Một vài điều tôi nhớ về TimeShift

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Tôi nhớ lần đầu tiên mình sờ vào Timeshift đó là với một disc crack mua từ khu vực Bách Khoa Hà Nội, heck không rõ đó là do phiên bản tôi chơi hay do đĩa cài nhưng thử tưởng tượng… Bạn có một cái màn hình độ phân giải 1200 x 900… Và trò chơi không cho phép tôi chỉnh độ phân giải, chỉnh bất cứ thứ gì và mọi thứ bị buộc phải ở cái hình ảnh 800 x 600 full screen đau mắt đó… Phải mất một thời gian tôi mới có thể điều chỉnh được cái tình trạng đó.

Như một mô típ quen thuộc “tình yêu và đàn bà”, nhân vật chính của chúng ta chạy thục mạng do một sự cố xảy ra trong khu thí nghiệm. Có vẻ như có gã nào đó vừa đi xuyên không gian, đặt một quả bom hẹn giờ, sát hại mất cô tiến sĩ bồ bạn. Mặc dù được cảnh báo về tính không ổn định của bộ đồ du hành thời gian nhưng bạn vẫn lấy và mặc nó, cố gắng ngăn chặn thảm kịch bằng cách đi xuyên thời gian giống như tên Final boss. Cả hai đều vô tình thay đổi vô vàn các sự kiện và dòng chảy lịch sử, cũng như tạo ra cả tá các nghịch lý và lỗ hổng thời gian…

Nói về Level Design và Environment Design thì game làm khá tốt, bối cảnh của những năm 19xx giả tưởng, hệ thống vũ khí lai giữa quá khứ và hiện đại… Concept của Timeshift đúng ra đã khiến nó trở thành một tựa game nguyên bản nhưng thủi thui thay, cả nhà phát triển lẫn phát hành đã có những quyết định không thể tồi tệ hơn cũng như bối cảnh khi đó đang là sự chuyển giao giữa thế hệ máy chơi game Gen 6 sang Gen 7. Game khiến bạn liên tưởng như nó bắt nguồn từ các game FPS khác, cộng thêm cũng vào năm 2007 đó thì chúng ta vẫn đang có các siêu quái thú như Crysis, Fear, Half-Life 2 và các dòng game bắn súng quân sự…

Việc có áp dụng cơ chế Slow Motion sẽ luôn nhắc nhở bạn về FEAR và một số yếu tố nhất định – bối cảnh tương lai đen tối, quân đội chính phủ độc ác, kháng chiến vũ trang kém và thông báo dân sự bất chính – thực tế thì nó sẽ na ná giống với Half-Life 2. Thực tế thì nói Timeshift cố kết hợp không gian tăm tối của Fear với một bối cảnh của Half-Life 2 cũng không hẳn là không có ý đúng. Tuy nhiên, ý tưởng cốt lõi nhất của nó – Bộ đồ Beta Suit kiểm soát được dòng thời gian vốn đúng ra là một ý tưởng nguyên bản nhưng dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều thích đắm mình trong Nanosuit hơn. Một vài phân khúc của game cũng giống như dựa theo Quake, Unreal Tournament hay Halo hay kể cả sự đổ nát, tăm tối mà bạn liên tưởng luôn đến Terminator mà không hề có con Skynet nào ở đây cả… Hay những môi trường tuyết và băng lạnh lẽo ở đâu đó gợi nhớ cho bạn đến một phong cách Siberi…

Saber Engine chưa thể mạnh mẽ hay đủ tầm nhưng nó vẫn khá là choáng ngợp vào thời điểm đó, Texture và nhiều Model khá là chi tiết, nhất là sự bắt chước lại hiệu ứng Slow Mo ấn tượng trong Fear khi đường đạn găm mạnh vào cơ thể, máu tóe ra và toàn bộ mọi thứ đang dừng hoặc chậm lại. Thậm chí trong một vài tình huống, bạn có thể đông cứng thời gian rồi giật vũ khí của kẻ địch và bắn phản lại chính chúng… A.I của game chưa được tốt và vẫn có nhiều khúc chúng còn khá chậm thay cho sự dồn dập ở nhiều chap. Nhưng bù lại chúng khá chiến thuật, luôn di chuyển theo một top ít nhất 2 3 kẻ, sử dụng nhiều loại hỏa lực đa dạng để áp chế bạn. Dĩ nhiên là cứ dùng Slow Mo và Tua ngược thời gian như God thôi nhỉ?

Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn có thể thêm những thứ vũ khí như súng bắn tỉa sniper và đặc biệt là nỏ bắn tên nổ vào bộ equipment chứa ít nhất ba vũ khí của bạn. Cái nỏ hoạt động tương tự như nỏ của Gears Of War và Darkwatch, bắn mũi tên nổ vào người kẻ địch, timing đúng thời cơ hoặc găm nó vào người chúng, chúng có hơi hoảng loạn một chút và rồi nổ bùm… Tung xác. Gunplay cực kì rắn tay và kích thích nếu so sánh với mặt bằng chung của năm 2006 và 2007, cộng thêm những trò nghịch ngợm với thời gian. Chẳng hạn như máu bạn đang đỏ quạch và sắp chết ư? Không cần lo. Tua ngược thời gian và chứng kiến sự ấn tượng nào.

Một điểm mà tôi đánh giá cao ở game đó là tua ngược thời gian chưa hoàn toàn khiến game dễ dàng hơn, bởi A.I có thể tự thay đổi khuôn mẫu của nó so với lần trước, chẳng hạn như thay đổi chỗ nấp của kẻ địch, thay đổi một vài cung đường di chuyển hay khuôn mẫu của chúng và bạn vẫn luôn phải là kẻ đón đầu mọi thứ kể cả là bất ngờ… Vì bạn thường xuyên bị bao vây và đông hơn, cơ chế ẩn nấp đôi khi không ăn thua như mức bạn nghĩ thì sử dụng khả năng hoặc nếu bạn đủ Pro. Một chút kĩ năng nhanh nhạy kiểu Run and Gun tạo cảm giác rất sướng tay – điểm cộng cho sự cân bằng của tiết tấu Combat trong game.

Game có cả một hệ thống giải đố bằng thời gian khá thú vị, nhiều câu đố còn đơn giản, sơ sài hoặc chỉ gọi là làm “cho có” nhưng tôi vẫn rất ấn tượng với logic của một vài câu. Chẳng hạn như cánh quạt khổng lồ đúng ra hút mọi thứ vào và bạn biết gì nào? Bỏ qua cái lực hút đó đi, đứng trên cái tâm quạt của nó, dùng chức năng của bộ đồ và bằng cách nào đó, đảo ngược lực hút thành lực đẩy và nó sẽ phóng bạn thẳng lên cung đường cần đến. Có thể nói các câu đố tìm đường hay mở khóa của game ảnh hưởng khá nhiều từ đàn anh Half-Life và Fear. Vì game cực kì thẳng tuốt (Linear), gần như không có cái gọi là đa dạng trong kiểu chơi ở đây khi bạn vẫn là cố tìm cách đi từ A đến Z, hoàn thành nhiệm vụ gì đó hoặc đơn giản hơn là bắn bất cứ cái gì ngáng đường bạn…

Nhưng Timeshift vẫn bù lại rất nhiều thứ cho bạn. Sự cân bằng giữa các cấp độ khó là khá được, Checkpoints được đặt rải rác ở mức dễ thở mặc dù đây là một sự thêm thắt khá thừa thãi bởi bạn vẫn có một hệ thống save game cho phép bạn lưu lại vào điểm nào, khi nào… Có một vài phân khúc bắn súng bị động Rail Shooter, và thêm một vài phân khúc hoành tráng như đua xe bắn súng, lái hay cưỡi trên các phương tiện cơ giới có cả Robot, hay đôi khi trong một số trận combat bạn vẫn nhận được sự trợ giúp từ một vài Squad đồng minh bắn yểm trợ để bạn tập trung vào nhiệm vụ…

Thiết kế tạo hình cũng như phân loại kẻ địch cùng các thiết lập và vũ khí trở nên thú vị và đa dạng hơn khi càng đi sâu vào game. Và sau khi beat game để nhìn nhận tổng thể vào thời điểm đó thì Story cũng hơi đậm mùi phim hạng B mất rồi. Nhưng chớ hiểu lầm nhé, nó sẽ là một bộ phim hạng B với kĩ xảo tầm trung với một vài hiệu ứng, chất hoành tráng trong game đủ tốt, cho thấy vẫn có vài người trong đội ngũ phát triển có vẻ khá am hiểu phim hành động, và cho dù khi tất cả mọi thứ là Action Pack hạng B, bạn vẫn có thể tìm thấy vài thứ hạng A trong đó, nó vui, nó hợp và trải nghiệm mang lại là hoàn toàn xứng đáng so với những gì mà bạn nghĩ bạn có thể nhận được từ một game tầm trung.

Game có bổ sung cả một chế độ Multiplayer cũng khá chất lượng. Tôi từng nhớ đã có thời khi một vài thanh niên bập bõm tìm vào các mode Multiplayer của Timeshift. Khả năng điều khiển thời gian được đưa vào game tạo ra các Mode khá chất lượng chẳng hạn như chế độ Deathmatch tiêu chuẩn, Team Deathmatch, một chọi một và cướp cờ đều có trong TimeShift. Nhưng chúng cũng có các biến thể tận dụng các điều khiển thời gian. Có mode yêu cầu bạn bẫy kẻ thù bên trong quả cầu thời gian trước khi chúng có thể bị giết bằng súng đạn.

Một Mode cho phép bạn trở thành một “King” với sức mạnh thời gian không giới hạn, gần như bất khả chiến bại, nhưng khiến bạn trở thành mục tiêu duy nhất của những người chơi khác, và tưởng tượng nó sẽ gần giống như là chế độ Hunter Vs Cell trong Crysis vậy, chỉ khác ở chỗ sẽ không có cuộc giải cứu nào cả, 2 bên sẽ cố gắng để giết lẫn nhau cho đến cùng… Và cũng chỉ trong mode này thì thứ vũ khí bá đạo như lựu đạn thời gian (Chrono Grenade) được đưa vào – khi nó nổ thì một khoảng không gian cũng như thời gian bị thay đổi. Bất cứ thứ gì nằm trong cái vùng đó đều di chuyển hay hoạt động chậm đi bao gồm cả người, đạn, tên lửa…

Câu chuyện đằng sau sự phát triển của game cũng khá là thú vị. Đúng ra game vốn sẽ được ra mắt cho thế hệ console thứ 6 ngay từ khi mới khởi đầu vào những năm 2004 và 2005. Nhưng rồi thời thế thay đổi quá nhanh, nhà phát hành của game ban đầu là Atari quyết định chuyển hướng và trao đổi với các Dev ở Saber Interactive để biến game trở thành một trong nhiều tựa game đầu tiên đổ bộ lên Console Gen 7 nhằm chớp lấy thời cơ trong những năm 2006 và 2007. Tuy nhiên đen thủi thui đó là phiên bản XBOX original của game cũng đã đi được một quãng đường, và giờ là Scrap ra nhiều thứ để làm lại, cộng thêm việc phải tối ưu và điều chỉnh lại Engine nhằm đáp ứng với cấu hình của XBOX360 và PS3. Sau đó thì Atari cũng lên cơn hâm và quyết định quẳng hết đi và bỏ dở game, tưởng như Timeshift sẽ không bao giờ ra đời. Thế nhưng, Sierra nhanh chóng nhảy vào và cứu vãn cuộc chơi.

Trò chơi tiếp tục đi qua nhiều giai đoạn chỉnh sửa, bao gồm cả việc thay đổi bộ cốt truyện gốc, thay đổi một vài nhân vật cũng như định mệnh thủi thui sau một màn giới thiệu không mấy như kì vọng tại E3 2006. Và vì phải chuyển lên console gen 7 một cách khá nhanh chóng nên tôi cá mọi người đều chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu Devkit của các máy, dẫn đến việc đó là phiên bản XBOX360 lẫn PS3 đều có một vài trục trặc nhỏ. Heck, ngay cả PC cũng không hoàn toàn tránh được kha khá Bug, về sau có các phiên bản Patch nhằm vá bớt chúng lại và hạn chế một số thứ khác có thể phát sinh.

Điểm đen đủi lớn nhất của Timeshift đó là nguồn vốn càng ngày càng ngắn hạn dần, cộng thêm việc nó phải cạnh tranh ngay trong một năm 2007 của các siêu phẩm Crysis, COD4, HALO3, Gears Of War nên mọi người cũng thường ngó lơ nó hoặc chỉ grab lấy khi nó đã giảm giá kha khá… Khá là buồn nhất là sau khi end game, trò chơi ngầm cảnh báo người chơi về “Time Paradox” – Hint rằng có thể sẽ có sequel hoặc spin off… Song Timeshift chìm vào dĩ vãng và nhanh chóng bị lãng quên trong vài năm kế tiếp, multiplayer có lẽ là cũng sống thêm được vài năm trước khi mọi người quên hẳn rằng nó từng tồn tại…


Nói gì thì nói nhưng Timeshift vẫn khá là vui, có lẽ là một trong những tựa game bắn súng với mechanic kiểm soát dòng thời gian khá độc đáo nếu như nhìn lại vào năm 2007. Thậm chí nó làm đúng chức năng của một game generic thời đó: Vui là chính, cốt truyện có thể tạm để sau cũng được. Tôi tìm thấy niềm vui nhanh chóng với game vào thời điểm đó khi bạn có thể đông cứng thời gian, giật súng kẻ địch, bắn toác sọ hắn rồi sau đó đứng ra đằng sau để xem hiệu ứng có thể mạnh thế nào, tắt ngưng thời gian và Ragdoll Physics ấn tượng hơn bao giờ hết. Hay kể cả là dính lựu đạn vào phía sau kẻ địch nhưng ở trạng thái ngưng đọng thời gian, hắn sẽ mất khoảng 1 2 giây delay để hiểu ra tôi vừa làm gì nhưng khi đó thì tất cả đã là quá muộn rồi =))).

Tôi luôn tự hỏi nếu như có ai định tái thiết lập các ý tưởng này để tạo ra truyền nhân cho game không nhỉ? Trong cái thời đại của đủ loại FPS thập cẩm từ bắn súng quân sự, Battle Royale hay Heroes Shooter… Timeshift chứng minh cho tôi thấy rằng đôi khi không cần phải cố nhồi nhét nhiều thứ vào game mà bạn chỉ cần chọn 1 trọng tâm cho game của bạn, trau chuốt nó cho thật kĩ thì mọi thứ vẫn có thể rất vui, kể cả là với tầm 8 đến 10 tiếng campaign.

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện