The Chant – Ngừng tham gia mấy hội Hippie đi các con giời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dạo gần đây hãng phát hành Prime Matter nổi lên bất thình lình trong việc phát hành các tựa game AA đến AAA và giúp show off nhiều Devs tiềm năng và mới. Và cái tên bất ngờ mà tôi muốn nhắc đến ở đây là Brass Token – which được thành lập bởi nhiều nhân sự cấp cao trong Studio United Front cũ của Rockstar ( Phát triển Sleeping Dogs và từng hỗ trợ phát triển Bully, Max Payne 3 ) và nhiều nhân sự cũ của EA từ thời PS2. Và tựa game đầu tiên của họ trong tư cách là 1 Studio indie nhỏ đó là The Chant.

Gameplay: Trước tiên phải tạm cho 1 điểm cộng bởi cách nhìn nhận ý tưởng. Bạn biết đấy ? Chưa hẳn là có nhiều tựa game nào khai thác các kiểu đề tài như The Chant. Như nhan đề bài, tựa game khám phá chủ đề Cosmic Horror thông qua phong cách Hippie của các hội nhóm thiện lành thánh đức chúa trời mẹ thiên nhiên ban tặng. Qua đó, The Chant setup khá nhiều tính chất gameplay của nó dựa theo các concept kì lạ này. Để khắc phục nhược điểm truyền thống của các game có yếu tố combat nhưng bạn phải nhập vai một người hoàn toàn không có khả năng này ( Rule Of Rose flashback ) thì nhân vật chính của game là Jess cũng là một cô gái mỏng manh lù khù nhưng được Buff một chút sức mạnh kiến thức. Jess có thể chế đồ, vũ khí nhanh từ các nguyên liệu cô nhặt được trên hòn đảo chẳng hạn như các cành củi, rễ cây, gỗ hiếm, hoa quả, dầu muối… Một yếu tố tích cực từ huyền thoại Eternal Darkness được mang lại trong The Chant chính là sự tồn tại của 3 thể trạng chính của nhân vật: Mind – tâm trí, Spirit – linh hồn ( có thể hiểu là Mana ), Body – thể trạng ( Máu – Health ) tuy nhiên thì đây vẫn không phải là Eternal Darkness đâu và cách mà 3 yếu tố này được playout ở đây vừa hơn vừa lùi so với Eternal Darkness. Giống với Eternal Darkness, khi 1 trong 3 thanh này xuống quá thấp hay hết cạn thì đều không hề vui vẻ một chút nào với bạn. Nếu Mind xuống quá thấp hoặc cạn, Jess sẽ rơi vào trạng thái Panic khi cô không thể đánh trả cũng như không thể dùng skills, quái vật hoàn toàn có thể đánh trả dễ dàng hoặc thậm chí là chơi đòn Insta Kill lên Jess. Spirit là thiết yếu để dùng các skills đặc biệt như Magic chẳng hạn như Jess có thể stasis ( làm chậm thời gian trong 1 bán kính ), dậm đất ( Gây dam lớn diện rộng ), bắn sứa hoạt động được như là Range Attack ( mở khóa sau chapter 4 ), Vô hình ( có thể né detect của quái ),… Và quan trọng nhất là Body – Health, khi hết cạn thì Game Over dĩ nhiên. Bạn hoàn toàn có thể cầu nguyện khí trời để Trade Spirit cho Mind nhưng Body thì không có cái gì mà trade đâu nhé ? Jess có thể hồi phục 3 thanh này bằng các thảo dược như lô hội ( Lavender ) để hồi Mind, cây gừng ( Ginger ) để hồi Body và nấm linh chi ( Spirit Cap ) để hồi spirit. Rất nhiều thứ độc lạ, hay ho và vì đây là một game Survival Horror nên yếu tố quản lý tài nguyên hiện diện rõ rệt. Bạn sẽ chỉ có thể cầm theo 1 lượng nhất định của các nguyên liệu lẫn đồ hồi phục, vũ khí hay đồ dùng cá nhân thôi nên sẽ có thể xuất hiện tình trạng đó là lúc thì bạn quá nhiều đồ hay lúc mà bạn lại thiếu thốn trong 1 số tình huống. Jess cũng sở hữu khả năng Dodge thần thánh biến cô ấy còn đỉnh hơn cả đặc nhiệm được huấn luyện ở chỗ khi Dodge thì Hitscan của Jess trở nên cực kì hẹp lại và khả năng Dodge thành công cực kì cao trong rất nhiều tình huống – hiểu nôm na là thiết kế để ngay cả một tên Noob hay không biết gì cũng có thể cứ spam nút Spacebar và dễ dàng sống sót trừ khi là bạn vô tình Dodge thẳng vào đòn đánh của con quái vật, 1 lần Spacebar thì Jess né nhẹ còn 2 lần thì Jess sẽ ngã nhào hẳn người xuống đất vì phần lớn bọn quái không có đòn đánh thấp, độ delay là rất thấp và Jess không bị tính Stamina hay giới hạn gì nên bạn hoàn toàn Abuse cái này liên tục được. Và phần lớn Combat của game cũng sẽ là cận chiến vì như tôi nói ở trên rồi đấy, Jess chế đồ từ các nguyên liệu như cảnh cây, gỗ hiếm nên quanh đi quẩn lại trong game bạn chỉ làm quen với đúng 3 loại vũ khí cận chiến đó là cây nắm Sage Stick – là một cây nắm có mùi khó chịu dùng để bạn xử lý các con quái yếu và đám ruồi nhặng, Fire Lash là cây lửa đốt có damage over time từ lửa và Witch Stick là một cây nhang đặc biệt cỡ to có tác dụng hồi Spirit khi đánh. Bên cạnh đó thì các vũ khí phụ cũng là nắm muối, dầu làm chậm và bom tự chế. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để tự thao tác nhuần nhuyễn giữa những thứ này trong combat và bạn cũng không cần phải ghi nhớ quá nhiều vì chúng ít và trọng tâm. Hệ thống combat của game có thể gọi là Silent Hill Homecoming nhưng tốt hơn =))) khi Jess đánh thì camera tự động lock vào kẻ địch gần nhất mà nó tìm thấy, Jess cũng không cần lo bị đánh lén lắm vì thường trong game các tình huống comat số đông là không quá nhiều và kẻ địch vẫn có tính chất từng đứa lên một. Nhưng vì Jess không phải Alex Shepherd nên dễ thấy là đòn đánh của Jess quanh đi quẩn lại cũng chỉ là combo 3 4 đường cơ bản, có đòn đánh mạnh Heavy Attack xong cũng chẳng chiều sâu hay cần suy nghĩ gì nhiều cho lắm. Phần lớn thời gian bạn biết đó là không cần suy nghĩ phức tạp gì cứ combat là bấm chuột trái liên tục thôi, trong quá trình đánh khi bọn địch ra đòn thì cũng tự nhìn mà tự biết đường né, các vũ khí phụ như muối, dầu hay bom bạn có thể bấm chuột phải để dùng để gây hiệu ứng hoặc giúp Stagger quái thêm 1 2 hit, có thể phối hợp cả Magic trong khi đánh.

Với concept sáng tạo và nhiều thứ độc đáo xong The Chant hứng chịu phải khuyết điểm lớn nhất mà tất cả mọi người đều sợ: ” Tính hiện đại “. Dù trong game có 3 cấp độ khó riêng biệt để bạn nhận biết nhưng tôi cảm tưởng cái này là thật sự một thiết kế thừa thãi bởi ở các cấp khó thì Game cũng chỉ làm quái khỏe hơn và sponge hơn chứ không hẳn là tác động tích cực vào progress game hay gì đó. Game rất dễ, thật đấy, nó đánh lừa bạn bằng cách ngừng nắm tay bạn sau Chapter 1 coi như là kết thúc Tutorial nhưng sau đó thì như sợ là người chơi hiện đại không biết cái gì nên nó luôn vứt hướng dẫn ngầm vào tất cả mọi thứ, bạn không bao giờ lo lạc đường hay không biết phải đi đâu vì nhiệm vụ sẽ luôn nói thẳng toẹt ra địa điểm cần đến và các biển báo cũng chỉ thẳng, bạn vẫn được khuyến khích tự do khám phá trong 1 giới hạn nhất định để tìm thấy nguyên liệu Prismic Crystal dùng cho việc nâng cấp bảng Skills xong phần lớn thời gian là cứ làm đúng theo những gì cái hướng dẫn ngầm bảo bạn và bạn hoàn toàn ổn thôi. Map layout và Level Design cũng đơn giản hơn bạn tưởng rất nhiều, rất thẳng và tuyến tính toàn tập kể cả khi có những lúc nó chia đường hay làm nhiều hơn một lối thoát hay nhiều lối đường vòng liên thông nhau thì bạn cũng chẳng thể lạc được đâu. Để càng hỗ trợ vụ tìm đường hơn nữa thì game này là một game chia Chapters, bạn hiểu đúng ý rồi đấy: Mỗi chapter chỉ yêu cầu bạn đến một khu vực nhất định hoặc cho bạn backtrack lại những chỗ bạn đã khám phá qua hoặc progress qua rồi. Trong game thì để progress qua các khu vực Gloom thì bạn cần phải có Crystal cùng đúng màu như cái Gloom đấy nên nếu như bạn bị lạc, cứ biết chỗ Gloom màu nào lạ hoắc hay không vào được rồi bị đẩy ngược ra ngoài là bạn tự biết bạn đang ở đâu sai hay đúng, và Crystal các màu đó chỉ có thể lấy được theo từng tiến độ Progress game chứ không phải cái gì cũng quăng hết vào mặt bạn.
Đây là cái kiểu game mà bạn có thể nói bạn khó lòng mà thất bại trừ khi bạn cố tình thất bại, kể cả một cái việc như quản lý tài nguyên thì phần lớn thời gian vẫn là thừa hơn thiếu, bởi vì Devs cứ sợ rằng nếu người chơi không hiểu không thể tự làm cái gì đó hay hết đồ hay gì nên trên đường đi trải nghiệm của tôi là tôi tìm thấy quá nhiều đồ hơn cả mức tôi cần và luôn nhận được hướng dẫn ngầm liên tục. Combat trong game cũng có thể hoàn toàn tránh được và không bắt buộc nên cũng có tình trạng là lắm lúc đám quái chỉ như những tảng bị thịt cản đường các thứ, A.I pattern của chúng cũng chỉ đơn giản là đuổi bạn theo 1 đường thẳng nên vào những khúc nhiều đường liên thông bạn dư sức đánh lừa và qua mặt chúng. Boss fight cũng rất đơn giản vì nhiệm vụ to lù lù trên đầu cũng lại tiếp tục nói thẳng bạn cần làm gì, giải đố cũng được nhét vào như 1 cái content cực kì thừa thãi bởi vì cái game hướng dẫn từng li từng tí, bạn cũng chẳng cần phải tạo chỗ trong đầu suy nghĩ cho những câu đố làm gì khi mà Game nó chỉ luôn rồi, chả có gì để làm với những câu đố ở đây nữa. Vì thế mà từ một tựa game nơi mà bạn có thể làm rất nhiều với những ý tưởng độc lạ chưa được khai thác nhiều thì game nhanh chóng biến thành 1 sản phẩm đại trà Generic của căn bệnh ” Thiết kế hiện đại “, một điều đáng buồn bởi vì tôi có thể nói game không hề chán mà cũng không hề đến nỗi quá tệ, nhưng sự thật thì vẫn đáng là thất vọng như vậy.

