The Red Star (Game) – Trái tim tôi thuộc về Đảng và đồng chí Makita

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

The Red Star ra mắt lần đầu tiên năm 2000. Miêu tả rõ nhất về The Red Star đó là nước Nga (“Liên Xô”) giả tưởng của thế kỉ XX trước, nơi mà cả ma thuật và công nghệ cùng tồn tại. Song hành trong thế giới mới này lại tiếp tục tồn tại các âm mưu, thế lực từ chính trị đến tôn giáo, những cuộc xung đột và con người trước bối cảnh nghiệt ngã. Cả series đưa bạn theo chân cùng vợ chồng Marcus và Maya nhà Antares, người em trai Urik Antares và người cận vệ Kyozo. Makita trong khi đó là một chiến binh của phe nổi loạn sát cánh cùng những con người này trên con đường diệt vong.

Nước Nga mà bạn được thấy trong The Red Star là một quốc gia tráng lệ, đẹp đẽ của những ma thuật cổ từ thần đạo Slav và sự phát triển vượt bậc của công nghiệp và chế tạo. Và khỏi phải nói, nó cuốn hút ngay từ những setting đầu tiên. Sự ra đời của The Red Star có thể nói là khá thú vị, Gossett từng làm việc với Dark House Comic trong dự án Star Wars: Tale Of The Jedi, thậm chí giành được cả giải thưởng và được ghi nhận như là một trong những creator sáng giá nhất của Star Wars ở mảng Comic. Và chính nguồn cảm hứng này mà ông gắn bó với Star Wars cho đến tận cả thời của The Old Republic, từ những settings, sáng tạo riêng cũng như ảnh hưởng, và thế là trong lúc mà Gossett đang vắt óc nhất thì… The Red Star ra đời.

“In the midst of all of this fun, I had learned so much about storytelling, I couldn’t help but ask myself what kind of story I would tell. I was living in Berkeley at the time, and one night in my studio apartment, I thought long and hard about a project of my own. What came from it was The Red Star.” – Gossett.

“Trong lúc vẫn còn đang say sưa và vui thú, tôi đã học được rất nhiều về cách kể chuyện, tôi không thể không tự hỏi mình sẽ bắt đầu kể một câu chuyện mới gì với mọi người. Lúc đó tôi đang sống ở Berkeley và rồi một đêm trong căn hộ studio của tôi, tôi đã suy nghĩ rất lâu về một dự án của riêng mình. Và thế là The Red Star được ra đời.” – Gossett.

Phiên bản game của The Red Star ra lò vào năm 2004, được chuyển thể từ Series Comic cùng tên, tuy nhiên cốt truyện và bối cảnh trong game sẽ hơi khác đi chút xíu. Một số phần cốt truyện sẽ nằm nguyên lại comic trong khi game sẽ cố đi thật nhanh một mạch, lờ đi truyện và đưa bạn đến thẳng với Imbohl – boss cuối trong The Red Star. Trong game bạn cũng chỉ cần nắm được về Urik, Maya, Makita, Kyozo. Game được làm theo thể loại beat em’up, action và art style vẫn giữ nguyên chất quen thuộc từ Comic. Và tôi mừng vì họ đã không vứt bỏ đôi mắt xanh đẹp đẽ của Makita…

Gameplay: Theo đúng tiêu chí của thể loại beat em’up, combo skills, nện hết tất cả các kẻ địch có trên màn hình và tiếp tục qua màn. Kể ra câu chuyện phát triển của game khá là thú vị: The Red Star đang ở trong tình trạng sắp hoàn thành và đang nhanh chóng đến ngày phát hành ban đầu vào mùa thu năm 2004 khi nhà phát hành gốc của game là Acclaim Entertainment đúng vào năm đó đã nộp đơn phá sản, chính thức từ giã cuộc chơi khốc liệt giữa các hãng game Gen 6th khi đó. Acclaim đóng cửa tất cả các hoạt động và bán bớt bất kỳ tài sản nào mà nó có – từ đồ nội thất văn phòng đến cả các trò chơi chưa hoàn thành. Tuy nhiên, The Red Star tưởng như đã chính thức bị bán hết assets hay gì đó, thì mọi thứ bây giờ mang xếp xó. Gần hai năm trôi qua trước khi XS Games bất ngờ thông báo rằng họ đang hồi sinh The Red Star và đưa nó lên PlayStation 2. Và đó là khi tựa Underated game này đội mồ sống dậy và mang Mikita yêu quý của tôi trở lại.

Ngoài PS2 ra thì bản port PSP cũng như XBOX cũng sớm được thực hiện nhưng tôi vẫn muốn các bạn chơi với các bản PS2 và XBOX hơn, tại sao ư? Co-op mode!

Có 3 playable char cho bạn từ Kyozo – to xác, cồng kềnh nhưng bù lại rất trâu và khỏe dành cho những ai chỉ muốn lao thật nhanh qua hàng phòng thủ đối phương và quật bất cứ thứ gì bạn thích. Súng của Kyozo là súng bắn liên thanh với tốc độ nhanh, về sau thì Kyozo có thể có thêm sniper rifle và súng phun lửa, Ulti của anh là tia lazer tụ và cực kì mạnh khi nhắm thẳng vào một mục tiêu đặc biệt là Boss. Các bất lợi mà bạn sớm để ý thấy ở Kyozo đó là vì to xác nên Hitbox của anh cũng vậy, kẻ địch sẽ không quá khó khăn để nhắm trúng Kyozo, nhất là khi Boss có thể spam đạn theo hướng xanh đỏ tím vàng toàn màn hình.

Trong khi đó Makita yêu dấu của tôi nhỏ nhắn, nhanh nhẹn hơn, tấn công số đông hiệu quả hơn với hỏa lực từ đôi khẩu súng lục, khẩu Sub-machine gun của nàng bắn được hình quạt và cuối cùng là một khẩu Shotgun cực mạnh ở cự ly gần. Ulti của nàng là một cú nổ thổi bay bất kì thứ gì đứng xung quanh trong một bán kính và YES! MELEE CỦA NÀNG LÀ BÚA LIỀM! KHÔNG TÔI NGHIÊM TÚC ĐẤY! BÚA LIỀM!

TRÁI TIM TÔI CẢM THẤY RỰC LỬA!

Và nhân vật cuối cùng của game chỉ có thể được mở khóa thông qua beat game ít nhất một lần, đó là Maya Antares, nàng pháp sư băng Slav cool ngầu. Maya có lợi thế hỏa lực rất mạnh và Op nhất là khi bạn chỉ muốn đập Boss sml và né đạn. Ulti của nàng cũng có thể tự hồi máu cho bản thân cũng như tích Stack khá nhanh nếu như bạn không ngại những đòn cận chiến tù túng của nàng.

Cả 3 nhân vật sẽ đều cho bạn 3 lối chơi khác nhau cũng như việc từng người đều có các bộ Combo riêng của họ, đồng nghĩa là học thuộc cũng như ghi nhớ lợi thế của từng người là rất quan trọng, nhất là trong những màn đấu Boss với đạn bay tứ tung màn hình hay những màn combat số đông. Bên cạnh vũ khí thì bạn cũng vẫn có một chức năng Shield cho phép trụ được tối đa 2-3 đòn là căng nhất, nó có thể là một giải pháp tạm thời, nhất là trong các màn đạn bay toàn màn hình.

Một yếu tố tăng độ khó cho game đến từ việc timing và canceling, bạn biết đấy, chắc có lẽ vì là game cũ nên nó tôn trọng đúng truyền thống controll. Một khi nhân vật của bạn mà đã vào Animation cho một combo hay đòn nào đó thì bạn sẽ phải trải qua Animation đó chứ không thể cancel action, nghĩa là vào những khoảnh khắc sơ hở đó thì bạn nên ước giá như không thằng địch nào móc lốp hay cắn trộm bạn giữa chừng… Mỗi một lần sau khi Clear màn thì bạn sẽ được thưởng điểm để dùng cho hệ thống nâng cấp vũ khí và kĩ năng của game, rất thú vị với 3 nhân vật và 3 bộ nâng cấp, chỉ số khác nhau.

Trò chơi có Pacing cực kì tốt, một số màn chơi đưa bạn trở về với tuổi thơ theo lối Side-Scrolling Beatem’up trong khi một số màn góc camera liên tục chuyển đổi và cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau. Thậm chí sẽ có cả một số màn chơi bắn ruồi quen thuộc. Số lượng kẻ địch trong game cũng rất đa dạng với nhiều chủng loại, các chiến thuật ở đây luôn bắt bạn phải cân bằng giữa việc cận chiến và bắn súng bởi sẽ có các kẻ địch có khiên chỉ có thể bị hạ bằng cách móc từ sau lưng hay đánh cận chiến thật nhiệt xuyên qua lớp khiên của chúng. Hơn nữa súng của các nhân vật luôn có một độ Overheat nhất định và sau khi quá tải thì sẽ mất tối thiểu 1-1,5 giây để hồi lại – đồng nghĩa là trong những màn đấu Boss việc này rất quan trọng, bởi bạn sẽ không muốn trải qua cái 1-2 giây không thể chiến đấu đó đâu.

Đồng thời thì về sau số lượng Models onscreen cũng gia tăng lên đáng kể, A.I bắt đầu biết phối hợp cho dù tiết tấu của game khi xử lý những con creep này vẫn ở mức tầm trung thôi. Bạn có một kho vũ khí đáng gờm bên mình, nhưng nó vẫn trở nên náo nhiệt thực sự nhanh chóng, nhất là trong các Chapter về sau. Khi vào các Section Top Down vẫn luôn là lúc mà Adrenaline đổ dồn về tim bạn nhất – bởi vì tôi cá là phần lớn cũng muốn thử đua cái Rank S (No Damage) đó và thật sự là rất căng cơ khi bạn thấy con Boss có các Phase 2 và 3 và càng F-up hơn khi mỗi phase của nó thì lượng vũ khí và spam đạn cũng nhiều hơn. Thậm chí có những lúc tôi xin thề là cái chết chỉ cách tôi đúng một khoảng vài nano cm khi viên đạn bay sượt qua tôi và bằng một cách may mắn nào đó… Nó không chạm vào hitbox của tôi.

Level Design của game tuy nhiều lúc có một nhược điểm là chúng lặp lại khá nhiều. Song tôi thích cái cách mà Art Style của game tôn trọng đúng tinh thần truyện tranh khi chạy theo bối cảnh công nghiệp với những gam màu hoen gỉ, cho đến những ngọn đồi, đồng bằng đường xá của những tòa công trình mục nát, bị bắn phá và tuyết rơi… Cứ như thể bạn đang ở giữa chiến trường Đất Mẹ Stalingrad năm xưa vậy. Hay thậm chí cách mà nó miêu tả các không gian và Level trục hạm. Chẳng hạn như nước Nga trong này được gọi là U.R.R.S thay cho cái tên truyền thống, Afganistan được gọi là Al’Istaan, Norgoka khiến bạn liên tưởng đến vùng lãnh thổ Mông Cổ, Pháo đài bay R.S.S Konstantinov, nàng Makita tên thật là Valentina Galilei, tên thật của Maya Antares là Maya Vlasova…


Bản chất thay đổi liên tục của trò chơi khiến bạn luôn phải cố gắng và biết rằng mỗi cấp độ sẽ chứa số lượng lớn kẻ địch cũng như những con Boss cực kì khó nhằn lại trở thành một động lực để liên tục đi tiếp. Thậm chí kể cả khi đến cuối game đã là kha khá thời lượng cũng như các Chapters của game, bạn nhận ra rằng mình đang lặp đi lặp lại một mô típ nhưng nó cũng không quá quan trọng bởi thiết kế các trận chiến tốt cũng như Boss tạo ra một cảm giác thỏa mãn và với nhiều chiến thuật khác nhau cho mỗi màn thì sự đơn điệu gần như là không bao giờ tồn tại. Một số màn còn có cả các cơ chế hay yếu tố giải đố phụ, dành cho những ai muốn giải tỏa chút sau những giờ căng cơ tay vì né đạn, hay một số màn thử thách độ buồn nôn của bạn với nhiều Segment chóng hết cả mặt, rất thú vị.

Và nhờ có Artstyle tốt mà kể cả khi đây là một game của năm 2004 đến 2006 thì bạn vẫn có thể để ý thấy đồ họa tràn đầy sức sống của game bất chấp việc nhiều models còn gồ ghề góc cạnh kiểu Big Polygon hay răng cưa. Cái cách mà game làm hình ảnh của những tên lính công nghệ của súng đạn xen lẫn dao kiếm cận chiến hay những con robot, những cỗ máy khổng lồ… Mặc dù vấn đề Repetitive của game vẫn còn đó. Và nếu bạn là Gen Z thì bạn sẽ muốn tránh xa game ra đấy bởi nó không có cơ chế Checkpoint giữa màn đâu. Đồng nghĩa với việc một lần Fail là bạn sẽ bắt đầu lại hết tất cả từ đầu màn, hãy cân nhắc điều này. Nhất là trong các màn đấu trùm căng cơ có thể có 2-3 phase hay tệ hơn là vài con Miniboss lẫn các trận chiến nảy lửa trong cùng một màn và có thể khiến những ai hay căng thẳng rất dễ để RAGE đấy.

OST trong game thì khỏi phải bàn, nếu Red Alert có những bản hùng ca hoành tráng về “người anh cả đỏ” của chúng ta thì The Red Star cũng không hề kém cạnh khi mang lại những giai điệu Beat Em Up đầy kích thích xen lẫn tinh thần sục sôi của Cách Mạng… Tuy nhiên thì Voice Acting không nhiều lắm, tôi có thể nghe thấy tiếng khàn trong giọng hét Yaaaa của Makita…

https://www.youtube.com/watch?v=y-ydobEr2qg&list=PL462CE6E538808C40&index=1

Đánh giá chung: Với 3 nhân vật playable với các lợi thế khác nhau về tốc độ hoặc sức mạnh, làm cho mỗi nhân vật đủ đặc biệt để chơi qua. Điều tuyệt vời hơn nữa là chế độ co-op hai người chơi, đa dạng hóa trong lượng kẻ thù mới được giới thiệu ở hầu hết mọi cấp độ và mỗi con trùm đều đặc biệt, khác nhau về kích thước, sức mạnh hoặc kiểu tấn công cho đến con Final Boss. The Red Star cho tôi một trải nghiệm tuyệt vời đến cuối cùng và bạn biết gì nào? Tôi cũng đang bắt đầu bộ truyện của nó rồi, có thể sẽ mất khá lâu nhưng tôi tin chắc mình cày được.

From Makita with Love


HenryMason AKA TranVietBach
As your Service.

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện