Kuon – Cửu oán của ta…

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

hashizoroe hashizoroe
misu ni utsutta karagoromo
obake tsuzura ni tsuzumi no ne
kuwa no mi wo tsuketa hana shitone
kinuito tsumugu magaidama
shizuka ni yureru hashizoroe
hitoe ni hibiku kiraibashi
hashizoroe…

 

Well… Vào đầu khoảnh khắc mà khúc ca này vang vảng lên vào đôi tai của bạn thì bạn biết rằng bạn sắp sửa bước vào 1 chuyến phiêu lưu kinh hoàng tột độ. Kuon chiến thắng người chơi ngay từ những màn presentation đầu tiên của nó. From Software trước cái thời của ” Tâm Hồn Đen Tối ” nó là 1 From Software điên rồ và táo bạo với vô vàn thể loại trước khi chỉ lặp đi lặp lại kiểu ý tưởng combat với thế giới quan của Miyazaki. Chắc cái này sẽ còn kéo dài khá lâu lâu lâu lâu nữa… Kuon là 1 game kinh dị với phóng cách kể chuyện thông qua từng không gian; môi trường đặc tả được craft rất tỉ mỉ với sự am hiểu và tình yêu dành cho genre nói chung và nói riêng. Nhưng trái ngược với người đàn anh Echo Night của nó; thay vì chọn cách tiếp cận chậm rãi và tạo ra từng bước chuyển biến cho người chơi thì Kuon lựa chọn kiểu tiếp cận trực diện; thẳng vào mặt bạn luôn và ném bạn vào không gian man rợ của máu và tiếng oán thán. Đây là giai đoạn 2003 2004 khi mà Fatal Frame đang mang văn hoá Nhật và reo rắc nỗi sợ ra đến 1 thế giới game rộng lớn và thành công vang dội. From Software thấy vậy và kiểu như: Chúng ta có thể làm ra một thứ tốt hơn như vậy chứ nhỉ ? Câu trả lời chỉ đơn giản là: Yeah and Nah… Muốn biết tại sao không ? Cùng đi sâu vào bài hơn chứ nhỉ ? ( Trong bài viết tôi có tiện làm so sánh luôn kể từ khi tôi thấy thường có nhiều tranh luận về việc Fatal Frame và Kuon thì tựa nào tốt hơn. Cho nên nó sẽ là các quan điểm cá nhân của tôi dựa trên kinh nghiệm trải nghiệm ở cả hai game. Tôi xin được thề là Sae không dính dáng gì đến vụ này nhé, em đang cầm dao kề cổ tôi nhưng nó không ảnh hưởng đến ý kiến cá nhân tôi đâu ).

Gameplay: Ngay từ màn hình Menu đầu tiên của game là hình ảnh 1 thiếu nữ trong bộ Kimono đỏ máu với từng nét hoa văn chạm khắc tỉ mỉ chi tiết; gương mặt em trắng toát và gợn lên 1 cảm giác khêu gợi nhưng man rợ; đôi mắt đó nhìn xuyên qua màn hình vào thẳng người chơi trong khi khúc ca chính của game tiếp tục vang lên mời gọi chúng ta từ từ bước vào thế giới của Kuon. Vào chơi game và ngay lập tức cảm giác thân thuộc của Resident Evil và Alone In The Dark ùa về; trong lần chơi đầu tiên thì bạn có 2 phần chơi chính với 2 nhân vật chính hoàn toàn khác nhau: Yin ( Âm ) – với 1 thiếu nữ tóc dài xinh đẹp và đôi môi đỏ thắm của màu máu hoà quyện cùng bộ phục trang màu trắng với lớp áo lụa ngoài cùng màu đôi môi của em; em tên là Utsuki. Nhìn sang bên Yang ( Dương ) – 1 thiếu nữ khác trạc tuổi nhưng trông tươi sống hơn; trông có phần nổi bật hơn với bộ áo vàng và quần tím; đôi chân trần trụi không hẳn là bóng bẩy như Utsuki nhưng nếu bạn nhìn thật kĩ thì trông nàng lại ” sống động ” hơn đường nét của cô gái âm trắng bệch kia… nàng tên là Sakuya. 2 phần chơi với 2 tuyến nhiệm vụ riêng biệt và trải qua những khoảnh khắc riêng biệt; sau khi hoàn thành xong cả 2 phần ” Âm Dương ” này thì bạn mở khoá được phần chơi thứ ba – Hiểu nôm na thì đây như là 1 chương kết luận của game vậy: Kuon ( Vĩnh Hằng ? ) – 1 người phụ nữ trong bộ đồ trắng toát cầm 1 cây Naginata với dáng dấp của 1 chiến binh ? – Tên của nàng là Abe No Semei… Đây là lúc khiến tôi khá là bối rối bởi vì… Abe No Semei là 1 pháp sư; nói đúng hơn là 1 ” Âm Dương Sư ” có thật vào thời kì Heian của Nhật Bản và thế quái nào mà ông lại trở thành 1 nàng Milf xinh đẹp thế này… Chết ! Quen mồm sorry… 1 người phụ nữ đẹp… Có lẽ tôi sẽ quay trở lại với cả ba nhân vật này sau khi hoàn thành nghĩa vụ đó là giới thiệu tiếp những gì bạn sẽ sớm trải qua trọng Kuon cái đã.

Kuon chọn lựa phóng cách Survival Horror truyền thống với những góc camera cố định; yên tâm là bạn không phải trải qua tank controll nếu nó khiến bạn khó chịu; như thường lệ thì vẫn là 1 cơ chế chiến đấu tù túng quen thuộc khi bạn ngắm và bấm đánh để triển khai chuỗi đòn của mình. Với Utsuki thì cô có 1 con dao ngắn nhưng đủ sắc để chém và đâm vào da thịt của những con quái vật Gaki. Với Sakuya thì nàng đánh bằng chiếc quạt có sức sát thương khá tương đối và Abe No Semei sử dụng cây Naginata cực kì lợi hại gây ra những nhát chém đau đớn cho quái vật như đã nói. Đây là 1 mechanic khá thiếu lửa và thiếu sức so với những gì bạn hình dung nếu bạn đã quá quen với kiểu combat slice and Dice quen thuộc của thời hiện đại. Gần như khi bạn đánh kiểu này thì cả 3 nhân vật đều làm 1 combo 2 đường đánh khá nhàm chán rồi lặp lại chuỗi đấy và thật sự thì bạn không hề muốn trông vậy. Ý tôi là ngay cả Silent Hill; Obscure hay RE Outbreak với hệ thống Melee cũng khá tù túng theo tiêu chuẩn thời đó nhưng nhìn cái lực đánh và Animation của vũ khí đập; đâm chém vào da thịt cho bạn cảm giác đã hơn rất nhiều so với lực và Animation của Kuon. Và đó là lí do mà Kuon bổ sung cho bạn 1 hệ thống combat khác kích thích hơn rất nhiều đó chính là hệ thống bùa phép. Tưởng tượng nó như là game RPG vậy; vẩy tay 1 bùa phép và phép thuật được triển khai chẳng hạn như bắn ra cầu lửa; tạo ra một vòng lửa mạnh mẽ hơn; triệu hồi quái vật và linh thú chiến đấu và bảo vệ cho bạn; xiên băng hay kể cả là dậm lửa thiêu kẻ địch đến chết… Khá thú vị nhưng dĩ nhiên là như mọi hệ thống thì sẽ phải có 1 yếu tố cân bằng ở đây: Số lượng. Bạn sẽ không thể và khó lòng mà dùng bùa phép vô tội vạ được vì số lượng của chúng là có hạn; mỗi một bùa phép thì chỉ có giá trị sử dụng đúng 1 lần mà vấn đề đó là xung quanh không gian và môi trường không dư giả gì bùa cho bạn nhặt đâu. Yếu tố truyền thống nhất của Survival Horror lúc này đó là bạn sẽ muốn tích góp chỗ bùa phép có giá trị đó cho các kẻ địch quan trọng hơn như những con quái thật sư khoẻ hoặc thật sự khó chịu và quan trọng nhất đó là Boss. Vì thế mà thêm 1 đặc tính truyền thống khác của Survival Horror đó là khi bạn bắt đầu cân nhắc 2 phương án: Chạy hoặc giải quyết các con quái lẻ tẻ hoặc kẻ địch yếu bằng thứ vũ khí cận chiến mà mình có. Cũng may là một khi bạn đã chơi quen thì game lại trở nên khá dễ thở. Tuy nhiên thì gameplay của Kuon cũng lại cực kì nhiều sạn rất đáng nói đấy…

Now: 1 trong những cái sạn đầu tiên của game đó là về vấn đề trải nghiệm lần đầu. Bạn có thể lựa chọn bắt đầu luôn vào phần chơi khó nhất đó là Nightmare và bắt đầu từ phần chơi nào trước cũng được trong 2 phần Âm Dương. Nếu bạn cho rằng game sẽ chắc hẳn khó tương xứng lắm đây thì… Nope. Trò chơi sớm đánh mất 1 trong những yếu tố kịch tính nhất của Survival Horror đó là cảm giác sống còn. Bạn sẽ sớm combat với vài con yêu quái Gaki; thậm chí có thể là vô tình chạy và đánh động các linh hồn; dẫn đến việc ăn Jumpscare đôm đốp như những cú Flashbang ( tôi vẫn khá thích kiểu effect này của game – Trừ 1 số khúc là được script sẵn và không tránh đc ); và đó là khi trò chơi dạy bạn về cơ chế: ” tĩnh tâm ” . Đây cũng hiếm hoi là 1 thứ khá độc đáo của game và vô tình là 1 con dao hai lưỡi; nó giúp nhân vật trong game có thể hồi phục trạng thái nhanh khỏi những pha chóng mặt nhưng cũng vô tình… ” Hồi máu hồi sức khoẻ cho bạn ‘ thông qua việc giữ 1 nút bấm. Tôi không biết nếu như đây có vô tình là bug hay do nó thành feature luôn rồi nhưng bạn cứ thử nghĩ mà xem ? Bị đánh bị cào bị xiên đôm đốp xước sẹo máu bắt đầu drop vài giọt bỗng dưng… Hít thở thật sâu đều rồi tĩnh tâm một hơi dài và bạn khoẻ khoắn 100% 😃 ? Thế thì yếu tố sinh tồn ở đâu khi bạn biết chắc chắn mình có thể lạm dụng thứ này ? Game vẫn cung cấp các item hồi máu nhưng chúng sẽ chỉ gọi là giải pháp dự phòng nếu như bạn vẫn có đủ không gian và thời gian để tĩnh tâm; cho dù chỉ là 1 khoảng nhỏ nhưng đôi khi cũng là đủ để bạn lật ngược tình thế nếu như bạn đang trong 1 tình huống khó khăn. ( Cứ miễn là bạn không bị gián đoạn bởi việc bị ăn đòn thì việc tĩnh tâm vẫn sẽ tiếp tục ). Để trải nghiệm game ở mức cao độ nhất của nó thì dĩ nhiên bạn vẫn sẽ có 1 cấp siêu khó theo đúng nghĩa ” One Hit die ” nhưng bạn lại cần phải Clear game cả 3 phần Yin Yang Kuon ở các cấp dưới đã ( có 1 phần tăng giá trị chơi lại nhưng cũng khá là căng và nhàm ). Mà nhắc đến One Hit die thì các thánh Soul game lại chả cười khẩy khi mà họ đã quá quen và hình dung được trông nó sẽ như thế nào rồi ( – trừ việc đây không có Dodge Roll đâu nên bạn sẽ phải đánh rồi chạy thôi ) ? Sau cho cùng thì ae một nhà From Software mà nhỉ ?

Việc combat Melee cũng lại vướng vào 1 hạt sạn khác đó là Enemy’s reaction.Tôi không biết nếu như ông programmer hiểu thế nào về độ khó nhưng dường như việc chỉ làm tăng hay giảm sát thương của quái ở các cấp độ vẫn chưa thể thật sư đáng kể được. Enemy’s reaction vẫn gần như vậy; bạn không phải lo nhiều về việc bị dính đòn miễn là bạn chỉ cần nhớ rằng: ” Kẻ địch vẫn có thể bị Cancel Action ” – mà tần suất để Cancel Action chúng thì lại không hẳn là vấn đề gì đó quá khó mà ngược lại; nó khá nhiều và gần như là liên tục miễn là bạn hiểu; nhất là đối với mấy tên Gaki khi chúng tỏ ra cực kì yếu ớt và dễ dàng bị cancel action miễn là animation của chúng chưa được 60; 70%. Chỉ cần nhát đánh của bạn trúng chính xác cả 2 đường và chúng cứ thế bị cancel; knockback nếu có thể. Đối với vài kẻ địch lớn hơn như lũ khỉ đột ở phần của Sakuya hay những kẻ bị nhiễm ( Yes; game có 1 dạng kẻ địch kiểu Zombie ) thì chúng khó bị cancel action hơn 1 chút nhưng cũng chưa đủ để làm khó bạn được đâu; bởi nếu không đánh thì bạn vẫn có thể chạy luồn lách được mà nhỉ ? 1 thứ mà gọi là không quá khó nhằn cho các người chơi hệ survival horror truyền thống và người chơi hệ speedrun.

Một hạt sạn lớn nhất của game mà tôi bắt buộc phải bàn đến và nó thật sự chắc chắn gây phiền não cho các người chơi khó tính đó là vấn đề Scenario ở đây. Nếu những ai đã từng chơi game thì sẽ biết ngay tôi đang ám chỉ điều gì. 2 phần chơi Âm Dương tuy hai mà lại một theo cái kiểu ngớ ngẩn nhất có thể. Utsuki và Sakuya gần như phiêu lưu đồng thời đan xen vào cùng 1 thời điểm; game không hề quá đi sâu vào việc ai đến trước đến sau nhưng… Tại sao ? Tại sao họ lại phải giải quyết cùng các câu đố giống nhau với cùng 1 vài patern ? Nó chỉ khác ở cách thức và thứ tự đạt được các thứ một chút ? Đây chính là Resident Evil 2 Remake thưa quý vị… Đây là Leon và Claire cùng vào đồn R.P.D cùng nhau theo 2 con đường khác nhau nhưng lại phải giải quyết chung 1 loạt các câu đố và tình huống giống hệt nhau. Nó thật sự rất là quái đản đấy các bạn ạ ? Nếu các câu đố đã được giải bởi 1 người thì bằng một ma thuật vi diệu nào đó… Vài key items lại bay trở về chỗ cũ của nó; event bị reset và người khác sẽ lại giải lại tất cả từ đầu 😀… Và thằng cha Peter Fabiano chữa cháy theo đúng kiểu đi vào lòng đất: ” Mọi thứ đều Canon ! Đa thực tại ! Hail Barry Allen ! “. Nếu RE 2 Remake trùng lặp gần như 60 đến 70% của 2 phần chơi thì một cái may nhỏ là Kuon chỉ trùng đến tối đa là 40 – 50% thôi; Utsuki và Sakuya vẫn sẽ có các khoản và nhiều events riêng biệt khác xuyên suốt game để cho bạn thấy rằng 2 con người này vẫn đang trải qua những cơn ác mộng của bản thân mình. Điểm trừ nữa đến từ việc Kuon là 1 game tuyến tính nên gần như chơi 1 lần hết vèo cả 3 nhân vật là Okay rồi và nó thực sự không có nhiều giá trị chơi lại cho lắm… Sau khi Clear game thì bạn vẫn có có hội mở khoá 1 minigame chơi cờ khá thú vị để siết thời gian nhưng nó chỉ thế thôi.

Bù lại thì Kuon chứng tỏ bản thân nhất ở phần art direction và surrounding environment. Trò chơi nên được trải nghiệm tốt nhất ở mức độ sáng mặc định ( Default Brightness ) và thậm chí tuyệt vời hơn nữa vì Kuon là game Ps2 nên nếu bạn được chơi theo kiểu nguyên gốc của nó là màn hình CRT, có thể hơi đau mắt chút nếu bạn chưa bao giờ thấy màn CRT bao giờ; cái độ phân giải thấp và lượng Blur dày đặc tạo ra cái cảm quan ghê rợn hoàn hảo; khi bao quanh bạn là 1 bóng tối và sự tĩnh lặng đến chết chóc; nguồn sáng duy nhất mà bạn có thể thấy đó là từ chiếc đèn lồng đốt của nhân vật; nó tạo ra một khoảng tầm nhìn có giới hạn và rồi bạn di chuyển trong bóng tối. Cái cảm giác bất an và bất thình lình bám sâu vào đầu bạn bởi bạn không bao giờ biết được cái gì đang chờ đón bạn ở các cung đường tiếp theo. Và cứ như vậy, bạn di chuyển tiếp trong tư thế đi chậm chậm, cái cảm giác nặng nề đè lên từng bước chân mà bạn cảm nhận được, bạn không thể chạy mà cũng khó chạy vì như tôi đề cập rồi đấy ? Bạn không bao giờ biết nếu như bạn sẽ đánh động các hồn ma và ăn Jumpscare đôm đốp vào mặt. Bầu không khí của Kuon cho dù có cũ kĩ và được làm dựa trên công nghệ đã khá lỗi thời nhưng vẫn khiến dăm ba thằng game kinh dị hiện đại rẻ rách dập khuôn dăm ba cái hành lang với jumpscare rẻ tiền phải thấy xấu hổ. Mà đó là tôi còn chưa nói đến việc Kuon là 1 game fixed camera đấy nhé ? Nó là minh chứng cho việc tạo ra và thiết kế 1 patern phù hợp hoàn hảo vẫn tốn hơn rất nhiều so với cái lũ đâm đầu vào trend mà cụ thể ở đây là cái trào lưu kinh dị Fps nhảm đã nhàm chán rất nhanh khi nhìn đâu cũng lại thấy góc nhìn người thứ nhất và giả lập trốn tìm cùng hành lang dài…

Tương tự với Resident Evil; câu chuyện của Kuon bắt đầu với dinh thự của gia đình Fujiwara – 1 quý tộc có tiếng trong giới thượng lưu Nhật Bản của thời Heian đó. Không hề có dòng chữ Based on a true story ở đây nên chẳng thể nói được nếu như đây là giai thoại về điều gì. Nếu có gì mà hiện tại chứng minh được thì đó là 2 nhân vật chính và phản diện của game là Abe No Semei và Abyss Doman đều là 2 nhân vật lịch sử có thật và dĩ nhiên… 2 người này cũng là kì phùng địch thủ ngoài đời về thuật âm dương vào thời kì Heian của Nhật… Những người chơi Survival Horror sẽ sớm cảm thấy như mình đã về nhà bởi cái design của dinh thự Fujiwara không khác gì mấy với Arklay Mansion của Resident Evil. Bên cạnh đó thì cũng có các địa điểm phụ mà liên kết với nơi này tạo ra cảm giác rằng map khá rộng và bạn không bị gò bó; cũng như cả hệ thống đều toàn bộ liên kết với nhau theo nhiều cung đường mà dĩ nhiên là được trải đều cho Utsuki hay Sakuya xuyên suốt hành trình của họ. Nếu như Arklay Mansion có hệ thống cửa cũng như mật đạo bí mật cần các chìa khoá chạm khắc đặc biệt để mở các kiểu thì với bên Kuon, khi các nhân vật khởi điểm thì bạn sẽ thấy phần lớn các cửa của dinh thự Fujiwara đều bị phong ấn ở các cấp độ khác nhau khi người chơi tương tác với chúng và yêu cần cần có Seal để mở khoá. Seal ở đây khá thú vị là ở chỗ thay vì là chìa khoá hay cơ chế nào đó thì nó là các tấm lụa ma thuật được thấm đẫm máu tươi và sức mạnh ma thuật của chúng được lock vào level nhất định và phải đúng với level của cái cửa để mở khoá. Và các Seal này sẽ theo bạn đến hết game và mở khoá tiếp chứ không phải chỉ dừng ở mỗi dinh thự Fujiwara. Và oh boy. Dinh thự Fujiwara và nhiều địa danh địa điểm trong game tuyệt vời hơn mức bạn tưởng rất nhiều đấy, nơi này vốn đã từng là những ngôi khuôn viên trù phú với những nét chạm khắc nghệ thuật cho thấy vẻ ngoài sáng bóng của 1 dinh thự thượng lưu Nhật Bản kỉ Heian, và giờ thì nó toang ơi là toang với việc mọi thứ gần như phá hủy, đổ vỡ tanh bành, khó mà thấy 1 ngọn đèn dầu hay đèn lồng nào còn sáng, vải lụa gấm vóc trang trí hay các đồ khác thì vương vãi, rách hoặc cuốn lùm xùm lại, đổ nát tan tành khắp từng sàn nhà hoặc tường, giường chiếu. Máu me đọng lại trên từng bức tường, cột đình vườn các kiểu, người sống thì chết sạch với xác của mọi người gần như khiến bạn khó lòng mà nhận ra ai là nô tì, ai là khách, ai là người ở… Yêu quái ma quỷ oan hồn thì đi lại tự do trong cái dinh thự này như bố đời cộm cán tấn công người chơi. Như thường lệ giống với Fatal Frame thì đây lại là thành quả của những trò chơi tâm linh dị đoan nhưng bây giờ nó mix với kiểu thí nghiệm bác học điên của Resident Evil với những cú twist khác nhau. Trên thực tế thì trò chơi khá giống vài nét với Resident Evil nhiều hơn mức bạn nghĩ đấy. Nhất là khi bạn điều khiển nhân vật đảo bước chân qua từng phòng từng phòng, từng góc từng ngõ ngách khám phá nơi này để tìm hiểu chuyện quái quỷ gì đang diễn ra, để nghe thấy những tiếng rên rỉ không rõ từ đâu, chứng kiến cảnh máu me kinh dị đầm đìa ớn ngợp trong từng không gian mà trong khi đó, đôi chân trần trắng toát của nhân vật tiếp tục bước đi tiếp tạo ra cảm giác lạnh gáy khi tông màu xung quanh bạn đều là trắng lạnh, xám xịt. Đánh giá chung mức độ sợ hãi của game thì nếu Fatal Frame doạ mấy thằng trẻ đú sợ tụt quần đòi xoá game thì tôi không muốn nghĩ đến cấp độ mà Kuon có thể làm đâu. Vì chắc chắn đây là khoản mà nó chiến thắng ngay cả Fatal Frame đấy thưa quý vị.

Game cũng có các hệ thống giải đố riêng của nó nhưng cứ yên tâm là các câu đố dễ thôi. Cá nhân tôi thấy Puzzle của Kuon vẫn chưa là gì so với mớ giải đố ẩn dụ của Silent Hill đâu nên chắc với bạn thì sẽ không có nhiều vấn đề ở câu này lắm. Loại đơn giản nhất như bạn đã biết thì cứ là tìm key item rồi lắp nó vào những chỗ tương xứng để giải được câu đố liên quan đến vấn đề tìm đường hoặc thu thập tiếp các item ở đây. Ngoài ra thì có một vài thứ item khá thú vị làm điểm nhấn ở đây mà tôi thấy ví dụ như những thanh Metal Spike là những vật phẩm phong ấn ma quỷ ( gần giống với Sword Of Obedience của Silent Hill 4 ), những chiếc thuyền giấy giống như hiên mực của Resident Evil vậy, để sử dụng chúng save game thì bạn cần tìm các vòng tròn Circle of Cleansing thường ở gần một dòng nước và vào savegame, xong là thả chiếc thuyền trôi theo dòng nước đang được thắp sáng, như thể mang theo những lời cầu về bình an vậy… Nó khá hay khi nhân vật sẽ sớm giải thích cho bạn về ý nghĩa của việc này như là thanh tẩy tâm hồn ( Có thể hồi máu và hồi sức khoẻ của bạn ), đồng thời save game và cho bạn một khoảng an toàn trong môt không gian. Game có cả hệ thống tìm kiếm vũ khí mới thông qua từng giai đoạn với việc nhân vật có thể thu thập được các vũ khí lợi hại hơn cùng loại với họ, chủ yếu là bổ sung effect với sát thương to hơn 1 chút như đánh được ra băng và lửa…

Về cốt truyện thì game sở hữu 1 theme khá độc đáo và sáng tạo tương xứng với Fatal Frame. Như bạn đã biết ở Fatal Frame thì sh** happen mỗi khi mấy thằng cha nào đó thích nghịch ngợm làm mấy cái nghi lễ mê tín dị đoan rồi khi nghi lễ thất bại thì kéo theo cả đám ăn *** cùng nhau. Nào là nghi lễ hiến tế trinh nữ của nhà Himuno ở Fatal Frame 1 hay nghi lễ huyết tế Crimson Sacrifice của Fatal Frame 2, Manor of sleep và Tatoo myth của Fatal Frame 3, Vũ điệu huyết nguyệt của Fatal Frame 4 và Black water’s sacrifice của Fatal Frame 5… Thì Kuon cũng khá độc đáo với sự tích về tơ tằm. Well nó là gì nào ? Tất cả bắt đầu với những lời đồn về 2 cây tơ tằm trắng có sức mạnh ma thuật huyền bí, không ai nói được điều gì về 2 cái cây và loại tơ tằm này, rồi 1 ngày, Abyss Doman là 1 âm dương sư khét tiếng đang nghiên cứu về cái gọi là ” con đường đến với sự bất tử và sức mạnh ma thuật ” với tham vọng đạp đổ ngôi của Abe No Semei kẻ thù của ông ta ở triều đình, gặp được 2 đứa trẻ sinh đôi bí ẩn tự xưng là mình đến từ 2 cây tơ tằm, dạy Doman về tơ tằm và đó là khi thử nghiệm bắt đầu, những chiếc quan tài vốn là thứ để chôn cất người chết giờ sẽ được bọc bên trong bằng những lớp tơ tằm trắng, vật thí nghiệm sau khi vào quan tài để ” Merge ” ( hợp thể ) cùng với 1 vật, người… Ban đầu thì bạn sẽ cần phải chết trước đã rồi sau đó ” hợp thể ” cùng các thể sống bé nhỏ và đến to lớn dần chẳng hạn như: ” sâu bọ, chuột,… Cho đến dần dần là hợp với người. Với người thì phức tạp hơn chút đó là con người cần có một cái vía, hiểu nôm na là cảm xúc hay phần tâm linh, phần oán thán hay tiêu cực của họ cần phải được đa dạng từ thấp đến cao… Trò chơi không giải thích quá sâu vào điều này cho dễ hiểu lắm. Rồi sau đó mới là đến những kẻ có vía hay tâm linh mạnh gì đó… Vào quan tài merge và merge cứ như vậy đủ 9 lần ( đó là lí do gọi là cửu oán dĩ nhiên ) thì vật sinh ra sau 9 lần này sẽ là 1 sự hồi sinh, đột phá đi đến sự bất tử mà chúng ta không bao giờ biết có chứng minh được không, ít nhất là cho đến cuối game… Vì cuối game thì Doman cũng muốn Semei trở thành 1 cái kén trong quan tài và trò chơi gợi ý rằng đó sẽ là lần thứ 9 ( tức thành công ). Vì là 1 thử nghiệm nên bạn biết chuyện gì rồi đấy… Cần rất rất rất là nhiều ” đối tượng thử nghiệm các kiểu ” và khi làm điều này thì nó có 1 tác dụng phụ nho nhỏ. Đối tượng vào quan tài để Merge sau khi thành công và ra ngoài thì cũng chỉ duy trì được 1 thời gian, trước khi họ cảm thấy rằng da thịt mình đang phân hủy và sẽ lại luôn luôn cảm thấy khoái lạc và thèm thịt sống… Thèm được ăn, được merge và được nếm những miếng thịt người tươi sống  – giải thích vì sao một phần game có các kẻ địch trông giống Zombie đấy. Và dĩ nhiên thì như 1 dịch bệnh, những thứ ma quỷ, quái vật cũng phát sinh từ đây như là 1 sản phẩm phụ của cái quá trình này chẳng hạn như nhiều nạn nhân và người bệnh được mang ra làm đối tượng thử nghiệm với kết quả là da thịt họ phân hủy, họ thèm khát thịt người và bạn thấy ròi bọ, hay những con tằm luôn mơn mác trên từng lỗ thủng và da thịt của họ. Tệ hơn nếu quá trình Merge thất bại thì hậu quả để lại sẽ là những con quái vật, những thứ nghiệt chủng ( Abomination ) mà người chơi sẽ sớm chạm trán. Những con Gaki cũng là 1 phần của những thí nghiệm bị hỏng, cái thí nghiệm chết tiệt này có thể kéo dài nhiều năm và bạn chắc hẳn đang thắc mắc nhà Fujiwara thì liên quan gì đến chuyện này đúng không ?

Well, tôi có thể sẽ lại hơi spoil đó là những năm khá tại ương của Nhật Bản, nhà Fujiwara cũng là 1 gia tộc lớn bị chịu ảnh hưởng và cưu mang nhiều người ốm, bệnh, một gánh nặng khá nhọc nhằn khi lượng người thì ngày một lớn lên mà số người có thể cứu được hay phục hồi thì không được nhiều và đoán xem ? Lãnh chúa Fujiwara cầu cứu Doman vì tin tưởng ông ta là 1 âm dương sư có thể giúp hoá giải chuyện này và Doman thì nhân cơ hội không muốn bỏ lỡ 1 dịp như thế này để làm thử nghiệm trên diện rộng và nghiên cứu kết quả. Bóng tối che mờ mắt Doman và ông ta trở thành 1 con quỷ điên sẵn sàng hi sinh không biết bao nhiêu sinh mạng để đạt đc mục đích. Khi lãnh chúa Fujiwara nhận thấy mọi chuyện không thể thuyên giảm được nữa, ông mới cố gắng viết thư và tìm mọi cách để cầu cứu đến hi vọng cuối cùng: Âm dương sư Abe No Semei. Và Semei khi nhận thấy mùi âm khí nồng nặc và vốn đã nghi ngờ những trò mờ ám của Doman từ lâu thì quyết tâm đến đây để điều tra. Trước khi Semei kịp đến thì cả họ nhà Fujiwara gần như đã chết sạch, cả những người ở hay hầu cận, Doman sau bao năm thử nghiệm thì giờ ông ta muốn có một bước đột phá và đẩy nhanh tiến độ, viết thư kêu gọi 2 cô con gái Utsuki và Kureha đến đây cũng như nhử nhóm 4 học trò của mình là Doryo, Dokai, Dochin và Sakuya cùng đến dinh thự Fujiwara nốt. Đây là lúc mà game bắt đầu và tôi cũng xin được phép shut up ở đây trước khi lại spoil cho bạn thêm những gì không nên nói.

Tôi không chắc bạn sẽ nghĩ sao nhưng cốt truyện của Kuon cũng là 1 trọng những trụ cột sáng nhất gánh vác cả game. Tuy nhiên thì giống với Resident Evil, trò chơi hứng chịu phải vài yếu tố kéo cốt truyện của game xuống. Trong khi Fatal Frame có cách kể chuyện tuyệt vời hơn và tiến hoá dần qua từng bản ít nhất là cho đến bản 3, cách mà nó sử dụng giai thoại dân gian và tạo điểm nhấn cho người chơi về chuyến phiêu lưu điều tra sâu hơn vào những giai thoại Urban Legend thông qua text, document và nhiều cơ chế mechanic trong game thì Kuon lại đi hơi lùi lại. Phần text, document và lore bên trong của Kuon được viết với nội dung chi tiết không kém cạnh nhưng nhiều vấn đề điểm nhìn của Kuon lại chưa được sâu sắc như Fatal Frame, cộng thêm việc cách dùng từ của Kuon nhiều khi thẳng hơn và shock hơn ( dĩ nhiên vấn đề localization khá tệ và một phần cứ như thể họ bị nhiễm cái writing itchy tasty của Resident Evil vậy ) trong khi đó Fatal Frame viết văn hay hơn và cách dùng từ, diễn đạt và điểm nhìn rất đa dạng khi đi sâu vào backstory, nhân vật, sự kiện hay nghi lễ và ngoài ra thì nó có nhiều mechanic hơn để người chơi tiếp thu mọi thứ. Dĩ nhiên không trách được 1 phần cũng vì Fatal Frame tiến hoá hẳn thành 1 series trong khi đó thì Kuon chưa bao giờ được thấy phần 2. Điểm trừ tiếp nữa của Kuon đến từ phần nhân vật, trong khi Doman được khắc hoạ là 1 phản diện cực kì ấn tượng cho dù ông ta có hơi typical ở đoạn Pure Evil thẳng tuột thì mọi thứ ở ông đều khá tốt. Với câu chuyện của Utsuki thì cái cách mà trò chơi xoáy vào vấn đề của nàng và cảm xúc tâm lý cá nhân và với mối quan hệ với em gái Kureha là rất hay, nhưng việc sử dụng 1 cái theme mơ hồ và không rõ ràng khiến những người chơi hệ hiện đại rất dễ mất tập trung bởi thoắt cái và bạn đã lại có 1 mục đích tìm hiểu mới rồi tự nhiên lại bộp tiếp: ơ thế giờ mình phải suy nghĩ thế nào tiếp với tất cả những gì mình đã biết nhỉ ? Bạn trải qua cảm giác này ít nhất cho đến khi người cha Doman của mình xuất hiện và giải thích một số vấn đề thật sự vào cuối trường đoạn của Utsuki. Còn với Sakuya, bên cạnh việc lặp kịch bản 1 chút sợ với bên Utsuki thì chủ yếu kịch bản của nàng chính là Resident Evil trá hình bởi tại sao ư ? 4 đứa nghe lệnh mò đến đây rồi điều tra và cố sống sót chỉ để khám phá ra mình sẽ sớm bị phản bội bởi chính chỉ huy tối cao của mình ( Captain Albert Doman của đội xin hân hạnh tài trợ chương trình này ). Bên cạnh đó thì backstory của Sakuya kém hơn Utsuki một chút, chủ yếu xoay quanh vấn đề quan hệ giữa cô và anh trai Doryo và cảm xúc cá nhân của cô liên quan đến chuyện mình là phụ nữ ( xã hội phong kiến dĩ nhiên ). Đối với Semei thì section của nàng ngắn cũn cỡn và thẳng tuột nốt nên tất cả những gì bạn cần biết đó là Semei là ánh sáng là cứu tính, chấm hết. Ngoài ra thì phần backstory của nhiều nhân vật phụ khác như là nhà Fujiwara hay vài Npc tồn tại trong game làm rất yếu hoặc gần như không có, chủ yếu là chỉ show vài nét nên vì thế mà bạn cũng không cần đầu tư cảm xúc nhiều vào game như cách mà Fatal Frame làm. Vì thế nên dù cái theme và myth của Kuon có hay ngang Fatal Frame nhưng storytelling của Kuon có vẻ đã quá chú trọng vào Jumpscare hay kiểu style máu me mà không chú ý đến việc cho người chơi đầu tư cảm xúc vào và thế là thôi… Kéo xuống mất rồi. ( Một mình chứng cho thấy đôi khi cân bằng kể chuyện vẫn tốt hơn là dồn quá nhiều máu me và gore mạnh, dù tôi vốn là 1 gã ưa Blood and Gore song tôi vẫn phải thừa nhận điều này. Nếu bạn hỏi tôi ư ? Chắc Dead Space by far vẫn là lựa chọn ưa thích của tôi khi nó vừa khá Gore và bạo lực nhưng vẫn có sự đầu tư trong cốt truyện và lore ).

Tiếp đến là khoản tạo hình… Oh boi. Tôi có thể nói là Kuon lại tiếp tục chiến thắng vang dội, hệ thống kẻ địch của Kuon có thể nói là cũng khá đa dạng, tạo hình nhiều chi tiết ấn tượng từ những thứ như da thịt xám xịt phân hủy, đột biến thành quái vật hay kể cả là việc chứng kiến 1 đống máu me bùi nhùi tiếp tục tấn công bạn… Nguyên 1 section của game là hình ảnh hang động của máu và thịt, những dòng sông máu và cái nền hang như những mảng thịt và nội tạng, gam màu đậm hơn và ghê hơn. Và dĩ nhiên, biểu tượng chính của game là 1 Kureha đen tối và quan trọng nhất là ” Vẻ đẹp của Lady Fujiwara “. Nhân tiện, ở đây có ai có festish về vùng cổ không nhỉ ? 😀

 


Phần âm Thanh và sountrack thì khỏi phải bàn. Đây là 1 game kinh dị thuần Nhật mà nhỉ ? Những tiếng đàn cổ hay âm vang kinh dị trong game đủ để bạn có nhiều pha mất hồn mất vía buổi đêm đấy. Nó gợi lại cho tôi cái nỗi sợ quen thuộc từ Fatal Frame nhưng vẫn có nét riêng của nó thông qua việc sử dụng nhiều chất liệu âm thanh truyền thống hơn là âm hưởng hiện đại của Fatal Frame.

Đánh giá chung: Kuon là 1 game kinh dị tuyệt vời đến từ quá khứ và hiếm hoi là 1 trong những sản phẩm thử sức với đề tài đến từ From Software. Bầu không khí tuyệt vời, artwork ma mị và ám ảnh, cách lựa chọn những chất liệu tỉ mỉ và khả năng kiến tạo độc đáo mang lại cho Kuon vẻ độc nhất củ riêng nó, một điều nên được thấy nhiều hơn nữa trong thế giới game và dĩ nhiên: Nếu bạn cho là Heihachi của Tekken hay Vergil của DMC dành giải: ” Father of the year ” thì chờ đến khi bạn gặp Doman…

HenryMason Aka Trần Việt Bách

As your service.

Giờ thì em bỏ dao ra được chưa Sae ? Biết thông cảm cho hàng xóm đi. Gia đình em sắp được ăn kỉ niệm 20 năm còn nhà người ta mòn mỏi từ 2005 đến giờ vẫn không có nổi Sequel kia kìa.

Cùng tác giả

Cùng tác giả

Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện