Forgotten Realms: Demon Stone – Một cuộc phiêu lưu DND tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Mặc dù thường bị lãng quên do bối cảnh nhưng khi nhắc đến game chuyển thể từ DND thì bạn không thể bỏ qua tựa game này. Nó được làm ra trong đúng thời kì hưng thịnh nhất của thể loại, khi mà người người nhà nhà còn đang đắm chìm trong bối cảnh Fantasy của những năm đầu 2000s đó. Bạn hiểu đúng ý tôi đấy, khi đó Lord Of The Rings vẫn còn đang rất hot, rồi năm đó cũng hàng loạt siêu phẩm RPG như Baldur Gate, Neverwinter Nights, Icewind Dale… Which khá là thú vị khi Game set up bối cảnh ngay gần Neverwinter và Sword Coast. Đây cũng còn là lúc khi mà Atari còn lắp não và bạn được chứng kiến 1 trong những Production Set chất lượng nhất của thời đó. Cùng đi sâu vào game thôi nhỉ ?

Trái ngược với truyền thống DND, Demon Stone set up để trở thành 1 game Beat Em Up và Hack N Slash nên nhiều settings của DND trong này đã được làm đơn giản hóa đi hoặc chỉ để ẩn nên kể cả nếu như bạn không quá đi sâu vào Lore hay settings chung của cả thể loại thì bạn vẫn có thể chơi được game và hiểu hết mechanic của nó. Thay vì làm theo cơ chế phổ biến thời đó là đòn đánh mạnh và đòn đánh thường ( Heavy Hit – Light Attack ) thì game build cơ chế input combat của riêng nó đó là 1 nút đánh vũ khí và một nút đánh tay không. Bạn có thể phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai nút này để làm thành các chuỗi combo đẹp mắt. Về vấn đề setup quái và kẻ địch thì không thể trách được vì chúng ta đang nói đến một game của Gen 6th làm từ năm 2004 nên nó sẽ thô đúng như bạn nghĩ. Một hiệu ứng hay ho trong game đó là đám kẻ địch thực ra cũng có hệ thống Paper Doll của chúng ở chỗ thay vì bạo lực Dismember thì bạn có thể đánh rụng từng mảng giáp trên thân của những con Orc hay quỷ cho đến khi chúng chẳng còn gì và ngã gục ra die. Bạn được nhập vai và điều khiển 3 nhân vật thuộc 3 class truyền thống của DND: Rannek là chiến binh với kiếm – strength và endurance mạnh nhất, chủ yếu để đẩy hàng công. Zhai là một nàng Dark Elves class Rogue-Assasin có thể Stealth, backstab các đòn Insta kill nếu biết dùng đúng cách, và Illius là Mage có thể cast phép và cast hiệu ứng. Về sau trong game bắt đầu đan xen nhiều chuỗi mechanic khác nhau ví dụ như Rannek có cánh tay có thể phá hủy đá tảng, phá hủy các đống debris dọn đường cho cả team đi, Illius có thể tương tác với các cổng phong ấn và Zhai có thêm cơ chế acrobatic cho phép nhào lộn, nhảy cao dùng để vượt qua các chuỗi Platform trong game. Design pacing game làm khá được với các chuỗi combat tiết tấu dồn dập xen lẫn với cutscene rồi đến các chuỗi sequence của từng nhân vật để cho thấy sức mạnh của họ… Ai cũng có đất diễn của bản thân nên bạn không cần quá lo là Game nâng người này lên dìm người kia xuống. Trong game bạn cũng sẽ phải Switch nhân vật thường xuyên kha khá tạo ra cảm giác chóng mặt khi nhảy giữa người này người kia để combat đạt hiệu quả tối đa nhất, và nhiều tình huống khó nhằn khác cũng yêu cầu

Hệ thống A.I trong game còn thô ở chỗ kẻ địch sẽ lao vào và tung 1 loạt các đòn đánh không kiểm soát lên bạn which bạn có thể giữ nút block và khi mà bạn thấy chúng nó chuẩn bị động tác làm đòn đánh Heavy thì ngay lập tức bỏ block ra và phản công khẩn trương, dễ thấy chúng còn ngu và ngờ ngệch ra sao khi tình trạng 1 2 3 thằng lên đánh lần lượt còn đám khác thì tản ra để đánh đồng đội cho nên bạn sẽ không quá khó khăn để xử lý chúng. Vì là game cũ nên khi bạn đánh chúng thì Reaction còn khá hạn chế, cứ biết đánh đến khi nào chúng nó gục thì thôi. Để khiến game dễ hơn thì về sau nhân vật có thể mở khóa thêm combo mới và đòn đánh mới, tôi thích Rannek ở chỗ anh ấy có đòn hất người khá hay và bạn chỉ phải bấm nút R1 làm động tác Coup De Grace để kết liễu. Zhai luôn có thể tìm cách lén lén ra sau lưng bọn địch để đánh từng cú Critical Hit khá khủng, Illius thì múa gậy. Game cũng có hệ thống Ultimate riêng của nó với việc càng ở trong combat lâu, càng đánh hạ nhiều kẻ địch hoặc kể cả việc bị dính đòn cũng sẽ Boost thanh Ultimate cho bạn và khi nó đạt đủ lực thì nhân vật có thể triển khai đòn tối thượng của họ như của Rannek là 1 cú Blow mạnh mẽ hất văng mọi kẻ địch, Illius giật xét xung quanh. Ngoài ra mỗi nhân vật cũng có đòn đánh Range tầm xa của riêng họ như Zhai phi dao, Rannek ném rìu và illius bắn cầu phép. Cầu phép có thể tụ lực để bắn ra mạnh hơn, rìu và dao phi ném nhanh nhưng chúng có số lượng và yêu cầu Rannek và Zhai phải đánh bại các kẻ địch liên tục lẫn đập thùng để loot.

Nếu chơi lên các cấp cao như Hard thì khuyết điểm mất cân bằng của game sớm lộ ra đó là Boss trong game thật sự trâu lì khỏe và rất nhiều tricks, cộng thêm họ thiết kế theo style design kiểu cũ khi mà con Boss sẽ có nhiều phase, cứ mỗi lần bạn Damage nó đến một mức nhất định là y rằng nó sẽ lại bắt đầu Spawn đám Minion của nó lũ lượt ngập cả màn hình. Và việc này có thể khiến bạn khá ức chế vì nó repetitive rất chày cối, như kiểu chính con Boss cũng muốn trêu ngươi bạn ý. Thêm một cái mất cân bằng nữa là một số con Boss trong một số màn có auto healing khá ngớ ngẩn và ức chế như kiểu meme ý, trong game này nếu player muốn hồi máu thì bạn phải đánh bại các con Minion và creep để khiến chúng nó drop ra item hồi máu nhưng Boss thì luôn có thể auto healing không cần mất thời gian và rườm rà như chúng ta. Và đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu bạn bước vào màn bảo vệ làng Cedarleaf đến đúng cái đoạn chết tiệt đó nơi Rannek và Zhai hét với illius – Hạ ả chết tiệt đó đi: Đại ý đoạn này là bạn phải tìm cách để làm sao cân bằng giữa Battle, và cho cả 3 cùng sử dụng đòn Range Attack của họ lên người ả Boss- which sẽ cực kì mất cân bằng, ức chế, chày cối, khi mà đám Minion spam ra nhiều hơn cả mức bạn hạ kịp, ả Boss liên tục healing, cộng thêm việc mỗi khi bạn switch sang nhân vật nào thì A.I sẽ lo 2 người còn lại nhưng A.I đồng đội của game thì không đáng tin tưởng đến mức đó.
Đồng thời hệ thống nâng cấp của game làm khá là sát sườn. Nếu chơi ở cấp Hard như tôi đã nói thì bạn có lẽ sẽ phải thật chú ý nhân vật cũng như chú ý cày cuốc trong các trường đoạn Minion spam ra liên tục đấy. Mỗi nhân vật có hai bảng chính đó là Level và Vàng ( Gold ). Lên level thì họ mở khóa thêm được giới hạn mới và lượng Exp kiếm được có thể dùng để cộng điểm chỉ số, mua thêm đòn đánh, kĩ thuật mới, mở khóa tiếp các giới hạn… Vàng thì dùng để nâng cấp vũ khí và giáp trụ nhằm tăng tính hiệu quả trong chiến đấu và game cho phép bạn mua cả vũ khí coating ma thuật như kiếm đánh lửa, đánh băng,… Game cũng có hỗ trợ giá trị chơi lại bằng cách mở khóa thêm độ khó, thêm Unlockables contents và 1 lần playthrogh chưa cho thấy hết sức mạnh thật sự của các nhân vật đâu.

Về cốt truyện và Presentation thì game làm khá là tuyệt vời. Bạn có thể nói đây là 1 tựa game tập trung nhiều vào những khâu đó hơn là so với gameplay: Trước tiên thì cốt truyện của game được chắp bút bởi nhà văn R.A Salvatore vốn nổi tiếng với setting Forgotten Realms trong DND và các thể loại Fantasy khác. 1 nhân vật trọng yếu nhất trong settings của game là Khelben ” Blackstaff ” được lồng tiếng bởi chính Pattrick Stewart ( yeah That Jean Luc Picard và Xavier đấy ) và 1 phản diện trong game là Ygorl được lồng tiếng bởi Micheal Clarke Duncan, ngay 3 nhân vật chính của game cũng là những voice chất lượng và huyền thoại với Rannek được lồng tiếng bởi Dan Riordan ( Alduin trong Skyrim và Primarch Victus trong Mass Effect 3 ), Zhai được lồng tiếng bởi Vanessa Marshall ( Olga Gurlukovich trong Metal Gears Solid 2 và Dr Strangelove trong các bản MGS Peace Walker và Phantom Pain ), Illius được lồng tiếng bởi Christopher Nissley ( Twisted Metal Series trong thập niên 90s ). Game mở đầu khá hoành tráng với bối cảnh hỗn loạn của cuộc chiến giữa 2 phe Orc đang đẩy cả realm này vào hỗn loạn. Rannek giải cứu những người Elves vô tội khỏi cuộc chiến và qua đó cứu được Zhai, Zhai và Rannek lên đường cùng nhau để chặn đánh đám Orc và clear tiếp cả vùng cho đến khi họ gặp Illius – định mệnh xô đẩy cả 3 vướng vào cuộc xung đột giữa tộc Slaad và tộc Githyanki và đây là lúc mà game chính thức bắt đầu. Một nhược điểm khá đáng buồn ở game đó là nó khá ngắn, có 10 chapter và bạn hoàn toàn có thể clear game trong một khoảng thời gian đâu đó khoảng 7 đến 8, 9 tiếng kịch khung và phần lớn game cũng là tuyến tính nên bạn không cần quá lo ngại gì về vấn đề chơi như thế nào hay ra sao cả. Đồng thời mô tuýp trong game nó vẫn khá là anh hùng ca thôi: Bạn đánh bại cái ác, cứu lấy Realms và nhận được lời khen ngợi tán dương từ vua chúa quý tộc. Cái khiến cốt truyện của game nó có chiều sâu chủ yếu tập trung vào các yếu tố của Forgotten Realms, nhiều chia sẻ chung giữa các vũ trụ lấy ví dụ như Drizzt Do’Urden từ Icewind Dale Trilogy cũng là 1 supporting role trong game ( Do cũng được tạo ra bởi R.A Salvatore dĩ nhiên ), loài Slaad và Githyanki cũng là 2 chủng tộc được khai thác nhiều trong DND và một số tác phẩm cùng thể loại khác cũng feature chúng,… và cách mà Salvatore giúp người chơi khai phá cả 3 nhân vật chính. Thoại và kịch bản playout rất tự nhiên, cách mà bạn thấy Rannek và Illius đều là 2 thanh niên ngang ngạnh và cứng đầu trong nhiều khúc, Zhai có phần quyến rũ nhưng cũng không quên khẳng định cá tính bản thân ví dụ như cô hay đùa ngầm về cách mà Rannek và Illius hành xử như 2 gã thiển cận nhiều lúc, khi họ bị ngất vì bụi gây mê và bắt đi thì cô nhanh chóng tàng hình kịp, tỉnh lại và thở dài vì phải ” Xách mông đi và cứu hai kẻ to xác này ” Hay Rannek cũng có vài màn đấu khẩu với mấy gã phản diện theo kiểu trẩu tre và cục cằn của con người, Illius luôn mồm nói đạo lý kể từ khi hắn là pháp sư ( mage )… Cutscene của game cũng rất mang tính điện ảnh khi nó tập trung các góc quay và tình tiết đối thoại, tính điện ảnh cũng tiếp tục được thể hiện trong gameplay thông qua việc Background và thiết kế bố cục không gian xung quanh trong game với settings fantasy màu sắc sặc sỡ, chưa kể tôi vẫn nhớ mãi chapter đầu của game khi chúng ta đang combat với lũ Orc và background là hình ảnh rồng lửa, máy bắn đá, chiến tranh hỗn loạn…

So với một game của năm 2004 thì tôi nghĩ đồ họa của game hold out khá tuyệt vời. Dĩ nhiên với Bottleneck là máy PS2, cách mà bạn thấy model của game vẫn ghồ ghề lên khối cục, hiệu ứng combat nhìn có thể còn thô nhưng Art Style và việc phối màu đã carry tất cả cái đồ họa. Bối cảnh và Environment trong game cũng khá đa dạng, cách mà game dùng góc camera kiểu điện ảnh cũng để che bớt đi 1 số khuyết điểm hay có những lúc Background để xa xôi là cả mảng texture 2D nhưng bạn cũng không cảm thấy nó hiện rõ ra cái sự xấu xí. Nhưng dĩ nhiên, nếu hỏi cái gì carry game nhất có lẽ đó chính là việc thiết kế âm thanh xuất xắc trong game. Vì đây là 1 game Fantasy cho nên âm nhạc trong game được soạn và phối để thể toát lên cái sự hoành tráng, âm hưởng và khí thế trong các kiểu cốt truyện anh hùng ca. Nhà soạn nhạc của game là Robb Mills cũng là một composer và trong sound department của Visceral sau này, giúp soạn nhạc và design âm thanh cho Dead Space 2,3… Sao tôi không để bạn nghe thử và tự quyết định nhỉ ? Khi bạn biết một trò chơi có Sountrack tuyệt vời và rắn rỏi thế này thì không khỏi nghi ngờ về giá trị của Production crew

Đánh giá chung: Mặc dù là 1 game ngắn và yếu tố Repetitive trong gameplay cũng là một khuyết điểm lớn nhưng nhìn chung thì tôi nghĩ Forgotten Realms: Demon Stone là 1 game DND hack n Slash khá chất lượng xét đến production của nó. Khuyết điểm lớn nhất của game có lẽ sẽ mãi đến từ việc game không hề có cơ chế để chơi được Co op dù rõ ràng nhìn vào design thì cho thấy game có nghĩ đến điều đó. Vẻ đẹp của việc có một cốt truyện mạnh mẽ, presentation tốt và phong cách tuyệt vời giúp xóa tan cái sự mệt mỏi của vấn đề repetitive trong gameplay đi khá nhiều. Tôi không biết nếu như Atari có định làm gì đó hay phía DND có license tiếp hay không để chúng ta được trải nghiệm phần tiếp theo của Demon Stone ở đâu đó, hoặc 1 game hay 1 tác phẩm khác trong cùng settings bởi cái cách mà game kết thúc nhưng thằng cha Rannek lại tease ngầm biết đâu trong tương lai chúng ta lại gặp lại 3 kẻ lù khù này ở một realms hay setting Fantasy khác…

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện