Sword Of Etheria – Xứ OZ nhưng tuyệt hơn

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Bạn nhận được gì khi lấy xứ OZ tuyệt diệu của tuổi thơ và mix với 1 chút thần đạo Nhật Bản nhỉ ? Câu trả lời chính là Sword Of Etheria. Quay trở lại cái thời khi mà Konami không chỉ còn làm game mà còn dám cho ra đời những ý kiến và ý tưởng mới lạ, thật sự khai phá cái gì đó mới mẻ trong 1 thể loại game. Và bên cạnh đó, những năm 2000s của máy PS2 là cái thời kì mà KONAMI chạy Marketing cho sản phẩm của mình rầm rộ nên Sword Of Etheria cũng mang đầy những chiêu Marketing cũng như văn hóa phẩm của KONAMI khi đó. Giống với cách mà bạn từng thấy Rumble Roses ” chạy ads ” cho chính nhiều game anh em cùng cha khác mẹ của nó hay MGSonline 1 trên máy PS2 có cả tấn Assets cũng như Ads của ” Vũ trụ KONAMI ” vậy.

Anyway đi sâu hơn vào game thôi nhỉ ?

Gameplay: Điểm đầu tiên mà phần lớn người chơi có thể dễ dàng nhận thấy ở Sword Of Etheria đó là trái với các game Hack N Slash tiêu chuẩn thời đó, game mix một chút phong cách Mushou với càng nhiều các trận chiến liên quan đến việc combat tổng lực với 1 lượng lớn kẻ địch trên màn hình. Ban đầu bạn điều khiển nhóm OZ trước qua 1 màn chơi trong đó, game từ từ dạy bạn về cách mà mọi thứ hoạt động ra sao và như thế nào. Sau nhiệm vụ đó, bạn học được rằng thủ lĩnh của OZ là Cain bất cmn ngờ biến mất, trò chơi nhảy nhanh 1 mạch thời gian đến khoảng đâu đó của 1 2 chục năm sau, lúc này các vị thần nổi loạn và lại là bài ca muôn thuở của việc trừng phạt con người. Bạn bắt đầu với Fiel và em gái Dorothy – dĩ nhiên Fiel cả người màu đỏ và cũng mang dáng dấp giống Cain, nhưng khác chỗ hắn rất trẻ, và ở đúng tuổi nổi loạn nữa. Fiel sớm chạm trán thiên thần Almira và hiển nhiên trò chơi lại tiếp tục dùng cơ hội này để hướng dẫn tiếp cho bạn. Về sau cả nhóm sẽ đủ người hơn với Fiel trong vai người thiếc ( Tinman ), Almira là cô bù nhìn, Leon là chú sư tử và tôi biết bạn đang nghĩ gì ? Thay vì ngồi chờ Dorothy đột nhiên bay đến và mang cho chúng ta cả cuộc phiêu lưu, vai vế bây giờ hơi thay đổi một chút đó là nhóm OZ sẽ phải lên đường đi cứu Dorothy khỏi tay của lũ thần đang hóa điên hóa dại. Đồng hành cùng cả lũ là 1 con Mèo quỷ đỏ tên TOTO, có nhiệm vụ chế đồ và biến những gì bạn thu thập được trên cuộc hành trình thành năng lượng, hoặc tiền tệ và bạn sử dụng những thứ này ở Shop để nâng cấp, mua bán, cải thiện chỉ số cho nhân vật cho việc combat hiệu quả hơn.

Và Mechanic trọng tâm khiến Sword Of Etheria có 1 cái Selling point vững chãi ở đây chính là Mechanic Chain của nó. Hồi đó chưa ai nghĩ rằng chơi bóng chuyền sẽ là thứ gì đó khá vui vẻ cho đến khi những gã ở Konami thử apply cái style này vào game. Trái ngược với Devil May Cry khi bạn có thanh combo style, hay Dynasty Warrior với trò spam combo chiêu thức kinh thiên động địa toàn màn hình thổi bay mọi thứ với lượng lớn kẻ địch… Sword Of Etheria chơi lầy hơn chút khi bạn có thể Jiggle Jiggle tên địch qua lại giữa đồng đội không khác gì quả bóng chuyền. Thoạt nhìn thì trông nó khá rườm rà các thứ nhưng phải đến khi sờ tay vào cái tay cầm và tự tay làm từng chiêu thức thì bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Chuỗi Chain hoạt động luôn như 1 cái combo style và khi đã đạt đủ lực hoặc bạn thấy đủ rồi thì người cuối cùng kết thúc chuỗi tùy chọn có thể làm một chiêu Finishing Blow rất đẹp mắt và mạnh mẽ. Đấu vài tên Creep ghẻ hoặc quái cấp thấp thì thường cơ chế này không hẳn là quá cần thiết cho lắm nhưng chắc chắn đấu Boss mà bạn muốn mọi thứ hiệu quả nhất rồi đẹp mắt nhất thì y rằng vào trận chỉ có cố mà abuse và spam cái mechanic này. Và nó sẽ hiệu quả hơn nữa nếu bạn có thể Stun được đám quái và dùng đòn Lift lên, khá bài bản thôi và game sẽ hướng dẫn cực kì cụ thể trong những màn chơi đầu.

Thiết kế các màn chơi khá thẳng tuột ( linear ) thôi và bởi vì đây vẫn là thời kì gen6th nên cách mà mọi người tư duy về Gameplay Loop vẫn còn khá nhàng nhàng thôi. Nắm bắt được tâm lý này nên Devs thiết kế các chuỗi thử thách hoặc các yêu cầu trong một màn chơi khá là đa dạng và hay ho. Lấy ví dụ như có màn chơi với các nhiệm vụ yêu cầu bạn tập trung vào việc hạ bằng được 1 mục tiêu được canh gác và bảo vệ nghiêm ngặt bởi lũ Creep chết tiệt, hay có những loại kẻ địch chỉ có thể chết được thông qua việc giết chúng bằng hình thức Chain Mechanic, có hẳn cả một màn chơi nơi mà bạn chạm trán các kẻ địch hồn ma và cái lũ mặt ” lol ” này sẽ liên tục Voodoo bọn kẻ địch sống lại liên tục buộc bạn phải có các phương hướng và đường lối tinh tế nhằm giải quyết chúng. Cụ thể lúc tôi chơi thì tập trung giữ lũ hồn ma ở cách xác của lũ đồng đội chúng càng xa càng tốt, xa ra khỏi cái khoảng cách của phép hồi sinh. Rồi lại còn có các màn chơi yêu cầu bạn làm các nhiệm vụ bảo kê, phòng thủ, ” trông trẻ “… khá thú vị. A.I của lũ kẻ địch cũng nhàng nhàng, không có gì nổi cộm lắm, nếu bạn vốn đã quen chơi game hành động tiết tấu nhanh thì hệ thống A.I của gen6th này như bạn thấy vẫn sẽ lắm lúc còn tình trạng từng thằng lên một hoặc có thằng địch xông lên đánh rất hăng hái nhưng cả lũ còn lại thì cứ đứng giương mắt ếch ra nhìn.

Và như tôi đã nhắc ở trên về hệ thống shop đồ các thứ nên dĩ nhiên, nếu bạn muốn trang trải cho đồ xịn hoặc nhiều để nâng cấp các thứ, hỗ trợ cường hóa nhân vật thì hiển nhiên là bạn sẽ phải cày ( Grind ) kha khá rồi. Cũng may game dễ thở ở chỗ nó sử dụng hệ thống chia Stage nên bạn luôn có thể chơi lại một số màn chơi mà các bạn thích hoặc các màn mà bạn đã trải qua rồi để cày rồi tích trữ cái lượng điểm mua bán các thứ. Có 1 cái cảm giác ở Sword Of Etheria mà tôi cho là được thiết kế rất là tốt đó là mỗi một trận combat hay vô số lần chạm trán các kẻ địch, như một cơ hội để nhận được phần thưởng lớn. Cố gắng giữ chuỗi combo chain càng cao càng tốt, đẩy lên mức 10 hay có thể là 20Links là hoàn toàn có thể dù càng lên cao thì mọi thứ càng khó dĩ nhiên, bù lại thì cái cảm giác khoan khoái và thỏa mãn cực kì tột độ. Cái thỏa mãn ở hình ảnh cũng đến từ việc nếu bạn đủ nhanh tay hay chơi game đủ lâu và nắm rõ các quy luật của nó thì ngắm nhìn lũ kẻ địch cứ bay bổng nảy lên nảy xuống tung tăng trên màn hình khá là kích thích. Giống với game đối kháng ở chỗ các Gosu sẽ luôn đánh cho bọn kẻ địch không thể xuống nổi mặt đất mà cứ thế như mấy quả bóng chuyền hoặc mấy thứ đồ tung hứng trên không liên hoàn. Đòn Finishing Blow cũng có thể Wipe sạch cả một vùng kẻ địch và cái lượng điểm thưởng X lần theo cái số Links kia là cực kì lớn. Phải nói game làm rất tốt ở việc dạy người chơi về Mechanic, thỏa mãn họ và khi họ đã nhận ra sự phê pha của chính cái Mechanic thì không có lí gì họ không biết tự build tricks hay tự làm các Meta riêng của bản thân trong game cả. Mặc dù vài trường đoạn hướng dẫn đầu có thể hơi chậm chạp nhưng một khi chân vững đá mềm rồi thì trò chơi thả mọi thứ ra cho bạn khám phá khá tốt. Ngay cả nhiều game hiện đại cũng chưa chắc đã làm ra được thứ gì đó độc đáo thế này rồi hút chập người chơi, thỏa mãn họ đến thế đâu.

1 điểm trừ cực lớn ở game đó là dựa vào cách thiết kế như bạn nhìn thì có vẻ game vốn được thiết kế để có thể chơi coop hoặc party cùng bạn bè. Ý tôi là hãy cứ nhìn vào mechanic chain của game và bạn sẽ thấy nó sẽ hoạt động còn tốt hơn rất nhiều nếu như có 1 người thứ hai điều khiển 1 ai đó trong team. Thậm chí cái cách mà game thiết kế hệ thống game over cũng vậy, khi thanh HP của bạn cạn kiệt và nhân vật ngã gục xuống thì đó chưa phải là kết thúc đối với bạn. Trò chơi vẫn cho phép bạn được switch qua 1 thành viên khác trong nhóm chiến đấu tiếp và có thể hồi sinh người đang bị down. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi cả 3 thành viên cùng down và không còn gì nữa. A.I đồng đội của game vẫn khá tốt nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn đó là ai mà bạn có thể tin tưởng hoặc vui chơi cùng hơn là 1 A.I máy, nhất là trong các nhiệm vụ defend bởi vì sẽ có những lúc rất là căng cơ khi cả nhóm cứ phải đứng cố thủ kè kè bên cạnh mục tiêu trong khi combat đang bắt đầu loạn dần lên. Ồ và tôi đã nói với bạn sẽ có 1 nhiệm vụ bạn cực kì cần để mắt chưa nhỉ ? Trong màn chơi đó thì bạn sẽ phải đụng độ những linh hồn của người vô tội bị giết – gây sát thương lên họ cũng đồng nghĩa là bạn tự làm đau bản thân và thanh HP cứ tụt. Và đó là khi mà bạn cần để mắt đến các A.I đồng đội đấy vì chẳng ai muốn tự nhiên đang yên lành thì quệt một phát và thanh HP của bạn tự động tụt đâu nhỉ ?

Về đồ họa thì Game không hề đến nỗi nào so với tiêu chuẩn của những năm 2004-2005, cái mà bạn chắc chắn để ý thấy đó là thiết kế nhân vật và artstyle rất là đẹp và sống động với phong cách Fantasy lai Victorian của các nhân vật cũng như thiết kế nhiều địa điểm. Tuy nhiên việc mang luôn các kiểu thiết kế này vào cả các đoạn phim cắt cảnh FMV khiến nhiều thứ không hẳn là quá màu nhiệm nữa. Nhất là nếu bạn để ý thì tất cả các nhân vật vẫn được thiết kế theo phong cách Anime Fantasy và khi lên phim cắt cảnh, họ biểu cảm có phần hơi cứng cựa và cái kiểu đơ gỗ trắng toát trên lớp da mặt bắt đầu cho thấy yếu điểm của nó. Cái yếu tiếp theo đó là thiết kế kẻ địch theo tiêu chuẩn của 1 game Musou nên không có gì quá cầu kì ở khâu này cả, vì kiểu kẻ địch của game Musou gen6th thường là cố làm sao để nhét được càng nhiều chúng lên màn hình càng tốt nên bạn có thể thấy cách mà đám này có lúc rất là thiếu chi tiết, thiếu đồ họa kiểu có những con họ chỉ kẻ vài họa tiết lên là xong, hoặc để nguyên cả cái mảng Polygon to lồi lõm như thể đồ họa máy PS1, cho nên bạn có thể rất dễ cảm thấy lớ ngớ nếu không quen kiểu này.

Về cốt truyện thì nó vẫn khá là mô tuýp thôi, không cần spoil nhưng chắc cái chủ đề bạn sẽ thấy rõ rệt nhất ở đây đó là chuyện gì xảy ra khi lũ thần linh cũng phát điên phát rồ giống người bình thường. Cách mà cả con người lẫn thần linh cùng phải chung sống với nhau, những vấn đề phát sinh và nhân sinh quan của mỗi bên đều trái ngược và phản biện nhau ra sao. Dĩ nhiên bạn sẽ luôn phải có kiểu phản diện thường trực trong các mô tuýp Fantasy như thủ lĩnh mới của OZ là Vitis – hắn có thể tàn nhẫn và cực kì hà khắc trong nhiều lúc, xong đột nhiên vào phim cắt cảnh và bạn lại bắt đầu ngâm ly tách trà kiểu: ” Thằng cha này cũng có lý ở vài mặt đấy nhỉ ? ” – và rồi Vitis lại không phải là phản diện toàn phần xuyên suốt trò chơi mà bạn sớm nhận ra sau lưng lão còn nhiều thứ kinh khủng hơn nhiều và những gì mà lão cố làm cũng chỉ là để cố gắng phòng tránh các kịch bản rất tồi tệ. Và sau khi đã đến được giữa game và late game thì trò chơi ngay lập tức quay xe đổi tông màu cực kì đen tối đấy ! Nó không phải kiểu Gore hay bạo lực gì nhưng cái đen tối bắt đầu là khi bạn nhận ra cái viễn cảnh mà trò chơi cố vẽ ra hay cách mà nó dùng Gods để ẩn dụ cho những thế lực liên quan đến chính trị, đời sống, tôn giáo của thế giới thực. Nó cũng truyền tải thêm 1 chủ đề luôn còn rất nan giải nữa đó là khi trẻ em – những thiên thần thánh thiện cũng có thể bị thao túng, nhồi sọ trở thành công cụ sống làm việc thay cho những kẻ khác, chết cho những mục đích chưa bao giờ là của chúng, game thậm chí không ngần ngại ném rất nhiều từ: ” Brainwashing ” ( tẩy não ) trong hội thoại, cốt truyện và mọi thứ của nó.

Game cũng làm khá tốt ở mặt phát triển nhân vật, cách mà Leon và Almira từ những người xa lạ và rồi họ trở thành giống như người thân và gia đình của bạn. Giống với Oz, vì Leon là chú sư tử nên bạn có thể dễ thấy cách mà Leon hành xử cục cằn, nổi loạn và không tin vào cái gọi là lòng quả cảm. Những vết sẹo trên người anh ta tượng trưng cho những khiếm khuyết rất đời thường, rất quen thuộc và rằng ngay cả trong sự nóng tính thô lỗ của gã sư tử này, vẫn còn chút gì đó gọi là nghĩa hiệp và anh hùng trong cách anh ta đối xử với bạn bè, với Cain, với Almira, với Fiel và với những người còn lại của nhóm Oz. Hay nói cách khác, anh ta hoài nghi khả năng của bản thân và chỉ cần chút tự tin và vài khoảnh khắc để chứng tỏ bản thân. Almira thì cũng lạnh lùng và ít khi biểu lộ cảm xúc, trí tuệ của cô tượng trưng cho chú Bù Nhìn trong truyện OZ, ham muốn kiến thức và tìm kiếm những gì vượt trên cả thần linh cũng chỉ để rồi khá bàng hoàng khi biết được ngay cả mình là kẻ uyên thâm nhất trong nhóm OZ mà cũng không thể tiên liệu được về những biến chuyển xảy ra với cái lũ ngồi trên cao lẫn ngày tận thế. Ah yeah, về vấn đề Multiple Ending thì game lại khá trừng phạt ở khâu này bởi Endings trong này thay vì được quyết định bằng điều kiện hay gì thì nó dựa vào Ranks tổng hoặc Ranks các màn chơi của bạn – tức là dựa vào cách mà bạn chơi game và thể hiện trong game. Con mèo Toto thì khỏi phải nói, trong chuyện OZ đúng nguyên tác thì nó lẽ ra phải là chú chó của Dorothy nhưng vào trong game thì bằng cách thần kì nào đó nó biến thành một con mèo ranh mãnh, giúp đỡ người chơi khi cần nhưng khi bàn chuyện kinh doanh thì nó chặt chém giá Etheria cho bạn cũng chát vkl. Fiel thì khỏi phải nói rồi, vì là main nên mọi thứ xoay quanh cậu nhóc này rất chi là mãnh liệt và nếu có điều gì tôi thích ở Fiel đó chắc hẳn phải là cái bad ending tồi tệ nhất của game, cứ thử được nó đi rồi bạn sẽ hiểu tại sao. Như đã hứa là không spoil nên toàn bộ cốt truyện lẫn 4 cái endings bạn sẽ phải tự khám phá. Game có khá nhiều cái trope hay và tôi cũng khá nhớ 1 tay sinh vật Eldritch tồn tại trong game, sau 1 trận chạm trán kinh thiên và nó cầu xin bạn rằng hãy giết nó, để chấm dứt nỗi đau và phải nói là nó cũng khá lay động đến tôi…

Một điểm chiến thắng vang dội của Sword Of Etheria đến từ sự giàu có trong contents của game. Chớ có khinh thường bởi khi bạn nhìn vào một tittle như thế này vào thời kì của máy PS2 thì game có đầy đủ từ contents main game, Branching Routes trong cốt truyện, multiple endings, các yếu tố khuyến khích grinding và kể cả sau khi bạn đã phá đảo game thì mở khóa thêm phần khó và thậm chí là contents post games lẫn Unlockables các thứ vẫn tồn tại đấy nhé. Game thật sự rất đáng khen ngợi ở khoản này, với những thứ mà bạn thừa biết rằng nếu đây là Konami của những năm hiện tại hay nhiều thằng hãng game mất nết khác thì chắc chắn những thứ này kiểu gì cũng lại nhét DLC lẫn Season Pass rồi Limited Packs tính thêm tiền cho những thứ ngớ ngẩn. Bạn có thể mở khóa những thứ tưởng như rất khỉ ho khò gáy như 1 màn chơi đặc biệt chủ đề Super Sentai, một mớ cosmetics và văn hóa phẩm của Kuntnomey, nhiều màn chơi phụ cũng như nhiều contents tăng giá trị chơi lại chẳng hạn như bạn có thể kết nạp thêm thành viên mới vào nhóm của mình tùy theo lựa chọn trong maingame, mớ Super Items tăng cực nhiều giá trị trong combat có thể được mở khóa, khá thú vị. Và tôi khá sure kèo là phần lớn mọi người khi lựa chọn kết nạp thành viên mới chắc chắn sẽ lựa chọn cô nàng Juju bởi khả năng nhanh nhạy và spam projectiles. Chưa kể trong main game dường như có 1 bug liên quan đến cô ấy khiến cho cô ấy trở nên khá nguy hiểm ở khoảng cách gần khi có thể cứ spam đòn liên tục cho đến khi bạn drop xuống đất thì thôi.  Vài contents kì dị tồn tại trong game có thể kể đến như:

Damn… Ngọn đồi này sao im ắng quá

 

Á đù Cụ Tổ Belmont

 


Trò Suikoden

Và chúa ơi ? Đã có ai nói với bạn rằng âm nhạc của Sword Of Etheria hay tuyệt chưa nhỉ ? Đoán xem ai là người soạn nhạc nào ?

Yes. Michiru Yamane là người soạn nhạc đấy ! Ý tôi là bất cứ ai từng mất ăn mất ngủ với Castlevania chắc chắn đều không bao giờ quên được bà. Một cây đại thụ trong làng soạn nhạc OST cho trò chơi điện tử. Và bà vẫn tiếp tục soạn nhạc cho game kể cả cho đến tận thời điểm bây giờ, toàn bộ OST của Bloodstained cũng là được bà soạn nhạc cho. Michiru chiến thắng tất cả mọi người bằng khả năng piano thiên bẩm cũng như sự đam mê của bà với nhiều thể loại nhạc hiện đại khác nhau bao gồm cả Pop, Jazz và âm thanh điện tử. Huyền thoại của bà trải dài từ những năm cuối 8x và bạn thậm chí có thể nói bà sánh ngang với Nobuo Uematsu, Hitoshi Sakimoto, Yoko Kanno, Motoi Sakuraba hay kể cả là Ryuichi Sakamoto khi góp phần tạo ra những âm thanh mà biết bao thế hệ gaming tuổi thơ và cả hiện đại được thưởng thức. Ý tôi là ! Bà ấy đưa chất nhạc của Chopin, Mozart và Bach vào game đấy ! Có lí do mà âm nhạc của Castlevania kéo dài gần 3 chục đến sắp đạt 4 chục năm rồi và bạn vẫn sẽ thấy chúng được chơi liên tục và vô số các nhà soạn nhạc game khác nêu tên bà cũng như trò Castlevania vào nguồn cảm hứng của họ. Âm nhạc của Sword Of Etheria cũng không là ngoại lệ ! Có lúc nó dồn dập trong những trận combat giống như những bản The Three Of Us is one và cái cách mà nhịp trống cũng như giai điệu Bass dần dần build up lên và đúng đến khúc bạn chém nhát chém mở combat đầu tiên và âm thanh bắt đầu kick hết lên. Hay khi bạn đã đến các chapters diễn ra ở Theologia và cái âm nhạc bắt đầu pha một chút nguy hiểm lẫn hồi hộp lên dần dần bởi đây sẽ là nơi bạn chạm trán khá nhiều kẻ địch mạnh và lũ MiniBoss lẫn Boss cũng vậy. Và rồi có những lúc nó bụp một cái… Và một bản nhạc như bài With Etheria đập rất nhẹ nhàng vào tai bạn… là tiếng Piano và phách rất liêu phiêu khiến bạn chỉ muốn nhắm mắt thật chặt lại, nhẹ nhàng ngủ và không bao giờ bỏ cái tai nghe ra nữa. Và xin nhấn mạnh rằng Sword Of Etheria là 1 tiltle ở mức tầm trung thời đó thôi đấy mà họ có thể làm ra những thứ như thế này. Tôi vẫn không dám tin cho đến bây giờ là đã từng có lúc Kuntnomey thật sự bá cháy thế này bởi vì nếu bạn hỏi tôi ? Kuntnomey và Crapcom vốn luôn là 2 thằng kì phùng địch thủ nhất nhì đấm đá nhau ở mọi thứ và tôi nhớ cùng thời gian này thì thằng Crapcom cũng cho ra trò Chaos Legion. Và tôi có thể nói với bạn rằng nếu không phải vì bên Crapcom có Marketing tốt hơn thì Sword Of Etheria dư sức đè đầu cưỡi cổ nó. Chỉ riêng ở khoản nhiều contents và có âm nhạc như thế này thôi là 70% cửa thắng rồi. Tôi post link nhạc ở trên đấy ! Còn chờ cái lol gì nữa mà không click vào mà nghe đi chứ các giáo sư ? Bài With Etheria là một cái chữ ” bắt buộc ” đấy nhé ! Nói bạn không tin chứ tôi dám thề với bạn rằng VTV cũng từng chôm nhạc của vô số game thời kì PS2 đấy ! Và tôi khá sure là bài With Etheria cũng bị chôm vào một lúc nào đó khi tôi còn học lớp 4 hay lớp 5 và bật VTV 3 trong 1 cái show hay event nào đấy ở thời điểm cái năm 2008 đó thì bài này được phát lên…

Tôi sẽ để tạm lại cái này ở đây dành riêng cho mấy ông nào lười nhác ! ĐỪNG HÒNG CHẠY THOÁT BÀI NÀY !

Đánh giá chung: Sword Of Etheria dĩ nhiên lại là 1 món quà đến từ quá khứ. Phải sau rất nhiều năm khi những thằng nhà páo ngu lol của thời đó lẫn critic rẻ rách không còn để ý nữa và những gamer chân chính thử trò chơi một lần thì những giá trị của nó mới được tỏa sáng. Dĩ nhiên vì là game Gen6th nên nhiều người chơi hiện đại rất dễ tìm thấy nhiều khuyết điểm đến từ nhiều cái Design outdated trong game nhưng cứ tin tôi đi, chỉ riêng ở khoản contents và âm nhạc cho đến 1 mechanic chain nguyên bản đã là rất có giá trị mà ngay cả nhiều game bây giờ cũng không tìm được những cái design như thế này đâu. Chưa kể game được backed up hùng hậu bởi 1 đội ngũ Devs đến từ cả 2 bên của Castlevania và Suikoden ngày đó nữa nên bất cứ ai từng mất ăn mất ngủ với máy PS2 đừng bỏ qua đấy nhé ! Và thực ra thì game được đón nhận khá nồng nhiệt tại Nhật trong khi bên Âu Mĩ thì Journalist ngu hơn và thị trường lúc đó đang khuynh đảo với làn sóng FPS ( Năm 2004 – 2005 chúng ta có COD2, Half Life 2, Halo 2, Battlefield 2 Modern Combat, F.E.A.R ) nên cũng dễ thông cảm với game.


HenryMason AKA TranVietBach
Đang viết bài trên điện thoại do buồn ngủ ệp trên giường.

Cùng tác giả

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • Lâu lắm rồi mới thấy có một game thủ Việt còn nhớ chi tiết và ấn tượng với con game này :)) Mình cũng vậy nó không chỉ là trò chơi giải trí, nó là một phần của tuổi thơ.