Vivisector: The Beast Within – Đảo của tiến sĩ Monreau nhưng tuyệt hơn

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Vậy là tôi đã hoàn thành Vivisector và như thường lệ lại khá nhiều điều để nói, tôi từng nhớ đây là một game bị chỉ trích cũng kha khá về nhiều mặt và dĩ nhiên, BUG – thời điểm năm 2005 và 2006 thì nó khiến cho người ta rất dễ quên đi những ưu điểm mà trò chơi có và phải rất nhiều năm sau này, khi nhiều người nhìn lại nó theo lối Retroperpective thì những mặt sáng của game mới dần dần được mang ra.

Vivisector: The Beast Within
Phát hành: CENEGA – 1C Company
Phát triển: Action Forms – Đây là mấy gã đã mang đến cho bạn CRYOTASIS
Hệ máy: PC (Tôi không hề tìm được một phiên bản nào cho hệ máy nào khác nên tôi không dám chắc đây có phải là PC mustard Race không =)))
Năm phát hành: 2005 – 2006

Đúng với ý tưởng của cuốn: “Đảo của tiến sĩ Monreau”, tựa game này đặt ra một concept khá dị đó là khi những con thú vật được cho tiến hóa lên thành một dạng: “văn minh” hơn, hãy tưởng tượng những con báo, hổ, gấu, dê, sói… Tất tần tật các loại thập cẩm đứng trên hai chân, tay cầm điếu thuốc phì phèo, đi đứng vệ sinh như người, biết đọc báo… etc bla bla. Mix thêm một chút phong cách Frankenstein đinh ốc và điện năng, kiểu Sci Fi của những bộ phim hạng B cuối 9x đầu 2k và thế là bạn có Vivisector.

Phong cách chủ đạo của game khá là hỗn hợp, cái đầu tiên mà bạn biết đó là nó ném bạn xuống những môi trường rừng rú và đồng bằng rồi các mật đạo, cơ sở và khiến bạn liên tưởng: “Iz thiz Far Cry?”. Dĩ nhiên là game cũng có khá nhiều mặt tệ, tôi sẽ nói đến những cái mặt tệ đó thôi… trước tiên dạo đầu qua game cái đã.

Gameplay: Một tựa Classic FPS tuyến tính – classic đến mức bạn còn chẳng bao giờ phải nạp đạn =) , phần lớn gameplay đó là thấy cái quái gì không phải là bạn, SIẾT CÒ SÚNG. Điểm nổi bật của Vivisector đó là đúng với tên gọi của nó – bạn được làm một tên “đồ tể phẫu thuật” và bệnh nhân của bạn sẽ là những tên kẻ địch lính người hoặc lính thú tùy theo cách mà bạn gọi… Đây là một hệ thống Gore và Violence rất riêng của game mà tôi chưa được thấy nhiều lắm. Nó rất tuyệt khi cái cảm giác bạn có thể cầm vũ khí (dao, súng) và băm từng khúc thịt của kẻ địch theo đúng nghĩa đen, để lộ những phần mô, xương sống, thịt, máu… Đối với một số tên thể xác yếu kém hơn thì cứ một nhát dao hay chặt thật mạnh có thể khiến chúng tung xác.

Hiệu ứng được thiết kế rất tốt so với tiêu chuẩn đồ họa của những năm 2k, bạn có thể để ý thấy rõ đường đạn găm vào xác chúng, từng phần thớ thịt văng ra – thậm chí là siết cò cho đến khi cái phần tay và chân chúng chẳng còn mảnh nào ngoài xương và bạn thấy chúng vẫn đang đứng bắn trả (logic của Vivisector =)))) – Nếu bạn thật sự muốn thấy hiệu ứng này thì dĩ nhiên bạn có phải cài Patch các thứ đấy, lí do nó là thế này: Khi Vivisector show off hiệu ứng này của nó thì có vẻ như các anh “nhà báo” và ban kiểm duyệt đã hơi bị Triggered bởi độ bạo lực dẫn đến kết quả là Action Forms phải làm các phiên bản Censored ở một số vùng hoặc nơi có tiêu chuẩn kiểm duyệt khắt khe để được lưu hành mặc dù tôi cho là tựa game này khi đó đã được gán mác M 18+ sẵn rồi thì ai chơi và họ cũng sẽ tự hiểu điều đó….

Map design và Levels, các phân khúc được thiết kế tuyến tính và ở những khúc đầu của game thì người chơi thật sự rất dễ confused, nó là thế này: Bạn có thể để ý thấy rõ ràng phần phân khúc rừng rậm và đảo, núi, đồi các thứ của game cũng có ảnh hưởng kha khá của đàn anh Far Cry nhưng không hề tốt bằng, dĩ nhiên. Far Cry cung cấp cho bạn một môi trường Semi Open World nhưng rất độc đáo, cho phép người chơi có thể sử dụng nhiều phương pháp hay cách thức chơi khác nhau, chưa kể đó là các phương tiện, xe cộ, trại lính etc… được phân bố và sắp xếp rất tốt và khiến cho người chơi cảm thấy kích thích được sinh tồn.

Vivisector không may là vướng phải rất nhiều đặc điểm tệ ở những khâu đầu: Trước tiên, bạn sẽ sớm để ý thấy đó là phần lớn thời lượng chơi là bạn cuốc bộ, không sao cả, tuy nhiên thì trong các level này có vẻ như họ sắp xếp các điểm combat có vẻ hơi cách xa nhau và không đồng đều cho nên bạn rất dễ cảm thấy chán nản và tù túng bởi có khi phải “Walking Sim” ít nhất khoảng vài phút cho đến tối đa gần hơn chục hoặc hai chục phút trước khi được đến những điểm combat. Vì địa hình khá rộng lớn và bland theo kiểu màu xanh, chưa hẳn là nổi bật nhưng tôi cảm thấy một sự nhạt nhòa và hơi trống trải bởi lắm lúc nó quá rộng, bằng phẳng gồ ghề và không rõ ràng khiến cho bạn có thể lúng túng nhất là khi bạn đang cần một điểm tiếp tế đạn dược hay một cứ điểm nào đó…

Đó là chưa kể địa hình đồi núi được mang ra để thách thức khả năng platform của bạn, nó tiếp tục là một cái tốt nhưng cho đến khi bạn lại nhìn thấy một vùng địa hình rộng lớn và quyết định thử đi khám phá xem sao… Cái căng thẳng và ngao ngán của việc cuốc bộ quay trở lại vì họ có học theo các game FPS classic khác ở chỗ các Map và Level đôi khi có thể giấu những Secret Area hay nhiều Bonus khác – nhưng không, bạn cảm tưởng rằng có những chỗ được build rất đáng nghi ngờ bởi cái cách mà bạn phải vượt lên hay nhảy, rơi này nọ để đến được chỗ chúng và rồi… Chẳng có gì cả. Tôi không biết đây có phải trolling không nhưng nếu có thì ok, các ông làm tốt đấy nhưng đó là với tôi thôi, còn người khác thì có thể khá dễ RAGE sau bao nhiêu công sức bỏ ra đấy.

Điểm tệ tiếp theo của việc này đó là các chỗ Secret thường có vẻ như khá ít, thật đấy, khá ít cho dù tôi có bỏ thời gian để tìm cách khám phá và thăm dò các vùng trên Radar (đã check luôn cả trên Internet để chắc là mình không bỏ sót sau khi đi tìm)… Tôi không biết phải nghĩ sao nhưng tôi cho rằng việc mang mặt này vào game có vẻ như khá là lố bịch bởi vì nếu như Doom, Quake, Painkiller hay nhiều tựa game FPS khác khiến cái việc đi tìm Secret này trở nên thú vị nhưng Vivisector ĐI NGƯỢC lại hoàn toàn với cái concept thú vị này. Bởi vì Secret thì quá ít, vứt rải rác rất linh tinh mà nó trông lại giống một thứ chẳng được thiết kế nghiêm túc nữa…

Về giữa game và late game thì tin tốt đó là có vẻ như mấy gã này đã thật sự rút kinh nghiệm. Bởi vì họ sớm đưa bạn đến với nhiều khu vực, địa danh, cơ sở hơn là chỉ so với rừng rậm này nọ. Điều này tạo ra sự đa dạng và phong phú cho Level Design, và design trong các môi trường nội cảnh này là cực tốt. Bọn họ học theo Level Design của Half-Life khi bạn sớm được thử thách với một vài câu đố dạng platform, hình dung không gian các thứ. Song vì bạn có một chiếc Radar kể cả trong những môi trường này cho nên cái giá trị của Level có giảm đi chút bởi nếu so sánh? Trong Half Life họ làm rất tốt trong việc khiến người chơi phải quan sát không gian xung quanh và hình dung mọi thứ, mọi cấu trúc platform có thể tuy nhiên cái Radar của Vivisector đôi khi chỉ trước cho bạn những chỗ checkpoint và thế là bộ não lười hoạt động sẽ chỉ đơn giản là đi theo cái hướng đã vạch ra sẵn, mất đi một cái chiều sâu hay trong cách thiết kế kiểu này.

Đồng thời, bọn họ tiếp tục tăng tần suất combat, tăng số lượng kẻ địch và càng ngày càng đưa vào các trận combat nghẹt thở và chóng mặt hơn rất nhiều và có khi nó còn cho bạn kẹt giữa cả hai phe người lẫn thú. Đây là một mặt sáng rất đáng khích lệ, và vì là game Classic FPS, cho nên bạn có thể quên cái trò Aim Down sight đó đi, cơ chế Aim của Vivisector chỉ đơn giản là phóng cự ly đến một tầm nhất định cho bạn và khi bạn siết cò súng, bạn có thể để ý thấy độ nảy và đạn bắn tóe ra với độ chính xác vẫn còn khá thấp – buộc bạn sẽ phải có cự ly bắn hoàn hảo hơn… Tần suất rải rác đạn dược trong game có thể nói là ở mức vừa phải, sẽ có những lúc bạn có thể hết sạch đạn và trò chơi spam ra các nguồn tiếp tế ở rất nhiều vị trí khác nhau để bạn khai phá và tiện thuộc map luôn. Môi trường đôi khi có một vài câu đố puzzles ngầm song nói thật là chúng không quá khó nhằn cho lắm…

Độ khó được hiệu chỉnh cũng khá tốt, tôi bắt đầu game ở luôn cấp Vivisection – cấp khó nhất và mọi thử thách mà trò chơi cung cấp là khá thỏa mãn, nhất là khi “lột xác” từng tên địch bằng khẩu m16, m60, PPSH hay Gauss, Boss Battle cũng ở mức khá là ok, trên thực tế thì cái cách mà Boss Battle trong game được thiết kế có thể nói là cũng rất dị: Để hạ được chúng thì nó yêu cầu bạn phải có các mánh khóe nhất định, biết tận dụng địa hình, nắm chắc các loại vũ khí… Và dĩ nhiên, với một vài con Boss thì sau khi bạn hạ được chúng, bạn cười hahaha và sau đó bạn nhận ra mình vừa dùng hết sạch đạn và con cờ hó bắt đầu vào Phase 2 hay 3…

Sau đây là những điểm tệ mà tôi sớm tìm thấy ở game, và vì là game cũ, tôi không rõ là vì nó chạy trên Win 10 có bị gì đó hay không mà game cũng có khá nhiều BUG… Như thường lệ Bug mất nền đất quen thuộc với một số người đã trải qua sẽ khiến bạn chìm xuống khỏi nền đất và rơi vào những khoảng không vô định – nếu may mắn thì bạn die và trò chơi tự động reload checkpoint còn nếu không thì cứ chìm tiếp thôi. Tiếp đó lại là Collision hỏng và bạn hay kẻ địch có thể “kẹt” vào tường theo đúng nghĩa đen – và cái này một khi đã kẹt thì không gỡ ra được. Script cũng có thể bị lỗi tại một số điểm chẳng hạn như một cánh cửa đúng theo kịch bản phải mở ra thì lại không, một đoạn phim cắt cảnh với một tên địch chạm trán đúng ra phải play nhưng cũng không. Cũng may đó là nếu như script có gì đó sai sót thì bạn vẫn có thể load lại checkpoint để nó tự động tái nạp lại…

Điểm tệ tiếp đến từ cái hệ thống RPG của game – gọi là hệ thống cũng hơi quá vì cá nhân tôi nghĩ đây là một cái thêm thắt khá “đần” cho game. Cứ mỗi một lần bạn Kill, xẻ xác, hay khám phá bí mật etc, bla bla… Giả sử nếu như hệ thống này ít nhất hoạt động bình thường thì Ok, không có gì đáng để nói thế nhưng không. Trước tiên, nó rất là nông – nông theo kiểu nông cạn ý. Bạn có 4 chỉ số cần lên trước tiên đó là tốc độ di chuyển, rồi đến HP, sau đó là sức chịu đựng (Defend) và độ chắc tay (Steady Hand cho việc ngắm bắn) – bạn cứ yên tâm là về đến phá đảo game thì bạn vẫn có đủ điểm để lên level max cho tất cả các chỉ số, cày cuốc không có ý nghĩa gì ở đây vì đây là một tựa game tuyến tính.

Bạn không thể nói chắc chắn được khi nào nó thưởng điểm cho bạn, chỉ biết đó là cứ giết giết hay xẻ thì điểm được cộng cho mỗi một thứ bạn lột được trên người những tên địch. Giả sử nếu như bạn cầm Double Barrel Shotgun và một phát bắn hoàn hảo ở cự ly hoàn hảo có thể lột gần như cả mảng thân trước của tên địch chỉ còn lại phần xương với số điểm thưởng khoảng tối đa có thể lên đến 120 hoặc 150. Nhưng nó là không rõ ràng bởi vì cái cách nó hoạt động khiến cho bạn cảm tưởng như đây là một dạng đánh bạc thì đúng hơn – một tình huống thì được, song cũng tình huống khác hệt như vậy không lệch thì lại không được. Mà tại sao chúng ta lại phải bận tâm nhỉ? Thêm một lí do nữa khiến cho hệ thống này trở nên khá thừa và chả có giá trị kể từ khi mọi thứ phê pha nhất của game đã nằm gọn trong cái hiệu ứng: “xẻ thịt” và “phẫu thuật” kia.

Cốt truyện thuộc dạng trung bình thôi, không có gì nhiều nhặn đáng để nói cho lắm – tuy nhiên nếu như bạn hỏi tôi thì có một số mặt cực tốt và hay trong cuốn “Đảo của Tiến sĩ Monreau” mà Vivisector cũng có học theo nhưng có lẽ là nó làm tệ hơn – rất là tệ. Cốt truyện của Vivisector nhìn bề ngoài thì trông khá hack não thế nhưng nếu đào sâu hơn thì bạn sẽ thấy các chủ đề và plotline của game còn khá nông thôi. Ý nghĩa của việc tạo ra sự sống, của việc được làm Chúa, ý nghĩa của việc làm người… như thường lệ được mang ra và narrate dần dần trong game. Song nói thật là cái kết – ending của game khiến tôi cảm thấy hụt hẫng nhiều hơn là thích thú.

Đó là chưa kể khi ở khúc phá đảo, đấu trùm cuối etc tôi có cảm tưởng nó giống như là mấy tên Dev đang hết hơi và thế là bọn họ quyết định end game thật nhanh với một tình tiết rất nhảm và phá hỏng cảm xúc, đấu BOSS cuối cũng dễ ợt nếu không muốn nói là dễ hơn cả mấy trận horde thường hay mấy trận Boss đầu và giữa game. Voice Acting của các nhân vật thì cũng ở dạng same same, không có gì ấn tượng lắm… Phần tâm lý và diễn biến xây dựng nhân vật thì làm khá đoảng và ẩu bởi vì khi nhìn một số nhân vật, bạn có thể chắc chắn những gã này rất tuyệt, song cái mà game cho bạn thấy đó là về khúc ending mọi thứ chán đến đâu cho nên toàn bộ những cái ấn tượng lúc đầu đó có thể mang hết ra đổ xuống biển.


Âm nhạc của game thì nói thật là tôi không cảm nhận được nhiều, nó chủ yếu dùng cả chất nhạc điện tử xen lẫn Metal nhưng có vẻ như không đạt được nhiều kết quả ấn tượng cho lắm – vì như đã nói thì mọi thứ phê pha nhất đã nằm gọn trong cái gore mechanic của game – hiệu ứng âm thanh tốt nhất nếu như bạn hỏi tôi thì đó là tiếng súng và tiếng đạn chạm vào từng thớ thịt, từng lớp kim loại leng keng, hay máu me bắn tứ tung ra…

Bù lại Vivisector cho tôi khá nhiều ấn tượng đến từ những kẻ địch, thiết kế và tạo hình cho những con “người thú”. Game tiếp tục học theo phong cách Sci-Fi của Terminator là khi những con người thú là những dạng lai máy móc nhiều hơn là so với đột biến. Tên tiến sĩ điên trong game tạo ra chúng dựa theo những bộ khung xương kiểu quân sự, sau đó mới là bắt đầu giải phẫu, lắp các cơ quan nội tạng bên cạnh các cơ quan máy móc, bộ não vẫn là não của thú nhưng vì có lai tạp với cả các phần máy móc dĩ nhiên, rồi sau đó bọc nốt phần thú bên ngoài và thế là BOOM… bạn có những con Beastman chất lừ của game.

Hệ thống kẻ địch không chỉ đa dạng mọi chủng loại mà các đòn tấn công, tư thế hay các trò của chúng cũng rất chi tiết. Những tên thú lai được gắn thêm động cơ phản lực (trong game chúng được ví von là chuồn chuồn) có trang bị súng máy bán tự động, lợi thế bắn liên thanh và tốc độ bay của chúng khiến cho bạn trở nên khó khăn khi nhắm bắn. Chúng cũng rất thích chơi trò bổ nhào vào người bạn và lượng HP mà chúng lấy đi là cực rát… Hay những tên báo với bộ móng cực đau đớn rất thích Knockback bạn và khiến bạn lúng túng, những con hổ phun lửa khiến HP drop còn nhanh hơn cả ông Đăng nốc bia, mấy con dê cụ rất thích cầm Shotgun và thổi bay bạn…

Rất nhiều những con thú khác nhau và dĩ nhiên, khi bạn lột xác chúng nó bạn cũng sẽ sớm thấy phần sinh học bên trong cũng như cơ cấu khung xương của từng con cũng rất đa dạng nữa. Khá thú vị và chỉ riêng mặt này thôi đã cứu cho Vivisector ở rất nhiều.

Tuy nhiên cũng có những lúc khá tệ là khi A.I của lũ địch… Tôi thật sự không biết có chuyện gì với chúng nữa – Đôi khi chúng có thể cực kì thông minh chẳng hạn như tìm đường vòng móc lốp bạn, biết cover và bắn yểm trợ để đánh lạc hướng hỏa lực của bạn cho lũ móc lốp, biết tấn công số đông… Cũng khá chất cho đến khi có những phân đoạn mà chúng sẽ hành xử trông như mấy tên thiểu năng và tự nhiên chạy linh tinh loanh quanh… Thậm chí có một số map chúng tự chạy lao đầu xuống vực theo kiểu dở khóc dở cười, một vài tên thậm chí trông còn giống như dính phải “A.I Disable” huyền thoại =), rõ ràng là có rất nhiều điều thất thường và kì quái trong phần này của game.

Cho nên đây là một cảnh báo trước nếu như bạn vô tình chạm phải mấy cái này ở trong game – dĩ nhiên là không phải lúc nào cũng bị nhưng nói thật là một khi đã bị thì bạn chỉ có nước ngồi dở khóc dở cười… Hệ thống Animation của game kể ra khiến cho mọi thứ ngộ hơn trong một số tình huống và dĩ nhiên, đây là một tựa game khá là MANHOOD =) bởi vì phần lớn game tôi chỉ được gặp một người phụ nữ và không tìm thấy nhiều “giống cái” trong game cho lắm =).


Đánh giá chung: Với thời lượng khoảng 10 đến 15 tiếng thì nhìn chung Vivisector vẫn mang lại một trải nghiệm khá thú vị, tôi chỉ ước giá mấy gã này không chểnh mảng vào phần ending của game thì tựa game đã có thể tốt hơn. Phần lớn lỗi lầm tai hại nhất của game nhìn chung thì tôi nghĩ rằng đây vẫn là một tựa game hơi dở dang (ending của game, Bug và nhiều thứ khác) nhưng dù sao thì tôi vẫn khá là thưởng thức nó. Vì đây là một tựa Classic FPS cho nên những gì mà họ đã làm với các hiệu ứng, chất bạo lực và Gore của game là quá tuyệt vời.

Cho nên nếu như bạn cảm thấy rằng mình không thể xem nổi phiên bản phim của John Frankenheimer, hãy đi xem The Island Of Lost Souls (phiên bản đen trắng), còn nếu không nữa thì hãy đọc cuốn sách và đến cuối cùng đó là chơi tựa game này. Tôi vẫn khá là recommend nó nếu như bạn đang định tìm một tựa Classic FPS với một vài điểm độc lạ để giết thời gian. Và cá nhân tôi cho rằng giá như hồi đó họ nghĩ đến chủ đề: “Lewd Furries” một chút thì có vẻ game sẽ rất là… “lôi cuốn hơn” ( ͡° ͜ʖ ͡°)… If you know what I mean.

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly

  • Bùi Vũ Chiến - 19.02.2020

    Trò này thấy đúng được cái bạo lực còn chơi thì như hạch


  • Henry Mason - 20.02.2020

    Thế mới bảo là game dở dang… Level Design mấy khúc đầu thì như dở hơi, Tình tiết thì xây dựng ẩu và ăn nguyên quả Final Boss và Ending hết hơi