The Legaia Series: Không phải tuyệt nhất nhưng chắc chắn là 1 khoảng thời gian êm đềm.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Legend Of Legaia có lẽ là 1 trong những cult classic JRPG của Sony song trong cái thời đại chạy đua thị trường kiểu mới này thì anh Sony nhà ta dường như không mặn mà gì với những IP cũ mà họ vẫn sở hữu cho lắm. Ra mắt lần đầu tiên năm 1998 và là 1 trong những sự kết tinh độc đáo giữa JRPG và võ thuật phương Đông, được phát hành bởi Sony và làm đa dạng cho cái bộ Roster IP đa sắc màu của mình khi đó – which là 1 trong những thời kì hoàng kim nhất tôi dám nói vậy, khi mà Sony cũng như bao nhiêu công ty khác không ngần ngại thử nghiệm, phá cách và tạo ra cái gì đó độc đáo. Legaia2: Dual Saga hiện vẫn là phần mới nhất và cuối cùng của dòng game, IP vẫn do Sony giữ tuy nhiên thì Dev của nó là Prokion thì có vẻ như đã tan rã hoặc được sát nhập vào SONY từ lâu lắm rồi. Tôi vẫn sẽ không biết nếu có 1 ngày Sony chịu quay trở lại với sự sáng tạo và thay đổi không ngừng đó hay không để mà tiếp tục cho ra những sản phẩm thật sự khác biệt như thế này. Anyway đi sâu vào game chút thôi nhỉ ?

Phần đầu: Legend Of Legaia ( 1997-1998 )

Được ra mắt cho máy PS1, và có lẽ là Tittle lớn đầu tiên của Prokion. Trò chơi cố gắng cách tân thể loại JRPG vốn có concept chiến thuật theo lượt truyền thống vẫn chỉ xoay quanh bấy giờ là chọn lệnh và ngồi chờ lệnh triển khai bằng 1 hệ thống năng động hơn. Trong gameplay, thay vì chọn lệnh thì bạn sẽ thấy các nhân vật chính cũng là các võ sư, mỗi một đòn đánh trái, phải, cao, thấp và code thành các phím tương ứng trên D-pad của tay cầm luôn. Để khiến nó thú vị thì họ có thêm một hệ thống thi triển Combo giống với game đối kháng, với các tổ hợp Trái Cao Phải Thấp tương ứng tùy từng chuỗi thì nhân vật sẽ không đánh thường mà thay vào đó triển khai những chuỗi combo rất đẹp mắt, giống như game đối kháng vậy. Hệ thống này nhìn ngoài thì khá thô sơ thế thôi nhưng đến lúc vào mới thấy nó cũng rối rắm thế nào đấy, ví dụ nhé ? Game lúc đầu sẽ cho bạn sách hướng dẫn 1 vài Combo cơ bản nhưng phần lớn còn lại sẽ là bị khóa hết. Và bạn sẽ phải tự học cách mày mò, thử nghiệm, trái phải cao thấp bừa để tự tìm ra nếu như có combo nào bạn chưa khám phá ra hay combo đặc biệt – tức là 1 vài combo có thể cho ra Effects lên quái như Stun, Poison… Đồng thời thì game có hệ thống lên cấp cũng khá độc đáo với các combo này, khi càng lên Level cao ở các mức nhất định thì giới hạn đòn của từng nhân vật cũng dc mở khóa chẳng hạn như vài level đầu bạn chỉ được đánh tối đa 3 đến 4 đòn nhưng về sau chuỗi có thể dài ra thành 7 8 9 đòn tùy thích. Khi chuỗi combo dài ra thì cũng đồng nghĩa là chiêu thức đa dạng hơn và đẹp hơn, dam to hơn hoặc đơn cử là bạn có thể chơi kiểu 1 chuỗi Combo Build up dài dài hoặc lấy nhiều chuỗi Combo nhỏ sao cho kín hết cả thanh đòn.

Về các mặt khác của game thì bạn tưởng tượng nó đúng như game JRPG truyền thống thôi. Có hệ thống nhiệm vụ, phần lớn thời gian vẫn là dắt tay tường tận như chỉ bạn biết phải làm gì, đi đâu các thứ… Về sau bắt đầu có hệ thống quest phụ và content phụ để khám phá như Dungeon hay cày items đặc biệt… Game không hẳn là 1 quái thú đồ họa gì lắm, tiêu biểu mà bạn có thể thấy là so với nhiều game JRPG cùng thời là có Model 2D hoặc 3D nhìn trông khá hơn Legend Of Legaia nhiều. Với art style toon và chibi chủ đạo của nó nên bạn thấy cách mà các nhân vật của Legaia trông luôn tí hon, nhiều model cute và đặc biệt nhất là do cấu hình và công nghệ của máy PS1, model bị warp và morph vào nhìn trông rất buồn cười, có 3 nhân vật chính trong game đó là Vahn, Noa và Gara – đồ họa biểu diễn họ trông lệch tông ngoài sức tưởng tượng chẳng hạn như Vahn nhìn trông giống cậu bé với 2 cơ bắp nhọn, Gara tóc dựng như núi nhưng lại có cơ bắp tay chân cân đối nhất trong khi Noa có cổ dài và mặt Polygon nhọn hoắt khiến trông em trông giống 1 con gà trong rất nhiều tình huống. Nhưng bù lại thì cái bộ Engine của game có Animation khá trôi chảy và cũng chạy full giới hạn Render trong rất nhiều lúc, có một vài điểm nhấn như về sau game có thể có hệ thống Paper Model chẳng hạn ? Which không hẳn là 1 cái gì đó ấn tượng bây giờ lắm nhưng thời của PS1 thì khá là kinh khủng đấy, tức là gì ? Nếu bạn cho các nhân vật Equip trang phục vũ khí hay gì thì nó có thể hiện hẳn lên Model luôn thay cho việc chỉ để hình động hay để tượng trưng, các lớp sương mù dày đặc đôi khi là các khối texture nhè nhẹ phảng phất nhìn trông cũng được so với máy PS1 chứ không đùa. Phối màu tốt và engine chạy mọi thứ ổn áp 50 60 FPS mọi lúc mọi nơi, thỉnh thoảng có tí Effect thì nó tụt xuống 30 nhưng yên tâm là game không có nhiều vấn đề với Performance cho lắm.

Hệ thống gameplay cũng mang tính hộc lực cực đại ở chỗ bản thân game vốn đã rất hardcode việc grinding rồi thì với 2 region Usa và Europe thì đội ngũ còn cố tình code game grinding nặng hơn do cái mô hình thuê đĩa hồi đó ( Grinding nặng hơn thì suy ra mất thời gian hơn, và vì thế sẽ ko nhiều người chọn thuê đĩa ở Blockbuster hay Gamestop bởi vì so sánh với cái giá tương ứng với thời gian thuê thì thà họ mua đứt luôn đĩa cho nhanh ). Và bạn hoàn toàn ko tránh được grinding đâu vì như tôi đã nói ở trên, phải lên thật nhiều level thì hệ thống Combo cũng mới được mở rộng ra nhiều hơn và bạn biểu diễn cũng như tìm được thêm combo lợi hại hơn. Để thêm một lời nhắc về vấn đề grinding thì chỉ cần chơi quá 3 4 khu vực bạn sẽ thấy cả quái lẫn boss trong game bắt đầu trâu hẳn lên, khỏe hơn và cast hiệu ứng kinh khủng hơn khiến mỗi trận combat đòi hỏi sự tập trung và cân nhắc chiến thuật cũng như combo kĩ lưỡng hơn. Một điểm rất đáng khen ở game đó là họ thêm cả các loại quái bay hay bò dưới đất để buộc bạn phân tích do nếu quái mà bay thì đòn đánh thấp của bạn sẽ luôn trượt và ngược lại. Nó khiến cho bạn sẽ phải học cách thuộc và sử dụng nhuần nhuyễn hết các bộ combo có thể bởi như tôi đã nói ở trên thì combo ko chỉ đa dạng, có cast hiệu ứng vô kể thì chúng cũng phân hóa rất rõ rệt ví dụ như có combo đánh tầm thấp mạnh hoặc combo chỉ toàn các đòn cao và bổng.

Về cốt truyện thì game vẫn khá là mô tuýp thôi: Đánh bại cái ác và giải cứu thế giới. Nhưng có 1 điểm ở game này đó là nó cũng cố áp dụng hình thức lấy nội dung bù số lượng. Tức là gì ? Thông thường trong các game JPRG kiểu này bạn dễ thấy đó là Party sẽ phải bao gồm 1 nhóm người đa dạng đủ thể loại muôn màu muôn trạng nhưng ở trường hợp của Legend Of Legaia, từ đầu game đến cuối game bạn sẽ chỉ cần làm quen với 3 nhân vật chính yếu duy nhất thôi – và party này là cố định luôn: Vahn, Noa và Gara. Cả 3 đều được cung cấp đủ đất diễn dĩ nhiên, tính cách, xây dựng, đặc điểm cả 3 đều nổi bật hẳn lên chứ ko ai bị chung đụng ai quá cả. Cái cách mà Vahn trông giống gã nhân vật chính Generic nhất mà bạn thường gặp trong các kiểu game này nhưng họ vẫn để rất nhiều chỗ trống cho hắn – mục tiêu cốt lõi vẫn là để người chơi có thể tự nhập vai vào Vahn và là chính họ dĩ nhiên. Có nhiều cái hay như bạn là người chơi được quyết định 1 số kiểu cung đường, lựa chọn trong bộ cốt truyện tuyến tính này hay kể cả cái chuyện trai gái crush thì trò chơi cho phép Vahn chọn 3 con đường: ” Gigachad không cần đàn bà “, cô bạn thân thời thơ ấu hay đơn giản hơn là tán mịa luôn Noa cho nhanh. Có Multiple Ending dĩ nhiên và họ để nhiều cái hài hước nhất vào Noa do cái cách mà nàng hiện lên không khác mấy gì đứa trẻ trong khi thanh niên Gara giống với bạn hình dung là 1 thanh niên nghiêm túc thái quá, cả đời anh ta đã dành là để tu luyện võ thuật và đức tính ở trong Chùa, kể cả sau khi mọi thứ kết thúc thì dường như Lựa chọn của Gara cũng vẫn chỉ đi tu là chính…

Thiết kế môi trường và thế giới mở trong game ở 1 mức vừa phải nhưng tôi cho là game có vẻ hơi quá đà ở chỗ này vì dễ để ý thấy họ học theo cách thiết kế Map và Town truyền thống của Final Fantasy. Nhưng dần dần các bạn Final Fantasy về sau họ học cách thiết kế Pacing và setup map cũng như các vùng tốt hơn thì Legend Of Legaia đâm đầu vào đúng cái kiểu thiết kế Troll nhất. Sẽ có những trường đoạn địa hình siêu rộng cmn luôn, rộng đến mức bạn có thể thề thốt là cho Vahn đi xuyên cả cái khu đấy gần 5 đến 10 phút mới thấy có cái Sprite của 1 thị trấn xa xa mọc lên, nghĩa là cả một khoảng không rộng lớn trống trải. Và để tăng tính khó chịu thì nope, cái tần suất Random battle cũng sẽ không giúp bạn nhiều hơn là mấy khi có những lúc đi mất 30s để có 1 lần trong khi có những đoạn vừa mới vèo vèo hết 5 giây sau trận gần nhất thì ngay lập tức game ném bạn luôn 1 trận nữa. Thỉnh thoảng ngoài môi trường rộng lớn này bạn có thể spot được các địa danh hay Dungeon các kiểu nhưng thường nó sẽ liên quan đến cốt truyện và cày cuốc nên khỏi cần bàn, ngược lại cái kiểu đi xa xôi vkl này khiến tôi phát hoảng nhiều hơn bởi phần lớn thời gian bạn sẽ phải làm quen với kiểu map rộng trống trải này là chính trước khi mà thò được chân tìm thấy Town hay công trình. Phần lớn thời gian nó là thế này và để backup cho điều tôi nói thì tí nữa sang phần 2 của game tôi sẽ lại quay trở lại đoạn này.

Về cuối game thì bạn cứ yên tâm là tất cả mọi thứ vẫn khá là màu hường thôi, nhưng dĩ nhiên là game có rất nhiều cái selling point của nó từ hệ thống nguyên bản, dàn nhân vật 3 người chốt hạ nhưng có đầy đủ đất diễn và tính cách, ngoài ra xuyên suốt game, cái cách mà cốt truyện ẩn dụ cho việc bảo vệ hành tinh và bảo vệ môi trường cũng khá là ý nghĩa, thông qua việc bạn giải phóng các vùng đất khỏi những làn sương mù dày đặc và khôi phục lại cái màu xanh của thiên nhiên và bầu không khí trong lành, 3 người bạn cũng là những chiến binh dạng lai tiên giáng trần nữa – giống loài Mystic như trong game miêu tả. Âm nhạc trong game cũng khá hay nữa, nó đúng như bạn nghĩ là kiểu những game JRPG trên Soundchip của máy PS1, giai điệu tiếng sáo tiếng đàn hòa vào bộ Mix Lo Fi khá hay và đặc tả. Nhà soạn nhạc của game là Michiru Oshima cũng là nhà soạn nhạc của The Legend Of Zelda Twilight Princess và Ico nữa.

Vì là tựa game lớn đầu tay của Prokion nên dĩ nhiên, khuyết điểm và những mặt còn hạn chế cũng là có chẳng hạn như tôi đã nói rồi đấy, cốt truyện vẫn khá là mô tuýp và màu hường nên nhiều cái nhiều lúc bạn vẫn có thể tiên đoán trước được, ngoài ra thì về mặt giá trị chơi lại thì bên cạnh Multiple Ending thì tôi phải thú thật là tôi chơi lại game đến lần 2 thôi, do đến lần 3 thì được chính giữa đường thì tôi cảm thấy căng lắm rồi. Nhưng nói gì thì nói tôi cho rằng Legend Of Legaia vẫn là 1 tựa JRPG hay tuyệt và khá độc đáo của chính cái Genre này, chưa kể nhiều Devs của nó về sau này tham gia vào sản xuất Legend Of Dragoon và Shadow Hearts về sau nữa…

Sang đến phần 2 của game thôi nhỉ ?

Phần hai: Legaia 2: Dual’s Saga ( 2001-2002 )

Prokion sau phần đầu có thể nói là đã rút ra khá nhiều kinh nhiệm cũng như tự đánh giá khách quan xem cái gì được cái gì không, Legaia2 là 1 sự lột xác về đồ họa cũng như 1 vài ấn tượng mới và concept mới. Trước tiên, về mặt lý thuyết thì để có thể làm hài lòng và lôi kéo thêm người chơi mới thì Legaia2 chia sẻ chung 1 số Lore và yếu tố với phần 1 nhưng nó sẽ không hề liên quan trực tiếp hay có bất cứ điều gì link thẳng về phần đầu tiên cả. Ở bản 2 này, giống loài Mystic cùng loài với Vahn, Noa và Gara vẫn còn nhưng đối diện một tương lai còn tăm tối hơn ở chỗ, Mystic ở phần 2 hầu như là còn rất ít hoặc đối diện nguy cơ tuyệt chủng – cũng gần giống với phần 1 nhưng ít nhất trong phần 1 thì họ không biến Mystic thành 1 loài gì đó bị ghét hay cho họ 1 bộ cốt truyện nhiều ngang trái về chủ đề Outcast ra ngoài xã hội như thế này. Mô tuýp về cứu lấy thế giới và môi trường cũng vẫn còn đó nhưng phần này lại rời xa khỏi cái gốc rễ thiên nhiên kia mà hướng tới thứ gì đó viễn tưởng hơn thông qua bộ cốt truyện về những hòn đá nguyên tố và linh hồn nguyên thủy. Và Mystic của phần 2 này thay vì có mã hóa các bộ vòng tay như ở phần 1 thì dấu hiệu của họ được mã hóa thành các hình xăm và vết bớt…

Bạn mở đầu rất đơn giản thôi, một tay nhân vật chính hoàn toàn mới, vẫn giữ quả mặt na ná Vahn đó nhưng đầu tóc, trang phục và tính cách khác hoàn toàn. Bạn tên là Lang ( tên khá buồn cười vì cứ quen mồm gọi thanh niên này là Thầy Lang ! ), Lang là 1 đứa trẻ mồ côi được ngôi làng Nohl này nhận nuôi và cưu mang. Cậu sống ở dưới mái nhà của người thầy dạy võ Galvan và như 1 kịch bản quen thuộc thì cô con gái của Galvan cũng rất quý Lang, dù cả 2 đều không thích thừa nhận việc đó cho lắm ( Yes, là Lang bạn cũng tán được con bé ). Trò chơi mở đầu lúc mà Lang vừa mới lớn lên có lẽ lúc này trạc khoảng 15 16 hoặc 17 tuổi gì đó, cậu gặp rất nhiều ác mộng dồn dập vào lúc này- trong cơn ác mộng là hình ảnh của một ngôi làng nào khác cũng đang trong biển lửa và cách mà dân làng giận dữ đòi ăn tươi nuốt sống những ai mà họ cho là Mystic. Họ đổ lỗi cho Mystics là những tai họa từ trời và chỉ toàn mang đến bất hạnh, chết chóc và tai ương. Trong giấc mơ Lang còn thấy hình ảnh một đứa trẻ bí ẩn người đang cố tìm cách để che giấu hình xăm Mystics trên cánh tay của nó… Điều mà Lang không hề hay biết đó là cái cậu bé trong giấc mơ đó sẽ chính là định mệnh của Lang sau này – nó ra sao để tránh phá hỏng bầu tâm trạng thì tôi sẽ ngậm mồm ko spoil.


Gameplay: Vẫn giữ đúng cái hệ thống Arts và võ thuật truyền thống đó, Lang và đồng bọn cũng là những võ sĩ thứ thiệt và hầu như toàn bộ Arts và Moveset của họ đều được làm mới hết chứ không giống như phần đầu game nữa, bạn vẫn mở đầu với bộ Combo cơ bản có 3 ô tương đương 3 đòn và về sau nếu muốn cái Arts Block này tiếp tục mở rộng ra thì lại phải lên Level và cày cuốc rồi. Tin tốt là rút kinh nghiệm ở phần đầu thì bây giờ việc Grinding nó không hẳn là Hardcode thẳng vào game nữa, và bản thân cái việc cày cũng không phải gọi là quá khó khăn hay gì cả. Tôi cày phần 2 này sau 1 tuần là Full Level 99, 1 điểm rất ưng ý nữa đó là hệ thống Exp mà kẻ địch drop ra hay mỗi trận Battle thành công thì cái phần thưởng bạn cảm thấy nó xứng đáng hơn, thậm chí bạn có thể Clear game ngay cả khi bạn vẫn ở Level 50 60 nếu biết cách. Nên nếu những ai cảm thấy Legend Of Legaia phần đầu trên máy PS1 khiến bạn thở hổn hển vì cày cuốc quá nhọc thì với phần này họ có thể suy nghĩ lại rồi. Vì gameplay vẫn giữ truyền thống như phần đầu nên phần lớn sự cách tân đổi mới nhắm vào việc bổ sung cả 1 tá Mechanic phụ hay 1 núi linh tinh khác theo đúng Style game JRPG PS2 như thế nào.
Hệ thống nhân vật cũng tiếp tục được cách tân so với phần đầu. Bây giờ bạn có 5 nhân vật thay vì 3 tuy nhiên đến khi Form tổ đội thì vẫn lại là Team 3 người như thường lệ. Ngoài Lang ra bạn có Maya – cô bé pháp sư hiền hậu người chủ yếu thiên về các Magic chữa trị. Trong khi nguyên tố của Lang là lửa ( fire ) thì Maya là nước ( Water ) , Kazan là thầy của Maya và về sau thì gia nhập Team thành thầy của cả đội, ông chiến đấu bằng tay chân không và có thể dạy võ và dạy 1 2 chiêu thức ẩn về sau cho Lang khi mà bạn Progress game,  nguyên tố của Kazan là đất ( earth ) , cô nàng Sharon là 1 cướp biển và nguyên tố của cô ấy là sấm chớp còn anh chàng khổng lồ Ayne thiên hẳn về sức mạnh Strength và không có nguyên tố, thay vào đó Phép của anh ta sẽ toàn những chiêu Buff phòng thủ ( Defense Boost ). Nhìn chung họ vẫn giữ được ưu điểm trong phần đầu của game đó là cả 5 nhân vật này đều rất đa dạng, độc đáo và thú vị để khai thác.Chẳng hạn như trái ngược với Vahn thì Lang trẻ trâu hơn nhiều và bạn với tư cách là người chơi vẫn được quyết định và nhập vai vào Lang cũng như một vài tính cách mất dạy của cậu. Maya giống 1 phiên bản của Noa nhưng yêu đời hơn, trẻ trung hơn và có hẳn 1 arc phát triển nhân vật như biết bao người khác ( Bạn có thể tán Maya kể cả khi có mùi FBI sờ gáy – do Maya trông trẻ còn hơn cả Lang ) , Kazan giống Gara cũng suốt ngày là đạo lý và võ thuật, Sharon khiến tôi thú vị nhất vì cô nàng là cướp biển mà thậm chí lại còn là phi công ( YES ! LANG HOÀN TOÀN CÓ THỂ TÁN SHARON ! TRÒ CHƠI CHO PHÉP BẠN LÀM ĐƯỢC ĐIỀU NÀY ! ) con Origins của Sharon thậm chí còn biết đùa và biết tương tác giống hệt tính cách nhố nhăng và lanh tanh bành của Sharon. Ayne thì có 1 khuyết điểm đó là trò chơi add anh ấy vào muộn quá, gần như là về gần cuối game cộng thêm Ayne tôi có cảm giác cứ như người thừa ý. Vì hầu như tôi chẳng bận tâm đến anh ta lắm, anh ta cũng được nhét cho mấy cái trait và trope kiểu cơ bắp to nhưng ít não, và hầu như xuyên xuốt game tôi chỉ dùng anh ta để đẩy thùng, đẩy đồ nặng hoặc lấy vài kho báu được trôn ở chỗ khó. Sự tương tác được đẩy lên cao độ và làm tốt hơn phần đầu ở chỗ giờ muốn lấy multiple endings hay tán ai các kiểu thì nó cũng được quyết định thông qua hệ thống cắm trại và trò chuyện cùng các nhân vật. Họ sẽ không cho bạn biết cụ thể ra sao theo kiểu có thanh Affection hay gì đâu mà thông qua hội thoại, bạn phải tự biết Option trả lời nào sẽ khiến ai tăng ai giảm hay mọi người cùng tăng các kiểu. Game thậm chí chơi lầy luôn ở chỗ hội thoại ở các trại này thường rất dài rất đa dạng. Có cái có thể trả lời luôn nhưng cũng phải có cái về sau mới thêm vào hay tùy từng giai đoạn. Nó tạo ra một cảm giác nhập tâm đó là vì bạn không bao giờ biết được cái giá trị Outcome từ lựa chọn của bạn hay tác động ra sao mà bạn chỉ biết là Endings hay kết quả cuối cùng cho ra sẽ tự phản ánh cái kì quặc của nó ( lấy ví dụ như tôi hoàn thành game 4 lần và có 2 lần tôi đều tán được Maya trong khi chỉ 1 lần tán được Sharon, lần còn lại là tay trắng không theo ai cả )

Một hệ thống hay ho mà tôi cho là con dao hai lưỡi mới ở game đó là hệ thống Craft và Combine đồ dĩ nhiên. Để Craft vũ khí, giáp trụ thì game rất đơn giản thôi, cứ biết đủ Items đủ nguyên liệu là bạn có thể Craft được. Nguyên liệu kiếm từ đâu ? Từ Battle thành công hoặc tìm các thương lái ở các thị trấn để mua dĩ nhiên. Sự đa dạng làm khá tốt ở chỗ các thương lái ở mỗi Town hay công trình, địa danh có thể bán và cung cấp các nguyên vật liệu hay items, nhu yếu phẩm là khác nhau nên bạn cũng cần ghi nhớ. Tuy nhiên Combine Accessories sẽ là thứ gây tranh cãi cực kì, cá nhân tôi thấy nó cũng hay vì có sự độc đáo hay nguyên bản đâu đó nhưng có thể sẽ rất nhiều người khác thấy nhọc, lí do cụ thể cũng như ưu nhược điểm của nó cho phép tôi giải thích dài dòng 1 chút, nếu bạn đang chơi game mà không rõ thì tôi tin mình có thể giải đáp 1 số khúc mắc của hệ thống này.
Mục tiêu của hệ thống này đó là ai cũng muốn combine ra loại Accessories xịn xò nhất, dĩ nhiên. 1 accessories xịn nhất trong game hỗ trợ tối đa 6 hiệu ứng và cái chữ xịn nhất ở đây tức là 6 hiệu ứng này đều phải là các hiệu ứng có lợi và nếu được thì là hiệu ứng loại riêng, có thể chung đụng để cộng thêm chỉ số cũng được nhưng thường nó phải là liên quan đến chỉ số perk cơ. Để tôi làm ví dụ cho bạn dễ hiểu luôn đó là nếu bạn có Strengh Boost 1 2 hay Agility Boost 1 2 thì mấy cái này Stack với nhau thoải mái. Nhưng những cái kiểu Guard Break 1 hay Guard Break 2 thì bạn chỉ có thể lấy 1 thôi – tức lấy cái 2 kia mà ko có stack hay gì ở đây đâu. Và thêm 1 cái độc đáo ở đây nữa là bạn combine Accessories không phải để nó nặng hơn mà để nhẹ hơn nữa. Về sau khi nhân vật đã tích đến đủ Level thì bạn sẽ thấy mỗi người họ có 100 cân nặng, riêng việc mà bạn cho họ Equip vũ khí giáp trụ thì nó cũng phải lấy đi 40 50 cân tùy ý rồi thì cái đống còn lại sẽ là cho Accessories. Accessories càng nhẹ thì hiển nhiên là bạn càng có thể equip được nhiều hơn – suy ra cộng được thêm hiệu ứng hay bonus đúng lý mà bạn không thể cầm thêm dc. Mà combine cũng lại khó nữa như tôi nói ở trên đấy, bạn cần 6 cái hiệu ứng có lợi… Nhưng Accessories thì tùy từng cái mà chúng nó luôn phải add những hiệu ứng mang tính có hại hoặc hai lưỡi ví dụ như các hiệu ứng màu đỏ như là Cut, Decrease hay Increase cái gì đó ( VD: Strength Cut, Intelligence Cut, Charisma Cut… )  hay hai lưỡi như Reckless Attack ( + Dam nhưng giảm khả năng đánh trúng Hit ) hay Kamikaze ( Cộng Dam đánh lên đối phương nhưng cũng nhận thêm sát thương về bản thân )… Vô vàn hiệu ứng và vô vàn cách Build là một trong những thứ hay ho và mang tính khá chiều sâu ở game. Nhưng đây là vấn đề: Cứ mỗi lần ghép hay Combine Accessories thì nó thường có 1 xác suất Gacha khó hiểu và Trial Error ở chỗ: Không phải lúc nào bạn cũng ghép ra được cái bạn muốn đâu ! Kể cả khi bạn cày Full Exp 1 cái Accessories thì hiệu ứng mà combine cho ra vẫn là 1 trời 1 vực và không có bất cứ cái gì để giải thích cái này hay hướng dẫn hay gì liên quan đến ghép Accessories cả. Bạn tự thân vận động ở khâu này và tự tùy vào nhân phẩm bản thân để xem nếu bạn có ghép được cái effects lợi hại nào hay cái bạn muốn ko.

Một ưu điểm nữa ở game đó là còn nhớ lúc tôi bảo ở phần 1 rằng sẽ có những khoảng bạn đi ngoài map rộng đi đến cả 1 khoảng không rộng lớn lâu la mãi mới tìm thấy Town không ? Legaia2 hiểu đúng điều này và nó quyết định Cut luôn cái khúc khám phá này đi mà thay vào đó giống với Shadow Hearts đó là nó thiết kế bản đồ Outworld thành 1 dạng Menu cho bạn lựa chọn luôn điểm đến. Không phải lo lạc đường cũng không phải lo làm sao cả. Nếu bạn muốn có Battle thì nhiều địa danh và Dungeon vẫn mở cửa chờ đón bạn bất cứ lúc nào. Thiết kế kiểu này cũng hay ở chỗ đó là bạn có thời gian Design từng khu vực, Town hay công trình chi tiết hơn, nhiều chỗ nhiều cái hơn và có thể là phụ trợ cho Minigame ví dụ như trong Legaia2 có một nơi gọi là đảo Porchoon, nơi này là 1 tụ điểm ăn chơi với sòng bạc ( Minigame đánh bạc và chơi Blackjack dĩ nhiên ), Sàn đấu giá ( bạn tham gia đấu giá Items và nguyên vật liệu hiếm hay đủ thứ đồ bằng vàng cày được từ Battle và kiếm chác trên môi trường ), và sàn đấu dùng cho việc cày cuốc và kiếm chác dĩ nhiên…

Game so với phần đầu cũng là cả một cú lột xác ngoạn mục thế nhưng ngay cả Legaia2 cũng có những khuyết điểm trầm trọng của nó. Như đã nói thì nếu cốt truyện phần đầu vẫn là 1 cuộc phiêu lưu điển hình của game JRPG với kết thúc có hậu và màu hường thì hiển nhiên là ở phần này của game nó cũng không thể lột ra khỏi cái bóng này, cuộc phiêu lưu của Lang và các bạn cũng vẫn là một cuộc phiêu lưu điển hình với cái kết có hậu: các bạn sẽ đánh bại cái ác, cứu cả thế giới, chứng kiến ngay cả đám phản diện cũng được cảm thông hóa với cốt truyện riêng của chúng… Và rồi endings sẽ là cảnh bạn tay trong tay với cô nào đó bạn tán được trong khi những người còn lại tiếp tục lên đường chinh phục những ước mơ riêng của họ. Với trong khi phần đầu tỏ ra là 1 thứ gì đó rất độc đáo của riêng nó thì có vẻ phần 2 này chơi an toàn nhiều hơn với việc họ pick những cái trope khá truyền thống của game JRPG và bám sát các công thức an toàn hơn. Một chút hài kịch của game cũng được vứt rải rác rất rời rạc và lung tung lắm lúc, thành ra bạn sẽ thấy buồn cười ở nhiều chỗ cảm tưởng như không nên chẳng hạn như tình yêu của gã Bubba với con Gorilla Effin của hắn. Which đúng lý phải rất bi đát các kiểu nhưng cứ mỗi lần nhìn chúng tôi lại cười phớ lớ kiểu: ” Người và Gorrilla ???? – Người và MONKE ! ” ( Halo Plasmaposting Flashback à ? ) hay cặp song sinh Elliott và Marienne anh gầy em béo cũng khiến tôi cười sặc tiết và rồi trò chơi vẫn cố phải cảm thông cho chúng trong khi tôi kiểu: ” Bruh, chúng nó vừa cố giết tất cả mọi người 5 phút trước đấy ! Lũ quý tộc nửa mùa này ! ” Sở dĩ tôi cũng cười 1 phần vì nếu đầu game gặp bọn này thì chúng nó khỏe thật đấy nhưng về sau bạn có đủ team đủ Origins và move mạnh và tự nhiên 2 đứa này trở nên còn cùi bắp hơn cả 1 con Miniboss.


Âm nhạc của Legaia2 tiếp tục gây ấn tượng mạnh với tôi và nếu tôi có thể nói thì nó nổi bật hẳn ra so với phần đầu. Oshima vẫn là nhà soạn nhạc chính của game nhưng ở phần 2 này, bà có thêm sự giúp đỡ từ Yasunori Mitsuda ( Xenosaga và hỗ trợ Shadow Hearts ) và Hitoshi Sakimoto ( Final Fantasy tactic và Final Fantasy XII ) . Giai điệu biến thiên và du dương hơn và các track nhạc giờ không Lo Fi nữa mà thay vào đó, âm nhạc theo đuổi phong cách thính phòng và đương đại. Và thậm chí nó mang nét gì đó của Chrono Cross nữa, chúng hay tuyệt và có cảm giác khoan khoái bay bổng hơn.

Đánh giá chung: Mặc dù Legaia Series mới chỉ dừng lại ở 2 tựa game thế nhưng tôi hi vọng là một ngày nào đó Sony chịu quay trở lại với sự sáng tạo mà khiến thư viện game của Playstation trở nên tuyệt vời thay vì cứ chết giẫm ở game góc nhìn người thứ ba. Thật sự đấy, Legaia series rất độc đáo, có tính nguyên bản và thậm chí là kể cả đến thời điểm bây giờ thì hệ thống của nó vẫn khá độc so với nhiều game JRPG. Gần đây bạn đã được chứng kiến sự quay trở lại của Wild Arms thông qua Armed Fantasia hay sự trở lại của Shadow Hearts thông qua Penny Blood… Vậy nên tôi tự hỏi nếu như Legaia cũng có thể quay trở lại thì sao ? Không những thế, kể cả nhiều năm rồi Fans cũng mong mỏi Sony dám thử sức bản thân quay trở lại với JRPG bằng cả Legend Of Dragoon và Legaia, phá thế thống trị của Final Fantasy thêm 1 lần nữa…  Tất cả chúng đều là hàng độc và Cult Classic mà bất cứ ai yêu Playstation đều mong mỏi và là minh chứng của một thời có giá trị hơn là chết chìm trong cái biển Action hay TPS lung tung phèo bây giờ.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện