Seven Mansions: Ghastly Smile – nụ cười lạnh lẽo

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Máy Sega Dreamcast là một máy console khá là cách mạng vào thời điểm mà nó ra đời nên hiển nhiên là game làm cho máy cũng phải khai thác hết mọi khả năng mà nó có thể đạt đến. Koei kể ra cũng là một gã chịu khó nắm bắt thời đại và đi tắt đón đầu. Năm 1999, họ làm ra một tựa game survival horror khá kì quặc là Nanatsu No Hikan: Senritsu no Bishō cho máy Dreamcast. Mặc dù trước đó thì trò chơi Nanatsu No Hikan phần đầu đã tồn tại trên máy Sega Saturn và PS1 nhưng có vẻ như thể loại Point N Click không phải món khoái khẩu của Koei cho lắm. Phần tiếp theo này không hề liên quan đến phần đầu và nó cũng rẽ nhánh một cách rất nhanh chóng từ phong cách phiêu lưu sang cái gì đó rất chi là Resident Evil. Vậy nó có tốt không ? Trái với sự ngạc nhiên của tôi, game thật sự có cái gì đó.

Gameplay: Sự cách tân và tận dụng thế mạnh của cấu hình cho ra cái dễ thấy đầu tiên là góc camera, game hỗ trợ hẳn 3 góc camera kiểu khác nhau: Góc Fixed với mỗi phòng đặt cố định kiểu truyền thống của RE, góc nhìn ngôi thứ ba cao đầu theo góc camera ẩn của Silent Hill 1, và cuối cùng là góc FPS. Mỗi góc camera đều được thiết kế chỉnh chu để tạo ra trải nghiệm độc đáo chẳng hạn như góc FPS trong game có các cơ chế tiêu chuẩn của một game bắn súng kể cả nếu còn thô kệch, nhưng chuyển sang góc Fixed Camera thì như thường lệ, bạn chạy tìm góc và có auto aim trong khi góc TPS cao qua đầu cho mỗi thứ một nửa. Di chuyển vẫn là Tank Controll nhưng nhờ có nhiều góc camera mà bạn không thấy nó quá là một vấn đề, bởi nếu bạn thấy khó quá thì bạn chuyển về góc FPS với tiết tấu ổn định của game thì chơi vẫn rất Ok. Trò chơi thực ra khá chậm rãi nên bạn không phải lo chạy vì bị quái lùa hay vì không biết cái gì cả. Thậm chí tôi nghĩ bạn nên chơi góc FPS và TPS trên đầu nhiều hơn fixed camera bởi vì lắm lúc bạn không thuộc map hay không thuộc collision của game thì bạn thường thấy nhân vật có thể bị kẹt hoặc cản bởi những cái collision vật thể rất dở hơi hoặc tường góc…

Game cho phép bạn nhập vai 2 nhân vật tuy nhiên bạn không cần phải mong chờ sự đa dạng nhiều nhặn gì đâu, bởi vì cả 2 nhân vật này đều phiêu lưu và đi vai kề vai trong các tình huống chứ không có tách ra hay 2 đường riêng rẽ gì cả. Trò chơi có vài khúc bắt hai bạn phải chia tay nhau một lúc xong nếu thuộc kịch bản rồi thì 2 bạn lại về với nhau nhanh chóng thôi. Có yếu tố đặc tính ở đây với nhân vật nam là Kei thì khỏe hơn, thanh máu dài ra hơn và trò chơi cảnh báo bạn rằng bạn sẽ phải đi đầu combat nhiều hơn, trong khi Reina sẽ yếu hơn nhưng có lợi thế là hình dung ra câu đố và nhắc đáp án nhanh hơn. Để có sự cân bằng thì hệ thống vũ khí sẽ có phân hóa một chút với súng lục là tiêu chuẩn, ai cũng cầm được trong khi Kei có vũ khí cận chiến là dao găm và về sau lấy được súng shotgun Mossberg, Reina là súng điện Taser và vũ khí đặc biệt của cô là bút laze bắn tia cường độ cao. Đạn dược trong game khá là khan hiếm bởi vì game sẽ không cảnh báo với bạn là quái vật có thể respawn lại kể cả sau khi chết cho nên bạn sẽ cần cân nhắc phải bắn cái gì, đứa nào hay lúc nào để chạy. Chủ yếu thứ đạn mà có thể gọi là đỡ khan nhất có lẽ là đạn súng lục nhưng đạn shotgun hay pin năng lượng cho bút laze sẽ là những thứ rất cần để đấu Boss và giải quyết nhiều tình huống…

Nhược điểm điên rồ nhất mà họ nhét vào combat đó chính là yếu tố Invincible frame ( khung hình bất tử ) bởi vì không chỉ bản thân bạn mà chính quái vật cũng được áp dụng thứ này lên. Tức là gì ? Khi bạn hay đối phương bị trúng đạn, đánh trúng hay bất cứ thứ gì tác động lên và gây dam, sẽ có 1 giây hưởng khung hình bất tử và điều này sẽ khá là buồn cười với quái vật vì bạn sau khi bắn hay đánh chúng xong phải chờ 0,5 giây cho chúng nó hồi lại hẳn rồi đánh hay bắn tiếp mới tính dam. Nó khiến cho combat của game bị hụt tiến độ và rườm rà thành game theo lượt vì nếu bạn cố đánh hay bắn lúc vẫn còn khung hình bất tử thì chả có chuyện gì xảy ra hay tính dam đâu. Thực tế tôi muốn nghĩ là game cố tình hạn chế bạn để tránh pressing nhanh hay chơi dồn dập vì thường tiết tấu hay combat của một số game survival horror truyền thống cũng không gọi hẳn là nhanh cho lắm nhưng tôi đã không hề nghĩ là nó lại kinh khủng đến thế này. Có một cái độ Jank ( lù khù ) nhất định ở game thông qua việc họ chưa tính toán mọi thứ hay pattern đó là nhiều quái đánh rất chậm và có thể bị cancel action nên một trận combat có thể cũng rất dễ dàng nếu bạn biết cách lạm dụng tất cả các luật của game từ khung hình bất tử hay căn thời gian thay vì quá phải dựa dẫm vào may mắn.

Về hệ thống giải đố của game thì có sự mất cân bằng giữa đầu game và cuối game, tôi cá cuối game họ chỉ như kiểu mệt mỏi và bỏ cuộc ở khúc này. Bởi vì đầu game thì đố khá là hóc búa và hiểm ở chỗ vẫn yêu cầu đi tìm key items rồi backtrack các thứ nhưng cách mà bạn lắp ghép các manh mối và items cần để giải đố vẫn có sáng tạo và cố tình trêu ngươi chẳng hạn như ngay câu đố tìm mật mã xoay cơ sở ở những khúc đầu tiên có thể có 2 kiểu đáp án tùy vào bạn chơi Kei hay Reina, liên quan đến việc mật mã được mã hóa trong bảng gen và tài liệu của game – và Game thật sự dí vào mặt bạn lúc này là: YES ! Bọn tao đặt một câu đố liên quan đến đọc mã gen và chú em thật sự cần biết sinh học hoặc google đấy ! Bạn hãy tưởng tượng chơi cái này mà không có walkthrough hay hướng dẫn, internet ở năm 1999 đó thì áp lực thế nào. Tưởng như tất cả chỉ là một trò đùa, sang đến một cơ sở khác có một câu đố lại tiếp tục mã hóa đáp án vào hóa học, lần này họ có cho bạn tài liệu là bảng tuần hoàn nhưng đây là cái hay này ! Đáp án gộp cả số hóa trị và nguyên tử khối và cái bảng chỉ ghi mỗi nguyên tử khối ! Vậy nên nếu bạn không có kiến thức hóa thì cũng lại đặt tay cầm xuống và chửi thề… Ý tôi là tôi tưởng tượng mấy gã lập trình ở Koei đã phải cười khoái trí với mấy trò này vì nói thật sau khi giải được chúng ( câu về hóa thôi nhé không phải câu sinh học ) tôi thật sự cảm thấy tự hào về bản thân vì hóa ra tôi không quên hoàn toàn kiến thức cấp 2 và 3 của mình.  Và đến cuối game thì tất cả mấy thứ này biến mất và game nhanh chóng quay trở lại cái mô tuýp truyền thống là cứ tìm chìa khóa hay vật phẩm rồi lắp vào.

Về nhiều vấn đề thiết kế khác thì có cái được có cái mắc chẳng hạn như sự đa dạng của quái vật làm khá OK vì như tên game đấy: Seven Mansions tương đương 7 khu vực trong game, mỗi khu vực đều có ít nhất một loại quái mới nên ngoài những con creep vật thí nghiệm với dao kéo ra thì bạn có ít nhất 6 loại quái khác có bao gồm cả Bosses rồi nhiều thứ khác nên game không quá khô khan trong vấn đề này. Trong khi phần lớn thời gian combat của game không vui cho lắm vì cái vấn đề khung hình bất tử ở trên tôi nói, dường như có vẻ họ cũng thật sự ám ảnh với việc speedrun nói chung nên game cực ngắn, nếu bạn cứ chơi bình thường thì chắc mất khoảng 5, 6 tiếng nhưng speedrun thì vèo 2 tiếng thôi, tôi có nghĩ game có vài thứ hay ho và dài ra thêm chút nữa sẽ tốt hơn. Có một vài thứ hay ho mà bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến như một loại kẻ địch quái vật bám vào những cánh cửa và điểm yếu của chúng là mặt em bé lòi ra – Khi bắn vào chúng phát ra tiếng khóc khiến bạn tự hỏi thế quái nào mà game Survival Horror chủ đề đột biến sinh học có loại kẻ địch này ? Hay Những cái bào Ambryo mà một kẻ phản diện cứ nổ với bạn là sức mạnh đột biến hóa ra chỉ là: ” Một phiên bản ” nhái Made In Not Japan của con Licker từ RE…

Hệt như meme Doghouse của Silent Hill

Về cốt truyện của game thì nó lại khá đơn giản so với cái nhan đề góc cạnh mà Koei đặt cho nó: Đây là thời kì mà RE còn thống trị cả làng cho nên như thường lệ, họ lại lôi khoa học, đột biến sinh học và một cái kịch bản cùng thoại siêu hạng B ra làm điểm nhấn và cái tông của game đậm chất J-drama vì sẽ chẳng ai tin là 2 đứa thanh niên đại học như Kei Asuka và Reina Shirakawa – ý tôi là tuổi 20 19 lại có thể giải quyết một âm mưu sinh học cấp thế giới được. Kei và Reina đến với hòn đảo trong game để tìm kiếm người thầy của mình là giáo sư Ernest McPherson, khám phá ra thầy của mình nằm trong một ban khoa học của một cơ sở thí nghiệm điên rồ chạy bằng nguồn vốn tư nhân lẫn chính phủ, họ nghiên cứu tế bào sống với việc mong muốn tạo ra một thể sống mới giúp giống loài. Đây là cái hay này: game này tiên đoán trước RE4 tận 5 năm (1999-2004) bởi vì như thường lệ, mọi âm mưu cần phải có phản diện và trong game này có tồn tại một giáo phái muốn lợi dụng những nghiên cứu và sự đột biến ở nơi này như là bàn đạp để ” thanh tẩy ” thế giới và chỉ những kẻ được chọn mới có thể tồn tại – Glorias Plagas =))). Yare yare và vèo cái bạn học được ra kẻ chủ mưu thật sự sau tất cả lại chính là gã con trai đẹp trai của giáo sư McPherson – vì hận thù thế giới ô nhiễm ( bảo vệ môi trường ) đã làm hại người chị gái yêu quý và hắn kiểu: chúng mày đầu độc mẹ thiên nhiên đủ rồi đấy ! Tao sẽ lấy Mecha sinh học ra phang chúng mày ! Chỉ một vấn đề nhỏ: Bố tao không hiểu vì sao có hai đứa học sinh xuất chúng thế, tao không cá là bố tao cũng đào tạo tao chu đáo như thế bởi vì kế hoạch đến cuối cùng bị phá hỏng một cách rất bất ngờ và ngớ ngẩn đó là tao không nghe lời bố tao, vẫn cố kích điện con Mecha để rồi bị phản dam – tao không chết nhưng bị xóa sạch trí nhớ =))), chắc chắn không thể nào liên quan đến việc lúc trước 2 đứa chúng nó bằng một cách nào đó chữa lành tất cả mọi thứ cho chị gái tao vì… Thằng quái nào viết cái kịch bản sức mạnh tình bạn tình yêu kiểu anime thế này ? VÂNG ! Đây là cốt truyện của một game survival horror đấy ! Bạn không nghe nhầm đâu. Về cái sức mạnh tình bạn tình yêu ở đây thực ra nó không hẳn là tình yêu cho lắm bởi vì Kei là một thằng cha cũng khá lươn. Đến cuối game bạn sẽ nghĩ hắn sẽ sờ tay vào cô con gái xinh đẹp Christy McPherson của Ernest nhưng rồi thằng cha này lại kiểu: Reina nó sẽ giết mình mất và thế là lại quay lại với con bạn thân thơ ấu, trong khi điều buồn cười là trước đó chính Reina cũng simp gã phản diện Alan McPherson con trai của Ernest. Trong suốt cốt truyện bạn gặp cả tá nhân vật cả liên quan lẫn không liên quan từ Morris – một nhà khoa học khi chết bị ướp não thành máy tính và anh ta giúp Kei lẫn Reina trong cuộc phiêu lưu ở hòn đảo which điều buồn cười và lệch tông là tất cả mọi người đều nói tiếng Nhật để Kei và Reina hiểu thì Morris vẫn nói nguyên tiếng Anh. Schneider là phản diện thứ cấp của game, Tatianna là cô trông trẻ – which role không bao giờ được giải thích bởi vì cô ta đến và đi cứ như là điệp viên vậy. Trong khi đó thằng cha điệp viên thật sự của game tên là Ricky và gã này hoạt động trong game đúng hệt cái suy nghĩ của bạn về hài kịch: ” Việc của ta ở đây đã xong – nhưng anh có làm gì đâu Ricky ? Chính Xác ! ” . Đây cũng là cái game duy nhất nơi dạy bạn rằng trick hay nhất để dỗ dành một đứa con gái hay dỗi là kẹo lolipop – Vâng ! Khi Reina sợ thì thay vì phải có thoại cho hợp lý thì con bé đòi kẹo, và Kei lúc nào cũng phải có 4 5 cây kẹo trong túi xuyên suốt cả game.

Về mặt đồ họa thì so với năm 1999 đây khá là cách mạng chứ không đùa. Trong khi không gian trong game phần lớn là tương tác hạn chế nhưng việc họ làm render không gian chi tiết rồi nhét một tấn object vào, so với các máy Nintendo64 hay Sega Saturn, PS1 của đời trước thì đây là next-gen. Đồng thời chất lượng model và độ chi tiết nói chung cũng khá là Ok. Vì game không hỗ trợ VGA và HDMI cho nên bạn có thể cần đồ tự chế riêng hay đồ sản xuất đặc biệt nếu chơi trên console vì ở độ phân giải gốc của game là 640×480 thì răng cưa cực kì kinh khủng. Game cũng theo hướng điện ảnh hóa lúc mới đó bằng cách show off rất nhiều phim cắt cảnh FMV Pre-rendered ( làm sẵn ) để phô diễn đồ họa. Tính năng tiêu biểu và điên rồ nhất của game chính là khả năng Co-op đi trước thời đại. Để tôi giải thích tầm quan trọng của nó một chút – đây là 1999, internet chưa phát triển, bạn hãy tưởng tượng đến PC thời đó muốn làm một trận CS hay Quake 3 Lan Party thôi cũng vẫn có vấn đề với Ping cao hay một sấp thứ khác rồi chứ chưa nói chuyện kết nối liên lục địa hay việc duy trì kết nối với băng thông cực thấp. Đến PS2 về sau cũng chưa có những tính năng internet mạnh như Dreamcast cho nên việc game cho phép chơi Co-op Lan party hay internet quá là điên rồ, đây lại còn là game Survival Horror nữa chứ, một thể loại khá kén người vào chính thời đó. Mấy thằng cha Koei thật sự lấy một tính năng cách mạng như thế này, nhét nó vào một game như thế này rồi về nhà lên giường đắp chăn đi ngủ ! Hãy tưởng tượng nếu game không độc quyền Dreamcast mà có port hay gì nữa thì họ có thể đi xa đến đâu. Và đây không chỉ là vấn đề duy trì kết nối , để tôi so sánh cho dễ hiểu thông thường ngay cả chính bây giờ 2023 với Xbox Series X mà chính 343 Triplicult của chúng ta còn chật vật với việc khiến khả năng Co-Op trong Halo Infinite hoạt động rồi họ còn đặt các giới hạn như 2 người chơi không thể cách quá xa nhau rồi ti tỉ vấn đề khác. Nanatsu No Hikan hỗ trợ 2 người chơi tự do khám phá cùng nhau hoặc thậm chí tách nhau ra ở các khu vực khác nhau và toàn bộ trò chơi vẫn diễn ra bình thường với tiến độ chung, việc mà đứa này làm ở khu này có thể ảnh hưởng lên đứa kia ở một khu khác và ngược lại. Cực kì cách mạng đấy chứ không đùa đâu – Đến RE 0 về sau dù ra mắt trên một hệ máy mạnh hơn nhưng tính năng Co-op cũng vẫn phải hạn chế chứ chưa đạt đến cảnh giới như thế này. Ý tôi là vấn đề ping pủng thì Koei có nghĩ đến trong đầu và tôi để ý là họ có tìm cách giảm khả năng spawn quái trong mode Co-op để tránh phải load quá nhiều dữ liệu hoặc đưa vấn đề load dữ liệu lâu hơn chút nhưng nhìn chung, chả ai nghĩ họ thực hiện được điều này.

Về mặt âm thanh thì tôi dùng từ khó tin đến tuyệt vời bởi vì đoán xem ? Đây là một game survival horror nhưng họ chọn toàn những chất nhạc rất chill để cho nó. Nhạc kiểu kinh dị và giật gân là vẫn có nhưng cảm tưởng nếu bạn chơi game, bạn không chú ý đến những cái đó nhiều lắm vì có những giai điệu đã chiếm trọn tâm trí và spotlight mất rồi. Đó là một phong cách bạn thường không thấy khi bạn chọn những track nhạc tưởng như chỉ ở trong game JRPG . Ca khúc chủ đề của game là Kakegaenonai Chikyuu tạm dịch là ” Trái Đất vô giá  ” hát bởi Hiroko Asakawa kết thúc trò chơi là một khoảnh khắc đáng nhớ

Đánh giá chung: Trong khi là một trò chơi khá là Bink Bonk và ngớ ngẩn bên ngoài nhưng Seven Mansions: Ghastly Smile là một báu vật đi trước thời đại – bạn sẽ không thể nào kiếm được một câu chuyện kiểu RE nhưng phải thật ngớ ngẩn và ngu ngốc đến mức quá thú vị, Voice Acting chuẩn chỉnh hạng B thẳng tuột, game cũng là một tiến bộ kĩ thuật đáng được lưu tâm của thời đại – năm 1999 chưa ai tưởng tượng được ra cái viễn cảnh Co-op thông qua internet trông như thế nào đâu. Và họ thật sự đánh lừa người chơi một cách ngoạn mục bằng một quả tên nghe rất góc cạnh trong khi nội dung khiến bạn cảm tưởng họ đưa thằng cha nào đó chỉ ngồi làm meme trong công ty lên viết kịch bản.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện