The House Of The Dead Remake: Huyền thoại ngôi nhà ma – phiên bản làm lại chẳng ai hỏi nhưng bạn lại cần

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cho dù là game thủ ở bất cứ thế hệ nào thì chúng ta sẽ mãi luôn nhớ về người anh cả Arcade SEGA huyền thoại người mà đã khiến cho tuổi thơ của các thanh niên game thùng, đồng xèng luôn luôn được hạnh phúc hay thành tựu lớn nhất của họ đó chính là mang trải nghiệm Arcade về với gần nhà hơn thông qua hệ thống Home Console họ phát triển riêng. Một nhà hiền triết đã từng nói: ” SEGA Does what NintenDON’t ” – phương châm chung của SEGA từ thời 8x đến đầu 9x khi cuộc chiến giữa họ và Nintendo vẫn còn rất nảy lửa, kể cả đến sau này khi họ cố gắng đương đầu với thế lực mới của 9x đó chính là Sony Pony. Đã từng có một thời SEGA thống trị như vậy, kể cả đến cuối con đường của họ là máy SEGA Dreamcast vẫn chứng minh cho cả thế giới rằng chúng tôi sẽ không ra đi mà thiếu một vài phát pháo: Ví dụ như Shenmue – tựa game đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn hiện đại dẫn đến sự hình thành của một phong cách thế giới mở, nhiều tính năng quan trọng và đi trước thời đại của máy Sega Dreamcast như khả năng Internet gaming, mạng lưới và hệ thống contents, update… Thậm chí là sự ra đời của XBOX và nhiều hệ thống làm nên Microsoft Gaming bây giờ cũng là cảm ơn các kĩ sư của SEGA ngày đó đã cùng tham gia hỗ trợ thiết kế và lên kế hoạch… Game thủ VN quen với SEGA nhiều nhất thông qua những thứ như Virtual Cop ( Thứ mà bất cứ máy tính 9x 2K nào đều cài và đến cả quán net bây giờ vẫn có thể còn ),  The House Of The Dead 2 và 3 cũng có lẽ là 2 phiên bản Game thủ VN quen mặt nhất, hệ thống Virtual Port của SEGA chạy từ Window 98 trở lên cho phép nhiều game từ máy Sega Saturn và Arcade port lên PC một thời, và quan trọng nhất là điện tử xèng với một sấp các máy Arcade từ Vũ Trụ Bay năm xưa, hay Vincom hay vô số trung tâm giải trí trải dài cả nước ! Như một người bạn của tôi đã từng nói:

” Những ai không tiếc thương cho sự ra đi của Đế Chế SEGA’s Console là những kẻ không có trái tim, những kẻ muốn nó quay trở lại lúc này là những kẻ không có đầu óc ”

Mặc dù không còn là một thế lực hùng mạnh ngang hàng với Sony hay Nintendo như năm xưa nhưng không có nghĩa là SEGA của hiện tại không phải một thế lực nào đó. Họ vẫn duy trì nhiều Studio làm game của họ, vẫn liên tục nghiên cứu đổi mới sản phẩm hay cho ra lò tiếp các phần và phiên bản của thương hiệu đình đám, như Sonic chẳng hạn. Hiện cơn sốt 9x đang dần quay trở lại thông qua vô số phong trào Remake và đủ thứ kéo theo và cụ thể nhất đó là mới dạo từ 2022, SEGA bắt đầu cởi mở khảo sát và làm các chương trình liên tục để tìm ra các thương hiệu mà fan của họ mong được mang trở lại nhất. Đồng thời họ nhìn sang Crapcom với các bản RE remake và tự nhiên ý tưởng nảy ra trong đầu: ” THE HOUSE OF THE DEAD REMAKE ! ” . Đọc đến đây bạn tự hỏi: Thằng cha nào thật sự làm lại một game Rail Shooter cơ chứ ? Ý tôi là bạn biết đấy ? Kiểu gameplay này thật sự khá là kén người, một số còn coi nó là lỗi thời mà thậm chí khi nghĩ đến chuyện làm lại một game Rail Shooter ? Bạn tự hỏi bạn sẽ nhét thêm cái gì vào gameplay ? Thêm thứ trên màn hình hay thêm cái của khỉ của nợ gì ư ? Nhưng một vài gã tự xưng là Forever Entertainment – vốn chuyên nhận Outsource cho nhiều ông lớn quyết định mang trở lại 2 game Rail Shooter từ năm 95 96 của SEGA đó chính là Panzer Dragoon và THOTD. Khi tôi vừa sờ tay vào THOTD Remake và tôi đã rất hạnh phúc khi chứng kiến tất cả những gì lố bịch nhất của gaming 9x quay trở lại…

Trước tiên: Toàn bộ sountrack và sound effect từ bản gốc những năm 95 96 đó đều được cố gắng để giữ lại trải nghiệm, chỉ có phần đồ họa là được làm lại. Nhiều người vẫn luôn yêu và luôn nhớ âm thanh gaming của thập niên 9x vì đơn giản là nó dở tệ, nhưng theo nghĩa tốt. Ý tôi là thời đó chúng ta chưa có mấy cái Dolby Digital Effect hay hệ thống chip âm thanh mô phỏng xịn xò gì đâu. Đến chính chip âm thanh của PS1 khi đó dù được cho là tân tiến nhưng người nghe vẫn có thể nhận ra nó phát ra âm thanh dao động thấp và tù như thế nào, nếu Sound Effect của bạn tốt thì nó nghe sẽ rất Lo Fi và phê tai nhưng nếu tệ hay trung bình thì nó không khác gì phim hạng B thiếu kinh phí cả. Sound Effect của THOTD cũng không là ngoại lệ nhưng Soundtrack thì không phải bàn: Bản Remake chủ yếu có phối lại nhạc nhưng bạn yên tâm là phần nào giữ lại được rất nhiều tinh hoa. Dĩ nhiên là bạn sẽ yêu thích OST bản gốc của Tetsuya Kawauchi và SEGA AM1 hơn nhưng tôi tin là Forever Entertainment đã làm rất tốt trong việc build lại những cái âm thanh và effect 9x đó. Kể cả khi tôi có phải cảnh báo một cái nho nhỏ là bản Remake dùng engine Unity, nên họ có Bug âm thanh liên quan đến việc âm thanh vào nhiều trường đoạn không hiểu kiểu gì lại không được chơi… Rất là lạ lùng và hiện Forever Entertainment vẫn đang cố tìm hiểu vấn đề và cho ra patch.

Và vấn đề style cũng như các contents trong game ra sao ? Well tôi sẽ không bao biện ở đây, có một vài vấn đề nho nhỏ ảnh hưởng đến trải nghiệm: Cái vấn đề mà âm thanh có thể không được chơi thì như tôi đã nói ở trên, có một vấn đề nho nhỏ nữa đó là khi modder đào vào file hay kiểm tra so sánh với game gốc thì có vẻ một vài cái Sound Effect cũng được đặt sai vị trí và thiếu tính căn chỉnh. Một vài thứ nằm trong gameplay khác đó là vấn đề chuyển giao xê dịch giữa các góc Camera: Trong khi bản game gốc được hard code để sao cho mọi thứ không quá nhanh mà cũng không quá chậm và các góc camera chuyển dịch sao cho màn hình tránh tình trạng tearing và che đậy một số thứ tồn tại trong game thì bản Remake làm mượt nhưng ẩu: Đến mức khi một số góc camera di chuyển sang cảnh hơi quá nhanh và bạn phát hiện ra Zombie tự nhiên spawn ra từ không khí pop vào màn hình vậy. Nó khá là break trải nghiệm khi Zombie hay quái vật trong game đều sẽ luôn có các động tác nhảy vào môi trường rồi mới tấn công, bạn biết chúng đến từ đâu chứ không phải là tự ” pop ” ra từ không khí. Một vài hiệu ứng hay ho từ bản gốc code ở thời gian thực thậm chí bị thay bằng những bức ảnh, khá là khó hiểu khi công nghệ thì hiện đại lên đấy chứ ?, ngoài ra vị trí spawn quái vật cũng như số lượng spawn hay 1 vài Room là cực kì khác biệt so với bản gốc, hoặc là thiếu hoặc là thừa… Với nếu bạn có thực tâm so sánh các phiên bản với nhau thì THOTD Remake cố gắng học theo bản Arcade nên nó sẽ không có một vài cái option hay ho như THOTD gốc bản PC chẳng hạn như chế độ lựa chọn nhiều hơn chỉ 2 nhân vật Rogan và G, chế độ Boss Rush hay 1 vài tùy chỉnh khác.

Một cái đáng khen đó là yếu tố độ khó trong game có thể nói là khá sát với bản gốc kể cả khi bạn thừa biết là trò chơi có ăn gian bạn rất nhiều tình huống. Chúng ta đang nói về 1 game Arcade, được thiết kế để hút xèng của người chơi theo những cách cố tình và tinh vi nhất. Bản Remake này kể cả chia thanh độ khó còn nhiều cấp hơn bản Port PC của 1 thì cho dù chơi ở cấp Easy hay Normal bạn sẽ thấy các con quái vật có chỉ số và tinh chỉnh rất lố bịch, bạn hiểu là chúng nó có điểm yếu và phải bắn nhiều hơn một phát vào đầu để chết nhưng vẫn sẽ có các tình huống kiểu: Chúng nó tung một đòn tấn công kịp trong 1 tình huống hết sức dở hơi kiểu 0.5 giây, quái vật di chuyển hay lấy đà rồi tấn công cũng không đồng đều… Game thậm chí có cả một cái mà bạn có thể gọi là độ khó đáp ứng: Tức là gì ? Bạn càng thể hiện tốt, bắn trúng nhiều, vượt qua nhiều mà không mất máu, etc… Điều này có thể tác động làm thay đổi hành vi quái vật khiến chúng chơi gian lận hay nhanh lên rất nhiều. Cho nên nếu như ở bản gốc, để mà chơi được từ đầu đến cuối không dùng xèng continue, không mất máu nào, gần như hoàn hảo mọi thứ là một thử thách khá là khó nhằn thì ở bản remake này, nó gần như bất khả thi – kể cả ở cấp Normal chứ chưa nói gì đến Hard hay Arcade ( cấp khó nhất của game ).

Ở bản remake này họ cho phép bạn được dễ thở ở khoản điểm số hơn với 2 chế độ là Classic Scoring và Modern Scoring. Để giải thích thì Classic scoring sẽ đưa bạn về lại với trải nghiệm giống bản gốc: Luôn nhắm vùng đầu để được điểm cao nhất, phải chơi thật hoàn hảo vì nếu bắn trúng những nhà khoa học hay bị ăn đòn sẽ hỏng mạch và bị trừ điểm. Bạn cũng không có thưởng điểm combo hay thưởng thêm nhiều điểm gì cho một số tình huống xuất thần, trái với Modern Scoring. Modern scoring sẽ tập trung vào yếu tố tay nhanh hơn não: Nó sẽ thưởng điểm cao và tối đa nếu bạn giết được quái trên màn hình một cách nhanh nhất và chính xác nhất, có tính combo với double kill, triple kill, quadra kill hay full multi kill 5. Game vẫn giữ tiêu chí như bản gốc là nó có chia Multiple Ending dựa theo điểm số của bạn, trên hoặc bằng 62000 điểm lấy được True Ending và là cái happy nhất, dưới 62000 điểm và trò chơi đưa bạn đến 2 ending còn lại là Normal và Bad – which điều kiện để thấy hay đạt khá buồn cười đó là cái con số cuối cùng trong điểm của bạn lớn hơn 0 hay bầng 0. Trò chơi khác với bản gốc ở chỗ nó khuyến khích Dismember mọi thứ hơn rất nhiều kể từ khi bản gốc có một giới hạn đó là xác chết bắn xong sẽ biến mất nhanh chóng nhưng ở bản remake này thì các phần decay của xác vẫn còn lại và bạn có thể bắn liên tiếp để cày điểm. Có các hệ thống mở khóa với việc lấy thêm vũ khí mới xịn xò hơn, achievement hay chế độ Horde mode. Với chế độ Horde mode thì trừ khi bạn thật sự xuất quỷ nhập thần, tôi khuyên bạn chân thành là kiếm một chân rết đồng đội hay ai đó đi vì mode này tăng mạnh số lượng kẻ địch ở trên màn hình, chơi sẽ vui hơn thay vì cứ phải dựa dẫm vào vũ khí mở khóa như Grenade Launcher chẳng hạn.

Và dĩ nhiên thì cho dù bạn ưa thích phiên bản nào thì cũng không thể phủ nhận cả hai đều có sức hút riêng của nó. Đồ họa của bản Remake có thể hơi nhạt nhòa đi so với gốc, thậm chí là cũng có chất nhựa nhiều hơn hay việc add cả một tấn hiệu ứng lên màn hình từ đổ bóng, ánh sáng, tương phản sáng tối khiến cả trò chơi đen tối kinh dị hơn ( Một số phân đoạn sẽ rất tối, đến mức bạn chả biết bạn đang bắn cái gì trên màn hình nữa. Bản gốc cho dù thô, xấu xí so với tiêu chuẩn của thời đại thì bạn sẽ thấy cái Art Direction và cách mà họ khiến mọi thứ nổi bật rõ ràng quái vật ra quái vật, môi trường ra môi trường sẽ bù lại rất nhiều cho cái chất lượng đồ họa và engine năm 96 đó. Thậm chí đồ họa của bản gốc có một giá trị học hỏi khá đáng kể khi họ lấy những khối polygon to lù lù đó và shape được chúng thành những mảng model cụ thể. Bù lại cái lớp sơn nhựa và gỗ đó có khiến trò chơi buồn cười hơn theo cách nào đó nếu bạn hiểu ý tôi. Vì chúng ta đang nói đến một trò chơi xuất thân từ năm 96, được làm với phong cách hạng B thẳng tuột từ đầu đến đít… Cho nên hiển nhiên là model các nhân vật của bản remake này cho bạn đúng cái trải nghiệm như đang tham gia một bộ phim hạng B nào đó nếu không muốn nói là trêu ngươi. 3 nhân vật đẹp nhất game như thường lệ chỉ có Rogan, G và Sophie… Trong khi còn lại thì các model nhà khoa học cần giải cứu nhìn không khác gì model làm sẵn được mua từ trên assets store, sửa sửa lỗi chỗ nhưng không bận tâm về cảm xúc và thế là bạn có cái đám này, bạn cứu họ, họ đưa cho bạn túi máu và cái bản mặt với mắt cứ trố lên nhìn trông trêu ngươi và tôi cười sặc tiết – và cái voice acting: Thank you ! Others are still inside ! Uuhhh Ohhh khiến tôi cười phá lên. Trong khi đó nhạc background vẫn đang chơi rất bá cháy và mọi thứ khiến bạn tự hỏi nếu đây có thật sự là Porn Parody của Videogame.

Dẫu khen thì khá khen Forever Entertainment với phiên bản Remake của THOTD như thế, cái không đáng khen cần phải nói lại là vấn đề tối ưu và chất lượng chạy game trên các hệ thống. Nếu bạn chơi trên Switch thì tin buồn là người chơi Switch sẽ thốn nhất vì từ lúc nó ra đến bây giờ cũng gần một năm rồi nhưng vẫn sẽ cần patches này nọ cho cả tá vấn đề. Chạy trên PC cũng không hẳn là khá hơn vì vấn đề Crash, trong khi cá nhân tôi mới chỉ trải nghiệm 2 lần crash game mà nó là rất hi hữu và từ đó giờ chưa thấy vấn đề gì nữa nhưng nếu tôi là bạn tôi vẫn sẽ cẩn thận vì chính Forever Entertainment vẫn đang làm việc cật lực để patch tiếp game và patch cả một tá vấn đề than ôi đất hỡi khác. Bản game gốc chạy trên PC cho dù có cũ có nát đến đâu nhưng sau khi bạn vượt qua được cái bức tường tương thích  đó thì nó cũng không thốn đến độ patch patch suốt ngày như thế này. Thậm chí bản gốc như tôi đã nói vẫn có vài mode độc quyền mà bản arcade cũng như bản remake này không có. Bạn cũng có thể thử cả bản Sega Saturn nữa, nó cũng không hẳn là bản port tốt nhất nhưng giữ được toàn bộ hệ thống âm thanh và OST nguyên vẹn với trải nghiệm Arcade.

Tổng kết lại thì nếu bạn muốn được trải nghiệm lại tuổi thơ, muốn lại được thử quay lại với những năm tháng đốt xèng ở Vũ Trụ Bay và Vincom đó, bạn chắc chắn vẫn nên thử phiên bản Remake của THOTD. Trái với Resident Evil, nó giữ lại toàn bộ cái tone hạng B, sự ngu ngốc ngớ ngẩn mà bạn có thể tìm thấy ở kiểu game này nhưng vẫn rất vui và rất có tâm. Họ không cố sửa hay phá hỏng nhân vật cũng như cả cái cốt truyện, chỉ sửa đồ họa và thêm một tấn thứ hiệu ứng và có lẽ là chưa optimize đến nơi đến chốn cho lắm. Game cũng là một giải pháp hay ho để luyện tập khả năng tay nhanh hơn não kể từ khi bản chất của game Rail Shooter vốn là vậy. Câu hỏi còn lại bây giờ là sẽ mất bao lâu để họ lại làm lại tiếp The House Of The Dead 2.

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện