Shadow Tower – Đứa con thất lạc lâu năm của From Software

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Thập niên 9x là khi From Software vẫn giữ vai trò thống trị của mình với con át chủ bài là King’s Field – Thứ mà tạo tiền đề để chúng ta có Dark Soul sau này dĩ nhiên. Shadow Tower là một nhánh phụ tách ra từ King’s Field với một bộ cốt truyện và Lore riêng cũng như Level Design và map có thiên hướng Roguelike hơn cả King’s Field. Để minh chứng cho ví dụ này, tôi sẽ sớm cho các bạn thấy Shadow Tower thật sự có thể trừng phạt và tàn nhẫn thế nào ngay cả khi bạn đã chơi qua King’s Field 1 2 và 3.

Gameplay: Trước tiên bản Shadow Tower đầu tiên ra mắt năm 1999, sử dụng cùng bộ engine với King’s Field, nó ném bạn với 1 bộ cốt truyện rất đơn giản và dễ hiểu. Vùng đất thánh Zeptar trở nên hỗn loạn và tha hóa bởi cái ác và quỷ dữ, bạn trong vai một anh lính đánh thuê không cần nhiều lai lịch cho dễ nhập vai, mục tiêu là bước vào tòa tháp bóng tối ở nơi này, clear hết lũ quỷ và tìm cách cứu lấy vùng đất. Sau một màn hình Loading đủ nhanh và bạn sẽ ném vào cây cầu cổng nối giữa bên ngoài và tòa tháp. Phòng đầu tiên họ sẽ cho bạn chiến đấu trước với đám Slime – 1 trong những loại kẻ địch tiêu chuẩn của game JRPG nói chung dĩ nhiên. Và đây là lúc mà cơn ác mộng thật sự mới được bắt đầu, vì dùng cùng bộ engine với trò King’s Field như đã nói… Nhưng không phải như King’s Field 3 đâu nhé ? Dễ thấy là có vẻ họ dùng assets và dữ liệu từ King’s Field 1 và 2 nên cái tiếng gào thét chửi rủa đầu tiên của bạn sẽ là dành cho phần Hitbox. Hitbox của đám quái ung thư đến mức bạn có thể thấy thanh kiếm đi sát vào đám Slime rồi nhưng chúng không mất máu, cộng thêm controll tù túng của tay cầm PS1, vì không ai làm thiết kế controll cho analog hay nói đúng hơn là chả ai nghĩ đến analog khi làm nên kể cả có tay cầm Analog thì 2 cái cần cũng là vô dụng. Nếu bạn muốn cho nhân vật nhìn lên nhìn xuống thì bạn phải tự thao tác dựa theo các nút L2 và R2 của tay cầm. Và như chưa được khổ thì 2 nút L1 và R1 sẽ dùng để đi sang trái sang phải, vì D-pad di chuyển vẫn là tank controll dĩ nhiên. Và game cũng không hề cảnh báo trước cho bạn rằng nếu bạn nghĩ Hitbox của đám Slime là ung thư thì với đám kẻ địch còn lại xuyên suốt game thì sao ? Ngoài ra đánh trong game cũng vẫn phải căn lực dĩ nhiên, cho những ai không biết thì cái cơ chế căn lực đánh là 1 truyền thống khó bỏ của King’s Field, đồng nghĩa với việc bạn sẽ luôn phải chờ cho thanh lực lên đủ để đánh và đạt mức sát thương tối đa, nếu quá nhẹ hoặc quá nhanh thì cái sát thương cho ra chỉ lèo tèo hoặc tệ hơn là 0 dam luôn.

Tiếp tục đi sâu hơn vào gameplay của game, vì như đã nói ở trên là game có thiên hướng Roguelike còn quá cả King’s Field nên bạn sẽ phải làm quen với cơ chế chỉ số dị hợm của game. YES ! Game học theo cái style lên chỉ số của Final Fantasy 2 – 1 lựa chọn Design khá là khó hiểu và cũng không nhiều người dùng cho lắm. Tức là gì ? Bạn sẽ không hoàn toàn giải thích logic được chỉ số của bạn lên ra sao hay như thế nào, khi bạn đánh bại các quái vật trong Shadow Tower, bạn sẽ sớm thấy là HP, MP, chỉ số đòn đánh, chỉ số ma thuật sẽ thay đổi rất nhẹ hoặc vừa phải cộng thêm. Đánh bại 1 bộ xương và Hp của tôi được cộng thêm 3 điểm hay đánh bại 1 con Miniboss bằng đòn Slash nhiều thì tôi thấy cái chỉ số đòn này cũng nhảy lên một tí. Cái này có cái hay ở chỗ đó là nó cũng mang tính thưởng ( Reward ) ở 1 mức nào đó sau khi đánh bại 1 kẻ địch thay cho hình thức cày Level quen thuộc, xong nhược điểm vẫn là vì nó không có tính logic, ổn định hay có khuôn mẫu nào đó để bạn dự đoán nên bạn cứ như tên ba ngơ ý, cứ đánh đánh và tự nhiên chỉ số thay đổi này nọ…

Hệ thống vũ khí và trang bị của game là khá đa dạng và phức tạp, họ có mã hóa cả tính chiến thuật ở đây ví dụ như các vũ khí dạng sắc bén như kiếm, hay đao, dao, giáo… thì đòn chặt, chém ( Slash ) hay đòn đâm ( Pierce ) khá là mạnh mẽ,… Ngược lại nếu bạn cầm những cái như chùy ( Mace ), rìu ( Axe ) thì hiển nhiên bạn không nghĩ đến đòn đâm rồi, nhưng bạn lại có đòn Smash còn mạnh hơn cả đòn Slash. Yếu tố trừng phạt và tính chất Survival ở đây nằm ở việc các vũ khí bạn có thể cầm theo tùy ý không giới hạn con số nhưng game cố tình cho bạn hệ thống cân nặng ( Weight ) tính tổng chung tất cả những cái gì gì bạn cầm theo như giáp trụ, đồ dùng, vũ khí… nên tính trạng của Đế Chế hoàn toàn có thể được tìm thấy ở game: ” Không thể cầm theo 3 4 bộ áo giáp da nhưng có thể đeo 10 cái giáo chạy tung tăng như không có chuyện gì =)) ”  và thêm nữa đó là chính bản thân đồ đạc cũng có Durability ( Độ bền ) và bạn sẽ sớm thấy cái này có thể phiền toái ra sao. Durability của giáp tức là nếu bị đánh quá nhiều, nhận sát thương nhiều thì dĩ nhiên là giáp có thể hỏng và mất sạch bonus cũng như không mặc được nữa, Durability của vũ khí thì phụ thuộc vào việc bạn sử dụng chúng nhiều ra sao, game có 1 cái glitch không rõ đó là thông thường tôi cho rằng nếu đánh vào tường hay đánh vào quái thì thanh Durability của game mới tính nhưng cái glitch tôi tin ở đây là đánh vào không khí, đánh trượt không va chạm thì thanh này vẫn bị giảm xuống như bình thường, và nó khá ức chế bởi vì bản thân game Hitbox đã ung thư rồi mà đánh trượt cũng bị tính Durability, thì suy ra là cái sức ép của việc phải trúng, phải thành công nó đè nặng lên người chơi theo kiểu nhảm nhí nhất mà bạn từng thấy. Người ta yêu cái khó chứ không ai yêu cái bất công ? Bạn hiểu không ? Một cái bựa nữa của game đó là bạn cũng phải set items dùng trực tiếp trên phần equipment luôn bởi chả ai thích đang gần chết rồi thì lục tung cả hòm đồ hay bấm loạn lên để tìm 1 bình Potion đâu nhỉ ?

Về sau game bắt đầu giới thiệu cho bạn cả hệ thống nguyên tố cũng như hiệu ứng: Như những người chơi RPG thường xuyên rồi thì cái trò Poison hay Paralysis thì không còn xa lạ gì. Trong game thì hiệu ứng Blind được gọi là Dark nhưng thay vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh trúng hay trượt của bạn thì game nhân đạo hơn ở chỗ, cả màn hình tối sầm đi và khoảng tầm nhìn thấy của bạn bị giảm xuống, nhưng yên tâm là bạn vẫn có thể nhìn ra được quái khi nó đã ở gần để mà đánh. Curse trong game khiến bạn bị giảm tất cả chỉ số xuống còn Weight là sức nặng khiến bạn di chuyển chậm lại…  Để cast magic trong game thì bạn cần phải có nhẫn, nguyên tố nào cũng dc, equip vào xong là có thể bắn lửa bắn băng khá hay ho, dĩ nhiên là sẽ tốn Mana và cái hệ thống chỉ số bựa dâm của game lại tiếp tục đóng vai trò ở đây theo cách hài hước nhất: Bạn phải dùng Magic thật nhiều thì Magic mới mạnh lên =)). Về sau bạn sẽ có những thanh Cune – hoạt động như là đơn vị tiền tệ của game dùng ở các shop bán đồ, sửa đồ hay hồi máu hồi mana, khá thú vị – cune có thể kiếm được rải rác trong môi trường hoặc đánh quái loot đồ. Souls Pot sẽ hiếm để kiếm hơn bởi vì cái này tạo ra các điểm Souls cho phép bạn lên chỉ số 1 cách tự do và cá nhân hơn là thay cho việc cứ đánh quái để game quyết định.

1 cái cực khó khác của Roguelike dĩ nhiên như thường lệ là vấn đề Dungeon, đúng như bạn nghĩ đó là phần lớn thời gian của game chả có cái map hay reveal area nào cả nên bạn cứ đi thật sâu vào bên trong tòa tháp và tự hỏi: ” Ơ thế mình đang ở đâu đấy nhỉ ? ” . Có rất nhiều khu vực mà họ build với các cung đường loạn xạ ngoằn nghèo, tệ hơn nữa đó là tình trạng lặp lại Room hay lặp lại Assets khiến cho bạn tá hỏa bởi vì không biết mình đang lạc ở đâu hay mình có vào nhầm lại đường cũ không. Đi khám phá thường sẽ có thưởng và có cả phạt dĩ nhiên… Game cũng có 1 chút random là ở việc nếu vào 1 room bất kì hay ở các giai đoạn nào đấy mà bạn save xong load lại, trò chơi trêu bạn bằng cách spawn ra một cái gì đó khác hay 1 room khác chẳng hạn như nếu son thì bạn có thể tìm thấy kho báu, rương hay thêm đồ đạc này nọ còn nếu đen thì cái chuyện gặp phải quái khỏe hơn mình hoặc quái mà đúng lý về sau mới có – và tình trạng này xảy ra cũng kha khá ở trong game. Có 1 cái mode hay ho trong game đó là VS mode, cái hay ho là gì ? Bạn sẽ đấu với cả 1 người chơi khác 2 người 1 máy nhưng sẽ sử dụng các sinh vật mà các bạn đã chạm trán trong game. Chẳng hạn như dùng con nhện bắn tơ đấu với bông hoa bắn tia, dùng bộ xương đấu kiếm với 1 tên Troll cầm chày… Khá thú vị.

Aesthetic của game là rất tuyệt vời dĩ nhiên, kể cả khi đây là game của máy PS1 nhưng nhờ có Presentation đủ tốt và thiết kế trực quan nên nhiều cái Lo-Fi trong đồ họa không quá xấu xí hay không nhìn ra được. Game có sử dụng bóng tối màu đen để che lấp đi các phần khuyết điểm, Draw Distance có giới hạn xong mọi thứ hiện ra trước mắt bạn là 1 trải nghiệm có tính kinh dị theo cách nào đó khi bạn tiếp tục dấn thân sâu hơn vào bên trong bóng tối, cố khám phá chuyện gì đã thật sự xảy ra và tại sao những con quái vật xuất hiện. Phần lớn vẫn là assets của King’s Field nên nhiều con quái bạn cũng thấy buồn cười vì chỉ là những khối Polygon to ngồm ngoàng xúm lại với nhau tạo thành hình thù, hay ngay cả texture của hiệu ứng cũng không khác gì một mớ đom đóm vuông blend vào nhau nhưng nhìn chung, đồ họa của PS1 như game là khá ok rồi, nếu không muốn nói là đủ tốt bởi vì tất cả các thứ này và game vẫn có thể chạy ổn định ở 50 60FPS.

Phần âm thanh thì cũng là tiêu chuẩn của PS1 thôi, nhà soạn nhạc của game là Kota Hoshino – which là 1 cây đại thụ của From Software với bề dày kinh nghiệm khi soạn phần lớn OST cho cả dòng Amored Core, đồng thời ông cũng làm Sound Design cho nhiều game hiện đại của From từ Dark Souls cho đến Sekiro nữa.

Đánh giá chung: Anyway tôi tin là chắc nhiều người lại né game ra thôi, trừ những ai có gu riêng. Lí do đơn cử vì ngay cả tôi dù đã bỏ qua cái tầm nhìn hiện đại, khi quay trở lại với Shadow Tower của đúng cái năm 1999 này tôi vẫn thấy có rất nhiều thứ thô sơ và còn chập chững. Cộng thêm Engine của King’s Field và quả Hitbox ung thư thật sự khá là đau đầu lắm lúc. Nhưng dù sao thì đây vẫn là 1 game Roguelike JRPG khá độc và được. Với cả nếu bất cứ ai cũng từng nhớ King’s Field có thể thô ráp và tàn bạo ra sao thì Shadow Tower chắc chắn không chệch quá xa khỏi trải nghiệm đó đâu.  Chưa kể nó tạo tiền đề để mà cho ra phần 2 của game là Shadow Tower Abyss. Thứ mà tôi sẽ nói vào 1 buổi khác.

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện