Năm 1998 khi mà Metal Gear Solid ra mắt trên máy PS1 và làm khuynh đảo tất cả mọi trải nghiệm người ta từng biết về game hành động và thế là mấy thằng cha sếp lớn ở Koei lúc này ( chưa sát nhập vào với Tecmo ) nhìn vào đó và kiểu: ” Này triệu tập hết team bọn mình đi, tôi muốn nghe ý kiến của họ về thứ này “. Và đó là cách mà Operation Winback được ra đời.
Phần 1: Operation Winback
Để nhanh chóng secure được nguồn vốn khủng cũng như marketing PR này nọ thì Koei quyết định mạo hiểm đó là đến gặp các đối tác ở Nintendo và biến game thành 1 tựa Time-exclusive cho máy Nintendo64. Như bạn đã biết thì máy Nintendo64 có cấu hình mạnh hơn so với PS1 nên Koei lúc này đầu tư làm hẳn 1 bộ engine riêng cho game và nhắm thẳng vào những feature mà chỉ máy Nintendo64 mới có. Studio mà chịu trách nhiệm phát triển chính game chính là Omega Force, là studio đầu bảng của Koei và là những người đã mang đến Dynasty Warrior huyền thoại của Koei, với một vài sự trợ giúp nhân lực từ 1 số studio khác và vài khâu được Outsource cho các công ty bên ngoài. Cơ chế cover shooting được đánh giá là khá táo bạo vào thời kì đó bởi trong khi Metal Gears Solid và 1 số game đi trước đã có nghĩ đến cơ chế này, Operation Winback định hình nó giống như là 1 bộ phim hành động bom tấn về đề tài quân sự nên cơ chế stealth trong Winback được giảm đến tối thiểu hay nói đúng hơn là chỉ để code cho có. Nhân vật trong game có cơ chế nhắm bắn giống với game Survival Horror đương thời đó là không thể di chuyển được nhưng thêm 1 sự cải tiến đó là nhắm bắn hoàn toàn tự do với tâm định hướng laze. Which cũng khá là cool và tạo ra một cơ chế hardcore hoài cổ đó là khi bạn đang phải combat tức thời thì phải nhanh làm sao mà nhắm và di cái tâm lade về phía kẻ địch thật nhanh.
Maingameplay của Winback dĩ nhiên cũng hứng chịu một cái repetitive của riêng nó đó là phần lớn thời gian bạn bắn bắn hết tất cả những thứ mà không phải đồng minh ở trên màn hình. Nên vì thế họ có biên chế thêm cả thử thách ingame cũng như hệ thống giải đố. Which đúng với cách bạn nghĩ ở game 9x nó đau điếng thế nào: Bạn cần có keycard để mở cửa ? Chạy dài một mạch đến một phân khúc khác, bắn chập hệ thống laze tránh insta-die, lấy chìa khóa nhưng không phải để lấy keycard mà để mở một cửa đến 1 khu khác rồi mới lấy đc keycard và backtrack lòng vòng về lại chỗ lúc đầu =))). Game có thưởng cho những người chơi chịu khó đi khám phá các khu vực ẩn những thứ như Medkit để hồi máu, Đạn cho các súng, khẩu Rocket Launcher 4 shot huyền thoại hay Silence Pistol, nhưng quan trọng nhất so với các vũ khí đó là bạn có thể thử tìm kiếm túi đạn bổ sung, sau khi nhặt sẽ mở rộng giới hạn đạn mà bạn có thể cầm theo cho tất cả súng, nhất là 2 khẩu SMG và Shotgun được cầm thêm băng đạn và hộp đạn Shell.
Đây là một dạng game vẫn còn trong thời kì mà người ta chưa thể quên hẳn kiểu phong cách Arcade nên nhiều design trong game vẫn còn giữ đúng chất này. Vì biết nó rất khó nên devs có thêm vào một chức năng auto aim cho phần lớn vũ khí tuy nhiên chức năng này sẽ chỉ hoạt động dựa trên khoảng cách đồng nghĩa với việc viên đạn có thể bay xa đến chân trời nhưng tâm laze thì không. Ngoài ra autoaim cũng rất hạn chế ở chỗ thường nó sẽ direct nhắm thẳng vào body của kẻ địch nhưng không phải các vùng khác, đồng nghĩa là nếu chúng đang có chỗ nấp hay vật thể thì cái tâm laze khó mà nhận biết được. Game thậm chí có cả hệ thống băng đạn thực tế tức là không kể khẩu Shotgun, băng đạn bắn dở của súng drop ra là coi như mất luôn, với khẩu lục bất tử đạn thì không sao nhưng SMG thì khá đáng lo bởi chỉ 2 3 shot cũng đủ để tặng 1 kẻ địch nhưng thời gian reload thì lâu nên combat có cần cân nhắc. Có nhiều yếu tố chiến thuật tồn tại trong game mà yêu cầu kĩ năng kha khá đấy ví dụ như phần lớn mọi thứ trong game đều có hệ thống region damage ví dụ như bắn vào tay kẻ địch có thể khiến chúng bị delay rút vũ khí, bắn vào chân làm chúng khuỵu xuống, bắn vào đầu là headshot 1 hit. Ngoài ra game có timing rất sát liên quan đến vấn đề thò đầu ra khỏi chỗ cover mà bắn. Hãy nhớ đây là cơ chế cover-shooting ở cấp sơ khai nhất của nó, tức là nó sẽ không giống như cách bạn chơi Gears Of War, Killswitch, Rainbow Six Vegas,… Hay nhiều game Cover Shooting khác về sau là cứ thò đầu ra nhắm giữa làn đạn, thấy gần chết thì lại thu người lại đâu. Trong Winback thì nhân vật có một độ delay nhất định hơi chậm khi thò người ra bắn mà nếu bị trúng đạn có thể cancel action và bị bật ra khỏi hẳn chỗ nấp. Vì thế trong các tình huống 1 đấu 4, đấu 5 hay bạn đang bị pindown bởi hỏa lực dồn dập theo đúng nghĩa đen thì chờ khi kẻ địch reload hay chúng đang chậm nhịp hơn sẽ là phương án tối ưu.
Về vấn đề A.I trong game thì chúng thẳng tuột phần lớn thời gian xong không có nghĩa là chúng không thể làm khó bạn. Chúng cũng có thể cầm các loại vũ khí khác nhau như Submachine gun, Shotgun, Pistol… Đồng thời biên chế có các dạng kẻ địch đặc biệt với các dấu hiệu như quần áo khác màu hay được mặc áo giáp, khiến chúng trâu hơn và có những tên tốn cả băng khẩu lục chỉ để hạ được. Chúng có chu kì bắn kiểu 3 viên một hay từng viên một, chúng cũng biết tận dụng chỗ nấp hoặc di chuyển liên tục tùy từng lúc để khiến người chơi gặp nhiều phiền toái hơn khi phải căn mục tiêu di động. A.I của Boss thì đúng cách bạn nghĩ đó là di chuyển liên tục, cười haha liên tục trong khi xả súng với tần suất vít cả băng nhiều hơn, bắn được loạn xạ hơn và game rất thích ép người chơi chiến đấu trong các vùng địa hình khó khăn. Game có cho phép bạn bỏ qua một số trận combat để speedrun nếu biết cách xong phần lớn thời gian thì bạn vẫn phải chiến đấu thôi.
Cốt truyện của game có thể khá tiêu chuẩn, đại trà và generic như những bộ phim hành động 9x nhưng cài cắm twist tốt và quan trọng nhất là hóa ra đến cuối cùng, game lại có góc nhìn khá đa chiều với thiết kế lore, worldbuilding lẫn backstory chiều sâu kể cả khi hội thoại lẫn voice acting của nhiều nhân vật là hạng B thẳng tuột. Yếu tố chính trị ở game thì khỏi phải bàn vì tin hay không thì tùy, game được làm và phát hành trong đúng giai đoạn xung đột giữa các quốc gia Nam Tư cũ và leo thang căng thẳng thời đó với đỉnh điểm là Mỹ và NATO ném bom Serbia nhân danh dâm chủ. Game mở màn với việc 1 căn cứ quân sự tuyệt mật của khối phương Tây bị đánh chiếm bởi 1 nhóm khủng bố/phiến quân tự xưng là Crying Lion. Nhóm này được thành lập từ nhiều thành viên với nguồn gốc là người Sarcozian ( Saroczian ) – 1 quốc gia giả tưởng thuộc LB Xô Viết cũ. Backstory đằng sau quốc gia này đó là sau khi LB Xô Viết tan rã, Sarcozian đứng trước một loạt xung đột cũng như mâu thuẫn và đen đủi cho nó đó là, chính quyền bù nhìn mới được dựng lên và backup bởi Mỹ và phương Tây gây ra một cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm giữa phe thân chính phủ và phe khởi nghĩa của người dân. Kết cục cuối cùng đó là phe chính phủ đã thắng, nhưng chiến tranh và thảm sát đã khiến quốc gia này phải trả những cái giá đắt đỏ gần như khó mà phục hồi được. Đó là lí do mà khi đánh chiếm căn cứ quân sự này, phe Crying Lion cũng chiếm được cả hệ thống vũ khí hủy diệt thông qua vệ tinh phát triển bởi không ai khác là Mỹ. Họ đưa ra các yêu sách của riêng họ nhưng quan trọng nhất đó là các yêu sách liên quan đến bồi thường, bắt chính phủ Mỹ và phương Tây phải thừa nhận tội lỗi, trách nhiệm của họ với đất nước Sarcozian, với người dân Sarcozian, nếu không thì tất cả những kẻ chịu trách nhiệm đều sẽ phải trả giá. Trong sự hốt hoảng, Mỹ và phương Tây cử một đội đặc biệt đến tìm cách thâm nhập và disable cái vũ khí trước khi dám đưa quân vào. Đội đặc biệt được đặt tên là: S.C.A.T ( which bạn phải thắc mắc thằng cha Dev nào đang rất troll ở đây ). Game giới thiệu đến với bạn nhân vật chính là 1 gã người Mỹ Canada với voice acting siêu hạng B nhưng rất đẹp trai là Jean Luc Cougar, nhìn na ná Brian Mcfadden lai với Justin Timberlake vậy. Ý tôi là game này làm đúng 1998 đến 2000, đây vẫn còn là thời kì mộng mơ với gu đàn ông con trai từ các boyband thời đó, nên phải cho điểm mạnh với Devs vì nắm bắt thời thế rất chuẩn.
Theo lời tự sự từ chỉ huy và các đồng đội thì Jean Luc là 1 anh chàng rất được, cũng là 1 thiện xạ và gia đình có truyền thống ( anh trai Jean Luc là Alan cũng là 1 thành viên của lực lượng đặc biệt Special Force, hi sinh trong chiến tranh và khẩu súng lục bất tử đạn của Alan cũng theo Jean Luc từ đó ). Như một kịch bản quen thuộc của mô tuýp Male Fantasy thì trong cả team S.C.A.T có đúng 1 nhân vật nữ Lisa Roberts , cô này cũng là con lai giữa phương Tây và Nhật, và trong tất cả mọi người thì cô cũng chỉ mê mệt Jean Luc nhất. Anyway trở lại với kịch bản thì phi vụ đột nhập của cả team S.C.A.T đi chệch quỹ đạo rất nhiều so với dự kiến, máy bay bị hỏng động cơ bất ngờ dẫn đến cả team phải tìm cách nhảy dù nhanh đáp xuống căn cứ, nhiều người không may mắn qua khỏi. Jean Luc đáp xuống 1 mình trong khi những người khác rơi các khu vực lẻ tẻ hoặc theo nhóm nhỏ. Nhiệm vụ trở nên rất đơn giản đó là vẫn tiến hành kế hoạch như bình thường, regroup với những người còn sống trong team và các bạn có 1 thử thách cao độ đó là phải chặn đứng Crying Lion và vũ khí vệ tinh trước 3 tiếng đồng hồ, vì đúng hạn chót đó thì họ sẽ thật sự khai hỏa vũ khí chứ không hề nói đùa.
Vụ 3 tiếng này hoàn toàn là kèo thật trong gameplay chứ Devs không hề mõm đâu nhé. Trong game có 30 stage tất cả và cũng có chia multiple ending. Trước 3 tiếng thì ít nhất bạn phải đến dc stage 24 và ít nhất trước 5 tiếng đến stage 27 để bạn được lock vào good ending. Nếu chậm mất một điều kiện thì bạn sẽ bị lock vào normal ending và nếu ko đạt được cả 2 thì well… Bad ending thôi. Bản Nintendo64 sẽ là khó nhất vì nếu trượt 1 điều kiện thì rất dễ để nó đánh trượt bạn nốt cái còn lại luôn, trong khi bản PS2 đã có sửa luật 1 chút để player dễ thở hơn. Cho dù dính vào ending nào thì tôi tin bạn cũng thỏa mãn thôi chỉ có nếu dính Bad ending thì bạn phải nói bye bye người đẹp Lisa của chúng ta. Các ending có sự thay đổi lớn nhất ở chỗ 2 mục tiêu chính của Crying Lion là cho cả Nhà Trắng lẫn Lầu Năm Góc của Mỹ bay màu và bay luôn cả các thành phố lớn. Nếu bạn đạt good ending thì coi như mấy cái này thoát chết, nếu là normal ending thì Lầu Năm Góc và cả Virginia bay màu còn Bad ending thì đúng như bạn nghĩ, tất cả bay màu. Game vẫn có để ngỏ kết thúc mở đó là băng Crying Lion về cuối game chưa bị tiêu diệt hết hay bắt sống mà vẫn còn xổng mất vài tên. Cái plot twist trong cốt truyện sẽ cài vào đúng những giây phút gần cuối của game, nó khá là tuyệt nhưng tôi sẽ không spoil đâu, bạn vẫn có thể tự khám phá nó là gì, về nhiều context thì tôi tin backstory về Sarcozian và chính những âm mưu, hoạt động ngầm của các bên đằng sau trong vũ trụ của Winback có thể nói là rất hay, khá khó tin tôi sẽ nói đây có thể là khâu sánh với chất lượng của Metal Gears nếu được mở rộng hơn đấy.
Đánh giá chung nhất về đồ họa của game thì có thể nói là họ đã khá đầu tư cho khâu này thời đó. Về sau họ ra hẳn cả một bản next gen port của game lên PS2 khi mà cái time exclusive contract với Nintendo đã hết hạn. Trước tiên thì tôi sẽ vẫn nói về bản Nintendo64 trước: việc họ cram được ngần này thứ vào 1 băng của máy Nintendo64 với dung lượng khoảng 32 đến 48MB khá là insane đấy. Ý tôi là sure họ có phải cut 1 số khâu ví dụ như ko có voice acting ở bản Nintendo64, cắt 1 số hiệu ứng nhỏ trong đồ họa,… Thì vẫn rất điên rồ. Với cấu hình của máy Nintendo64 thì họ có các phương pháp như giới hạn Draw Distance kha khá, sử dụng các tảng sương mù một màu trắng bạc – trong khi bản PS2 thì Draw Distance xa và đầy đủ hơn. Ngoài ra thì ở bản Nintendo64, model nhân vật bạn sẽ thấy là nó ghồ ghề lên, cái clipping chân tay lộ rõ ra hơn và bản thân cả body lẫn các bộ phận riêng lẻ là các khúc khối vuông được khít lại cho giống cơ bắp. Mặt của nhân vật cũng là một lớp pre rendered vẽ trước paste hẳn lên cái đầu nên không có cử động mắt mũi mồm. Animation của game lúc này trông hơi cứng cáp hơn do cái cách mà bạn thấy từng khối chân chuyển động, đồng thời game chạy phần lớn thời gian là 30FPS, những lúc mà vào các phân đoạn hiệu ứng cháy nổ hay đông model vật thể trên màn hình thì chuyện tụt FPS cũng là bình thường. Trong khi đó bản PS2 có độ phân giải cao hơn, toàn bộ assets và Models được làm lại hết để showoff sức mạnh phần cứng của máy, có hỗ trợ full hiệu ứng cháy nổ tốt hơn, có cả hiệu ứng cast ánh sáng và đổ bóng khá độc đáo, model giờ cũng đã có voice acting nên suy ra là mắt mũi mồm lần này là có cử động và có cảm xúc nhất định. Bù lại thì bản Nintendo64 tôi thấy có artstyle được nhất hơn cả bản PS2 do cái tông màu cartoon nó có vẻ đúng fit vào với tất cả thiết kế lẫn giao diện ở đây. Bản PS2 dĩ nhiên là có hầu như tất cả mọi feature đồ họa vượt bậc so với thời đó nhưng artstyle trở nên nhạt nhòa đi và như bị wash sạch nhiều cái chi tiết và cấu trúc đúng lý không nên bị.
Cái chất Metal Gears thấy rõ nhất ở game thông qua cái style narrative cố có tí điện ảnh và quan trọng nhất là các Bosses trong Winback đều là các phiên bản bastardization – troll Metal Gears: chẳng hạn như bọn họ có gã Duke là bastardized của Vulcan Raven, gã Jin là 1 tên Ninja chơi phi tiêu, súng và thuốc nổ thậm chí hắn bắt chước cái kiểu edgy yolo đó của Cyborg Ninja – chỉ khác chỗ là hàng nhái dĩ nhiên không tốt bằng hàng chính hãng =), tên cấp phó của nhóm Crying Lion là 1 thằng cha tóc vàng dài, áo khoác dài, đeo đạn nhưng cầm Desert Eagle thay cho Revolver, khỏi phải nói bạn nhận ra ngay thằng cha này cố nhái cả Liquid lẫn Revolver Ocelot trong 1 take,… Phải nói là thực ra Winback có nhiều thiết kế khá thú vị vì nhiều thứ bastardized đến mức chúng nó trở nên hài hước. Recommend bạn chơi phiên bản Nintendo64 để thấy rõ hết những gì mà họ đã quyết tâm design kể cả với giới hạn phần cứng.
Về mặt âm thanh và sound effect thì có lẽ bản Nintendo64 thì âm thanh kiểu arcade nó là chuẩn nhất. Bạn sẽ thấy âm thanh ở bản Ps2 có qua điều chỉnh rồi xét trên thực tế là chip âm thanh của PS2 tân tiến hơn Nintendo64 khi đó. Phần lớn OST của Winback fit với đúng kiểu style phim hành động mà bạn thấy ở thập niên cuối 9x đầu 2k với giai điệu techno xen lẫn âm bass hành động, kiểu nhịp nhạc sàn tưng tửng xen lẫn tiếng súng kiểu arcade.
Về hệ thống post game contents và replay value thì phải nói là tôi cũng khá kinh ngạc khi nó cũng có cấu trúc kiểu arcade. Đó là khi bạn cần phải beat game ít nhất 1 lần để game ghi nhận và rồi họ cho bạn một cái kiểu công thức mã mà bạn có thể làm lúc đầu màn hình menu chính của game. Vì tay cầm của Nintendo64 so với PS2 sẽ khác nhau 1 trời 1 vực nên bạn cũng có cần phải so lại nút cho chắc nếu muốn biết. Họ cho phép bạn mở khóa các thứ như các chế độ chơi Big Head mode ( dễ headshot ), Trial Mode cho phép bạn tự do chọn Stage thay vì phải chơi lại từ đầu, Sudden Death Mode là 1 mode chơi one shot cả địch lẫn ta, maximum power mode cho tất cả mọi súng bất tử đạn… Khá thú vị. Ngoài ra game có build cả hệ thống multiplayer của nó nữa, nếu bạn không có ai để làm Lan Room chơi cùng thì game cho phép bạn chơi cùng Bot cũng đc. Có cả hệ thống select chars khá chất lượng với mỗi một nhân vật có 1 signature weapon nhất định kể cả weapon mà ko thể mở khóa hay bạn ko được cầm trong phần campaign. Để mở khóa nhân vật cũng cần có code được game cho hoặc beat game chính dưới các điều kiện nhất định như điểm phải cao, speedrun như nào này nọ…
Mặc dù có thể khi đó mọi người chưa ai ghi nhận những phát kiến của Operation Winback cho lắm ấy thế nhưng chỉ vỏn vẹn 1,2 năm nữa thôi là một loạt các game cover shooting bắt đầu được sản xuất và hệ thống này bắt đầu được phát triển với nhiều ý tưởng hơn. Cũng phải mãi đến 2005,2006 thì Operation Winback mới có sequel để cho thấy sự tiến hóa sau gần 5 năm là thế nào. Kể cả khi sự tiến hóa có thể hơi gây tranh cãi.
Phần 2: Project Poseidon
Operation Winback 2: Project Poseidon chính thức được khởi động năm 2004 với những concept và đến E3 2005 là cho ra lò gameplay teaser. Một điều khá lạ lùng lúc này là thay vì studio gốc của game phát triển thì Koei quyết định khá là đánh cược khi outsource game ra cho studio bên ngoài toàn phần luôn. Và kẻ đảm nhận vai trò này lại không ai khác chính là Cavia – người anh em hơi kém may mắn của chúng ta trong làng game và cũng là những người đã tạo ra Drakengard và Nier.
Với phần 2, Cavia có một suy nghĩ bắt đầu chín chắn hơn đó là thay vì tư duy theo phong cách hành động hạng B như ở phần đầu, Project Poseidon nhắm đến concept ground chặt vào chữ Tactical hơn. Vì thế một loạt thay đổi được đưa ra trong gameplay như nhân vật di chuyển bám sát thế cúi hơn, cơ chế stealth được tăng lên một chút, có hệ thống equipment bên cạnh súng ống, etc… Sau khi hoàn thành game thì tôi sẽ nói công bằng đó là có nhiều thứ họ làm đúng, nhưng cũng có nhiều thứ là dumbdown đi cực nhiều và cần xem lại. Project Poseidon không may là cũng hiện là phần mới nhất và gần nhất của Operation Winback. Trong tương lai Koei giờ khi sát nhập vào với Tecmo rồi có định ghé quay lại với những concept và vũ trụ của game không thì không ai rõ.
Trước tiên sự thay đổi đầu tiên trong gameplay là khi Cavia giới thiệu một hệ thống gần đạt đến mức thông minh siêu phát kiến nhưng rồi ai nấy cũng phải ngã bổ chửng ra đất vì gần sát nút rồi. Cho phép tôi được giải thích:
Cơ chế mới ở đây được gọi là Double-actions thông qua 2 routes trong một màn chơi. Và game có hỗ trợ splitscreen chứ không phải không… Tôi biết bạn đang nghĩ gì ? Đây là 1 concept tuyệt vời để cho CO OP nhưng không, bạn sẽ chỉ có thể chơi co op hoặc 4 người trong multiplayer thôi, còn campaign thì không. Thay vào đó cái đần độn ở đây đó là một mình bạn với tư cách là 1 player, bị ép phải chơi cả 2 routes- tuy 2 routes vẫn có các event có thể khác đi một chút nhưng phần lớn là nó có cảm giác trùng lặp quá mức cần ( repetitive ) kể từ khi map vẫn thế, không gian build và một mớ assets vẫn là như nhau. Cái điều kiện tiên quyết ở đây đó là Routes đầu tiên sẽ luôn có các side mission support người đi routes 2 nếu hoàn thành sẽ dc cộng điểm, để đến khi bạn chơi route 2 bạn sẽ thấy cái hiệu ứng kết quả được chơi ra tương ứng. Và các side mission này tính bonus theo thời gian tức là bạn cũng còn phải nhanh hay chậm hay trung bình. Chưa hết, yếu tố C&C ( choices consequence ) thể hiện ở 2 routes này ở chính performance của bạn vì nhân vật thì có 2 nhưng thanh máu lại của chung và chỉ có 1. Thanh máu trong này được tính là các điểm CRT với 1 lần ăn đạn thì bay mất 1 điểm. Tùy từng màn mà thanh CRT này có thể có 8 đến 10 điểm hoặc hơn nhưng bạn sẽ luôn bắt đầu với 3 điểm và số điểm còn lại được rải rác quanh màn hoặc làm objective, một lần ăn đạn là bay 1 điểm CRT. Đồng nghĩa với việc bạn chơi route 1 ăn hại bao nhiêu thì cái ăn hại này sẽ báo sang cả route 2 chứ không phải không.
Bạn có thể nói bản chất ý tưởng double routes này không phải tệ, ngược lại rất thông minh nhưng lại bị dumbdown đi một cách lố bịch vì không hiểu tại sao họ nghĩ được xa đến thế này rồi vẫn không dứt khoát được. Chẳng ai thích chơi cùng 1 màn chơi 2 lần để progress game cả. Bạn sẽ thấy cái concept 2 routes ở đây sẽ hay hơn rất nhiều nếu nó là coop – 2 bạn sẽ không chỉ progress game cùng nhau mà thậm chí vừa cạnh tranh score với nhau lẫn quyết định xem có muốn can thiệp support cho nhau trong nhiều tình huống hay không. Hãy nhớ đây là năm 2005 2006, nó vẫn được coi là giai đoạn mở đầu khi người ta bắt đầu nhận ra chơi Co Op có thể vui thế nào và Cavia thật sự nổ một phát súng hụt vào lúc này.
Yếu tố tactical ground chặt vào gameplay ở chỗ A.I giờ còn cheap hơn cả phần đầu khi phần lớn thời gian chúng auto aimbot bạn mỗi khi bạn thò đầu ra khỏi chỗ nấp hoặc chỉ để sơ hở chút. Đồng thời khác biệt với Jean Luc ở phần đầu, cơ chế thò người ra bắn giờ tối giản thành target trước một mục tiêu hoặc hồng tâm trên màn hình, press một lần bắn và nhân vật sẽ tự động triển khai animation. Nó tạo cảm giác nặng nề hơn trước bởi cái core gameplay giờ nó là bạn phải nhắm trước và thật chính xác kẻ địch, rình khi chúng đang thay đạn hoặc chậm chân để làm 1 phát cleanshot vào đầu, hoặc bắn chân tay chúng 2 lần để khiến chúng drop vũ khí và có thể bị bắt giữ ( Game cho phép hoàn thành cả màn chơi 1 cách Pacifist chỉ bằng bắt giữ ). Yếu tố pro như thường lệ vẫn là đặt vào tay và não bạn nhận biết nhanh các tình huống hoặc đơn cử là timing thật chuẩn hỏa lực cũng như điểm mù của kẻ địch rồi cleanshot. Equipment có thể hỗ trợ bạn như liệng lựu đạn triệt hạ đám đông, flashbang làm lóa chúng một lúc, và mỗi khi liệng thì bạn không cần thò hẳn người ra khỏi chỗ cover nên nó khá tiện lợi, song con số equipment giúp giải vây nhanh cho bạn thường chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Yếu tố giải đố kiểu như Winback 1 đã được tinh giản về đúng các thể loại như: dùng C4 thổi bay các cửa cứng để reveal room hay khu vực mới, bắn công tắc, tìm công tắc, mò đường trong bóng tối có hoặc không có Night Vision, gỡ bom etc… Sẽ có một số màn chơi không hề giải thích những cái này hoặc không giải thích side objective nên bạn cũng cần để ý. Hệ thống vũ khí và equipment cực kì đa dạng và cũng sát với thực tế thời đó hơn là kiểu tự biên như phần đầu. Lấy ví dụ như mặc dù trong phim cutscene thì bạn thấy phe khủng bố đứa nào cũng AK và RPG nhưng phần lớn thời gian ingame thì hàng nóng lại toàn là hàng của Mỹ và phương Tây ( và có đặt nhái tên đi vì vấn đề bản quyền ) ví dụ như khẩu Assault Rifle trong game là 1 khẩu M4A1 Holographic Mod Acog Sight với tactical laser ( lắp Holographic lên trước với dập luôn Acog Sight đằng sau để nhắm xa hơn ), khẩu SMG trong này lại là MP5 huyền thoại nhưng không gắn thêm gì, Pistol có hai khẩu M1911 giảm thanh ( trong game gọi là LB45 ) và khẩu FMN57 tức Five Seven quen thuộc, Sniper Rifle trong này có 2 khẩu là M401A và AWP, Shotgun thì có đủ từ M3 đến M4 Benelli, Spas12,… Rocket Launcher trong game là khẩu SMAW và Machinegun có khẩu M60E4 lẫn M249… Với equipment từ Grenade, Flashbang, C4 đặt sẵn,…
Yếu tố cốt lõi của game Arcade vẫn còn hiện hữu và thậm chí nó tạo thành độ khó tiêu chuẩn của game. Mỗi một màn chơi chỉ cho bạn một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành tất cả objective rồi qua màn, vấn đề là vì gameplay ground kiểu tactical thì đồng nghĩa với việc bạn không chỉ phải hạ kẻ địch thật nhanh nhất, cố bảo toàn điểm CRT, hoàn thành các nhiệm vụ, bắt giữ hoặc tiêu diệt nhiều kẻ địch, etc… Khá là nan giải và hóc búa hơn so với phần đầu. Yếu tố speedrun rõ rệt nhất ở game được thêm vào đó là đòn Melee không hề vô dụng như phần đầu nữa mà nó được thay bằng cơ chế takedown đẹp mắt ( không hoạt động với Bosses ) với việc chỉ cần bạn lại gần được kẻ địch 1 cự ly 1 mét là đủ để chìa tay ra, tóm lấy hắn thật nhanh và takedown, tước vũ khí cũng như bắt giữ. Nếu biết chơi đúng cách bạn thậm chí cũng có thể chỉ chơi onlytakedown cả màn được dù tôi không recommend kiểu này cho lắm do nó sẽ khó cực đại và vẫn có yếu tố may rủi nhất định nữa. Ngoài ra khi đấu Bosses thì thiết kế map lẫn đặt mục tiêu di chuyển cho Bosses đã khá hơn so với phần 1 ở chỗ giờ Boss cũng biết né, cũng có reflex, ít bị delay hơn và quan trọng nhất là chúng cũng aimbot không kém phần nữa. Bạn vẫn không thể di chuyển trong khi nhắm bắn nhưng lại có thể dogde liên tục tạo ra một kiểu chơi mới nếu biết cách đó là timing lẫn làm nhịp chuẩn thì bạn có thể Abuse 0,5 giây khung hình bất tử ( invincible frame ) của animation lộn Dogderoll. However tôi cũng không khuyến khích bạn làm trò đó đâu vì cái đó mất thời gian để thử với luyện mà tôi không nghĩ bạn muốn ném những sự cố gắng kiểu đó vào 1 game như thế này. Nhiều trận đấu Boss fight tốt ví dụ như Bosses di chuyển nhanh và thường xuyên chơi chất nổ để flush bạn ra khỏi chỗ nấp nghĩa là cứ sitting duck 1 chỗ nhiều không phải là giải pháp, chúng cũng có cả các kẻ địch minions đứng support luân phiên để pressing bạn tìm điểm mù và tận dụng các ô cửa sổ cơ hội tốt hơn, bạn dễ thấy game có khuyến khích thế nào khi cứ các stage có Bosses họ thường vứt cho bạn Machinegun hay Shotgun.
Cốt truyện game cũng rời khá xa phần đầu xong nó không quên làm rõ kẻ thù thật sự. Trong cả loạt series Winback này mặc dù bạn luôn nhập vai các anh hùng người Mẽo nhưng trớ trêu là kẻ thù thật sự trong game không ai khác cũng lại chính là người Mẽo và mớ bòng bong của họ. Nhóm khủng bố mới lần này có hai nhóm: một nhóm lính đặc nhiệm Mẽo làm phản tên là Black Hand ( họ tự xưng là một đội Black Ops bất mãn của chính phủ Mẽo và phương Tây) và nhóm lính đánh thuê Minutemen với nhiều thành phần khác nhau. 2 team này join nhau và Fk up nhiều căn cứ quân sự lẫn khủng bố các mục tiêu dân sự với mục tiêu là muốn trả đũa Mỹ và phương Tây, thông qua việc họ muốn lợi dụng thứ vũ khí Poseidon sử dụng công nghệ Hydro để chế tạo thành Bom nhiệt hạch – which thứ công nghệ Poseidon kia cho phép phản ứng nhiệt hạch có thể lấy luôn một nguồn năng lượng khổng lồ từ hơi nước và trong không khí nên mới có tên gọi là Project Poseidon. Những kẻ thủ phạm buôn bán vũ khí và hoạt động quân sự ngầm đội lốt nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong này không ai khác là Neo-Atlantic ( Đá xoáy NATO ). Và như thường lệ, một đội mới đặc nhiệm quân sự kiểu mới được thành lập để xử lý hết cái mớ bòng bong này gọi là CRT ( Crisis Response Team ) với 3 thành viên là Craig Contrell, Nick Bruno và Mia Cabrera. Nhiệm vụ rất đơn giản thôi, chặn đứng Blackhand và Minutemen cũng như không quên cho mấy thằng cha Neo-Atlantic một bài.
Nếu buộc phải đánh giá công bằng thì cốt truyện của Project Poseidon thẳng tuột và không hay như phần đầu. Kể cả khi Voice Acting có tốt hơn lên và thiết kế nhóm phản diện với các Bosses và trùm sò lãnh đạo trông nổi bật hẳn lên với thoại nhiều hơn một chút. Đặc biệt nhất là xét đến design Bosses thì họ vẫn giữ những cái sự lố bịch từ Winback 1 nhưng nhiều thứ được add vào tạo 1 cái phong cách chả giống ai ví dụ như Boss: Nate The Bomb lại tiếp tục là 1 phiên bản Bastardize của Fatman ở Metal Gears Solid 2 với việc hắn béo ỵ, di chuyển bằng giày trượt, cầm súng lục và rải C4 khắp nơi khắp chỗ. Bạn có tên Ozu là 1 gã Samurai cầm AK47 theo đúng nghĩa đen, bạn có ả Marrisa với mái tóc nhọn hoắt cầm đôi khẩu lục chạy chạy rỉa rỉa khá khó chịu… Tôi thậm chí ngạc nhiên là đám Bosses này vẫn có thể ” So Bad that it’s good ” khi bạn có thể thề là họ nhét cả tá ý tưởng của khỉ của nợ này vào Bosses mà vẫn khiến chúng trông thú vị và nổi bật. Craig có voice truyền cảm hơn dù không đẹp như Jean Luc của phần đầu. Hệ thống Double Routes cho 2 thành viên nên hiển nhiên là cả 3 protagonist đều có đủ đất diễn của mình trong suốt cả 30 màn dài ngoằng của Project Poseidon, nhưng cùng đừng nghĩ sâu sắc hay xa xôi ở đây vì nói thật nhé, tôi có thấy quý 2 gã Craig, Nick với nàng Mia một chút nhưng để mà bảo họ đáng nhớ hay gì thì chưa đến mức đó đâu. Cộng thêm phản diện thì cũng bấp bênh nữa, nhiều gã tôi cảm thấy có phần Chúa Hề trong design hơn. Và lại thì Winback 1 vẫn win chặt kèo về việc thiết kế mô tuýp và tạo ra động cơ cho các kẻ phản diện của nó vì dù Bosses của Winback 2 có rất nhiều cái tốt hơn như tôi nói ở trên, xong chúng giống những tên hạng xoàng vì sau khi beat chúng xòng phẳng ở các stage của chúng, bạn bắt giữ chúng chứ không để chúng die hay gì cả.
Và Winback 2 cho thấy nhiều vấn đề hơn phần đầu, Like rất là nhiều. Như tôi đã nói về vấn đề repetitive, Winback 2 có design map và layout khá ức chế hơn so với phần đầu và hiện tượng lặp Assets lẫn việc bạn phải nhìn một cái hành lang, một cái gờ tường, một sấp textures… Nhiều hơn 8 lần là thường xuyên như cơm bữa. Về cuối game họ cố gắng gỡ gạc bằng nhiều nhiệm vụ giải cứu con tin và nhiều nhiệm vụ gỡ bom hơn so với tìm công tắc để bắn hay tìm nguồn điện để kích hoạt etc… Thật sự thì lúc đó hơi muộn rồi. Kiểu chơi của Winback2 cũng có thể dựa vào Trials và Errors quá nhiều, dẫn đến vào một lúc nào đó bạn tự hỏi tại sao mình phải chịu đựng những thứ này ? Bosses Fight tốt nhưng again, để đến được với những màn Bosses Fight thì bạn vẫn phải mệt mỏi lết qua những cái Double Routes lê thê kia.
Về đồ họa thì so với phần đầu game thì Winback2 đúng là 1 sự nâng cấp đáng nể. Tuy nhiên với mặt bằng năm 2006 thì game thành bình thường rồi. Điểm cộng của tôi đối với game đó là game có biết optimize và làm đến tốt nhất với cấu hình máy. Tức là thay vì chỉ port game như tiêu chuẩn rồi tăng giảm cấu hình thì họ có thật sự ngồi điều chỉnh từng li từng tí hơn. Trước tiên thì game có 2 phiên bản là Xbox và PS2. Bản PS2 là tiêu chuẩn nhất với nền đồ họa 480i hỗ trợ 1 vài hiệu ứng, models lẫn assets súng ống đẹp và trông chất lượng kể cả khi nó vẫn bè bè khúc vuông. Họ có phải cắt 1 số hiệu ứng lightning và đổ bóng so với bản Xbox nên chất lượng màn chơi nhìn đôi khi bị wash out và nhạt lạnh hẳn. Ngược lại bản Xbox chạy 720p, họ thay hẳn models chất lượng cao với texture quần áo, giáp trụ nhìn sắc nét hơn, có hỗ trợ lightning và shader tốt hơn – rõ nét nhất là bạn thấy ánh sáng từ nguồn trong map nhìn tỏa ra luồng nhẹ thay vì như PS2 là trông giống như họ phải làm sẵn texture sáng màu đó rồi bake vào. Và quan trọng nhất là bản Xbox có backward compatible đồng nghĩa với việc bạn có thể khiến game chạy được trên cả Xbox360 lẫn Xbox One trở lên.
Âm nhạc và âm thanh cũng là 1 sự nâng cấp đáng kể so với Winback 1. Họ vẫn giữ cái tone campy và B style đó như ở phần 1 nên bạn hình dung OST của game sẽ là nhạc điện tử Techno pha với nhạc thính phòng. Hai nhà soạn nhạc chính của game là Takafumi Nishimura ( Initial D extreme stage, Nier ) và Hidehisa Nakazono ( Wild Heart, Dead Or Alive 6 ).
Tổng kết:
Thành thực mà nói thì dù chỉ mới có 2 phần game nhưng cái series này thú vị hơn mức bạn nghĩ đấy. Rõ ràng là nó có hồn và có style kể cả khi bạn thấy nhiều cái ideas của nó là Bastardize từ Metal Gears và nhiều game hành động cùng thời. Kể cả với việc là cha đẻ của nhiều cái ý tưởng unconvention cũng không tránh khỏi thực tế là game có những mặt thô kệch của nó cả phần 1 lẫn 2. Nếu biết chơi đúng cách thì kể cả tệ như phần 2 bạn vẫn có thể thấy rất vui vì nó cheesy và cái kiểu nhanh nhảu trong tất cả mọi hành động để pressing 1 phong cách chơi. Nếu bạn tìm thứ gì đó campy hay muốn chứng kiến cả cái genre cover shooting được sinh ra như nào thì Winback 1 là cái để nhắm đến nhất là với việc Koei Tecmo đã cho Re-release bản Nintendo64 gốc trên hệ thống E-shop của Nintendo để chơi trên Switch. Trong khi đó nếu bạn muốn chứng kiến cái style của game còn dị hơn đến thế nào kể cả với mớ flaws thì bạn chắc chắn muốn tìm đến phần 2 của game. Cũng không hẳn là quá khó để chơi kể từ khi phần 2 cũng backward compatible cực tốt trên hệ thống Xbox. Hoặc nếu bạn có máy PS2 thì good luck kiếm được copies của cả 2 phần.
HenryMason AKA Tranvietbach