Hệ thống kẻ địch trong game có ưu điểm đó là thật sự rất đa dạng với Bestiary giải thích cực kì đầy đủ này nọ thậm chí có cả nhiều con thiết kế điểm yếu rồi các thứ làm chiều sâu luôn. Thế lực Gloom trong game ảnh hưởng lên cả người sống lẫn động vật nên trải nghiệm với quái vật có thể nói là cực kì thú vị vì chúng đa dạng, có cả combat tầm gần lẫn tầm xa rồi nhiều trò. Về sau cho khớp với cốt truyện cá nhân của Jess thì họ giới thiệu một loại kẻ địch Stalker đó là quái ruồi mang hình bóng của em gái Jess – which có thể bị đánh tan một lúc xong sau 1 thời gian sẽ lại tự hồi trở lại. Con quái ruồi này hơn bọn quái khác ở chỗ đuổi dai hơn và vào được nhiều chỗ mà bọn quái khác cũng ko vào được. Song như tôi đã nhắc ở trên thì A.I bọn này không hề khôn lắm đâu và bạn vẫn hoàn toàn có thể chỉ chạy và tiết kiệm đồ nên một mặt mà đúng lý cũng phải rất hay ở game nhanh chóng bị chôn vùi. Game sử dụng hệ thống Checkpoint thay cho save game thủ công và vì bạn luôn được hướng dẫn ngầm mọi lúc nên gần như mọi thứ bị suy giảm thành kiểu: Yo làm cái này mà tôi bảo này, nhanh hay chậm tùy ông và bạn chơi như con Robot theo kịch bản liên tục vậy. Một mặt đáng khen gỡ gạc lại nhiều thứ ở game đó là Lore trong game khá là có chiều sâu và kích thích sự tò mò ( Lore thôi nhé chưa phải Story đâu, tôi sẽ nói đến cái đó sau ). Trong game bạn sớm làm quen với tiến sĩ Anton Monroe – chủ nhân của giáo phái Thánh Đức Thiên Nhiên – Tiếng Vọng của Vũ Trụ hay bất cứ gì mà bạn muốn dùng để gọi giáo phái của khỉ của nợ mà bạn được đưa đến hòn đảo này, Monroe nghiên cứu rất nhiều về sức mạnh Prismic, Cosmic, Gloom và cung cấp nhiều thông tin trong các tài liệu vứt rải rác trong game, bạn cũng có thể tìm thấy cả những cuộn phim, dùng riêng trong các phòng chiếu rồi các context vứt ở trong môi trường như chữ trên tường, dòng cảnh báo… Thế giới quan trong game cũng rất sinh động vì hòn đảo không hề trống rỗng như cách mà nó được giới thiệu, trên đảo là khu mỏ công nghiệp lẫn khu người ở, rồi khu nuôi trồng nên bạn có thể thấy là giáo phái của Anton Monroe không phải những người đầu tiên ở nơi này, bên cạnh đó là những người ở và người thợ mỏ… Những nạn nhân có cuộc sống của họ hoàn toàn bị xáo trộn và hỗn loạn kể từ sau khi khu mỏ khai thác được cái loại tinh thạch Crystal liên quan đến thế lực Gloom bí ẩn đó. Phải nói là cái này dư sức để trở thành setup cho 1 thứ gì đó lớn hơn rất nhiều và mở rộng cốt truyện về vũ trụ game ra nhiều hơn nữa cho đến khi ai đó nói: Ú Ồ Devs hết kinh phí rồi kìa và đúng thế thật. Trước khi đi vào cốt truyện game thì cho phép tôi được cảnh báo trước: Lần này tôi chả quan tâm spoil đâu vì cốt truyện game sẽ liên tục đâm vào những ngõ cụt và hết hơi thật sự.

Story của game tóm tắt rất đơn giản thôi: Trong quá khứ 7x, Monroe thành công nghiên cứu những tiếng Chant và những tinh thạch kì lạ kia. Ông ta cùng giáo phái của mình chuẩn bị làm nghi lễ để đánh thức sức mạnh Cosmic – Prismic tiềm ẩn này thì con gái của ông ta nhận thấy rằng mọi chuyện thật sự không hề ổn chút nào, cô ta cũng còn đang mang thai nữa nên thay vì hoàn thành nghi lễ, cô ta bỏ chạy mang theo một mảnh tinh thạch cần thiết để hoàn thành chiếc mặt nạ ma thuật cho nghi lễ, bạn sớm nhập vai cô ta trước và chạy thục mạng cho đến khi nhảy chìm xuống vực đá và rơi xuống nước. Đừng lo lắng, 2 mẹ con không hề làm sao cả mà thậm chí ngược lại, cô ta sinh ra thằng con phế vật Tyler người mà sẽ sớm trở thành Guru – trưởng nhóm của cả cái hội Hippie. Trò chơi nhanh chóng nhảy đến thời điểm hiện tại, Jessica Briar giống như chúng ta vậy, 1 phụ nữ trẻ thành thị sống trong bộn bề căng thẳng cộng thêm tổn thương từ quá khứ. Bạn có thể nói quá khứ thật sự ảnh hưởng nặng thế nào đến Jess để cô ấy luôn phải hứng chịu những lần mất ngủ cũng như nhìn thấy ảo ảnh và thần kinh như căng chão ra. Đến nước không chịu nổi nữa thì cô ấy tự liên lạc với người bạn thân của mình là Kim và chúng ta bắt đầu hành trình gia nhập cái giáo phái Hippie này. Cả nhóm nhỏ và có giới hạn thôi: Bạn có Jess, Kim, Maya, Sonny, Hannah và Tyler. Sau khi giúp đỡ quanh trại thì đến tối cả lũ mới bắt đầu vào chuẩn bị làm nghi lễ Chant lên để ” Hài hòa tâm hồn ” bla bla. Như kịch bản quen thuộc thì nghi lễ Fk up do Kim bất thình lình Snap và làm hỏng trước. Mọi chuyện không đơn giản như kiểu sửa chữa nghi lễ hay sửa Kim được khi mà trong game bạn sớm thấy mỗi người trong nhóm cũng có 1 vấn đề của họ.

Lại phải cho một điểm cộng ở đây vì trong khoản backstory và khắc họa nhân vật thì có vẻ họ làm rất được, tuy nhiên là chưa đủ nhiều lúc. Spoiler: Chapter 2 là nơi mà bạn học được là hóa ra cả Kim và Jess chia sẻ cùng 1 vấn đề với nhau. Trong quá khứ Jess từng có một người em gái, và người em gái này không may bị chết đuối vì hành vi đùa ngu của cả Jess với Kim. Kim mở màn trước bằng cách lừa cô em gái Jess rằng có một kho báu dưới biển và thay vì bảo vệ em gái, Jess quyết định hùa theo và back up cho cái trò đùa ngu đó là bảo em mình phải lặn thật sâu vào. 2 con bé tuổi teen đần độn không hề hay biết rằng em gái Jess lúc đó còn rất nhỏ và tưởng thế thật đã lặn xuống biển cho đến lúc mà kiệt sức không thể lên được mà cầu cứu đuối nước. Và đây là đoạn khốn nạn này: Jess và Kim cũng hoàn toàn đã có thể biết mà ra đấy cứu em nhưng không, 2 con bé tuổi Teen đeo kín Headphone vào tai và bật nhạc ing ỏi không cần biết xung quanh là gì và thế là mọi sự ra nông nỗi này… Dĩ nhiên đây là theo lời kể và tường thuật lại của Jess, và sự vụ này đã giúp phơi bày ra cái gọi là tình bạn nó mỏng manh thế nào. Trong game sẽ luôn có các vùng Gloom mà bạn chỉ có thể đi qua được nếu có đúng tinh thạch cùng màu – một game mechanic mà tôi miêu tả ở trên. Nhưng các vùng Gloom này không hề yên ắng hay trống rỗng mà nó sẽ luôn có quái vật rình rập và quan trọng nhất là nó chứa đựng những suy nghĩ thầm kín nhất của một người. Qua cái Gloom của Kim và Jess thì đặc tính chung nhất đó chính là tiếng thét và cầu cứu của cô em gái Jess và hơn thế nữa chính là sự phủ nhận và đổ lỗi của nhau. Đúng vậy: Ngay cả Jess và Kim cũng có thể ích kỉ, thù địch, giả dối thế nào khi Jess thì không muốn nhận trách nhiệm về em gái còn Kim thì liên tục đổ lỗi Jess là người xúi giục trong khi mình là người nghĩ ra trò đùa. Cái Chemistry giữa Gloom của cả 2 đứa phải nói là làm rất tốt bởi vì như một cái lý thuyết mà bạn học được từ các kiểu game này: Bạn không bao giờ được chứng kiến trực tiếp trong cả game về toàn cảnh quá khứ em gái Jess chết ra sao mà chỉ được nghe qua cái lời kể đó, cộng thêm việc Jess và Kim dù ngoài mặt thì bạn thân ” cậu tớ, chị em ” nhưng thái độ bên trong luôn ngấm ngầm tiêu cực thù địch thế này thì bạn không thể không khỏi nghi ngờ cả hai và suy nghĩ nếu như cả Jess và Kim xứng đáng phải chịu quả báo kể cả nếu như họ chết, bị quái vật bị Gloom cho bay màu hay không bao giờ sống yên ổn được ( Sẽ giải thích tí nữa khi đề cập đến ending ). Tuy nhiên bạn sẽ sớm thấy điểm yếu ở đây đó là các nhân vật khác thì không hoàn toàn được sâu sắc đến vậy: Với Sonny, bạn học được rằng hóa ra thanh niên Pajeet này cũng là một cậu ấm nhà giàu có tiền có lực chứ không vớ vẩn. Tuy nhiên cái đau đớn của đời Sonny đó là anh ta vẫn chỉ là con út trong gia đình, đồng nghĩa quyền lực và hào quang lớn nhất thuộc về cha mẹ và ông anh cả, trên Sonny nhiều bậc. Vì thế anh ta sinh ra tự ti, tủi nhục và một ám ảnh điên khùng tột độ đó là phải làm được cái gì đó, phải chứng minh cho gia đình mình thấy mình có thể làm chủ và có thể đầy tự hào. Bạn sẽ thấy qua chapter 3 khi dạo qua Gloom của Sonny cái cách mà sự tự ti và cái tâm lý tự nhục hóa bản thân kém cỏi đó nó ăn mòn Sonny ra sao… Which đúng lý phải rất hay cho đến khi có một vấn đề nho nhỏ xuất hiện: Bạn chợt nhớ ra là bạn gần như chả biết cái quái gì về Sonny ngay từ lúc đầu… Không nói đúng hơn là trong khi Jess là nhân vật chính bạn nhập vai và được giới thiệu chuẩn chỉnh nhất cùng Kim thì gần như 4 người còn lại: Sonny, Maya, Hannah và Tyler bạn chưa nắm hay biết cái gì về họ cả. Vì thế nên khi các Chapter được progress qua bạn có cảm giác như hơi sốc do cách mà chỉ trong một Chapter dài khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi ( Which dài vì Jess chạy chậm và Combat có thể chiếm nhiều thời gian ) và bọn họ quyết định Brainstorm, ném thẳng cho bạn toàn bộ backstory hay ngần này thứ về một nhân vật vào đầu bạn chỉ để rồi bạn ngừng quan tâm vì đằng nào họ cũng chết. Yes… Đây là cách mà cốt truyện của The Chant được play out ra. Và nếu bạn nghĩ Chapter 4 và 5 nơi bạn phải trải qua cùng Maya, Hannah và Tyler sẽ khá hơn thì game nói: Nope, bọn tôi hết ý tưởng rồi. Maya… Ôi chúa ơi… Cốt truyện của Maya là một trong những kiểu mô hình ngu ngốc nhất từng được ném vào game và phải nói ông nào trong team devs cánh tả ảo ma vừa phải thôi nhé – Maya là một Anti-Vaxxer ! VÂNG BẠN NGHE ĐÚNG RỒI ĐẤY Ạ !  Bọn họ nhét cái chủ đề của nợ này vào game chỉ vì nghĩ là có thể own được ông cực hữu nào đó hay trolling hay dạy đời tôi chả biết được bởi vì cái cách playout khiến cho bạn nghĩ rằng họ đang cố làm cả 3 cái own, troll và dạy đời. Trước tiên làm rõ tại sao cốt truyện của Maya lại rất ngu ở đây: Maya có một cậu con trai là Seva và thằng bé chết theo như lời kể của Maya là vì cô ấy đã ” nghe lầm người ” – khi tin rằng Vaccine chỉ làm hại thằng bé và quyết rằng con mình sẽ không được tiêm bất kì thứ gì mà cô ấy chả rõ ràng vào người và rồi thằng bé chết… Đây là một hoàn cảnh mà chúng ta hết sức thông cảm và cho dù bạn có muốn nghĩ thế nào thì Maya cũng chỉ là một người mẹ và tôi hoàn toàn thông cảm cho quyết định của cô ấy rằng cô ấy không muốn con mình được tiêm những thứ chất lạ nào vào người ( Tôi không anti vax đâu nhé, tôi tiêm vax TQ đợt Covid rồi và đã được giáo dục) nhưng tôi cũng muốn nói là có những người đã tiêm vax mà vẫn dính cũng như có những người không tiêm không sao hay này nọ, cái quan trọng là bạn hơn ai hết phải tự biết phòng ngừa sức khỏe bản thân chứ chả ai lo cho bạn nhiều được. Cái cách mà trò chơi cũng chẳng cho bạn biết hay xem xem là Seva thật sự chết ra sao mà chỉ đơn giản theo lời Maya là cô ấy đã Anti Vax cho con mình, và Seva ốm chết nó giống như thể Game cứ quy kết tất cả chỉ vào một cái Anti Vax vậy. Như tôi đã nói nó ngu và ngớ ngẩn vì mồm game thì cứ kiểu dạy đời là không nên phản khoa học nhưng chính bản thân cái chủ đề game và việc chả bao giờ cho quá đủ context hay luận chứng của game về tất cả mọi thứ nó không phải là phản khoa học ư ? Giống như Sonny thì cả cái Chapter 4 bạn cũng có quá ít thời gian để làm quen với Maya, backstory và quá khứ của cô ấy ( Phần lớn thời gian chapter 4 bạn dành ra để chơi minigame hại não về xoay đèn ), các vùng Gloom của Maya cũng lại là những tiếng rền rĩ và lải nhải kiểu Karen: ” TÔI LÀ MẸ NÓ ! TÔI BIẾT ĐIỀU GÌ LÀ TỐT ” . Và rồi cái gì đến thì cũng đến, Gloom lợi dụng nỗi đau của Maya, biến cô thành một con Boss và chúng ta đánh bại cô ấy, Maya chết cũng vì không thể gạt bỏ quá khứ và cảm thấy không thể từ bỏ hình bóng đứa con nên bị một con sứa đâm xuyên tim mà chết. Tôi thật sự mủi lòng về chuyện đó nhưng again, game chả bao giờ cho quá đủ detail về cái gì nên tôi cá bạn chẳng học được gì từ Maya đâu. Còn với Hannah và Tyler thì sao ? Jesus again như vậy nhưng thậm chí còn tệ hơn bởi vì họ đúng lý phải tiềm năng còn hơn cả 2 người trên xong rồi lại vấp vào đúng những cái vết xe hỏng trong plot như của Sonny và Maya. Hannah và Tyler là một cặp và nó tệ đúng như bạn nghĩ đấy: Bạn không thể gọi cặp đôi này là kiểu Toxic Relationship hẳn bởi vì hóa ra mọi thứ sớm được tiết lộ rằng tuy Tyler là cháu của Anton Monroe nhưng không hề giỏi giang hay tài cán gì như ông ngoại, Tyler là một tên Guru lừa đảo ! Đó là lí do tại sao Gloom của Tyler chỉ toàn những lời than vãn lải nhải rằng: ” Mình sẽ làm được ! Mình có tài mà ? ” . Để backup chắc nịch cho việc Tyler là 1 tên lừa đảo bạn sẽ sớm thấy cả một tá Document về việc có một công ty bên ngoài thứ ba liên lạc với Tyler và nói những điều mờ ám, hay việc công ty đó xin thu thập cả thông tin cá nhân lẫn trải nghiệm của tất cả mọi người thông qua Tyler, Tyler thậm chí còn lên cả danh sách lừa đảo kiểu hắn nắm được Sonny là một cậu con nhà giàu, Jess và Kim cũng có ít tiền nong và Hannah có quỹ ủy thác lên đến 1 triệu đô. Đến đây thì bạn suy nghĩ đúng rồi đấy, mối quan hệ giữa Hannah và Tyler chỉ hoàn toàn là một mối quan hệ lừa lọc bởi Tyler không hề yêu Hannah thật mà chỉ muốn lợi dụng cô ấy hòng Seg free và sờ tay vào cái 1 triệu đô kia của Hannah. Và bạn không cần quá suy nghĩ nhiều về Tyler đâu bởi vì xuyên suốt cả game chắc bạn cũng tự đoán ra được Tyler thật sự ra sao khi mọi người thì cứ chết dần nhưng hắn thì cứ vô dụng rúc trong cái xó lều của bản thân, rồi đến lúc hắn chết hắn cũng chẳng thể làm gì được hơn vì người giết hắn không ai khác chính là 1 Anton Monroe tái sinh. Tệ hơn hẳn nữa đó là qua Backstory của Hannah khiến bạn thắc mắc cô ấy cũng là 1 kiểu người có sắc có tài mà sao phải khổ thế này, well bên cạnh việc có 1 tá bệnh tâm lý lẫn thất bại trong nhiều mối quan hệ và thế là Hannah cũng dần dần mắc hội chứng sợ thất bại ( Atyphobia ) liên quan đến tình yêu, sự nghiệp và cả cuộc sống riêng. Bạn thấy rõ điều này thông qua Gloom của Hannah khi cô ấy lo sợ rằng: Mình chẳng thể làm nổi một việc gì đó, chả thể thành công nổi trong một mối quan hệ hay sự nghiệp, chẳng thể níu giữ nổi cái gì và như cô ấy sợ hãi nhất là tất cả những người xung quanh sẽ thất vọng, chán nản về cô ấy mà rời bỏ cô ấy… Rồi nó sinh ra một cái ức chế đó là Hannah cố gắng để thật sự làm được điều gì đó, để chứng tỏ bản thân và trên tất cả vượt qua cái nỗi sợ của chính mình. Cái ý tưởng này về bản chất lý thuyết là tốt nhưng được execute một cách cẩu thả ở đây vì như thường lệ, details về Hannah bên cạnh Gloom, documents cá nhân của cô ấy cũng rất ít, bạn dành kha khá thời gian hơn với cô ấy so với Maya và Sonny nhưng rồi đoàng một cái khi gần phá đảo, họ cho Hannah một cái dạng như kiểu bồng bột lên, tự nổi hứng bốc lên đó là cô ấy tự tìm cách sửa nghi lễ và cứu tất cả mọi người thông qua việc tiếp tục lợi dụng sức mạnh và quyền năng Cosmic-Prismic kia – và cô ấy cũng phải chết vì việc đó. Tôi cảm thấy tiếc nuối với Hannah nhất bởi vì tôi đã nghĩ rằng Devs fail với Sonny và Maya thì khi họ cho bạn nhiều thời gian hơn với Hannah thế này thì ít nhất họ cũng phải khiến cô ấy đáng nhớ hay có tác động như Jess và Kim chứ ? và rồi câu trả lời vẫn là Nope. Thông qua các kiểu Backstory và Writing như của game thì bạn có thể nói có nỗ lực, có đầu tư nhưng design game ngắn và hết hơi mỗi khi end 1 chapter thế này thì khó lòng nào mà đỡ được. Nhất là khi game cố gắng viết 1 cái Psychological Story thuộc cỡ loại A đấy các bạn. Ngoài ra có 1 lí do nữa khiến tôi dùng từ ” Hết Hơi ” ở trên đến từ việc Story có khá nhiều bí ẩn và sự tò mò nhưng cách giải quyết những cái tò mò này là chưa thỏa đáng, tôi không rõ nếu như game có Sequel hay không hay nếu có Sequel thật thì giải quyết ra sao nhưng đúng như bạn nghĩ đấy, cách giải quyết những cái tò mò và bí ẩn trong story của game chính là: ” nói xong 1 lần thì thôi ” tức show ra cho bạn biết song chả bao giờ đề cập đến nữa. Mặc dù nhiều game khác cũng có sử dụng hình thức này và bản thân việc để lại bí ẩn trong game là không hẳn sai, ngược lại nó có thể rất thông minh nhưng đó là trong context cốt truyện cũng phải thật tốt đến một mức nào đó hay đủ Intriguing – which btw nếu bạn bắt tôi phải chấm điểm story của The Chant thì nó mới ở mức 6 đến 6.5 hoặc 7 nếu nhân nhượng đấy nhé ( Which game ngắn cộng thêm họ kill off gần như tất cả mọi người và rất nhiều thứ chủ đề chưa được khai thác hết )

Điểm yếu tiếp theo trong cốt truyện đến từ việc Game còn tiếp tục sử dụng một trong những kiểu thiết kế đần độn nhất từng được khai thác trong videogame: Ảo ảnh lựa chọn ( Illusion Of Choices ) -xuyên suốt game bạn sẽ luôn có các phân đoạn được trả lời theo 3 hướng Mind Body Spirit cho mỗi một lựa chọn 1, 2 ,3. Dĩ nhiên là chọn cái nào cũng sẽ cho ra một kiểu trả lời khác nhau đến từ nhân vật, cũng qua mỗi cái bạn thấy thái độ hay cách trả lời của họ có thể tiết lộ một phần backstory và details các thứ nhưng như tôi đã nói ở trên: Họ sẽ chết và bạn không thể thay đổi được chuyện sẽ xảy đến với họ nên mỗi một câu thoại hay câu trả lời này của bạn với họ chỉ tác động vào chính bản thân Jess và ending mà cô ấy nhận được. Có 3 endings trong  game tương ứng với Mind, Body và Spirit và những cái này là dành riêng cho Jess thôi. Nếu vẫn có ít tác động thì bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi gọi đây là ảo ảnh lựa chọn đúng không ? Well việc đạt được endings trong game cũng không hoàn toàn được quyết định chỉ vào mỗi cái việc lựa chọn câu thoại này mà nó đến từ một hệ thống siêu ngu ngốc mà tôi không hiểu tại sao dev lại cho vào. Hệ thống endings trong game sẽ quyết định dựa trên 3 chỉ số Mind, Body, Spirit thật nhưng lại là theo hệ thống điểm. Tức là gì, điểm cái nào cao so với 2 cái còn lại thì Endings sẽ tự dính vào cái đó. Và điểm được kiếm từ gần như bất cứ việc gì trong game nên người chơi chả cần bận tâm mấy đến mấy cái hội thoại làm gì bởi vì đoán xem ? Giết quái cũng sẽ được tính điểm, dùng đồ thảo dược hồi cho 3 cái thanh M B S  kia cũng sẽ được tính điểm cho mỗi thanh, Dùng Skills, thiền, ở trong Gloom lâu la cũng sẽ lại được tính điểm và bản thân cái hệ thống này cũng rối rắm và xoắn não đến mức bạn chẳng thể nào mà track được hết đâu bởi vì chúa, Game vẫn có yếu tố hành động căng cơ cao trào khi mà bạn phải làm đúng những gì mà Story bảo để Progress nghĩa là vẫn sẽ có lúc phải combat, vẫn sẽ có lúc phải dùng đồ rồi vẫn có lúc này nọ vẫn có lúc phải craft rồi vẫn có lúc phải skills… Làm sao mà track được để mà biết bạn nhận endings gì ? Người chơi 3 lần như tôi vẫn còn thấy khó track nói gì đến những người mới chơi hay chơi 1 lần là thôi ? Có cố lắm thì bạn cũng chỉ tự chủ được một số lúc thôi chứ ko phải lúc nào cũng được nên điều mỉa mai là 2 endings mà người chơi toàn được nhiều nhất ở game là 2 endings Mind và Body, Spirit lại là cái ít được nhất. Nói về các endings thì bạn có lẽ sẽ tự hỏi nếu nó có thỏa đáng không ? Câu trả lời là tùy bạn bởi xét về khía cạnh của Jess và Kim thì bạn có thể nói 2 người này chẳng thoát được khỏi cái gì cả… Spoil luôn nhanh gọn đây:

Mind Ending: Jess và Kim lên thuyền rời được hòn đảo bỏ xa khỏi cái mớ bòng bong này chỉ để rồi họ gặp xoáy nước ma thuật trên biển cảnh báo rằng họ còn lâu mới thoát. Jess này đã chấp nhận để quá khứ ngủ yên và quên đi sự cố với cô em gái
Body Ending: Jess và Kim thoát về thế giới thường thật rồi, họ trở lại với cuộc sống thường ngày của họ nhưng Jess vẫn bị quái vật ruồi truy đuổi vì Jess dám có hành vi quên nhưng quên theo kiểu phũ phàng rằng cái chết của em gái mình éo có tội gì cả
Spirit ending: Linh hồn của Jess bị kẹt lại với nghi lễ và thậm chí tệ hơn, tất cả những gì cô đang thấy trước mặt là nhóm của Anton Monroe, không 1 ai khác có thể biết được và mọi dấu hiệu cho thấy rằng những thảm kịch xảy ra với hòn đảo và nơi này cũng như với Jess thông qua nhóm của Monroe vẫn đang tiếp tục hoàn thành nghi lễ.

Vậy nên để hoàn thành game và nói đến giá trị chơi lại ở đây thì bạn sẽ mất 3 lần playthrough cho 3 endings và quan trọng nhất là GAME KO CÓ NEW GAME + đâu nên toàn bộ chỗ Prismic Crystal nâng cấp quý giá đó bay vào bồn cầu. Nói thật khi spoil các ending ở đây tôi cho là họ nhận những gì đáng phải nhận thôi. Nếu nhìn nhận theo 1 khía cạnh răn đe ở đây thì game như muốn nói tội lỗi của Jess và Kim ở quá khứ vẫn là tội lỗi và họ chẳng thể đổ lỗi hay trốn tránh hay vật vờ let go được, là lí do tại sao cả 3 endings và chẳng cái nào là có hậu và Nope – không có ending theo kiểu cân bằng cả 3 chỉ số đâu bởi vì như tôi đã nói: cái hệ thống tracks và design của game khiến nó gần như là không thể. Và tôi lại nghĩ báo thế cũng đúng thôi bởi vì cái sự vụ với em gái của Jess chỉ qua lời kể của Jess thôi mà nó cũng đã tệ hại đến thế, khiến bạn tự hỏi cô chị này là loại chị gì và cả Kim nữa. Thậm chí bạn hoàn toàn có thể hoài nghi là Jess và Kim đã nói dối bởi có 1 điều kì lạ mà tôi cho là trong cốt truyện chắc chắn bạn sẽ để ý: Tất cả những gì xảy ra với em gái Jess ( nhắc lại 1 lần nữa ) đều chỉ là qua lời kể của Jess chứ bạn không hề được chứng kiến đầu đuôi cơ sự ra sao. Và một cái detail ngầm khác ít ai để ý đó là đầu game đã cố tình show ra hình ảnh em gái Jess chết trên mặt nước như là nỗi ám ảnh với Jess, thế nhưng điều lạ lùng là cái xác lại trông rất trưởng thành, gần giống như Jess của hiện tại vậy trong khi qua lời Jess kể thì chuyện đó xảy ra lúc Jess và Kim đều là tuổi teen ? Khiến bạn phải băn khoăn có đúng đây là 1 vụ tai nạn hay lại là 1 thuyết âm mưu lớn hơn.

Đồ họa và âm thanh: Well so với 1 game next gen PS5, XBOX series X S và PC thì đồ họa của The Chant sẽ có những lúc nhìn bland và dull như thể game Crossgen hơn đấy. Which buồn cười vì tôi tự hỏi tại sao Devs không làm game cho cả PS4 và XBOX one nữa xét trong bối cảnh vẫn chưa nhiều người nhảy sang Next Gen hẳn. Nhưng bù lại thì Art Direction là tốt và so với 1 game có định đi với phong cách Realistic motion capture thì nhìn chung Detail của các nhân vật làm khá được, cho dù vẫn có một sự thô kệch nhất định trong gameplay khi Model Ingame nhìn creep creep nhiều lúc so với trong Cinematic hay các trường đoạn cắt cảnh. The Chant được Dev trong 5 năm từ 2017 đến 2022 và dễ thấy nỗ lực của game chỉ mới gọi là ở mức Indie như thế nào. Âm nhạc và âm thanh chant trong game nghe rất vui tai và Fit vào game tốt. Tuy nhiên nếu bạn hỏi tôi thì có vẻ Prime Matter hơi quá ảo tưởng với cái tag giá 30 đô lúc game mới ra mắt và mãi sau này mới bắt đầu xuống dần 17 đến 20, 25 đô. Vì thú thật sau khi play game và đánh giá các giá trị thì tôi sure bạn nên chờ đến khi giá chỉ còn 15 đến 20 đô trong mấy đợt Sale thì hơn. Tôi không biết trong tương lai game có lại update thêm contents bất ngờ không nhưng tôi hi vọng các bố đừng thì hơn vì giờ ai cũng chơi xong hết, review này nọ lọ chai rồi.

Đánh giá chung: Vì là một game mới cộng với một nỗ lực đầu tay của Brass Token nên ai mà biết được ? biết đâu sau này The Chant trở thành 1 vũ trụ thật hay có thêm sequels đấy chứ nhỉ ? Concept độc lạ và dễ thấy game có rất nhiều cái Unconventional Idea để trở thành tiềm năng nhưng nếu tôi là Brass Token thì tôi sẽ không bao giờ thiết kế game theo kiểu hiện đại bảo gì làm nấy thì tốt hơn. Mọi khuyết điểm lớn nhất của The Chant đến từ việc nó generic hóa gameplay để ai cũng chơi được đến cái độ đần độn và một cốt truyện cùng dàn nhân vật tiềm năng cũng chưa được khai thác hết cỡ. Game cũng là rất ngắn như một chuyến đi dạo 4 5 tiếng thôi nên tôi không hiểu tên ngốc nào làm achievement cho việc beat game dưới 4 tiếng ( Vì game gần dài cỡ đó kể cả nếu bạn định chơi nghiêm túc ) . Nếu buộc phải cho điểm cuối cùng thì chắc game được 7 đến 7.5 thôi, Joke cho vui thì nhờ có game này, bạn sẽ thấy rằng nếu bạn có khó khăn hoặc đi trị liệu thì quan trọng vẫn là tìm những chỗ có uy tín và xác định luôn trị liệu là trị liệu dài chứ đi tin vào hội Hippie úp bô cộng thằng cha Guru lừa đảo như game thì phiền đấy.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện