người nhìn được ra vấn đề này.

Controll của Here Come The Pain được thiết kế để thuận tay và chính xác nhất có thể, gần như không có input delay, animation tie in vào nút và không có tình trạng bấm quá tay hay nhanh nhảu quá làm nhầm move như Shut Your Mouth. Các chức năng reversal hay stole opponent’s finishing move được làm chuẩn, và dễ dãi để gọi là ai cũng có thể chơi được, đến mức về sau lên các bản Smackdown VS Raw họ phải sửa cái reversal để nó có tính timing và kĩ năng hơn là cứ bấm gồng lên. Nói về độ đa dạng của move thì nhiều đô vật có moveset riêng nhưng vẫn có thể có các move trùng dễ thấy như Quick Grab rồi sang phải có thể cho ra chiêu Snap Suplex hoặc sang trái thường là Bodyslam. Rất dễ để đến 1 lúc nào đó bạn cảm thấy chán nản vì move trùng lặp các thứ nhưng yên tâm là nó không ảnh hưởng quá đáng kể đến trải nghiệm. Vì nói thật đôi khi nhiều moves quá như nhiều phiên bản hiện đại đến chính tôi cũng chẳng spam được hết trước sự chống trả và reversal quyết liệt từ A.I, và hơn nữa là move càng đa dạng thì chức năng, nút bấm lẫn tổ hợp cũng dày đặc hơn. Bạn dễ thấy là các phiên bản Smackdown VS Raw đầu đến 2011 ( dưới thời THQ ) về sau có nhiều moves và tổ hợp phức tạp hơn đòi hỏi players phải nhớ nhiều input và thao tác hơn này nọ xong chính họ cũng khó mà dùng hết hay biết hết nếu như superstar của mình có move gì mà ko phải nhìn hướng dẫn. Và như 1 lý thuyết trong videogame tiêu chuẩn thì phức tạp hóa input cũng không phải lúc nào cũng là tốt nên một điểm cộng cho Here Come The Pain với input, movesets đủ, không quá phức tạp,  friendly for user và newbie. Bản thân moveset nhìn cũng khá đẹp mắt và có lực hơn so với của 2K Games khi họ biết điều chỉnh góc camera, làm hiệu ứng vừa phải tạo cảm giác khi cả cái body uỳnh xuống sàn rồi nảy lên.

Trải nghiệm âm thanh và hình ảnh kết hợp vào trong Here Come The Pain cũng ăn ý hơn rất nhiều. Mỗi khi Move được thi triển và cảnh body dập, ném xuống sàn đều có âm thanh bốp nảy của sàn nghe rất vui tai. Irish Whip đô vật khác chạy lầm dầm hay lao vào cột turnbuckle nghe cũng rất phê pha. Nếu có gì hơi buồn cười chút thì đó là âm thanh của một số move có tiếng slap slap hay reversal slap bạn có thể nghe trông nó giả chân hay giống phim chưởng TQ, HK 9x vậy. Về đồ họa thì năm 2003 bạn khó lòng mà đòi hỏi nhiều nhưng nó vẫn rất là amazing bởi vì cái chất lượng texture và facial alike của mọi người nhìn có hồn. Ý tôi là ? Các bạn đã nhìn những gì mà 2K làm với dòng game này sau THQ chưa ? Vì chúa nhiều model đô vật của 2K các bản 2k14 2k15 rồi lên đến 2k22 2k23 nhìn trông thảm họa đến mức bạn còn tưởng tượng thằng cha nào làm mấy cái CAW cho No Mercy trên Nintendo64 còn bỏ nhiều thời gian và công sức hơn vậy. Và chất lượng game của 2K cũng rất bấp bênh lên xuống chứ không phải là đều hay gì. Ý tôi là sure, Here Come The Pain thực ra có làm facial một số người khá buồn cười tôi lấy ví dụ như trông Stacy Keibler trông già trước tuổi dù bạn có thể nói ingame model vẫn khá quyến rũ. Kurt Angle trông hiền hơn so với real, không có cái vẻ bặm trợn gân guốc. Charlie Haas có facial trông như bị wash sạch nhưng may là bạn vẫn nhận ra được anh ta. Jazz thì well, nói ra bị bảo là bigot với racist nhưng Here Come The Pain thật sự đã làm cô ấy khá thất vọng. Ngài chủ tịch huyền thoại Zhong Xina của chúng ta trong Here Come The Pain có facial của 1 đứa 14 – 16 tuổi, ý tôi là đừng hiểu lầm nhé, lúc đó lão đúng là trẻ thật với cái style hip hop đó nhưng nhìn model ingame chắc chắn bạn vẫn sẽ bật cười ( phải sau 2004 trở đi model của lão mới bắt đầu khá hơn ), huyền thoại De Wok Chong Sun ( à nhầm Dwayne The Rock Johnson ) cạo trọc đầu với detail nhẵn nhụn cũng cho cảm giác trẻ ra quá mức như Xina nhưng may là bạn cũng vẫn nhận ra được, tôi sẽ cho 10 điểm nếu họ mang cái câu thoại huyền thoại: ” Chingbongdingdong hit Stone Cold Ayeeee ” đó vào Nhưng nói gì thì nói, kể cả bây giờ bạn mang lại những cái model của Here Come The Pain lên mâm thì mọi người vẫn sẽ chọn nó hơn là những model của 2K Games.

Và một trong những điều quan trọng nhất khi nói đến dòng game đấu vật của THQ trên PS2 đó là chất lượng luôn được đảm bảo. Bạn có thể tự do chơi tùy ý và thoải mái không phải sợ hãi trước những cái thảm họa Bugfest của 2k20 hay crashing thường xuyên như 2k22. Ý tôi là đến console mà cũng phải full bugs và có crash thì bạn biết mấy thằng cha Programmer của 2K làm ăn thế nào so với THQ rồi đấy, game của THQ làm một phát chơi liền luôn trong khi 2K Games kiểu gì cũng phải có patch vá liên tục. Có một nghịch lý khá buồn cười và hơi thiên vị thật ở đây vì game WWE trên PS2 như tôi đã nói luôn chạy và làm với tất cả mọi thứ tốt nhất trong khi Gamecube và Xbox thì dù đồ họa có hơn nhưng lại toàn như là con ghẻ ra rìa dù nhiều phần game trên 2 máy đó vẫn là THQ và Yuke thầu. This is how you do console war tôi đoán vậy ?

Here Come The Pain so với các phiên bản trước nó cũng có giới thiệu và show off rất nhiều thứ mới mẻ so với trước đó. Ví dụ như bạn được chứng kiến 1 Brock Lesnar quái vật chính hiệu với chỉ số nhảy lên trời và mỗi trận đấu với hắn đều như những màn đấu boss căng thẳng. Shut your mouth trước đó cũng có Brock rồi nhưng bạn sẽ không nhớ về hắn nhiều như Here Come The Pain đâu. Đây cũng là phiên bản đầu tiên mà có thể thức trận đấu Elimination Chambers nơi bạn quăng đối phương dập buồng kính thủy tinh, đập mặt vào sàn gai hay ghì người vào xích. Hệ thống narrative ở đây có feature hình thức đi theo mùa với kết thúc mỗi mùa là 1 sự kiện lớn và có vài event lẫn script độc. Đây cũng là bản WWE đầu tiên trên game mà feature loại trận đấu Bra and Panties match, thứ mà sau này Day Of Reckoning cũng có và Smackdown VS Raw biến hẳn thành minigame đánh azz ( spanking ). In fact, kỉ nguyên của THQ sẽ là khoảng thời gian duy nhất bạn được chơi kiểu trận đấu này, còn với bối cảnh hiện tại thì say bye bye với cái mode này đi rồi. Một vài cái độc nữa có thể kể đến như Backstage Fights so với các bản trước cũng bắt đầu có đa dạng địa danh hơn, nhiều đồ để nghịch, khả năng để chèo lên thật cao cao vút làm một cú diving dập cả người bạn lẫn đối thủ nếu chẳng may làm không đúng cách, sự xuất hiện của cơ chế đổ máu, cơ chế vùng tổn thương ( regional damage )… Có cả yếu tố Sim like trong Season mode của game nơi bạn có thể điều chỉnh chỉ số nhân vật khỏe yếu ra sao, xếp face hay heel, faction hay xếp ông nào vào show nào giữa smackdown và raw, đai gì cỡ gì. Đồng thời đây cũng là bản WWE đầu tiên thật sự có cơ chế hạng cân, một yếu tố khó dễ khá hay mà về sau người ta bắt đầu loại bỏ vì vấn đề cân bằng. Yếu tố hạng cân ở đây là hạng nhẹ ( lightweight ), hạng nặng ( heavyweight ), hạng siêu nặng ( Superheavyweight ) với hạng nhẹ thì sẽ không nhấc được hạng siêu nặng nhưng 2 thằng hạng trên thì vô tư thoải mái, vì thế nếu bạn pick một ông lightweight đấu với 1 ông superheavyweight thì bạn sẽ muốn cân nhắc chỉ dùng các đòn vật nhẹ hoặc vật đánh thay cho các đòn nhấc người. Tôi lấy ví dụ như Randy Orton trong này được coi là Lightweight trong khi chủ tịch Xina là Heavyweight, suy ra Orton sẽ không nhấc được Brock Lesnar kể từ khi quái thú là Super Heavyweight nhưng Xina thì nhấc Lesnar thoải mái… Hệ thống unlockables của Season mode để dùng trong các chế độ tự do cũng khá là thú vị, mặc dù tôi sẽ nói có nhiều thứ hơi không cần cho lắm ý tôi là tại sao chúng ta cần phải mở khóa poster nóng của các diva nữ trong khi có thể làm hẳn mấy match lẫn chơi Bra N Panties ?

Here Come The Pain có nhiều cái tốt nhưng tất yếu là cũng phải có những cái không hoàn hảo. Điểm yếu đầu tiên của nó mà bạn dễ thấy là vấn đề roster. So với roster của No Mercy64 trước đó thì Here Come The Pain vẫn có phải chào thua bởi sự giới hạn nhất định trong roster của nó với 65 đô vật ( đã bao gồm cả nhân vật mở khóa ) trong khi của No Mercy64 là 74 đô vật. Here Come The Pain cũng không có một số unlockables hay ho ví dụ như Just Bring it cho phép bạn mở khóa Fred Durst ( Yeah Fking Limp Bizkit ) , Smackdown 2 know your roles Ps1 cho phép bạn mở khóa cả một nhóm nhân viên của WWF thời đó như Pat Patterson, Gerald Brisco, Joey Aps, Pete Gas, Micheal Cole… Những gã mà bạn chả bao giờ nghĩ đến. Một điểm yếu khác của Here Come The Pain đó là chỉ số mặc định cũng có 1 số cái bất hợp lý ví dụ như Rick Flair già lắm rồi nhưng Endurance 10 là hơi wtf ( Để so sánh chủ tịch Zhong của chúng ta chỉ là 7.5 ), Scott Steiner có Strength đạt tối đa trong khi End cũng chỉ lẹt đẹt 6, yếu đến mức 2 phát đòn grab mạnh là có thể đổi màu region trong khi đó kì phùng địch thủ Goldberg có chỉ số đẹp hơn rất nhiều.  HHH cũng mạnh 1 cách vô lý ( đúng là lão còn sung năm 2003 thật nhưng tôi không thấy có lí do gì lão làm 3 phát đòn grab mạnh là khiến ai đó có thể đổi màu ), Matt Hardy yếu nhớt nhát chỉ số lẹt đẹt 6-7 các thứ đến mức tôi không tin gã này sẽ cố để đấu với Edge vì Lita trong các năm đó… Và điểm yếu nữa của Here Come The Pain đến từ vấn đề không có commentary, bạn sẽ không được nghe giọng trầm trồ hay cảm xúc của các bình luận viên hay chơi chữ, tấu hài… Và điểm yếu tối thượng mà tôi muốn đề cập ở đây:  Bạn có thể dành cả hàng giờ để vọc một model đô vật nữ đẹp đến kinh ngạc trong chế độ create của game nhưng bạn không thể mang cô ấy vào đấu Bra and Panties và cũng bị hạn chế ở một số mode. UNSCHREIBELIEVABLE !

Tổng kết: Đối với một số người no doubt chắc chắn là HCTP là 1 trong những trải nghiệm đấu vật hay ho nhất từng được tạo ra. Dễ tiếp cận, dễ học hỏi, roster đủ, các chế độ chơi cũng đa dạng và nhiều hệ thống tốt. Ý tôi là đến tận bây giờ vẫn rất nhiều người tranh cãi giữa HCTP và No Mercy64 xem ai mới là game Wrestling hay nhất. Thậm chí bạn biết nó là một viên ngọc sáng giá thế nào khi đã nhiều năm trôi qua rồi, cộng đồng modder của game vẫn cố để tìm cách mod và add stuffs cho 1 cái game vốn chỉ chạy trên PS2 này. Trước HCTP tôi đã chơi Smackdown PS1 và Just Bring It, Smackdown VS Raw, 2007,2k15,…  Và HCTP vẫn gây ấn tượng với tôi đơn giản bởi cách nó làm nhiều thứ đúng và có lực đến đâu. Nó cũng là một minh chứng rằng bạn có thể làm một game thật tốt thật chất lượng bất chấp giới hạn của thời thế và người ta sẽ nhớ bạn mãi. Điều mà 2K Games có thể cố mỗi năm và vẫn sẽ trôi nổi bấp bênh.


 

HenryMason AKA TranVietBach

 

 

 

 

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện