Carrier – Pháo đài trên biển

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Carrier là 1 tựa survival horror độc quyền khá độc đáo dành cho máy Sega Dreamcast, ra đời chỉ đúng 1 năm sau Resident Evil 2 là khuynh đảo cả thể loại, mặc dù không được nhớ đến nhiều lắm nhưng Carrier có một chất lượng khá đáo để so với việc sinh ra như là bản sao cạnh tranh của Resident Evil hay Dino Crisis.

Gameplay: Phần lớn gameplay vẫn là phong cách survival horror truyền thống với các góc camera cố định đặt sẵn có chủ đích, tank controll, cơ chế dừng ngắm bắn chậm và phải chắc như bình thường nhưng Carrier có mang vào vài nét độc đáo của nó. Chẳng hạn như bối cảnh truyền thống đã tồn tại trước đó như thành phố của RE2, dinh thự của RE1, cơ sở nghiên cứu của Dino Crisis, xuống đại dương của Deep Fear thì Carrier chọn bối cảnh khá là lạ lẫm hơn đó là một pháo đài trên biển – một con tàu hàng không mẫu hạm khổng lồ có đầy đủ cấu trúc và tính năng như một pháo đài di động sử dụng để đánh chiếm mục tiêu theo cách hủy diệt quân sự nhất. Trái với RE lúc này vẫn là năm 99,2000s, Carrier hỗ trợ một hệ thống aim target hoàn chỉnh hơn với việc nhắm chân, thân, đầu kể cả là tay nếu có góc – được hiển thị khi mà quái vật vào tầm ngắm và bạn bắt đầu thấy hồng tâm hiện lên trên cơ thể chúng. Và khi bắn thì sẽ có tính sát thương chứ không đơn thuần chỉ là tính Dismember tay chân lấy lợi thế. Về yếu tố độ khó phổ thông, Carrier có mang tính quản lý cao với việc đạn dược và nhu yếu phẩm vứt khá là hạn hẹp rải rác các khu vực của pháo đài bay này. So với mặt bằng của RE thì bạn có thể nói khâu này làm dễ thở hơn chút tuy nhiên thế không có nghĩa là bạn không phải học cách quản lý.

Có nhiều tính năng hay ho trong gameplay của Carrier mà tăng sự thú vị hơn so với RE chẳng hạn như nhân vật về sau có bộ thiết bị kính đa di năng, thứ này làm đủ mọi chức năng từ giúp bạn nhìn xuyên đêm, nhận biết những kẻ bị nhiễm, có thể nhìn xuyên vật thể trong một số tình huống, tự giúp bạn định vị vật phẩm trong trường hợp bạn không nhìn thấy gì – và sẵn tiện nói luôn thì đây là một game cũng khá hardcore của thể loại nên nhiều items là không có cơ chế kiểu twinkle nhấp nháy đâu nhé, nếu bạn không chịu search hay tương tác với môi trường thì chuyện bỏ xót nhu yếu phẩm hay bỏ xót cả chính chìa khóa hay manh mối mà lẫn ở trong môi trường. Yếu tố kinh dị của game kể ra lại làm rất được ở chỗ cấu hình mạnh mẽ theo tiêu chuẩn thời đó của máy Dreamcast cho phép họ dựng được hẳn hệ thống ánh sáng và bóng tối khá tốt trong game. Phần lớn thời gian bạn nhìn mọi thứ xung quanh tối một cách kinh khủng và không hẳn là có chỉnh độ sáng brightness đâu, kính nhìn đêm giúp ích rất nhiều nhưng bạn không thể đeo được nó khi bị bắt ép vào combat. Về mặt lý thuyết thì anh chàng nhân vật được trang bị cả một khẩu súng điện bất tử năng lượng trong trường hợp bạn ngại dùng đạn tuy nhiên Devs ý thức được điều này và về sau họ biên chế các trận chiến một đấu 3 4 5 như bình thường để tránh bạn chỉ quá dựa dẫm vào một thứ. Về sau nữa bạn còn có cả Bomb đặt sẵn và những thùng bom nạp đầy ở các phòng vũ khí, điều này tạo ra thêm nhiều chiến thuật chơi cho bạn hơn chẳng hạn như bạn có thể chơi trò căn thời gian hay căn tốc độ di chuyển của quái để chơi trò Bomberman ngay trong game, sự đánh đổi của lối chơi này đó là bạn sẽ phải thuộc lòng Map và backtrack liên tục về các phòng vũ khí để mà nạp đầy lại bom. Cũng lại sẵn tiện nói luôn là vì game này là Hardcore Survival Horror của thập niên 9x nên vấn đề map layout giải đố khá là khiến những ai không phải fan của thể loại hay không quen kiểu này sẽ phải khóc thét vì vấn đề quen thuộc của việc giải đố là: ” Chạy từ tầng 1 lên tầng 2 để tìm chìa khóa mở cổng tầng 1 nhưng lại lấy được chìa khóa lên tầng 4 để tìm đường thông xuống tầng 3 rồi lại lên tầng 5 vòng vèo mãi mới lấy được chìa khóa mở cổng ở tầng 1 rồi mở được xong thì họ lại thêm 5 6 cung đường giải đố nữa cho bạn =))) “. Để làm ví dụ cho bạn dễ hiểu thì như tiêu chuẩn, game survival horror thông thường lấy mốc 4 tiếng speedrun tiêu chuẩn, Carrier sẽ thiên về 5 hay 6 tiếng hơn hoặc bạn cố gắng kéo thời gian về 3 tiếng rưỡi là phải cực giỏi, chưa nói đến mấy thanh niên lên thần any% một tiếng rưỡi hay 2 tiếng – chủ yếu tất cả những cái vấn đề mà khiến Carrier dài là vì vấn đề giải đố và chạy backtrack như cơm bữa giả định là bạn đang chơi lần đầu và không biết cái gì cả. Các câu đố có nhiều câu khó thì khó và logic ngoằn nghèo xong họ cũng để một số kiểu mô tuýp khá là hoạt hình ví dụ như: Không tìm thấy chìa khóa để mở cửa hay thứ gì để dọn đường ư ? Bạn đã thử thổi bay toàn bộ cái đoạn đó bằng bom hẹn giờ của bạn chưa ? hay kiểu: Chúng tôi sẽ không bảo bạn đâu nhưng có thùng trong game phá nổ được với có cái không đấy và chúng tôi để mấy thứ này lẫn trong môi trường…

Có 2 phần chơi với 2 nhân vật trong game và một cái yếu tố cũng khá hardcore là items được phân bổ cho cả 2 phần đồng nghĩa với việc nếu ở nhân vật nam mà bạn lỡ tay vơ nhiều quá thì sang phần nhân vật nữ, cô ấy có thể sẽ phải chơi hơi thiếu thốn hơn một chút. Hệ thống kẻ địch của Carrier tuy model hơi thô và ráp nhưng điểm mà nó chiến thắng ngay cả RE ở đây đó chính là việc lần này bạn phải động não suy nghĩ trong combat. Có sự xuất hiện của một số loại quái vật không theo mô tuýp tiêu chuẩn hay không phải kiểu Bulletsponge như bạn thường thấy trong RE 1 2 3 khi đó, chẳng hạn như một số con Boss có điểm yếu cần được khai thác quán triệt nếu bạn không muốn phải đốt hết sạch đồ chỉ để cho một trận đấu: Con Boss đầu tiên mà bạn gặp là một cái thảm hoa thực vật ăn thịt và bạn cần phải chờ nó lộ điểm yếu là phần nụ hoa trồi lên rồi bắn hay cho nổ cái đó để tối đa hóa sát thương, hay về sau có con giun đào đất và bọn họ đặt điểm yếu của nó ở phần đuôi – game gợi ý bạn là nhân vật của bạn không đủ tốc độ để mà chơi vòng ra sau đuôi nó đâu nên bạn hiển nhiên nghĩ ngay là có thể khiến cái vùng đó tổn thương bằng cách căn thời gian bom hẹn giờ đặt ra đất, hay con Boss phá đảo có thể bị lắc lư chút khi nhắm thẳng vùng đầu của nó và bạn phải biết căn khoảng cách di chuyển chứ không đứng yên mãi được đâu vì nó có tầm đánh xa và dài… Kể cả các kẻ địch thông thường trong game phần lớn thời gian bạn cười ha ha vì chúng nó ngu như zombie vậy và rồi lũ lol này có đòn đánh xa hoặc đòn thọc lưỡi bất thình lình khiến bạn không đoán trước được vì không có pattern nào cả. Về sau để tăng tính khó chịu và họ thêm cả loại kẻ địch vô hình vào game – which khi bạn đang chạy và bạn để ý bạn tự nhiên bị khựng lại hay bị cái gì đó giữ lại và như kiểu: Sheesh có ma ở đây à và bạn như thường lệ lại phải bật cái kính đa di năng lên để còn biết chúng nó ở đâu mà chĩa súng vào bắn. Sự đa dạng của hệ thống kẻ địch làm cũng rất Ok và những phân đoạn nơi mà bạn phải biết phân biệt giữa những kẻ bị nhiễm và người bình thường thật tạo ra cái trải nghiệm khá là The Thing kể cả khi mọi thứ hầu như đều là script. Cách mà bạn chứng kiến NPC hú hét buộc tội nhau là kẻ bị nhiễm và phải nhòm kính, rồi sau khi kẻ bị nhiễm bị lộ thì chúng chống trả quyết liệt bằng cách bắn bạn hay tấn công hung hăng, ngay cả những người không bị nhiễm cũng thần hồn nát thần tính khi có người thì mất hết hi vọng, có kẻ thì cảm thấy chả tin tưởng được ai nữa và cầm súng bắn loạn xạ, có kẻ thì phát điên từ lúc nào rồi và voice acting nhấn mạnh điều đó – cho thấy đây là một trong những concept khá hay và ăn điểm chỉ giá như họ thực hiện khâu này tốt hơn. Lí do mà bạn không thấy khâu này đi xa trong game là bởi vì game thích nghĩ nó là RE hay Dino Crisis hơn.

Cốt truyện khá là hạng B thẳng tuột và tiêu chuẩn thôi, trò đùa thậm chí còn tự chơi ra ở đây khi mở đầu game bọn họ quảng bá về sức mạnh quân sự ưu việt của Hoa Kì và phương Tây bla bla. Con tàu sân bay nơi mà mọi thứ diễn ra tên là  – sau một chuyến đi ban phát dân chủ ở vùng biển giáp ranh với các nước Mỹ La Tinh thì bất ngờ gặp sự cố và mất liên lạc. Điều này khiến chính phủ Mỹ đau đầu và tìm cách bưng bít vì nếu để bên ngoài biết được là một trong những pháo đài mạnh nhất trong lịch sử quân sự gặp sự cố như thế này thì hỏng hết cả mặt mũi. Một đội điều tra quân sự tên là SPARC được thành lập: 2 nhân vật chính của game là Jack Ingles và Jessifer Manning cũng trong đội này và tìm cách đến đây để điều tra. Mọi chuyện không suôn sẻ như thường lệ khi hệ thống an ninh của tàu Heimdar bằng cách nào đó tự kích hoạt, không phân biết phân biệt địch ta nên nó thản nhiên giã hết rocket vào chiếc máy bay chuyên chở của cả nhóm làm máy bay rơi, Jack bị chia cắt với Jessifer và game sẽ cho bạn 2 scenario của riêng 2 người. Trong khi Jack cố gắng tìm kiếm người anh trai Robert Ingles cũng là 1 thành viên của tàu Heimdar thì Jessifer cố gắng điều tra và support cho cả nhóm của mình trên các phân khúc khác của tàu. Nhiệm vụ của bạn trong game bên cạnh việc progress cốt truyện như bình thường còn có cả giải cứu toàn bộ những người sống sót và đưa họ sơ tán ra khỏi nơi này. Thứ quái vật trong game được tìm thấy là một dạng thực vật kí sinh và bằng cách nào đó giờ nó lây nhiễm cho cả người lẫn động vật hay bất cứ sinh vật sống nào nó có thể tìm thấy, cho nên toàn bộ game sẽ là về chủ đề thực vật và nhiều phân khúc infest của tàu gợi nhớ cho bạn về phân khúc thực vật của RE2 gốc. Kết thúc mở của game kể ra lại khá hay khi họ vẫn giữ lại một mẫu mầm thực vật xót lại và gợi ý rằng có kẻ sẽ lại tiếp tục sử dụng thứ này để ” cứu lấy mẹ thiên nhiên ” – qua đó game đưa thông điệp về cách mà con người hủy hoại môi trường sống và chẳng mấy chốc những gì diễn ra trong Carrier trông sẽ là rất nhẹ nhàng so với những thảm họa thiên nhiên mà con người tạo ra khi cố gắng theo đuổi sức mạnh quân sự.

Về mặt hình ảnh thì so với một game của năm 99, đầu 2000s thì dĩ nhiên là Carrier trông khá đẹp – game không sử dụng Pre-rendered background như phong cách tiêu chuẩn mà tận dụng sức mạnh phần cứng của máy Dreamcast để làm luôn Full 3D polygon cho tất cả hoàn toàn. Hệ thống ánh sáng và bóng tối làm rất chất lượng, bóng tối còn giúp che đậy đi một số khuyết điểm của đồ họa và tạo ra cái cảm giác lạnh gáy khi nhìn chỗ nào cũng tối, ánh sáng từ đèn cảnh báo thì thấp thỏm. Môi trường bên ngoài tàu với Skybox xám xịt, trời mưa và thỉnh thoảng có hiệu ứng sấm sét là cực kì gợi tả. Mặc dù khuyết điểm mà bạn dễ để ý thấy đó là công nghệ model của họ vẫn còn khá là bất cập khi cách mà bạn thấy Polygon vẫn còn khá to xồm xoàng như thể game đúng lý có cả phiên bản last gen cho PS1 hay Nintendo64 vậy, Dẫu sao thì nó vẫn không quá đáng kể lắm. Trong khi đó âm thanh của game là chuẩn hạng B từ cách mà sound effect tạo hiệu ứng sợ hãi được chơi hay voice acting của các nhân vật. Diễn xuất của các NPC là cực kì dở nhưng vì hệ thống NPC như tôi đã nói ở trên mà bạn cảm tưởng là diễn viên lồng tiếng cho các NPC và cảm xúc của họ từ sợ hãi, hoảng loạn hay trấn an trông nó còn nhập tâm hơn tất thẩy so với chính các nhân vật chính. OST của game trong khi cố gắng quảng bá cái sự kinh dị thì có vẻ nó lại xa đà vào những thứ mà bạn thường thấy trong game hành động hơn, vì nói thật, nếu Carrier mà không marketing nó là một game kinh dị, nghe qua cái OST bạn còn tưởng đây là game Dance Dance đấy chứ vì tôi chưa thấy quả game kinh dị nào có vài track nhạc điện tử bắt tai và nhảy hăng thế này, so sánh nó với một tác phẩm khác của máy Dreamcast là D2 thì âm nhạc khá là gần nhau, mặc dù D2 là một game ngoài hành tinh mất rồi.

Đánh giá chung: Trong khi Carrier không hẳn là lấp lánh hào nhoáng bên ngoài được như nhiều thương hiệu nhưng trò chơi thực ra khá là tốt sau khi bạn học và làm quen với các mô tuýp tiêu chuẩn của survival horror. Tôi tin Jaleco khi đó đã làm một công việc tốt bất chấp thực tế là ngân sách eo hẹp, marketing cũng eo hẹp và việc Game ra mắt chỉ vài tuần trước RE:Code Veronica cho nên số cũng hơi đen. Nhưng nếu bạn thử tìm kiếm hay tự hỏi là bên cạnh RE game Survival Horror có thể dị đến mức nào thì tôi tin Carrier cũng là một lựa chọn cho bạn.

Cùng tác giả

Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện