Rygar – The legendary adventures: Bạn thích Thần Thoại ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Ok bắt đầu nào

Có thể bạn không tin nhưng tôi dám cá nhiều đứa sẽ bảo tựa game này giống na ná tựa game nào đó cũng về… Thần thoại Hy Lạp nhưng dưới một khía cạnh khác =))). Tin tôi đi, chính tôi cũng không tin cho đến khi có đứa thật sự nói như vậy.. Nhưng dù sao thì cũng không thể phủ nhận đây từng là siêu phẩm một thời cho những ai ưa thích thần thoại Hy Lạp và La Mã trước khi gã kia đến và chiếm trọn địa bàn. Tựa game ngày hôm nay mà tôi muốn nói đến đó là Rygar – The legendary Adventures

Rygar – The Legendary Adventures
Phát hành: Tecmo
Phát triển: Tecmo và Team Tachyon ( Giờ chính thức trực thuộc Koei – Tecmo )

Game vốn đã có nền tảng kể từ tựa Rygar đầu tiên chơi trên máy điện tử bỏ xèng, và trở thành một trong những cú Hit đình đám của Tecmo trong những năm giữa 8x và đầu 9x từ các máy Arcade cho đến NES. Năm 2001 – 2002, với sức mạnh của cỗ máy PS2, Tecmo quyết định thực hiện 1 phiên bản làm lại cho game và lần này, được biểu diễn dưới phong cách Hack And Slash tiêu chuẩn.


1 trong những concept khá độc đáo của Rygar đó chính là loại vũ khí mà bạn sử dụng trong game – Diskarmor, yep thứ này được thiết kế vừa để cho mục đích phòng thủ và tấn công đạt hiệu quả tối đa khi bản thân nó vốn là một chiếc khiên, nhưng được tùy chỉnh và có thể quăng quật như một chiếc roi với đầu kim chùy. Xuyên suốt game, dần dần bạn sẽ kiếm được các loại ngọc và lắp vào chiếc Diskarmor của bạn, mỗi cái sẽ cho bạn một hiệu ứng khác nhau và điều chỉnh lối đánh của bạn từ tốc độ đánh, sức mạnh và độ rộng… Game sẽ thường xuyên đẩy bạn vào những trận chiến khá quy mô với một lượng đông đảo các kẻ địch, bạn có thể sử dụng đòn tóm dính một tên bằng chiếc Diskarmor và làm chiêu quăng lốc, đánh tất cả những kẻ địch ở trong tầm cũng như khi chiêu này kết thúc, ném mạnh tên kia vào một top khác – khá là cục nhưng vì nhân vật chính của bạn – Rygar là một chàng đấu sĩ mà nhỉ ?

Ngoài ra, càng triệt hạ nhiều kẻ địch thì bạn sẽ lấy được các item như Nectar để hồi máu, Sword tăng sức tấn công và GIáp tăng phòng thủ. Ngoài ra các tinh cầu Sfaira có thể được tích lũy để nâng cấp cho Diskarmor của bạn. Hệ thống combo của game khởi điểm chưa có gì đặc sắc nhiều, bạn sẽ phải trải qua một hành trình để tiếp tục thu thập điểm Sfaira, cũng như các viên ngọc mới cho Diskarmor của bạn và từ đó, các Combo mới tiếp tục được khai phá – một hệ thống tiêu chuẩn thường thấy ở các game Hack And Slash hoặc Beat Em’Up. Không chỉ những kẻ địch mà cả những vật thể, chướng ngại vật đôi khi có thể được đánh vỡ và bạn sẽ kiếm được các item cũng như collectibles ở trong đó, và đồng thời, môi trường cũng có thể có các mechanic ẩn để bạn khai phá. Những tên quái thú từ địa ngục sẽ không phải là mối đe dọa duy nhất mà đôi khi là còn cả hệ thống bẫy treo dày đặc cũng như nhiều thứ kì quặc khác… Và những trận Boss Fight cũng có vài điểm nhấn từ mánh khóe cho đến kĩ thuật của bạn – phần Dodge của game sẽ khá là căng thẳng nhất là đối với các Segment Boss Fight khi bạn đang cần kết liễu chúng thật nhanh. Một yếu tố đau đớn của Rygar đó là nó không có Action cancel, đồng nghĩa là khi Rygar bị đánh ngã, bạn tiếp tục dính đòn và tiếp tục mất máu ( một kiểu Penalty khá mạnh tay ). Và dĩ nhiên, góc camera tiếp tục đấm vào mặt bạn nhất là trong các trận Combat căng thẳng cũng như trong các phân đoạn Platform của game.


Phong cách thiết kế giữa thần thoại La Mã và Hy Lạp được lai tạo cũng như dựa trên những nguồn cảm hứng từ các bộ phim cổ của Ray Harryhausen – Nếu các bạn nhớ ông này thì yeah… Những bộ phim cổ về Hy Lạp trong những năm 5x 6x 7x. Cộng thêm phong cách design mỹ lệ của Nhật Bản và cách mà họ Fiction về mọi thứ. Điểm nhấn chính của Rygar chắc chủ yếu sẽ nằm ở Design nhân vật và những con quái vật bạn có thể gặp. Chúng vẫn có một sự màu mè kì lạ trong lối phối màu chủ đạo của Tecmo – nếu như bạn đã từng được chơi các tựa game 9x và 2k của Tecmo chắc bạn sẽ dễ dàng để ý thấy. Phần đồ họa đã cố gắng hết sức để gột tả được cái vẻ đẹp của riêng nó với những giới hạn trong cấu hình của PS2 và với công nghệ của năm 2002. Bạn được chứng kiến những đấu trường tráng lệ, những đền thờ và đình, chốn linh thiêng với các gam màu tương phản từ bóng tối của Địa ngục cho đến Ánh Sáng của thiên đường. Level Design tạm ổn nhưng thành thật thì giá như họ thiết kế khâu này thêm phần sống động hơn chẳng hạn như add thêm thật nhiều mechanic ẩn trong môi trường, thêm nhiều thứ hơn trong gameplay hay có sự điều chỉnh góc camera phù hợp hơn chẳng hạn. Phần âm nhạc… Hm, khá là bi tráng, mỗi một track nhạc có một tông màu rất riêng với chất thần thoại cho những ai yêu thích sự phiêu lưu và khám phá, phần voice lồng tiếng được thiết kế khá ổn, nó cũng không hẳn là điểm nhấn nhưng cũng không có vấn đề gì nhiều. Điểm yếu lớn nhất của game có lẽ là thời lượng, đối với năm 2002 thì game chắc chắn là một cú hit tương đối nhưng không có nghĩa là nó không có vấn đề – như tôi đã nói, thời lượng game khá ngắn, kể cả bạn chơi ở mức Normal hay Hard thì tôi tin bạn vẫn có thể Beat game trong khoảng 6 đến 7 tiếng hoặc thậm chí là nhanh hơn ở mức 4 -5 tiếng. Cộng thêm gameplay chủ đạo cũng chưa có nhiều điểm nhấn và thật sự thì yeah… Game sẽ rất dễ Boring chẳng may nếu như bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm cao độ và thật lực. Hệ thống Unlockables của game có lẽ là thứ sẽ cố níu kéo bạn ngồi lại ghế khá lâu, không Spoil đâu nhưng tôi phải công nhận hệ thống này của game khá kì quặc, bởi nó sẽ cho phép bạn mở khóa những loại Diskarmor khá dị hợm đến mức tôi còn không biết nên dùng từ gì để tả mà có thể tránh spoil… Thật đấy, đây cũng là một trong những khía cạnh sáng giá của game và những khía cạnh này theo thời gian bị mai một đi rất nhiều…

Cứu post !!!


Cốt truyện của game khá mô tuýp thôi, cũng không có gì đáng kể lắm – Bạn là Argus – chiến binh vĩ đại người đang được vinh danh trên đấu trường bởi công chúa Harmonia xinh đẹp ( Tecmo nặn gái thì không bao giờ phủ nhận được khả năng này của họ nhỉ ? )… Cứ tưởng bạn sắp được làm phò mã nên duyên thì Ka Boom… Dăm ba cái bọn Titans cũng như âm binh lòi ra từ đâu, Crash mất Party của bạn và bắt mất công chúa, buộc bạn phải lên đường đi giải cứu nàng, cứu cả vùng đất cũng như đập bè lũ âm binh kia một trận vì dám phá hỏng ngày trọng đại của bạn… Phần âm nhạc lúc phối vào các phân đoạn này thì thành thử ra lại sáng giá bất ngờ – không thật đấy, sáng giá bất ngờ bởi cái yếu tố bi tráng cũng như oai hùng của thần thoại. Đây, làm vài track chứ nhỉ ? – Tôi khá thích những tiếng violong của bản theme Greyson Hill, có lẽ nó là một trong những bài hay nhất của game và cực kì khuyến khích bạn nên nghe nếu như bạn đang tìm vài track nhạc hay và bi tráng cho list của mình.

Đánh giá chung: Vì là game cũ mà cũng khá ngắn nên không nói nhiều hơn được, thành thử thì tôi sẽ vẫn gợi ý tựa game nếu như bạn đang cần vài track nhạc, một concept vũ khí ấn tượng hay một nàng công chúa để giữ cái đầu mình tránh xa khỏi đám THOT thì yeah, bạn nên chơi Rygar: The Legendary Adventure.
Tái bút nhanh thôi: Nếu bạn chơi thì hãy chơi phiên bản PS2, còn bản Wii thì đúng là đồ họa có đẹp hơn xíu nhưng nói thật là họ mess up khá nhiều thứ ở bản Wii nên phiên bản truyền thống của PS2 vẫn là tốt nhất.

HenryMason AKA TranVietBach
As your service

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện