Demon Chaos – Chiến quốc hỗn mang

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Demon Chaos có lẽ là 1 trong những cái tên Underrated nhất của làng Musou. Trên thực tế vào giai đoạn đỉnh cao nhất của Genre này thì chắc những cái tên được nhắc nhiều nhất vẫn đến từ phía của Koei Tecmo với Dynasty Warriors, Samurai Warriors, Warriors Orochi bla bla và bạn sẽ kiểu như: Holy Sheet, thằng Koei Tecmo làm bao nhiêu game của genre Musou tất cả vậy ? Demon Chaos đến từ 2 cái tên ít ai để ý trong genre này hơn là Konami và Genki. Trong khi Konami phát hành trò chơi thì Genki đảm nhận việc phát triển – which khá là thú vị khi tựa game chạy trên 1 bộ Engine mới thử nghiệm của Genki khi đó. ( Tôi sẽ sớm giải thích khía cạnh kĩ thuật khá ấn tượng này ). Anyway đi sâu vào game thôi nhỉ ?

Demon Chaos khởi đầu khá mô tuýp và cơ bản, thời kì chiến quốc nổ ra và chúng ta chứng kiến tất cả các Clan máu mặt nhất của Nhật Bản những năm đó tham gia vào: Oda Clan, Takeda Clan, Kenshin Clan… Nữ tu tế Yakasa Aoi tiên đoán được điềm chẳng lành và đúng như kịch bản: Lũ quỷ từ địa ngục được đánh thức dậy khỏi giấc ngủ ngàn năm và tiến hành xâm lược thế giới thật, dựa trên sự hỗn mang sẵn có của con người làm nguồn sức mạnh. Tuy nhiên con người không xấu số như vậy khi từ đền chùa, chiến binh Inugami ( Khuyển dạ soa đúng nghĩa hơn ) được phái xuống trần gian này và cùng Yasaka lên đường thanh trừng toàn bộ lũ quỷ khỏi thế giới náy. Và đây là lúc game bắt đầu…

Trên thực tế nếu bạn hứng thú thì xuyên suốt cốt truyện của Demon Chaos – trong khi các yếu tố thần thoại và ma thuật dễ thấy là tưởng tượng thì game bám khá sát lịch sử thật của giai đoạn này ( Không phóng đại hay nhảy mọi thứ quá đà như Onimusha ). Không cần phải quá spoil thì chúng ta đều biết Nobunaga Oda mất ở đền chùa Honno Ji vì bị Mitsuhide Akechi phản bội đâm sau lưng – Không có Samanosuke nào ở đây đâu nhé. Và để trả thù thì Hideyoshi Toyotomi dẫn quân đi đánh ngược Mitsuhide về sau. Trước đó thì hai gia tộc Kenshin và Takeda cũng bem lẫn nhau dữ dội không kém phần long trọng. 1 điểm khá được ở game là nó xây dựng các nhân vật khá có chiều sâu và tham vọng riêng của họ chứ không chỉ đơn thuần là cứ mâu thuẫn nhau là đánh đánh đánh rồi bạn pick phe, chẳng hạn như Mitsuhide dù phản bội nhưng vẫn có một niềm tin vào phẩm giá chiến binh của một người lính, trong game thì Mitsuhide hạ Nobunaga trong 1 cảm xúc đau đớn hơn là có chủ đích bởi dù tôn trọng và yêu quý Nobunaga, Mitsuhide muốn hoàn thành công cuộc của chủ nhân theo cách tàn bạo và cực đoan nhất là mượn sức mạnh của quỷ. Nếu trước chơi Onimusha cách mà bạn được thấy Nobunaga trong hình hài quái vật và chiến tranh thì ngược lại, trong Demon Chaos, Nobunaga được khắc họa không chỉ là 1 tướng lĩnh tài giỏi, tướng làm vua mà còn là một tri thức khá khiêm nhường. Dù kể cả khi ông biết rằng chúng ta cũng muốn chống lại ông để tìm cách chặn đứng cái hỗn mang đã sinh ra lũ quỷ này thì ông cũng không hề oán trách hay có thái độ tiêu cực, ngược lại bản thân Nobunaga cũng tự thừa nhận rằng chừng nào mà các gia tộc, các Damiyo vẫn còn mâu thuẫn lẫn nhau thì hỗn mang tất yếu còn đó, và lũ quỷ cũng vậy… Giống như Mitsuhide trong game nói: ” Ngài là 1 người vĩ đại Nobunaga ạ… Nhưng ngài quá nhu nhược và cố bám víu vào cái phần con người yếu đuối đó… Vậy nên ngài không thể đủ phẩm chất để thống nhất đất nước này ! ”

Gameplay: Như tiêu chuẩn của game Musou thì bạn lao vào một binh đoàn kẻ địch, quật hết tất cả bất cứ đứa nào ở trước mặt bạn. Càng đông càng hỗn loạn càng vui dĩ nhiên, Inugami cũng có hẳn cả 1 bộ Combo khá đa dạng mà ngài có thể biểu diễn. Combo cũng có thể rất đa dạng và thay đổi tùy thuộc vào các loại vũ khí. Có hơn 100 Vũ khí trong game nhưng dĩ nhiên, số lượng lớn như vậy nên có rất nhiều loại là bị trùng lặp. Nhưng bạn vẫn có thể nhận biết và để ý chúng dựa vào các chức năng chẳng hạn như Ejection nghĩa là loại mà phóng ra, quăng, ném và chúng có thể quét sạch cả một vùng. Hay loại Dash có nghĩa là tốc độ và nhanh chóng, Inugami cũng có thể biểu diễn các đường chạy siêu tốc độ tấn công kẻ địch như 1 cơn lốc, Straight là loại cơ bản nhất và All Round là hiệu ứng quật, quét toàn vùng theo bán kính… Rất thú vị.
Nhưng dĩ nhiên nếu tất cả những gì chúng ta làm chỉ là Mash Button thì sẽ thật nhàm chán có đúng không ? Đây là điểm sáng mà Demon Chaos đưa vào game. Trong game này thì nghĩa vụ của bạn không phải là đánh đánh đánh mà là hoàn thành nhiệm vụ và giúp đỡ người khác. Đúng vậy trong Game, cái quan trọng nhất không phải là bạn mà là các đồng minh – Thứ nhất tướng quân của các phe phái phải luôn sống sót, thứ hai quân cũng không thể đem ra hi sinh quá nhiều hay vô tội vạ… Game hardcode các nhiệm vụ cực kì quan trọng để khiến bạn thấy tại sao những điều này lại cần thiết. Ví dụ trong game luôn có các khối thạch kim đỏ máu khổng lồ ( Bloody Crystal ) sẽ luôn spam quái một cách chóng mặt. Vấn đề là Inugami không thể chém hay tác động đến các khối này mà bạn cần một đội quân con người để làm việc đó. Và nếu quân số của bạn chạm đáy 0 thì bạn cũng tiện Kiss cái azz good bye đến việc qua màn hay gì đó đi vì đây là 1 game cũ, nhiều mechanic sẽ là rất trừng phạt nếu bạn không chơi đúng ý nó. Thêm nữa đó là bạn được giới thiệu đến thêm 1 mechanic khác đó là xây trụ. Có 3 loại trụ chính là trụ hồi máu ( Xanh lá cây ), trụ lửa ( màu đỏ ) và trụ cung tên ( Xanh nước biển ) – bạn sẽ cần biết phối hợp trồng các loại trụ này trên chiến trường để giúp đỡ quân lính cũng như xuôi thuận theo dòng combat. Chẳng hạn như trụ lửa có thể rất có lợi trong việc chặn đường tiến công của kẻ địch nhưng cũng có thể dùng để giúp đỡ việc công phá các công trình các thứ và thông minh hơn nữa đó chính là những người nhận ra được tác dụng của chúng và dùng chúng hỗ trợ cho việc thiêu đốt và phá các khối Bloody Crystal. Tuy nhiên trụ lửa này có một nhược điểm mà các bạn sẽ sớm thấy đó là chúng sẽ tốn rất nhiều Earth Force để xây và hơn nữa chúng tỏ ra không quá hiệu quả khi phải tấn công hay thiêu đốt các kẻ địch. Và vì thế mà trụ cung tên được cho ra đời, các trụ này triệt hạ các nhóm kẻ địch rất hiệu quả và có tầm bắn rất xa. Tuy nhiên nhược điểm mà bạn cũng sớm thấy ở chúng đó là trong các trận địa cực rộng thì khi mà số lượng kẻ địch tăng lên và nhiều vô kể thì chúng vẫn có thể tràn qua phá nát các trụ này giả định rằng bạn xây không đủ hoặc kể cả cho dù đã xây kín một vùng màn hình. Ngoài ra thì thêm 2 chức năng nữa đó là chỉ huy quân tiến công hay dừng lại – thoạt nhìn nghe 2 cái rất đơn giản thôi nhưng rồi về sau, game sẽ thật sự thử thách lên rất nhiều và đòi hỏi bạn có một bộ não hiểu vững trãi kiến thức của game và của chiến trường. Chúng sẽ phối hợp với Mechanic xây trụ ở chỗ khi bạn bảo quân bạn dừng lại, mọi người sẽ bám rất sát vào bất cứ trụ nào gần nhất trên chiến trường mà họ tìm thấy. Bạn cũng có thể chọn lệnh Lead họ hoặc không – tôi thấy lệnh này có ích nhất là khi bạn chỉ cần một nhóm nhỏ cỡ tiểu đội tách ra từ tổng quân đoàn, dẫn đi để xây trụ hoặc là bem những khối Crystal bé hoặc giải quyết các trận chiến nhỏ, giúp tối thiểu hóa sát thương của binh lực tổng và dễ bề quản lý hơn kể từ khi ít người. Và tiếp theo là cơ chế dạng năng lượng đặc biệt trong game là Earth Force. Earth Force hoạt động như là dạng tiền tệ cần để build trụ cũng như nếu bạn tích đủ đến một lượng Earth Force nhất định chẳng hạn như 2000, 4000, 6000 thì bạn có thể build các trụ đặc biệt màu tím hoặc hơn thế nữa. Làm thế nào để lên Earth Force ? Đơn giản thôi, địa hình trong các map luôn có những điểm đặc biệt có nhiều tinh khí – bạn nhận biết chúng thông qua việc những chỗ đất này rất ướt át và có các hạt tinh linh màu hồng, xây 1 trụ bất kì ở đây sẽ khiến Inugami nhận ngược lại rất nhiều Earth Force, như 1 khoản đầu tư sinh lời và rõ rệt hơn nữa đó là khi bạn xây trụ ở đây thì bạn để ý thấy Trụ to hơn và diện tích ngang ra so với xây trụ ở đất bình thường, dĩ nhiên là hiệu ứng của chúng như hồi máu, bắn tên hay bắn lửa cũng sẽ được cộng bonus.

Game khởi đầu rất dễ dãi và hướng dẫn bạn cũng rất từ từ, bắt đầu từ giữa game là thử thách bắt đầu càng ngày càng tăng tiến dần lên và map cũng thế. Sẽ có rất nhiều tình huống bạn cần cân nhắc chẳng hạn như có nhiều nhiệm vụ trên bản đồ và cái nào cũng nguy cấp như nhau, thật sự thì nên xử lý thế nào hay việc phải đánh đổi giữa 1 lượng lớn quân đồng minh để triệt hạ một tụ điểm hay mục tiêu ra sao… Cực kì cần IQ hơn là tay chỉ biết bấm. Về sau mọi thứ sẽ đúng chuẩn Hell Let Loose khi mà kẻ địch và Bloody Crystal thì cứ spam từ tứ phía và cứ đông 1 cách chóng mặt, trong khi quân của bạn thì cứ từ từ tiêu hao hoặc bị kìm chặt quá đến mức chỉ biết phòng thủ. Inugami như thường lệ vẫn có thể xông kích tất cả nhưng kể từ khi 1 mục tiêu khác là tối thiểu hóa thương vong cho đồng minh đè lên vai bạn thì bạn cũng khó mà thả rông hay tự do quá được. Chưa kể bạn cũng vẫn phải tính toán xây trụ hợp lý bởi kẻ địch có thể tràn và phá trụ và khi trụ bị phá thì bạn không được hoàn trả số Earth Force mà bạn đã tốn để xây chúng đâu. Bạn vẫn có thể build trụ và Win game kể cả trong điều kiện bị âm Earth Force dĩ nhiên tuy nhiên thì cái số âm này nó sẽ trừ thẳng vào điểm Rank bạn coi như là trừng phạt vì tội cẩu thả. Ngoài ra thì tuy là Inugami rất trâu và khó chết trong game ( Ngài vẫn die được nhé ? Chỉ là sẽ cần những con quái rất khủng để làm thế thôi ) thì nữ tu tế Aoi Yasaka cũng có thể trở thành 1 cái tạ cực kì oái ăm kể từ khi A.I của Yasaka không phải lúc nào cũng chạy theo Inugami mà sẽ có những lúc rất ức chế là nàng bị kẹt lại ở vòng vây của địch hoặc tệ hơn là chạy lao thẳng vào chúng. Đã từng có lúc Objective khốn nạn đến mức có 4 cái cổng ở cách xa nhau cả một cái Map và họ muốn tôi bảo vệ cho tất cả chúng cùng lúc – dĩ nhiên nó rất khó khăn kể từ khi kẻ địch thì cứ Spam ra, giết hết là không thể và cứ mỗi lần bạn muốn bảo vệ thì lại phải tìm cách mà di chuyển xuyên map sao cho nhanh nhất có thể. Nhưng cũng vì kiểu thiết kế này mà tôi khám phá ra rằng game chơi khá hay khá được và nó tăng giá trị chơi lại – bởi vì bạn luôn có cảm giác rằng có 1 số map hay 1 số màn được thiết kế để có các setup nhất định như Inugami nên cầm vũ khí có chức năng gì cho nó lợi nhất, khi bạn nhận biết được bạn phải trải qua bao nhiêu horde hay các kẻ địch sẽ spam ra nhiều nhất từ đâu, về sau có quân viện binh không hay như thế nào…

So với thể loại Musou thì bạn không mong chờ gì nhiều đâu nhưng kể ra game có rất nhiều điều thú vị, sau khi hoàn thành game 1 lần thì như thường lệ là 1 sấp Unlockables, khá thú vị. Bạn có thể mở khóa thêm các màn chơi đặc biệt, địa danh đặc biệt và một vài mode phụ. Có 1 số thứ khiến tôi cảm thấy game có vẻ dở dang theo cách nào đó chẳng hạn như cái mode đường đua chẳng hạn ? Nhiệm vụ của mode này là bạn nhớ cho Inugami cầm loại vũ khí nào có chức năng Dash, chạy 1 vòng quanh đường đua và nhớ ăn hết Coin nếu có thể. Đây là 1 cái rất hay ho khiến tôi tự hỏi tại sao Devs không tự phát triển cái mode này thành một mode dạng Kart cho game nhỉ ? Hay trong 1 số màn chơi phụ họ dạy bạn về một số mechanic đặc biệt bí ẩn của game, thứ mà lẽ ra sẽ hay hơn nếu được đặt luôn trong main game. Presentation cũng rất được khi phối hợp giữa các đoạn Cutscene In Engine, FMV đồ họa và FMV hoạt hình, nó tạo ấn tượng rất tuyệt vời khi chứng kiến một đoạn FMV Anime theo phong cách 9x và rồi nhảy vào gameplay chặt chém và dẫn binh. Khía cạnh ấn tượng nhất của game có lẽ phải nói đến đồ họa – yeah tôi biết nhìn thì trông thế thôi hoặc trông vẫn vuông vuông ghồ ghề các kiểu nhưng nếu bạn nhìn sang các game Musou tiêu chuẩn thời đó dành cho PS2 thì đồ họa cũng chỉ same same hoặc đẹp hơn chút hay Model chi tiết hơn tí thôi. Điểm mạnh của Demon Chaos đó là bộ Engine mà nó sử dụng hỗ trợ một lượng rất lớn cả Models trên màn hình lẫn hiệu ứng lung tung phèo xanh đỏ tím vàng như những vụ nổ hay đòn đánh và Rag Dolls lẫn Models chết như rơm rạ các thứ. Hi sinh để phù hợp với phần cứng là chắc chắn có nhưng kể cả vậy bạn cũng không thể phủ nhận rằng có rất nhiều thiết kế tuyệt vời ở game. Chẳng hạn như binh lính và ngựa trong game nhìn ngang hoặc đẹp hơn của Dynasty Warrior PS2 1 chút nhưng đây là cái tricks, bọn họ rất giỏi che giấu các phần chi tiết góc cạnh chẳng hạn như thông thường, bạn có thể để ý models NPC lính trong game vẫn có gương mặt vẽ thiếu chi tiết, troll troll, chân tay và thân là các khối nhưng cái che giấu giỏi ở đây là họ có đầy đủ các lớp giáp vai, giáp tay, giáp chân nên các mảng giáp mỏng này chèn vào và giúp bạn không bao giờ quá để ý vào cái vấn đề Low Poly count đó. Hay kể cả đối với Inugami hay Yasaka, models ingame của họ nhìn trông vẫn lệch tông kha khá so với Phim cắt cảnh nhưng bạn cũng không bao giờ tập trung vào quá nhiều, trong khi model ingame của Yasaka là 1 bé baby doll đúng nghĩa – Ý tôi là họ làm thế luôn với Yasaka. Tôi biết trông nàng khá lùn hay gì đó nhưng vì chúa họ biến nàng bé tí tẹo không khác gì con búp bê =) Tôi ngồi cười sặc cả tiết vì cái dáng Yasaka ingame, từ dáng đứng, dáng chạy và bạn thử tưởng tượng cái đôi chân bé tí tẹo đó chạy không biết mệt xuyên suốt cả chiến trường rộng lớn. Còn Inugami thì thôi rồi, thần khuyển của chúng ta sở hữu bộ tóc nhọn hoắt nhọn không khác gì thằng tóc vàng năm xưa vậy. Mặc dù nói thế là hơi sỉ nhục vì Inugami là thần khuyển nhưng đẹp trai đấy nhé, bụng sáu múi và có cơ bắp hẳn hoi. Ấn tượng tiếp theo về đồ họa của game đó là thông thường, game ngày xưa muốn Render cả map rộng thế này thì vẫn phải dựa dẫm vào tricks như hạn chế Draws Distance, giấu khiếm khuyết sau hiệu ứng sương mù hay bóng tối các thứ, lấy ví dụ như chính Chaos Legion cũng là 1 quái thú đồ họa của PS2 thời đó nhưng ở một số màn bạn vẫn có thể để ý thấy là nó giấu các khiếm khuyết sau 1 làn sương trắng mờ ảo hoặc bóng tối thế nhưng Demon Chaos phá vỡ những giới hạn cực nhiều. Chỉ cần bạn lên được đỉnh đồi hay bất cứ nơi nào địa hình cao trong map thì bạn có thể quan sát toàn cảnh Map được Render cực rộng lớn, không thèm che đậy hay cut giảm Draw Distance – rất đáng kinh ngạc đấy chứ không đùa và kể cả khi quan sát xa tít mù khơi, các trận chiến hay hiệu ứng vẫn cứ diễn ra như bình thường và tất cả cái mớ bòng bong hỗn loạn này chạy hoàn toàn trên thời gian thực. Giới hạn kinh ngạc mà họ từng quảng bá ở game đó là dĩ nhiên, hơn 65 đến 66 nghìn models trên màn hình cùng 1 lúc – khá là 1 cái Feat kĩ thuật cực kì ghê gớm cho máy PS2 – Và Demon Chaos được làm trong quá trình giữa Gen chứ không cần phải chờ đến cuối Gen hay gì để được như thế này. Phối màu cũng rất đẹp và Art Direction tuyệt vời nên bạn không bao giờ có cảm giác như mọi thứ không vừa mắt hoặc không ăn nhập. Mặc dù âm nhạc chiến quốc ở mức bình thường không có ấn tượng gì nhiều lắm thôi nhưng phải nói đồ họa và 1 cái gameplay Fun là những thứ đã gánh game rất nhiều từ đầu đến cuối.

Đánh giá chung: Nếu bạn hoài cổ 1 chút Dynasty Warrior, Samurai Warrior, Warrior Orochi hay nhiều game Musou thời PS2 thì Demon Chaos là chắc chắn phải được trải nghiệm. Trò chơi Mix giữa một chút chiến thuật với một chút chặt chém cực kì hiệu quả, giá trị chơi lại cao và những settings tuyệt vời. Trên thực tế nó khá là độc đáo và nguyên bản khi bạn xét đến 1 tittle như thế này dành cho máy PS2 kể từ khi chúng ta đều biết rằng Koei Tecmo từ xưa đến giờ vốn luôn thống trị ở thể loại này. Nên thật ngạc nhiên khi một tựa game độc lạ thế này giúp khai phá nhiều ý tưởng hơn nữa cho cái genre mà người ta vốn chỉ nghĩ đến Mash Button.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện