Theo lời khuyên từ một số đồng chí cán bộ thì hôm nay tôi mạnh dạn mang đến cho bạn một vài series game ấn tượng mà tôi đã từng gặp trong cả một thời gian dài ngồi chơi game và tận hưởng. Một số đã không còn, một số vẫn tiếp tục nhưng tôi tin là bạn vẫn sẽ có những trải nghiệm nhất định với mỗi một series. Well, trong tương lai biết đâu được tôi sẽ lại nói về chúng. Bàn về các series nói chung và có thể tôi sẽ nói đến phần mình thích nhất, debate mạnh tay vào nhé, tôi không ngại lắm đâu bởi sẽ có một số series tôi sẽ không vote bản nào hay nhất mà để các bạn tự vote.
Không dài dòng nữa, vào đề thôi.
Echo Night series
Đến từ From Sofrware, game được thiết kế dưới dạng tương tác, phiêu lưu. Điều khiến Echo Night luôn được đánh giá vào hàng underated đó chính là cách mà story của game được chèo lái, twist và các yếu tố tư duy, suy nghĩ, với vô vàn endings khác nhau qua từng bản. Hệ thống puzzles trong game cũng có thể được xếp vào hàng chày cối với những ai thiếu kiên nhẫn. Yếu tố kinh dị được thể hiện theo phong cách tâm lý (Psychological) xen lẫn siêu linh (Supernatural). Giống với những cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ luôn bất ngờ trước những gì mình có thể khám phá.
Phiên bản hay nhất: đang đắn đo giữa Echo Night 1 và Echo Night: Beyond
Castlevania series
Không đủ trình để nhận mình là fan trung thành của dòng game, tôi chỉ đơn giản là cũng hứng thú và muốn học hỏi. Yes, tôi thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nhưng một lần tình cờ ngồi nghịch Castlevania: Aria of Sorrow rồi đến Dawn of Sorrow trên cái máy cục gạch và thế là ấn tượng từ đó. Ban đầu tôi học về Soma Cruz và về sau, tiếp tục chơi và tìm hiểu thêm và thế là đến với Gia Tộc Belmont khét tiếng của làng săn ma cà rồng. Bắt đầu tiếp với Leon Belmont thề nguyền sau khi phải hi sinh nàng Sarah yêu dấu của bản thân rằng sẽ săn đuổi những kẻ tự xưng là “Vampire” suốt đời và thế là dòng họ Belmont từ đó, nối gót cụ Leon quyết tâm đi quật và xiên từng đứa thuộc hạ cho đến chủ nhân Dracula khét tiếng. Rồi sau đó lại đến Curse of Darkness và theo chân Hector – một Devil Forgemaster cũng đi trả thù cho người yêu và bùm, tôi tiếp tục trúng tia sét với nàng Julia Laforeze. Không, thật đấy, cô ấy rất đẹp, đẹp đến mức vừa nhìn cô ấy tự nhiên nảy nòi ra bài thơ.
Rose are red
Violets are blue
Flowers bitch is daed
I salute new queen
Queen Laforeze
Julia’s rule
She is the one
Stealing my heart
Dark reign my soul
Unite we rule
You are the god
Aeris is daed
No one who care
Holy mother
Now is the time
Grude fill my heart
Unbreakable
Let me enlightened
Off this heaven
Now here i rise
Khó tin nhưng bản Castlevania này tôi mất khá nhiều thời gian so với các bản khác mà tôi chơi chỉ vì tôi ham hố cày cuốc level và cày Innocent Devils. Và cho dù mất cả tấn thời gian thế nhưng tôi vẫn không thể clear 100% game. Tôi dở tệ thật… D*mn it! Sau đó tôi tiếp tục cố gắng chơi tất cả những “Castlevania” mà mình tiếp tục chơi được như Simon’s Quest, Rondo of Blood đến Symphony of the Night (một trong những Castlevania được tranh cãi là hay nhất) và dĩ nhiên rồi cũng đến Lord of Shadow, game có một biên niên sử cực bi tráng và triền miên, tôi tin là nếu học đủ về nó chắc sẽ còn mất cả một giai đoạn cực dài nữa. Và thú thật thì tôi cũng chưa sờ tay được nhiều vào các bản Castlevania trên NDS hay kể cả là các phiên bản Gameboy của game, ngoại trừ Harmony of Dissonance. Và bây giờ bạn biết gì nào, tôi đang giúp đỡ anh chàng Cornell từ phiên bản Castlevania: Legacy of Darkness và Chúa biết được lần này tôi sẽ phiêu lưu vào gì và khám phá ra cái gì. Và đừng ai spoil gì nhé, please.
Phiên bản hay nhất: để các bạn tự vote thì hơn. Symphony of the Night nhiều người vote rồi nên tôi muốn nghe thử ý kiến của bạn. Còn tôi, tôi không biết mình phải vote cái gì nữa khi mà còn quá nhiều bản Castlevania tôi chưa sờ tay vào được.
D series
Và một bộ tuyệt phẩm bị lãng quên từ quá khứ. D series từ phiên bản D đầu tiên và trở thành cú hit, rồi đến Enemy Zero và D2 hơi thập cẩm chút và có theo trend nhưng vẫn tuyệt vời. Thậm chí D còn được xem là cult-like, mở đường và tạo ra nguồn cảm hứng để những tựa game tương tác và thậm chí cái âm hưởng kinh dị của nó vẫn lan tỏa. D ấn tượng người chơi bằng phong cách point and click, tương tác. Phong cách jump scare được sử dụng nhiều nhưng cực kì chi tiết và đa dạng, không hề bị lặp mô tuýp hay lặp đi lặp lại một kiểu (như thằng nào đó). So với mặt bằng chung những năm 1994-1995 khi trò chơi ra mắt thì từng phân đoạn FMV được thiết kế cực kì công phu, họ đã làm từng key frame bằng tay và cố gắng chuyển tải những chi tiết đến tốt nhất có thể với cấu hình của các máy console thời đó. Rồi đến Enemy Zero phá vỡ “vật lý” một chút và đưa người chơi đến với một trải nghiệm nỗi sợ dựa dẫm vào âm thanh hoàn toàn mới (bạn gần như không thể clear Enemy Zero hay kể cả là chơi được nó nếu không có mánh khóe hay thậm chí là thiếu mất phần âm thanh). D2 quyết định chơi lớn khi chạy theo trào lưu survivor horror nhưng kết hợp nó với một dạng semi-open world có yếu tố RPG rồi cày cuốc, tương tác ở một số khúc vẫn được giữ nguyên và thậm chí là sử dụng nhiều FMV hơn để thay cho phong cách dựng hội thoại truyền thống, cuốn người chơi đến với một thế giới rộng lớn hơn để khám phá mặc dù combat vẫn có thể thô cứng, song nó vẫn thật sự là những thử thách cho những ai ưa thích lối chơi guncon. Để nói về cốt truyện của D series thật sự là gì thì well, mỗi phần đều có một dạng cốt truyện riêng và mô tuýp riêng (và nó không hề lặp nhau cũng như có một mối liên kết kì lạ nào khác chỉ đúng với một Laura cùng tên và khác họ), Laura tồn tại ở từng phần nhưng giả thiết được đưa ra và ngồi bàn luận trên fanbase chung của game khá là lằng nhằng rối rắm. Vì Laura là nữ mà nhỉ? Cho nên giả thiết là các Laura liên kết với nhau như là một dạng họ hàng, mẹ con hoặc thậm chí là bà cháu, cụ chắt (khá buồn cười đúng không? nhưng fanbase luôn là một nơi như vậy, nơi họ nghĩ ra ty tỷ thứ mà chẳng ai có thể ngờ đến).
D series quả thực là một series đến từ những con người tâm huyết và tài năng, như bạn thấy ở mỗi một bản D khác nhau, bạn sẽ luôn có những trải nghiệm mới lạ, cách thiết kế và kể chuyện có chiều sâu, theo tôi nghĩ nếu như người ta nhận ra giá trị của D thì có lẽ vũ trụ của nó đã không phải kết thúc sớm như vậy và Kenji Eno đã có thể mang đến thêm nhiều D hơn nữa trước khi WARP chịu chung số phận với SEGA và chúng ta lại vĩnh viễn mất đi một anh tài tuyệt vời.
Và lại thêm một ước mơ dang dở rằng một ngày nào đó, Laura sẽ lại cùng D quay trở lại và làm khuynh đảo cả thế giới thêm một lần nữa.
Phiên bản hay nhất: tôi mạnh dạn vote D2 bởi vì tính tôi vốn chơi survivor horror khá nhiều nên khi thấy cách mà D2 đã làm và mix style này với nhiều thứ khác, trải nghiệm là khá tuyệt vời và giá trị chơi lại cũng khá tốt chứ không hẳn là không có.
Half Life series
Ok, where is my f***ing number 3?
Như bao thằng trẻ trâu thì tuổi thơ được trải nghiệm Half Life và dĩ nhiên, tôi đã phạm thượng. Chơi đến khi chuẩn bị vào Xen thì đã gian lận với God Mode, Noclip,… don’t blame me, tôi dám cá bất cứ ai chơi Half Life đều thử nghịch mấy cái này ít nhất là một lần, còn nếu ko thì… who care.
Rồi sau đó tiếp tục với Half Life 2 rồi đến Episode 1 và Episode 2. Và cho đến bây giờ thề có Chúa là tại sao Gordon lại không chịu mở mồm nói bất cứ một cái gì suốt thế này, seriously tôi nghĩ họ nên sửa lore và cho Gordon bị “câm” bẩm sinh vì tất cả chúng ta đều chẳng bao giờ có thể biết được voice của gã này sẽ ra sao hay ít nhất nói một cái gì đó để chúng ta có thể nhìn và xem xét. Tôi nhớ lại mình đã từng ngồi đau đầu với những cái giải đố tìm đường hack não và cảm thấy nhức nhối thế nào, cho dù chỉ là cố đi thăng bằng trên một cái thanh chắn chết tiệt cùng cái camera, khẩu Glock và hai cánh tay đang giữ súng. Ngắm nhìn lũ Headcrap với cái dáng đi rồi rình rập trong bóng tối của những ống thông hơi chỉ để chực chờ vồ lấy bạn. Những tay lính xấu số vô tình mắc phải lưỡi của cái thứ trên trần nhà và rồi phập lên phập lên cho đến khi từng cái xương xẩu và thịt rơi lốp bốp xuống… ah nhớ ra rồi, Barnacle.
Cũng chưa tiến hóa đến độ trở thành fan hardcore của game, vẫn còn khá nhiều thứ khác để tôi học và khám phá, ví dụ nếu Barney từ Blue Shift có thể mở mồm thì tại sao Gordon lại không thể? Hay chuyện gì sẽ xảy đến với Adrian Sheppard, G-man là thằng quái nào? Hay cỡ đồ lót của Alyx.
Twisted Metal series
Thừa nhận đi, joke của Twisted Metal là cực kì thâm và sẽ còn kéo dài dài mãi.
Why did the clown gunner get run over? Sweettooth didn’t find him very gunny.
How did Crimson Fury lose a race? Because point blank right in the face!
Why did the Death Warrant driver switch over to Road Kill when he died? Because his death warranty expired.
Why did the Road Boat driver pick up Kamikaze in a race and drive off an edge? His jealousy drove him to Kamikaze.
Why did the Darkside user feel unwelcome in Sun Springs? There isn’t a single darkside...
Krista wanted to become a star, so she became one.
Now she’s the sun!
Dark Tooth: But Wait! What’s this? Inside the giant head you see the shriveled figure of an old man! “Heads up you freak!” The Senile fool Screams.
Lại là một tuổi thơ điên loạn khác khi mà chúng ta tham gia những “Death Race” ở một mức độ còn mất trí hơn bao giờ hết. Ở thời đỉnh cao, Twisted Metal phân chia thiên hạ với dòng Vigilante 8 cho đến khi thể loại đua xe bắn giết bắt đầu “mất độ nóng”. Nhiệm vụ của bạn trong game rất cơ bản, bạn lựa chọn cho mình một quái xế và một chiếc xe ngầu lòi, tham gia vào giải đấu “Twisted Metal” và sử dụng tất cả mọi loại vũ khí mà bạn có thể có, tiêu diệt hết tất cả những kẻ khác cho đến khi bạn là Last Man Standing. Có hẳn cả các mode chơi ấn tượng từ campaign và các free mode, team based cho đến solo. Với các fan đã gắn bó với game từ những phiên bản đầu tiên thì đều không bao giờ có thể quên được gương mặt bệnh hoạn của Sweet Tooth cùng cái lối dark và black humor ẩn sâu trong game. Kể cả cái lối dẫn dắt chính xuyên suốt các phần game mà bạn nhận được, đều joke mạnh mẽ đến cái gọi là “điều ước” mà con người thường ảo tưởng tin vào và kết cục sau cùng, điều ước trở thành sự thật nhưng lại thường theo một cái nghĩa mà chẳng hề tốt lành cho lắm. Cùng với phong cách nhạc Metal điên loạn, xin chúc mừng, bạn sẽ sớm có những quả đầu chất chơi, mohawk chẳng hạn và tham gia vào một bữa tiệc để đời (cười điên dại).
Terminal Reality’s Universe (From Nocturne to Bloodrayne)
Đây không phải là một series, đây là cả một chùm vũ trụ của một trong những studio đại tài cuối 9x đầu 2k. Nhắc đến Terminal Reality thì chắc chắn không một ai có thể quên được cô nàng Bloodrayne khét tiếng một thời. Điều mà ít ai nghĩ rằng Bloodrayne cũng chỉ là một phần của một vũ trụ còn rộng lớn hơn, nằm gọn trong một phần tưởng tượng mà tôi tin là Terminal Reality có thể hướng đến. Nocturne mở màn cho vũ trụ đó rồi đến Blair Witch Project liên kết chặt chẽ và Boom, Bloodrayne ra đời và nối tiếp vũ trụ này – một vũ trụ máu kinh điển.
Cả ba series hiện tại đều chia sẻ chung một timeline, mỗi cái đều sẽ xuất hiện hay được nhắc ngầm đến ở cái còn lại rồi liên kết tạo thành một mạch tổng quan chung (ví dụ như Nocturne và Blaire Witch xảy ra đồng thời và cùng lúc, Bloodrayne diễn ra chỉ một thời gian sau Nocturne. Lore chung của Nocturne gần như đã miêu tả tỉ mỉ những cái sẵn có và Bloodrayne cùng BlairWitch tập trung đi sâu vào từng cái cụ thể riêng biệt). Đây có thể được xem như là thời kì hoàng kim nhất của Terminal Reality, tạo được một fanbase mạnh mẽ, phong cách và concept thậm chí là có vẻ được đầu tư tỉ mỉ và trau chuốt nhất. Về sau này tôi thật sự không hiểu nổi chuyện quái gì xảy ra với Terminal Reality khi họ đi xuống và tụt dốc không phanh, game của họ làm ra toàn bị chê trách không cứu nổi, họ cũng gần như chẳng còn mấy tham vọng để hồi sinh hay tiếp tục những huyền thoại đình đám của bản thân. Họ cứ thế chìm nghỉm cho đến khi chính thức phá sản và từ giã tất cả vào năm 2013. Và bỏ lại giấc mơ dang dở rằng một ngày nào đó, vũ trụ này sẽ chính thức được hồi sinh hay tiếp tục.
Def Jam series
Hầm hố một tí chắc không chết ai nhỉ?
Get over here niggy! WE’RE GOING TO… PARTAY… BABEY!!
Wazzup Dogg? Yo Lil’Nigg!
Bạn đã tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các lão đại ở “Def Jam” được huấn luyện rồi trở thành võ sĩ chuyên nghiệp với sức mạnh vượt quá cả những thứ bạn biết như Kung Fu, Kick Boxing, Wrestling hay kể cả là MMA chưa? Xin chào mừng đến với Def Jam nơi mà bạn sẽ có câu trả lời ngay tức khắc. Điều khiến Def Jam chưa bao giờ hết hot luôn là những track nhạc đậm chất Hip Hop huyền thoại và một cái vibe đúng chất của các anh tài từ Ludacris, Methodman, Busta Rhymes, Xzibit, “Puff Daddy” Sean Combs, Sean Paul, Redman, DMX… Trải dài xuyên suốt các phiên bản game từ Def Jam Vendetta cho đến Def Jam 2007.
Well làm qua trước một track nhạc đã chứ nhỉ? Tạm thời để tên ở đây đã (chơi Def Jam mà không được nghe nhạc của nó là một tội ác!).
- Dabo – It’s My Turn (Fight!)
- DMX – Party Up
- Keith Murray – Yeah Yeah You Know It
- C-N-N feat. M.O.P. – Stompdash
- N.O.R.E. – Nothin
- WC feat. Snoop Dogg – The Streets
- Comp – Do Sumthin
- Ludacris – Saturday
- Scarface – In Cold Blood
- Christina Milian Feat. Ja Rule – Get Away
- Method Man – Uh Huh!
- Keith Murray – Oh My Goodness
- Redman – Smash Sumthin
- Comp – Stick Em
- Joe Budden – Focus
- Method Man – Bring the Pain
- Onyx – Throw Ya Gunz
- Public Enemy – Fight the Power
- DMX – X Gon’ Give It to Ya
- Def Jam – Outro
- Method Man, Redman – America’s Most
- C-N-N – Anything Goes
- Pastor Troy – Are we Cuttin’
- OutKast – Bust
- Comp – Comp
- Freeway – Flipside
- Comp – Get into it
- Bless – Get it now
- Redman – Let’s Get Dirty
- Shawnna – Let’s G
- Ric-A-Che – Lil’ Bro
- Busta Rhymes – Make It Hurt
- LL Cool J – Mama Said Knock You Out
- Sticky Fingaz – Man Up
- Xzibit – Mother Mother
- Public Enemy – Move!
- Big Daddy Kane – Nuff Respect
- Ice-T – O.G. Original Gangster
- Volume 10 – PistolGrip-Pump
- Joe Budden – Pop Off
- Ultramagnetic MC’s – Poppa Large
- Beezle feat. Bonecrusher – See about ya
- Bless – Sieze the Day
- Fat Joe – Take a Look at My Life
- Joe Budden – Walk With Me
- Deuce, Dub and the Junkyard Gang – We Gon Hit Em
- Method Man – What’s Happenin’
- C-N-N – Yes Sir
Về lối chơi Def Jam cơ bản là fight tự do, có cả các mode cho bạn lựa chọn và quyết định thể thức đấu. Các class cơ bản giúp bạn quyết định style đánh đấm của bản thân ví dụ như Wrestling (đòn ôm và vật là cực mạnh), Submission (ôm và khóa đối thủ buộc chúng phải xin thua đầy nhục nhã), Kick Boxing (combo đấm đá song hành kĩ thuật), Martial Arts (võ thuật điêu luyện cho phép thực hiện cả những kĩ thuật khó tin nhất nhằm triệt hạ đối thủ), Street Fighting (tung đòn cực mạnh gây những tổn thương nghiêm trọng lên đối thủ)… Mỗi cái đều có những đòn và thế mạnh riêng và cho phép bạn khai phá chúng đến tối đa. Cốt truyện game xoay quanh D-Mob và băng đảng của mình (thủ vai bởi Christopher Judge – Kratos mới của chúng ta hiện tại, khó tin đúng không?). D-Mob dĩ nhiên phạm nhiều sai lầm, từ những biến cố của bản Vendetta cho đến cả War với băng đảng của Crow (thủ vai bởi papa Snoop Dogg) rồi đến phiên bản Def Jam Icon – khởi đầu của thời đại mới với một dàn các siêu sao mới như T.I, Bun B , Young Jeezy… Def Jam Vendetta và Def Jam Fight for NY là hai phiên bản đỉnh cao nhất mà dòng game đạt được. Def Jam Icon thì đã đi xuống kha khá so với hai người đàn anh.
The House of The Dead series
Cũng là một phần tuổi thơ những ngày còn lên Vincom, bỏ 20k cho 10 xèng và nướng vào game này ở máy Arcade. Sau này tiếp tục lớn lên và học hỏi thì mới biết là The House of The Dead cũng có một cốt truyện đàng hoàng chứ không đơn thuần chỉ là một game Rail-Arcade Shooter. Cốt truyện có thể chưa phải là đột phá hay vẫn chỉ giới hạn đối với một game Arcade thế nhưng cũng phải thừa nhận là, nó vẫn khiến tôi tò mò muốn biết rằng kể từ sau vụ Curien, rồi đến Goldman rồi dây dưa rau má đến khi cả thế giới tận thế trong The House of The Dead 3. Vẫn không ai chắc chắn được bao giờ thì cái series này sẽ thật sự end.
Alone in the Dark series
Và giờ chúng ta lại quay trở lại với thám tử Edward Carnby đại tài. Alone in the Dark được xem là all father của cả thể loại Survival Horror khi ra mắt lần đầu vào năm 1992, khai phá cả một thể loại lẫn những mechanic tương tác kinh điển để Resident Evil có thể kế thừa những tinh hoa của nó và tái cấu trúc lại, đưa Survival Horror lên đỉnh cao huy hoàng của cả một thời kì.
Alone in the Dark được đánh giá là một trong những cái tên vang dội nhất của cả làng kinh dị, nó cũng đặt ra các tiêu chuẩn cũng như các settings trong thế giới game, ví như phong cách Lovecraftians, Cthulhu Mythos cho đến cả phong cách ma ám tâm linh của những câu chuyện thần thoại, những câu chuyện viễn tưởng tâm linh kiểu cách. Thám tử Edward Carnby cũng trở thành một trong những cái tên tiêu biểu cũng như thay đổi xuyên suốt từng thời kì, với một cuộc đời đầy bất ổn, drama không kém cạnh gì những nhân vật nổi tiếng khác trong làng game. Nỗi đau lớn nhất của Alone in the Dark có lẽ là nó đã để mất một kỉ nguyên cho Resident Evil, đánh mất ngôi vương vào tay kẻ thức thời, quay trở lại đầy vinh quang song cũng không thể đòi lại được những giá trị đã bị đánh mất với The New Nightmare. Đến phiên bản Alone in the Dark 5 dành cho PS2 và Xbox cũng bị cancelled. Rồi từ từ đi xuống và lụi tàn theo Alone in the Dark 2008, tiếp tục bị hủy mất phiên bản Remake năm 2013, biến đổi thành những cái dở hơi như Alone in the Dark: Ilumination. Tuy nhiên hi vọng chưa dập tắt đối với vị cha già vĩ đại của Survival Horror khi mới đây, THQ Nordic đã chính thức mua lại bản quyền thương hiệu từ tay của ATARI và chắc chắn rằng trong tương lai không xa xôi bạn sẽ lại được gặp lại Alone in the Dark với một diện mạo mới và chắc chắn sẽ quay trở về để tìm lại những giá trị năm xưa vốn có của nó.
Phiên bản hay nhất: không vote được vì phân vân giữa Alone in the Dark 2: Jack is back và Alone in the Dark: The New Nightmare.
Overblood series
Đến từ Riverhillsoft và là một trong những đứa con tinh thần được dìu dắt và uốn nắn bởi huyền thoại Akihiro Hino (Dark Cloud, Rogue Galaxy, Ni no Ku ni…). Là hậu duệ của Doctor Hauzer và cùng đi tiên phong với nó trong việc cách tân và tạo ra những chuẩn mực cho dòng Survival Horror nói chung, đặc biệt là trong cách thiết lập không gian và đồ họa (cả Doctor Hauzer và Overblood là những trò chơi đầu tiên kiến tạo thành công không gian 3D thực hoàn toàn – khác với phong cách phông background 2D vốn có).
Khi mới ra mắt thì Overblood nhận được khá nhiều đánh giá hỗn hợp, cả tích cực lẫn tiêu cực đến từ nhiều phía. Một số cho rằng tiết tấu game khá chậm và mechanic so với bố cục của Survival Horror khá tẻ nhạt nhưng tôi lại thấy việc game đặt nặng vào yếu tố puzzles hơn combat là tạm ổn. Story vẫn có thể lôi cuốn người chơi bằng vô vàn plot twist cũng như fictions của lore. Nếu buộc phải nói thì Overblood nó nghiêng về một khía cạnh tâm lý và thần kinh học hơn so với phong cách hành động chiến đấu cho nên những so sánh về nó với Resident Evil thời đó hoàn toàn là sai lầm. Overblood chia sẻ chung một kiểu genre nhất định với cha của nó là Doctor Hauzer chứ mang Resident Evil ra để so sánh theo lối critic của IGN thời đó quá là một sai lầm. Overblood trở nên bị underated khá nhiều về mặt bằng kĩ thuật chung nhưng về story, concept và cách khai thác thì không thua kém gì các siêu phẩm. Overblood 2 đẩy mọi chuyện lên cao trào và đi xa hơn chút, bắt đầu thêm thắt các yếu tố hành động nhiều hơn và cân bằng lại mechanic, song vẫn vướng phải những chỉ trích và đánh giá khắt khe tương đương với phần 1 song cả hai tựa game vẫn vươn lên và có chỗ đứng của nó trong những huyền thoại Survivor Horror. Điều đáng buồn là đã rất rất lâu rồi, series bị chìm vào quên lãng và tôi cũng không biết được rằng liệu sau này game có bao giờ được remake hay ít nhất là remaster không.
Shadow Heart series
Và một huyền thoại bị lãng quên của làng JRPG, trải từ Koudelka cho đến Shadow Hearts 1 rồi Shadow Hearts: Convenant và Shadow Hearts: From the New World của Sacnoth Studio (về sau đổi tên thành Nautilus). Ban đầu Shadow Heart được đánh giá là sẽ đi theo lối truyền thống của prequel Koudelka đó là sẽ thành công lấp đi khoảng cách giữa JRPG và Survivor Horror cho đến khi những tranh cãi sớm nổ ra trong nội bộ của studio liên quan đến việc kiến tạo những tựa game này theo phong cách nào. Có vẻ như phần thắng đã thuộc về RPG nhiều hơn và kết quả là Koudelka mang phong cách combat nặng về JRPG turn-based trong khi concept, thiết kế hay kể cả là lore vẫn giữ đậm chất yếu tố kinh dị tâm linh truyền thống (Supernatural Horror). Cho dù vậy Koudelka vẫn vượt qua và được xem là một trong những tựa game kì lạ nhất nhưng cũng ấn tượng nhất của kỉ nguyên PS1. Sang đến Shadow Heart, trò chơi quyết định càng ngày càng lược bỏ bớt các yếu tố horror dần dần cho đến khi biến mất hẳn hoàn toàn để chạy theo một phong cách JRPG (vì thế nên game thường bị phê phán là “copycat” Legend of the Dragoon). Sở dĩ mọi thứ ấn tượng và đẹp đẽ nhất đã nằm ở Koudelka và Shadow Heart 1, với lối đồ họa có hơi hướng của trường phái dã thú và lập thể, tạo hình của những con quái vật luôn khiến người ta phải có một cái nhìn trừu tượng trước vẻ kì dị cũng như ý nghĩa ẩn dụ sâu bên trong chúng (tôi tin một số thiết kế có học hỏi từ họa sĩ Francis Bacon), lối cách tân kiểu bóng tối và kiến trúc Gothic đúng chuẩn thậm chí là giao thoa văn hóa giữa Đông và Tây, đến mức bạn phải tự hỏi nếu như ban đầu dòng game giữ vững quyết tâm đi theo hướng “kinh dị – trừu tượng” thì sẽ ra sao. Còn đối với hai bản Shadow Heart về sau, gameplay đã được dần dần cách tân lên thế nhưng cái cảm xúc, cái ấn tượng về sự trừu tượng và phong cách của game lại biến mất và thay đổi dần dần khiến Shadow Heart càng ngày càng trở thành một tựa JRPG typical khá nhiều. Và dĩ nhiên thì dòng series này cũng đã bị bỏ ngỏ khá lâu rồi và công ty của nó cũng đã chính thức đóng cửa vào năm 2009 nên… một hi vọng về một Shadow Heart tiếp theo vẫn còn là khá mong manh.
Phiên bản hay nhất: theo ý kiến chủ quan của tôi thì có lẽ vẫn là Koudelka và Shadow Heart 1.
Max Payne series
Và huyền thoại đã khai sinh ra phong cách Bullet Time (tôi sẽ không count Max Payne của Marky Mark Wahlberg đâu nhé). Từ khi còn nghịch Max Payne 1 và Max Payne 2: The Fall of Max Payne ở ngoài quán net. Cho đến khi được sờ tay vào Max Payne 3 và sự điên loạn lại càng đẩy lên gấp bội, Max đến và quẩy tung cả Rio De Janeiro rồi tự nhiên cạo trọc đầu suýt làm tôi lú lẫn giữa hình ảnh anh ấy với Sam “mada faka” Fisher trong Splinter Cell: Double Agent.
Max đã cho tôi thấy rất là hay: mỗi khi dính đạn, trọng thương đang lờ đờ thì cứ nốc cả lọ Painkiller vào mồm thì bạn auto không làm sao đâu.
Panzer Dragoon series
Tôi dám nói đây là một huyền thoại đánh mất của Sega. Kids, hãy để ta kể các con nghe, trước khi các con bị tiêm nhiễm và đầu độc bởi How To Train Your Dragon. Các con đã từng có một kiệt tác như thế nào.
Những quái thú rồng hùng mạnh trong truyền thuyết nay chia sẻ chung các mối liên kết chặt chẽ với những “kẻ được chọn” – cùng nhau để làm thay đổi định mệnh của cả thế giới, cứu lấy nó và những gì tinh túy nhất. Panzer Dragoon ban đầu sinh ra vốn chỉ xoay quanh lối chơi Rail Shooter là chủ yếu với việc bạn điều khiển chú rồng cùng những đòn đánh cơ bản, bay lượn vòng để né đòn hoặc tìm một góc hiểm cho việc tấn công. Rồi từ từ sang đến các bản Panzer Dragoon tiếp theo và rồi đến đỉnh cao của thập kỉ đó với game chính là Panzer Dragoon Saga. Một thế giới rộng mở hoàn toàn mới, môi trường full 3D hoàn toàn, một cơ chế gameplay được đánh giá là sáng tạo và hoàn toàn mới lạ vào thời điểm đó. Bạn và chú rồng của mình phiêu lưu qua các vùng đất, chiến đấu với các sinh vật và kẻ thù, trải nghiệm những câu chuyện đầy đột phá được thiết kế có chiều sâu – Dark Fantasy với một sấp low-key meaning đủ để xoay vòng bạn trong từng câu thoại, từng đoạn cut scene được làm tỉ mỉ. Và biết gì nào? Họ đã kiến tạo cả một thế giới như vậy trong những năm 9x chỉ để cho máy Sega Saturn lúc đó. Và như thường lệ, Panzer Dragoon Saga cũng lại tiếp tục mở ra những tranh cãi vào thời điểm đó, tiêu biểu như câu chuyện tình của Azel và Edge, một câu chuyện tình đầy cảm xúc cũng như nước mắt hiếm hoi mà thật sự có ai đó hiểu và nắm bắt được nó, truyền tải nó qua những chi tiết đẹp nhất.
“I think the love story in Panzer Dragoon Saga was one of the first love stories in a video game that was deeper than ‘Sorry Mario, the princess is in another castle.’” —Saga tester and text editor Chris Lucich.
Và dĩ nhiên, vì ra mắt vào thời điểm năm 1998 khi mà Sega Saturn đã cận kề khai tử cho Sega Dreamcast lên ngôi cho nên số lượng game được làm ra và bán là cực kì có hạn. Nếu như bạn sở hữu một bản physical copy của game cho dù là Japan hay US, EU thì cũng cực kì là quý giá và có thể được xem như là một kho báu. Panzer Dragoon Saga còn luôn được tranh cãi có nên là một trong những tựa game “xuất sắc nhất mọi thời đại” từng được làm ra hay không.
Một niềm tin có lẽ vẫn mở ra trước mắt cả dòng Panzer Dragoon nói chung kể từ sau phiên bản Orta gần nhất ra mắt trên Xbox năm 2002 khi có tin đồn rằng SEGA sẽ lại mở ra cánh cửa mới cho game có thể quay trở lại và chắc chắn rằng một ngày nào đó, bạn sẽ lại cưỡi những chú rồng hùng mạnh và cùng nhau phiêu lưu qua những câu chuyện, những vùng đất của sự khám phá và trải nghiệm.
Tecmo Deception series
Và một trong những đứa con cả của Tecmo và đến từ chính Makoto Shibata – cha đẻ của Fatal Frame khét tiếng. Deception series đã đưa người chơi xuyên suốt từng thời kì đến với phong cách ranh ma và xảo quyệt kiểu mới. Bạn thay vì chiến đấu bằng gươm kiếm hay súng ống thì giờ sẽ ma mãnh hơn một chút. Cả sân chơi là của bạn, bạn tự do đặt các loại bẫy mồi hoàn hảo hay sử dụng ma thuật để thao túng nạn nhân, dụ chúng chui vào cái bẫy của bạn. Giết chúng, đày đọa chúng hay đoạt hồn chúng kể cả là tận dụng chúng như những nguồn tài nguyên cho nhiều việc khác là tùy lựa chọn của bạn. Ở mỗi một phần xuyên suốt series thì cơ chế cũng dần thay đổi theo thời gian cũng như mục đích. Cái hay khi chơi dòng Deception đó là nó khiến bạn tư duy cũng như mưu mô, tính toán các khả năng như một trận đánh cờ, chỉ khác ở chỗ bây giờ bạn phải tìm cách bắt bằng được mục tiêu của mình thay vì quân cờ. Series này tôi cũng rất trông chờ là sẽ lại tiếp tục trong thời gian không xa. Phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 1995-1996 cho PS1 và gần đây nhất của nó là The Nightmare Princess ra mắt vào tháng 3 năm 2014-2015 cho PS3, PS4 và Vita nên có thể bạn sẽ muốn xem thử nếu thích. Tôi cực kì gợi ý.
Phiên bản hay nhất thì tôi chưa dám vote bởi tôi chưa biết series game đã ra sao kể từ sau phiên bản Trapt trên PS2.
Bioshock series
Và một trong những huyền thoại của làng game, mang người chơi đến với thế giới viễn tưởng của thời đại cũ. Với Bioshock 1 và 2, bạn trải nghiệm sự điên loạn và tha hóa của thành phố Rapture dưới đáy đại dương, hợp chất kích thích Adam cho con người sở hữu những sức mạnh phi thường – rồi khám phá ra những góc tối của chính nơi này, sự thật về bản thân và đối mặt với nó ở Bioshock 1 cho đến hành trình đi tìm kiếm quá khứ và cô con gái ở Bioshock 2 và rồi… boom, sang Bioshock Infinite mọi chuyện còn đẩy lên một tầm cao mới của sự hack não và điên rồ cùng cha con Booker và Elizabeth Dewitt. Não tôi khá là tàn tạ sau Bioshock Infinite và thuyết không gian thời gian của nó, cùng với những sự thay đổi chóng mặt khác. Và giờ não tôi nó lại đang… đang… đang… Âm thanh kì lạ gì thế nhỉ ?
Will the circle… Be unbroken
By and by… By and by
There’re a better… home awaiting
In the sky… In the sky
…
Phiên bản hay nhất: để các ông tự vote và debate vì dường như những cuộc tranh cãi về game chưa bao giờ dừng lại.
Parasite Eve
Dành tặng Terry Beller, anh bạn yêu Aya Brea say đắm mà tôi mới quen cùng những Fetish kì lạ của anh ấy =)))
Parasite Eve khởi nguồn từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Hideaki Sena và rồi được chuyển thể thành manga và game. Dĩ nhiên nhắc đến những phiên bản video game thì nhiều người sẽ biết đến hơn. Parasite Eve lần đầu tiên ra mắt thế giới vào năm 1998 và làm khuynh đảo cộng đồng game về một style Survival horror lai JRPG của riêng nó. Combat trong Parasite Eve tạo ra ấn tượng riêng với tiết tấu vừa phải với một thanh Active Time Bar riêng, cho phép player tung ra các hành động hay đòn tấn công với hệ thống biểu đồ cầu biểu diễn tầm đánh và các thông số có liên quan. Phối hợp giữa vũ khí hỏa lực thông thường và những khả năng đặc biệt của bản thân gọi là PE ( Parasite Energy ). ( cơ chế active time bar của Parasite Eve tương đương với cơ chế combat của Vagrant Story ). Về sau sang Parasite Eve 2, cơ chế combat đã lược dần các yếu tố thông số hơn so với phần đầu và đẩy mạnh các yếu tố hành động lai Survival horror hơn, tạo cho người chơi cảm giác combat đã hơn. Sang đến Third Birthday thì game đẩy mọi thứ lên một cái đỉnh mới từ cốt truyện, main settings cũng như hệ thống combat với một cơ chế Overdive hoàn toàn mới và dĩ nhiên, nhận được khá nhiều tranh cãi từ critic cho đến fanbase nói chung.
Parasite eve đã sản sinh ra một trong những ” Waifu ” ưa thích của rất nhiều người là Aya Brea và qua từng phần, cô gái của chúng ta trở nên quyến rũ hơn từng ngày và bàn tay của Tetsuya Nomura… hm… He make her SMOKIN !!!
Why’s my pepe feel so hot ?
Onimusha series
Ah… Kho báu của CAPCOM, huyền thoại về hình ảnh các chiến binh samurai trong thời Sengoku với phong cách giả tưởng. Và các quý cô lại chết lên chết xuống với Takeshi Kaneshiro ( Kim Thành Vũ )
Onimusha tiền thân vốn chỉ là một ý tưởng về Sengoku Biohazard nhưng thành công vang dội và những quyết định đúng đắn trong phương hướng phát triển đã khiến Onimusha trở thành một tượng đài không thể bị phai nhòa. Pick thanh gươm của bạn lên, tập trung cao độ, căn đường kiếm và … Issen tất cả. Chưa tính đến cốt truyện, cách thiết kế và tưởng tượng thông qua những cảm hứng từ thời kì Sengoku của Nhật Bản khi Nobunaga Oda xưng vương càn quét nước Nhật. Gameplay cách tân thể loại Hack and Slash vào thời kì đó và thậm chí là phân chia thiên hạ với người em sinh sau Devil May Cry. Đây là những năm tháng không thể nào quên và để tưởng nhớ Noboru Sugimura đại tài người đã thổi một chút tài năng của mình vào những câu chuyện của Resident Evil và Onimusha…Qua từng phiên bản, mọi trải nghiệm càng ngày càng được nâng dần lên kể cả cho đến khi game nhiễm nặng RPG nhiều hơn với Onimusha: Dawm of Dreams, Samanosuke Akechi sau bao nhiêu năm đã bị thay đổi gương mặt và không còn chút bóng dáng nào của Kim Thành Vũ nữa. Và rồi giấc mơ tạm thời dừng lại cho đến gần đây khi phiên bản Remastered của Warlord ra mắt, lại khơi dậy thêm những hi vọng mới cho series này. Và giờ trong đầu tôi lại là cảnh Hideyasu Soki ra đi đầy sướt mướt, Akane thì khóc lóc đau đớn, những cánh hoa đào tiếp tục rơi… Ayumi Hamasaki tức Rebecca Chambers sát thêm muối vào nỗi đau với bài Rainy Day… Darn it !!
Phiên bản hay nhất: Dù biết cái bóng của Onimusha 3: Demon Siege là khá lớn thế nhưng tôi vẫn muốn mạnh dạn cho Dawn Of Dream một cơ hội.
Front Mission series
Làm tí Robot và chiến tranh chứ nhỉ ?
Front Mission tự tạo cho mình một phong cách riêng với một vũ trụ wanzer ấn tượng, qua đó vẽ lên một thế giới chiến tranh và hỗn loạn, gửi gắm những giá trị và triết lý qua từng câu chuyện. Series không cố tập trung khắc họa những hình ảnh người hùng lý tưởng, bộc phát hay tự phong mà thay vào đó, nó cho phép bạn trải nghiệm những câu chuyện từ nhiều phía và giúp hình thành các góc nhìn khác nhau. Nó cố gắng tìm cách để bóc trần bộ mặt của chiến tranh và xung đột, tập trung vào các số phận cả trên chiến trường lẫn những người bị mắc kẹt giữa làn lửa đạn. Những mặt tối cũng như góc khuất của chính trị, chiến tranh và đến cuối cùng thì nạn nhân vẫn lại chính là những con người, chính bản thân họ. Giống như khi họ ngồi vào điều khiển những con Wanzer và từ từ, những cỗ máy biến đổi từ những cái gọi là công cụ để ” bảo vệ và lý tưởng ” trở thành những cơn ác mộng, những con quái vật của chính con người… và xung đột vẫn cứ thế diễn ra, con người không bao giờ… học được.
Bloody Roar
Galerians series
Galerians mở ra một thế giới của sức mạnh siêu nhiên Psychic. Nơi mà những ” Galerians ” tự xưng với những sức mạnh vượt quá cả con người và rồi họ nuốn trở thành chúa, thần. Và rồi các ” vị thần ” đã cố gắng củng cố địa vị và sự xâm lăng của mình bằng cách tạo ra thêm các ” vị thần ” – nhưng một biến cố xảy ra khi một con người đã đứng lên, phản lại họ và đứng về phía con người đúng với gốc gác của anh. Đó là Rion – nhân vật chính của game ( ở Galerians: Ash, Rion được thủ vai bởi idol Johnny Yong Bosch =))). Về câu chuyện của Rion thì tôi sẽ không spoil luôn tại đây đâu =)))
Hiện tại có hai phần thôi nên không cần vote bản hay nhất đâu
Call of Duty series
Cũng chưa dám nhận mình là fan cứng của Call Of Duty nhưng tôi may mắn được trải nghiệm từ Call Of Duty 2 cho đến cả dòng Modern Warfare, World At war… lúc đầu được trải nghiệm cảnh quân đội hồng quân vĩ đại chiến đấu chiếm lại Stalingrad cho đến phơi xác trên bờ Normandy của chiến dịch D-day của World War 2 và đánh vào Châu Âu. Rồi đến Modern Warfare nhảy ngay đến hiện đại cùng những gã S.A.S với SGT ” Xà Phòng ” Mactavish cho đến theo chân U.S.M.C cùng SGT Paul Jackson. Màn The Box của COD 4 là một trong những trải nghiệm thật sự khó quên khi bạn triển khai trên những tuyến đường đổ nát ở Trung Đông, bầu trời tối rực lửa, tiếng súng vang khắp nơi, nhìn lên và những làn đạn đang nã phất phới về phía lực lượng không lực. Trên đường là cảnh những chiếc xe đổ nát, khói bụi và máu lửa, mặt đường nát bươm và trên tay tôi là một khẩu M4A1 Holographic. A f***ing thrill to be !! Sang đến Modern Warfare 2 và 3, trải nghiệm là vẫn còn, tiếp tục được chứng kiến cách mà câu chuyện đi sâu và sâu hơn… Những tưởng rằng cảnh kết thúc của Modern Warfare 1 khi SGT Grigg hi sinh sau một loạt đạn, cả đội S.A.S bao gồm cả Gaz cũng bị hạ, CPT Price vứt cho SOAP khẩu lục để anh có thể nhắm thẳng vào Imran Zakhaev… Tưởng rằng SOAP sẽ tiếp tục những cuộc chiến dài cùng chúng ta nhưng rồi đến cuối cùng anh lại là người hi sinh, chúng ta lại trở về với Cpt Price. Chúng ta truy đuổi Makarov từ MW 2 kéo dài cho đến khi chúng ta kết liễu y ở Hotel Oasis – Dust to Dust. Từ đó MW trở thành biên niên sử hoành tráng nhất mà COD từng đạt đến. Và tôi cũng đã từng rất vui vẻ với COD MW2 và MW3 multiplayer. Đó lại càng là những trải nghiệm điên rồ khó tả: Cầm một khẩu M4A1 grenade launcher, mang PERK: one man army pro để giở trò change kit nhằm restock lại đạn lựu 40mm. Hay kể cả cầm khẩu UMP45 silence với các PERK Ninja Pro, Comando Pro và Scavenger và nhảy vào bữa tiệc ở một map Rio De Janeiro =)). Thời oanh liệt nay còn đâu =)). Hi vọng bây giờ của tôi là Remaster lại cả dòng MW đi =)) nhất là MW2. Tôi cũng muốn tìm lại mấy tay đồng đội xưa như: ” Khong ten ” ; ” Dap Xe Di Mua Mi Goi ” =)))
Battlefield series
Nói thật lòng thì trải nghiệm của tôi với Battlefield gắn liền với các chế độ Multiplayer nhiều hơn ( có chơi campaign nhưng không nhớ nhiều như Multiplayer ). Một thời Battlefield Bad Company 2 ở cả main game lẫn VietNam. Nhớ nhất là Bad Company 2 VietNam khi nhập vai một anh dân quân Bắc Việt ( North Vietnamese army ) với một khẩu RPK và túi cứu thương cùng bơm tiêm ( Class support ) và bắt đầu đi cứu những người đồng chí. Nhập vai anh Recon Bắc Việt ( tôi thề là design rất khó chịu, anh Recon bị chột và hói đầu với gương mặt nhìn như thể bọn họ lấy model gốc Hoa ý, nhất là càng nhìn mặt tôi càng cảm tưởng sao trông giống Robin Shou thế nhỉ ? ). Tham gia vào các trận chiến ở đồi 137( Hill 137 ) và đền Cao Sơn ( Cao Son temple)… Rồi đến với Battlefield 3 khi tôi tham gia vào các map Metro và Caspian Border thác loạn. Nhất là map Metro nếu như bạn nhớ, sẽ có một phe bắt đầu từ trên mặt đất và qua đó sẽ chiếm cứ điểm B ở đó khá nhanh nếu dồn lực lượng vào đó. Chiếm xong sẽ bắt đầu phòng thủ bằng cách canh mọi ngả đường và thế là bọn họ nghĩ ra một trò lầy lội: Đứng canh ở các góc lên, nhớ cầm class Assault và chọn equip một khẩu phóng lựu trong loadout, bắn chặn các góc đó để kẻ địch không thể tiến lên bởi nếu chúng làm thế thì sẽ được ăn đạn 40mm vào mặt. Support sẽ tiếp đạn và Ai có mang thùng y tế cũng tiện quăng ra để làm thành các ” nguồn tiếp tế ” liên tục. Phe bạn sẽ victory nếu phần điểm của team lớn hơn team kia hoặc team kia hết sạch điểm. Điểm này quyết định thông qua việc chiếm và secure thành công các cứ điểm A B C…và thông qua việc triệt hạ các kẻ địch…
Đó là những khoảng thời gian hạnh phúc trước khi các anh Tung Của và hacker gia nhập cuộc chơi =))).
Crysis series
Sát thủ phần cứng của những năm nào. Tôi từng nhớ cái thời khi bạn có 1 con card đồ họa ATI 2400HD là cũng đã thật sự hạnh phúc biết bao rồi =))). Nó đủ để giúp bạn ít nhất có thể chạy được Crysis ở mức Medium settings với độ phân giải 1024 × 800 mà FPS dao động trong 56 đến 60 =))).
Thời đó, may mắn được chơi Crysis và Crysis: Warhead, được trải nghiệm ” Maximum Action ” chính hiệu với Nanosuit nguyên bản: ” Cloak activated ” ; ” Maximum Strength “; ” Maximum Armor “… men theo chân của Nomad trên 1 hòn đảo thuộc sự kiểm soát của Triều Tiên, chạm trán lính K.P.A và sớm tìm ra về Crash site của phi thuyền Alien. Chứng kiến một nửa hòn đảo chìm trong băng giá và đánh mất đi 1 thiên đường nhiệt đới. Và sau đó là cầm những khẩu Gauss Rifle đi và hành xác đám Alien. Bom tấn và là đỉnh cao của thời đó. Sang đến Crysis 2, Prophet tự sát và nhường lại bộ Nanosuit 2.0 cho Alcatraz và chúng ta lại nhập vai người hùng mới chống lại thế lực Alien và sự bành trướng của CELL – Một tập đoàn thâu tóm gần như tất cả và có 1 đội ngũ lính đánh thuê hùng hậu. Crysis 3 F*** logic với việc nhân cách của Prophet chiếm dần dần lấy Alcatraz và huyền thoại Psycho năm nào quay trở lại nhưng tàn tạ đi. Nomad thì không rõ số phận ra sao…
Phiên bản hay nhất: hm tôi vẫn mạnh dạn vote Crysis 1 bởi nó là khởi đầu cho tất cả và Soundtrack của nó hay tuyệt: Tờ len ten … Ten tèn… Tơ len ten … Ten tèn….. TEN TÈN… và nó bắt đầu …
Forbidden Siren series
Back với Horror chút nhỉ ? Đến từ cha đẻ của Silent Hill là Keiichiro Toyama cùng Naoko Sato và một đội ngũ mới được thành lập Team Siren, đây là Siren series.
Khác với Silent Hill- người anh trai cùng cha khác mẹ, Forbidden Siren đi theo lối Supernatural Horror thuần phương Đông mà cụ thể là văn hóa và tín ngưỡng tâm linh Nhật Bản. Chúng ta có các vong hồn Shibito nhập vào những người sống và đi truy lùng các nạn nhân còn sống sót, sát hại họ hoặc bắt bớ nhằm chuẩn bị cho cái gọi là ” nghi lễ gọi thần “. Cốt truyện game hack não người chơi thông qua các mảng của câu chuyện tổng quan, có các địa điểm và mốc thời gian cũng như tập trung khai thác các nhân vật chính với mỗi người một câu chuyện. Thông qua đó hiệu ứng cánh bướm cũng như twist xảy ra xuyên suốt cốt truyện và cho người chơi những cái nhìn mới lạ. Một setting chính mà bạn sớm để ý ở game đó chính là phong cách phối màu và yếu tố Bloody Disgusting – freak đúng chuẩn cái tông từ bản Silent Hill đầu tiên trước khi một bộ phận của Team Silent tan rã, rời đi cùng Keiichiro đến với SONY và trở thành Team Siren.
Final Fantasy series
Chưa dám nhận là hardcore dòng Final Fantasy bởi vẫn còn khá nhiều bản mà tôi chưa được sờ tay vào. Tôi cũng chỉ thích game và muốn được khám phá những câu chuyện của nó. Tuổi thơ dĩ nhiên cũng có những cái đĩa DVD là những đoạn phim cắt cảnh, Cinematic cũng như những ca khúc cắt ghép lung tung phèo từ những tựa Final Fantasy VIII rồi IX và X… Và đến độ 8 9 tuổi thì được thấy các anh và chú kể lại Final Fantasy tuyệt vời như thế nào, cày cuốc phải ra sao rồi tận dụng các bãi farm với hệ thống này nọ… Và thế là tôi bắt đầu những cuộc hành trình dài cho đến những năm 14 15 để bắt đầu hoàn thành các bản Final Fantasy 1 2 3 từ thời NES. Sau đó lớn đến cấp ba và bắt đầu tập tành chị ” Sấm Hồng “, chơi Final fantasy VII, X… Và khi vào được các hội những người thật sự yêu thích và đam mê game mới được nghe các huyền thoại thật sự. Hải Stark cũng khá thích FF VII, Thái Vĩnh Khang có thể ngồi với bạn cả ngày mà chỉ nói về Final Fantasy, Hùng Lý liêu phiêu với chuyện tình nàng Rinoa và Squall, Lord Ngôn cũng Final Fantasy X và full biên niên sử của XIII, XIII-2 và Lightning Return… Và còn vô số những người khác. Và bây giờ tôi vẫn đang cố cày lại Final Fantasy VII nè =))) Now where’s that damn Sephiroth ? Turning Frog again ?
Bells Frogs… Big Cherries… Peter Pan…. Magic Cheese….. SEPHIROTH
Ok đủ rồi, làm chút âm nhạc cho yêu đời nhỉ ?
Devil May Cry
Chưa dám nhận là 1 anh tài ở game, về khoản combo thì tôi khá là suck thừa nhận luôn. Nhưng không vì thế mà tôi từ bỏ, tôi vẫn luôn ngồi lót dép hóng DMC, nhất là bản 5 sắp được ra mắt. Ngồi tập tành combo, khám phá các settings của game. Anh bạn Nguyễn Jack ( Call me Daddy là cách mà các bạn gọi anh ấy ) giúp tôi khá nhiều trong các khía cạnh từ luyện tập combo, đánh giá và vân vân… Và tôi vẫn vững tin để không quá Rage nếu như Combo hỏng =))). By da wey, Trish thì tôi không dám chắc nhưng Andrea Tivadar Nailed Lady =))) Change my mind sucker !! Và All Hail Papa Vergil with full Motivation !!
Metal Gear Solid series
Lan tỏa vào đời sống của chúng ta, một trong những series game hay nhất mọi thời đại – một minh chứng sống cho nghệ thuật trong game, nói về cuộc đời cũng như những thăng trầm, chiến tranh và xung đột của gia đình nhà ” Rắn “: Big Boss rồi đến Solidus, Liquid và Solid Snake. ( Tôi có nên count cả Rai ” Thicc ” Den vào không =)) ? ). Metal Gear Solid series không bao giờ có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, gameplay luôn hàm chứa sự sáng tạo, troll người ( đổi rắc cắm plugin của tay cầm liên tục khi đấu Psycho Mantis=)) hay nát cơ ngón tay với những màn tra tấn =))) hay kể cả là cái thang dài và … What a thrill =)), cũng như những pha hài hước khó tả ( ném quyển sexy magazine và khi một tên lính thấy nó =)) hay quan sát những tên lính gật gù, cái giọng Nothing’s here =))) Bạn cũng có thể đe dọa những tên lính khi có cơ hội và chúng sẽ drop đồ cho bạn bằng cách… lắc mông =))) – và mông của chúng cũng rất ” THICC ” không kém gì Raiden 👌=)).Kojima gây ấn tượng với người chơi bằng một cái charm riêng biệt của ông, thông qua game, ông mượn lời các nhân vật, hoàn cảnh, câu chuyện cũng như âm nhạc để tự truyền đạt những giá trị, triết lý cũng như nhân sinh quan của ông. Và cuộc đời của Big Boss trở thành những áng văn chương kiêu hùng nhất, phá vỡ cái khái niệm về ” người anh hùng kiểu mô tuýp ” mà thay vào đó, phức tạp hóa những hình ảnh của con người để làm biểu lộ lên những vẻ đẹp rất riêng của cuộc sống…( The Joy lại luôn u sầu trong khi The Sorrow lại luôn có thể mỉm cười ). Everything’s so beautiful… và cho dù có tốn biết bao giấy mực, cũng không một ai có thể diễn tả được hết vẻ đẹp của Metal Gear Solid series…
LIFE’S END. ISN’T IT BEAUTIFUL? IT’S ALMOST TRAGIC. WHEN LIFE ENDS, IT GIVES OFF A FINAL LINGERING AROMA. LIGHT IS BUT A FAREWELL GIFT FROM THE DARKNESS TO THOSE ON THEIR WAY TO DIE. – The Boss
Salute to those who live the life of Soldiers !!
Phiên bản hay nhất: mạnh dạn… I’m Still in a dream… ( các bạn tự đoán được rồi đấy =)))
Resident Evil series
Ah và giờ là một trong những series ưa thích của mọi nhà, Resident Evil đã có một cú nổ cực to trong năm nay và giờ thì nhà nhà đều RE. Trải dài từ năm 1996, Resident Evil đã có cả một biên niên sử với vô vàn thăng trầm, cốt truyện dài, những âm mưu không bao giờ ngừng nghỉ – một trong những món ăn tinh thần có thể thỏa mãn bất kì ai ưa thích đề tài zombie, đột biến sinh học. Cũng không thiếu cả những thứ khá cool ngầu trong game từ tay cớm tóc ngôi giữa, 1 cô nàng quái xế, anh trai của cô quái xế người đang đuổi theo anh cớm để cứu lấy em gái mình và dòng giống =))), 1 cô nàng ching chang chong mà anh cớm theo đuổi =))), cô đồng nghiệp của anh trai cô quái xế, … cho đến cả quý ngài kính râm cool ngầu với cái tên nói lên sự kiêu hãnh =)))Các bạn biết tôi đang nói đến ai rồi đấy. Từ ngày xưa, Resident Evil trở thành huyền thoại và đưa cả thể loại survival horror lên đỉnh cao, cho đến cả khi chuyển đổi phong cách để theo kịp thời đại mới… Tôi thật sự vẫn chưa tưởng tượng ra viễn cảnh nếu như Shinji Mikami quyết định đi theo hướng ban đầu khi ông định cho game kết thúc ở phần 2 ( tức RE 1.5 khi đó ) thì tương lai giờ sẽ ra sao ?
Phiên bản hay nhất: tôi để các ông tự vote
Fatal Frame series
TECMO thật sự, thật sự không hề biết được rằng họ đã sở hữu một kho báu quý giá như thế nào. Makoto Shibata không chỉ khiến Tecmo thống trị cả một thời kì, mà ông đã góp phần tạo nên cả một trong những series Supernatural Horror hay nhất của Nhật Bản đi theo phong cách Survival Horror. Kể cả cơ chế của Fatal Frame cũng là những mechanic khá độc và dường như rất ít game có thể copy được. Bạn không cần vũ khí thánh thần, đao to búa lớn hay gì cả, bạn cần một chiếc Camera Obscura ( máy ảnh linh hồn ) và nạp những loại film tương đương với những viên đạn của 1 khẩu súng và khi những con ma đã lọt vào khung ảnh hoàn hảo, một shot có thể gây sát thương cực lớn lên những linh hồn thù địch… Chiếc máy ảnh cũng có thể được nâng cấp dần dần theo lượng điểm mà bạn tích lũy được nhờ việc đánh bại các vong hồn, chụp những hidden ghost quý báu … Cốt truyện được thêu dệt gợi tả với sự kết hợp từ chính văn hóa và truyện dân gian, những ” Urban legend” của Nhật Bản. Yếu tố kinh dị có thể xếp vào top của thời đó, chỉ với một màn đêm hoàng đạo 12h, bạn ở một mình trong phòng và đeo headphone với một cách trải nghiệm đúng đắn là cũng đủ ” co rúm ” trên cái ghế trước màn hình. Âm nhạc cũng được thiết kế đầy cảm xúc với những bản OST bất hủ. Nếu như Silent Hill có Akira Yamaoka đại tài cùng giọng ca đậm chất Metal của Mary Elizabeth Mcglynn thì Fatal Frame có Ayako Toyoda, Shigekiyo Okuda, Maiki Sato, Hirotomo Tokura và giọng ca POP ROCK mạnh mẽ của Tsukiko Amano… Mặc dù đã đánh mất vị thế hoàng kim của mình nhưng tôi tin Fatal Frame vẫn có thể thật sự comeback vào một ngày…
Phiên bản hay nhất: mạnh dạn go pro Fatal Frame 2: Crimson Butterfly.
Silent Hill series
Giờ thì mode Henry nào =))), từ khi ra mắt lần đầu vào năm 1999, Silent Hill đã trở thành một trong những cây đại thụ của làng kinh dị và là một tượng đài vang vọng của thời đại. Kể từ sau 4 phiên bản đầu, game được chuyển sang cho các studio phương Tây phát triển và kết quả là cả dòng game gần như F***ed up – Ngoại trừ Shattered Memories khi ít ra nó cũng thể hiện được khía cạnh tâm lý riêng của nó. Từ thành công trong chuyên môn lẫn thương mại của phần game đầu tiên, Team Silent tổn thất mất một vài thành viên chủ chốt như Keiichiro và Naoko thế nhưng những con người tài hoa còn ở lại: Takayoshi, Masahiro, Masashi, Hiroyuki, Akihiro, Akira… đã dồn toàn bộ những tâm huyết và thời gian để chơi một ván bài cực lớn với tương lai và phong cách của game. Và từ đó, vào năm 2001 – 1 kiệt tác để đời của mọi thời đại lại chào đời: Silent hill 2.
Quyết định đi theo hướng Psychological horror ( tâm lý kinh dị ) và một chủ đề cực khó khai thác ở thể loại này là Inner Torment ( nỗi đau và sự dày vò nội tâm ). Lấy cảm hứng từ vô vàn tác phẩm kinh điển như Solaris (1972), Jacob’s ladder… Và trên tất cả Crime and Punishment ( Tội ác và sự trừng phạt) của đại thi hào Dostoevsky vĩ đại. Silent Hill 2 truyền tải một câu chuyện của sự đổ vỡ, khổ đau – một địa ngục nơi con người mắc kẹt trong chính thế giới ác mộng của bản thân, nơi mà cách duy nhất để họ được giải thoát, đó là đi sâu hơn vào cái địa ngục đó và tìm kiếm điều họ cần tìm. Tiết tấu chậm rãi, buồn và u sầu chiếm lấy tâm trí người chơi và không buông ra. Âm nhạc của Akira Yamaoka không chỉ gây kinh hoàng cho người chơi mà còn thao túng cảm xúc của chúng ta…
Lối dẫn dắt câu chuyện kinh điển về một anh chàng đổ vỡ đi tìm kiếm sự vô thực ở đâu đó, nơi anh ta gặp những số phận khác nhau, khám phá những điều kinh hoàng và rồi… Một cú Plot Twist trời giáng đẩy bạn đập vào chính cái thực tại đổ vỡ của bản thân. Và anh ấy trở thành đúng với cái tên của mình – James Sunderland. Cách họ thiết kế mọi thứ và chèo lái game một cách mơ màng mà cũng khó tả… Liệu Team Silent khi đó có biết họ sắp sửa làm nên một sự phi thường ? Những con quái vật được sinh ra và biểu thị dựa theo chính nỗi sợ hãi, sụ ám ảnh cũng như dục vọng của James – Pyramid Head, Bubble Nurses, Manequin,… cả thị trấn chơi đùa với lí trí của anh cũng các nạn nhân khác của nó là Angela và Eddie. Angela bước đi trong ngọn lửa địa ngục mà thị trấn ép cô phải thấy trong khi Eddie bị những tiếng cười nhạo tưởng tượng châm chọc cho đến hóa điên và cuồng sát. Cái cảm xúc sợ hãi, lo âu, bần thần đến điên cuồng – Maria bước đến từ nơi nào xoay vòng James như một cái chong chóng, và cứ mỗi lần cô thay đổi tính nết, giọng nói càng ngày càng trở nên đáng sợ và rừng rợn hơn bởi bạn không thể biết chắc lúc đầu rằng cô ấy lại có vai trò điên rồ gì đó trong chuyện này. Game cố bẻ sâu vào phần ” Mental Health ” khi chúng ta chứng kiến cảnh các nhân vật dần dần đón nhận những cái kết cục đau đớn, hình phạt đối với họ – để thấy họ đã thật sự xa ngã nặng nề thế nào mà lại có thể rơi vào tình cảnh này. James giống với Jacob Singer của Jacob’s ladder, cả hai đều đổ vỡ trong những nỗi đau của bản thân và mặc cảm tội lỗi ( James đã giết chính người mà mình yêu thương nhất trên đời còn Jacob mặc cảm với day dứt vì anh đã mất con trai trong một vụ tai nạn ). Chúng ta được chứng kiến hình ảnh các nhân vật ở tất cả những gì đẹp lẫn xấu ở họ – căm ghét, thương cảm lẫn lộn và rồi chúng ta ngồi và trầm ngâm, mong mỏi và chờ đợi vào một cái kết dành cho họ. Silent Hill không chỉ trừng phạt con người vì tội lỗi của họ, mà còn là vì chính sự đổ vỡ của họ: ” đánh mất hi vọng ” , ” buông xuôi ” , ” gục ngã “… Nó cũng thôi thúc và ràng buộc họ, đưa họ đi đến cuối cuộc hành trình và cho họ điều họ cần tìm, để ít nhất, họ cũng có một quyết định cuối cùng cho bản thân trước khi “bản án ” được đưa ra… Từ đó dẫn đến một trong những khoảnh khắc đẹp nhất của game: James lại đươc ngồi kề bên chiếc giường nơi người vợ bệnh tật mà anh yêu thương đang nằm. Bản ” Making Peace ” ( Restless Dreams ) ngân vang lên và cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng lại bắt đầu: (Giọng của Guy Cihi và Monica Taylor Horgan )
James: Mary ?
Mary: James… * ho đau đớn *
James: Xin em hãy tha thứ cho anh
Mary: Em đã từng nói với anh rằng em muốn được chết… Em muốn cơn đau này chấm dứt…
James: Đó là lí do anh làm thế em yêu à… Anh không thể nào nhìn em hứng chịu thêm được nữa…Không, đó không hoàn toàn là sự thật… Em cũng đã nói rằng em không muốn chết… Sự thật là… Một phần trong anh ghét em, hận em vì cho rằng em đã lấy đi một phần cuộc đời anh…
Mary: Anh đã giết em nhưng anh cũng đã phải chịu sự dày vò từ việc đó… Thế là đủ rồi James, anh à * trao James bức thư cuối cùng, tiếng ho đau đớn như những nhát cắt vào James… *
James: Mary !
Mary: * đau đớn * James…
James: * nước mắt đầm đìa – đứng dậy và bế lấy Mary yêu dấu của anh *
Một trong những khoảnh khắc ” hand down ” cả game lẫn mặt nghệ thuật nói chung. Hội thoại diễn cảm và sâu sắc, căn phòng chứa đựng sự suy sụp và đau đớn… Bản making peace ngân lên những giai điệu khiến bạn suy nghĩ về hạnh phúc và thiên đường, giọng Mary ( Monica ) ấm áp như một thiên thần… Và nó trở thành bất hủ và vô giá…
The Feel train có lẽ phải dừng lại tại đây thôi. Tôi cũng định ngồi thêm với các bạn một lúc nữa nhưng đến đêm mất rồi =))) Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo
HenryMason aka TranVietBach
As your service
Đó giờ cứ tưởng bác biết mỗi mấy con kinh dị,rồi Final Fantasy,MGS chứ,biết cả Max Payne nữa :)))) (à mà nói 1 ngày cũng chưa tới đâu,biết có chút hà)