So bitter is it, death is little more – Chết cũng chẳng bằng, thật đắng cay sao…
Tôi đang đùa ai ở đây cơ chứ? Sau khi hoàn thành Dante’s Inferno thì tất cả những gì tôi tò mò đó là… BAO GIỜ THÌ CÓ DANTE’S PURGATORY? WHEN AND WHERE MOTHER FKER EA??? Tôi vẫn không thể tin một kiệt tác như này lại từng tồn tại. Đến từ Visceral cha đẻ của loạt Dead Space làm khuynh đảo cả cộng đồng Survival Horror xuyên suốt từ 2007 đến 2k13, Dante’s Inferno ra đời như là câu trả lời của EA và Visceral đến những God Of War, Rygar hay kể cả là Prince Of Persia vào thời điểm đó (chủ yếu vẫn là God Of War dĩ nhiên).
VÀ VÂNG! Nó sử dụng một trong những bài thơ, thần khúc hay nhất mọi thời đại làm cốt truyện của mình. Và từ chính sự ngụ ngôn của bài thơ, trò chơi biến đổi hóa sự tưởng tượng sinh động đó của con người qua phương thức ẩn dụ lẫn hoán dụ – chất văn học của game chắc chắn là 10/10 thế nhưng còn gameplay hay các khía cạnh khác thì sao? Nó có cả những ưu nhược điểm của nó, nhưng tôi vẫn dám cam đoan với bạn rằng cho dù bạn nghĩ gì đi chăng nữa, cho dù bạn có quá quen với những GOW, Rygar, Prince Of Persia hay bất cứ kiểu thần thoại nào khác được mang lên màn hình và chiếc máy chơi game thì Dante’s Inferno là một kho báu Underated nằm dưới dòng Archeron kia và chờ để được vớt lên.
Từng mảng trong game bám sát với bài thơ, từ nội dung của bài thơ, trí tưởng tượng đưa bạn bay xa hơn mức bạn nghĩ. Từng thiết kế trong Dante’s Inferno đều mang tính trìu tượng, thần học và đậm chất Công Giáo từ đầu đến cuối. Cái cách mà game thiết kế chàng Dante của chúng ta, một hiệp sĩ thập tự chinh tràn đầy những thăng trầm. Dante không phải một kẻ hoàn hảo, chỉ riêng vài tội lỗi của chàng là đã đủ để Dante bị đày đọa dưới Địa Ngục cho đến vĩnh cửu thế nhưng, tôi thích cái cách mà nội dung của Thần Khúc tạo ra một tấm gương phản chiếu giữa Dante và người chơi, mở rộng cái theme vốn có của nó về việc con người đối mặt với những sai lầm của bản thân và hoàn thiện chính chúng ta.
Tính chất Phục hưng trong tác phẩm cũng khá nổi bật, đó là thái độ khẳng định và tôn vinh cuộc sống với những hoan lạc trần thế, niềm khát khao hiểu biết thế giới song hành với những ước mơ cuộc sống hạnh phúc, trong sạch, đẹp đẽ hiện hữu ở thế giới thực tại này chứ không phải là ở thế giới bên kia. Bằng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện của tác giả thể hiện qua những câu thơ ngân nga như lời ca điệu nhạc… Và trong game nó thể hiện rõ hơn hết thông qua voice acting cũng như cách mà họ trích từng chữ văn từ cuốn thơ ra.
Gameplay: Theo một mô típ của God Of War đó là pha trộn giữa một chế độ Combat, Hack’n Slash truyền thống mà Devil May Cry hay Rygar đã đặt ra, một chút Platformer theo lối Prince Of Persia, một vài kiểu câu đố thiết kế dưới dạng Another World hay vận dụng không gian truyền thống mà một vài game Single Narrative trước đó đã làm được. Về mặt đó, Dante’s Inferno gây ấn tượng, với nhiều pha hành động gay cấn và nghẹt thở, tuy nhiên nó vẫn có nhiều thủ thuật riêng để khiến chất hành động của game trở nên mới mẻ và thú vị từ đầu đến cuối. Trên thực tế, mỗi khi lao vào Combat một cách cuồng nộ và điên rồ nhất, tôi vẫn không quên mình đang nhập vai Dante với một mục đích chí cốt đó là…
Nàng Beatrice yêu dấu. Tôi không còn nghĩ mình đang chơi GOW hay bất cứ cái gì tương tự như thế nữa. Và với một cốt truyện cực kì mạnh mẽ dựa trên 1 trong những thần khúc vĩ đại nhất mang tính triết học, ngụ ngôn hay kể cả nếu bạn không thực sự bận tâm nhiều đến nó lắm, chất văn học và tính trìu tượng vẫn sẽ thổi hồn bạn thẳng xuống dòng sông Acheron kia. Đập Zeus, đập cả Olympia, phịch dạo cũng hay đấy thế nhưng… BẠN ĐÃ THỬ NHÌN THẬT SÂU VÀO TRONG TRÁI TIM CỦA MÌNH, THẤY NHỮNG CON QUỶ VÀ TỘI LỖI CỦA BẢN THÂN… ĐỐI MẶT VỚI CHÚNG NHÂN DANH NGƯỜI BẠN YÊU THƯƠNG NHẤT TRÊN ĐỜI VÀ SAU ĐÓ TRẢI QUA MỘT HÀNH TRÌNH KHẢI HOÀN CỦA BẢN THÂN, ĐẤU LẠI LUCIFER VÀ CHỨNG MINH RẰNG MÌNH XỨNG ĐÁNG VỚI TÌNH YÊU VÀ SỰ VỊ THA CỦA THIÊN ĐƯỜNG CHƯA?
Tôi không phải người Công Giáo và tin tôi đi, tôi cũng chẳng mặn mà lắm với cái gọi là “niềm tin” nhưng tôi cho rằng, mục đích của con người vẫn có thể cao cả hơn 2 chữ đó. Vì thế mà Dante, kể cả sau khi đã bị đâm lén bởi một chiến binh của phe Hồi giáo, vào đúng cái thời khắc định mệnh đó khi tử thần đang chuẩn bị để đoạt mạng chàng, phần ý chí và linh hồn vẫn phản kháng lại và đánh bật cả tử thần! Dante từ một kẻ đã chết và bây giờ chàng: “Ta không chết mà cũng chẳng sống”. Đây là một chuỗi mở đầu khá ấn tượng khi nó tạo ra cảm giác chinh phục đối với người chơi – Bạn tận dụng mọi kĩ năng mà mình có lúc nào để đấu và counter thần chết theo cách ngoạn mục nhất, đoạt được cây lưỡi hái quyền năng của hắn và xẻ ngược hắn làm đôi. Rồi lên đường trở về cố hương Florence chỉ để phát hiện ra rằng người vợ hiền Beatrice yêu dấu.
Những quy tắc cơ bản nhất đó là các đòn Light Attack nhanh nhẹn và kết thúc combo là một cú quật vòng tấn công số đông và các đòn Heavy Attack chậm nhưng mạnh mẽ, bạn có thể cảm thấy sự rung chuyển trong từng cú bổ và kết thúc là một cú dậm shockwave cực mạnh, Animation khá là mượt và độ dẻo dai của Dante cũng vậy (Not That Dante!). Thiết kế combat chưa bao giờ là một điều dễ dàng nếu như bạn vừa muốn đòn đánh của bạn trông đẹp mắt mà đã tay thì điều rất đáng kể với mỗi cú đánh mà Dante tung ra, cọ xát hay đâm, chặt, mài… bạn có thể cảm thấy cái trọng lượng thật sự trong từng đòn.
Một cái nữa mà tôi cũng khá thích ở Combat của game đó là việc chuyển đổi qua lại giữa các combo thật sự rất tốt và mượt, chẳng hạn như tôi vẫn sử dụng combo Light Attack như bình thường nhưng đúng pha kết thúc tôi sẽ làm cú dậm Shockwave của Heavy Attack hoặc một cú combo bắt và chạy quật một vòng thật mạnh hất văng kẻ địch đi… Dante cũng không phải lúc nào cần cận chiến mà anh vẫn được ban cho cây thánh giá đức hạnh của nàng Beatrice. Cây thánh giá hoạt động như một vũ khí tầm xa cho phép bạn bắn những thanh âm liên tục vào thẳng kẻ địch cũng như nó có các bộ combo riêng của nó.
Tôi thật sự thích cơ chế này của game không chỉ bởi Dante múa các đường bắn đẹp mắt mà còn bởi cái thanh âm trong trẻo cho bạn một cảm giác rất thánh thần. Giống với Devil May Cry, bạn sẽ sớm tìm thấy việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa tất cả mọi thứ không chỉ để tiêu diệt kẻ địch, đánh bại các thử thách cũng như việc cho ra chuỗi đòn liên hoàn đẹp mắt nhất.
Hệ thống của Dante cũng rất thú vị: Bạn có 2 chỉ số chính cần chú ý như là Unholy và Holy. Unholy tăng mạnh các chỉ số của cây lưỡi hái, đòn cận chiến cũng như mở khóa thêm các combo cận chiến mạnh mẽ cho bạn khai phá. Trong khi Holy sẽ cộng điểm cho Cây Thánh Giá với việc tăng sát thương hay mở khóa thêm các combo bắn tầm xa mạnh mẽ hơn, các combo được mở khóa cũng có thể gây CC (Crowd-controll effect) lên các kẻ địch cho bạn tận dụng mọi lợi thế như khiến chúng bị Stun (Đơ), Cancel Action của chúng, lôi kéo… Tùy theo cách bạn phối hợp cũng như lượng kẻ địch đc spam ra thì combat khá là thú vị.
Và dĩ nhiên, nâng cấp thì cần điểm và các loại yêu cầu vậy thì bạn lấy chúng ở đâu? Dĩ nhiên là thu thập các loại Soul đỏ từ combat rồi. Giống với GOW lại là 3 soul quen thuộc từ xanh dương hồi máu, tím hồi mana cho các Kĩ năng đặc biệt, và đỏ làm năng lượng để nâng cấp. Nhưng có một yêu cầu phụ khi phần điểm để lên level cho 2 cây Unholy và Holy của bạn phải lấy dc từ các hành động trừng phạt hoặc thanh tẩy, trong combat cũng có mà các yếu tố bên lề cũng vậy. Từ đó dẫn đến một cơ chế khá hay khác của game đó là “Những linh hồn lạc lối”.
Trong Thần Khúc, khi Dante xuống địa ngục thì chàng không phải kẻ lạc lối với nhiều tội lỗi duy nhất mà vẫn có vô vàn những linh hồn khác. Họ thậm chí tệ hơn khi họ đã bị kẹt ở nơi này trong cả một thời gian dài, bị đày đọa vì tội lỗi của họ – ngay cả khi đó chính là những danh nhân, chiến binh hay nhân vật lịch sử. Chẳng hạn như chúng ta có Aristoteles bị kẹt lại trong tầng 1 của Địa Ngục: “U Minh” – LIMBO bởi vì tội lỗi của ông đó là “VÔ THẦN”!, hay linh hồn của những tình nhân nổi tiếng trong lịch sử: Semiramis, Dido, Cleopatra, Helen, Achilles, Paris, Trista…
Vẻ đẹp thể chất, sự lãng mạn, tình dục và cái chết – đây là những yếu tố khiến họ bị kẹt lại trong tầng hai của Địa Ngục – Dục Vọng (LUST) hay ở tầng 5 là “Giận dữ” (ANGER) là Theseus và Hercules… Và còn nhiều nữa. Dante có thể lựa chọn Trừng Phạt hoặc Giải Phóng các linh hồn này để lấy điểm tương ứng cho cả 2 cây Unholy và Holy, tùy theo cách mà bạn nhìn nhận, xin nhớ là hãy tạm thời bỏ qua việc họ là những danh nhân hay thần thoại lịch sử đi, bạn ở đây để phán xét họ dựa trên những điều luật của Thiên Chúa, yeah sure…
Tất cả bọn họ đều đáng đc tha thứ vì chúng ta cũng chẳng hơn ai đâu đúng không? Thậm chí một số danh nhân lịch sử ở đây có các tội lỗi khá là nghiêm trọng, đây cũng là một trong những phần writing rất tốt dựa trên Thần Khúc gốc – nó sẽ khiến bạn tò mò và tìm hiểu xem vậy những người này thật sự nghiêm trọng hay “được kể” trong nhiều dị bản khác nhau như thế nào chẳng hạn như bạn biết đến Jason – thủ lĩnh của những người Argonaut trong thần thoại Hy Lạp, Yes, bạn chắc chắn nghe về những chiến công của chàng là một chuyện nhưng chuyện “Chàng là một kẻ Sở Khanh” và có hẳn một slot ở tầng thứ 8 – Lừa Đảo (Fraud) thì well…
Nó khá là khiến tôi kinh ngạc khi mới khám phá ra. Và nếu theo nhiều dị bản thì Jason bị tiễn xuống đây cũng là do chính thê thiếp của chàng vì ghen tuông và giận dữ nên… Nhưng rồi những kẻ như nàng Thais The Harlot… (Dựa theo Thais – nữ nhân từng phò tá Alexander Đại Đế cũng như nhiều dị bản thần thoại khác kể lại). Tội lỗi của ả là tận hưởng sự khoái lạc trong việc được đàn ông cung phụng hay chứng kiến đàn ông chém giết vì mình (Bạn có thể hiểu cho đơn giản đây giống như THOT thời cổ đại và những gã đàn ông kia là SIMP vậy); cũng có rất nhiều câu chuyện dị bản về ả nhưng dĩ nhiên, nếu bạn là một player lần đầu giống tôi và bạn kiểu như… SO… THIS IS THE ANCIENT THOT! I WILL FKING DAMNED YOU… THOT IS THOT!!!! Và Yes, tôi đã táp luôn nút Punish không suy nghĩ nhiều!
Rồi chúng ta có Myrrha cũng ở cùng tầng vì tội Lừa Đảo, Quyến rũ chính cha đẻ của mình – vua của xứ Assyria… 1 Festish khá mặn… Nhưng tôi vẫn bấm nút Absolve và giải thoát cho Myrrha vì bạn biết đấy… Tội này không nặng như tội trên cho lắm từ quan điểm của tôi, hay chúng ta có cả Helen của thành Troy cũng phải xuống đây vì cùng một dạng tội như Thais mặc dù không đến mức nặng nề như thế.
Và trọng tội nặng nhất: PHẢN BỘI! (TREACHERY) cho bạn một trong những trường đoạn hoành tráng nhất về tội lỗi nặng nề nhất của chúng ta – Dante! Anyway, đằng nào chúng ta cũng xuống hell với cả một tá tội thôi mà nhỉ ? =)))) Và cho dù bạn chọn điều gì thì hiệu ứng cũng khá là tuyệt vời. Đối với tôi cái cảm giác khá là thánh thiện khi nhìn thấy những linh hồn mình Absolve và giải thoát bay lên siêu thoát, miệng nói cảm ơn cả Dante lẫn Chúa và giọng Dante nhẹ nhàng: “Your Suffer ends”, “Thy Kingdom come”, “Redeem yourself”… Hệ thống này cho phép cộng điểm đến tối đa cho 2 cây Unholy và Holy, con dao hai lưỡi đầu tiên đó là dĩ nhiên, Dante’s Inferno là một game tuyến tính, cho nên sẽ ko có kiểu Good Route Bad Route như bạn nghĩ ở đây đâu nên muốn giải thoát họ hay trừng phạt họ không hề ảnh hưởng gì đến ending hay những thứ mà Dante sẽ gặp cả..
Nhưng dẫu sao thì bạn cũng sẽ muốn thấy lại điều này trong một tựa game khác nơi nó có thể định hình tốt hơn đúng không? Phải nói thật là ngay cả một thằng còn chẳng Chuyên Văn cũng chẳng Tôn Giáo như tôi cũng bị cuốn hút bởi từng setting của cả game lẫn Thần Khúc thật, đó là chưa nói đến lượng thần thoại và sự tích trong từng linh hồn của The Damned – Những kẻ bị đọa đày. Đủ cho thấy thế giới quan thần thánh vẫn thú vị thế nào nếu bạn biết cách khai thác chủ đề.
Dante cũng sẽ không đơn thuần chỉ chiến đấu bằng cây lưỡi hái hay cây thánh giá mà chàng vẫn được ban cho các sức mạnh biểu trưng (Magic) có thể thu thập trên đường đi hoặc từ đấu Boss, các Magic tuy tốn Mana nhưng hoạt động rất hiệu quả và có thể coi là bùa hộ mệnh phòng khi bạn đang gặp một bất trắc hay bị bao vây, và ma thuật như thường lệ cũng lại chia ra thành Unholy và Holy… Những ma thuật như Righteous Part (Holy) giúp Dante lướt thật nhanh, đâm uỳnh lên phía trước trong biểu tượng thánh giá, gây sát thương để lộ phần băng ở sau…
Chiêu này rất có lợi ở chỗ nó có thể cancel action phần lớn mọi kẻ địch trong game, giúp Dante được quyền miễn nhiễm sát thương trong một vài tình huống cũng như tốn một lượng Mana vừa phải… Hay chúng ta có chiêu Lust Storm có thể hoạt động như một chiếc áo giáp vừa giúp giảm sát thương mà Dante phải chịu cũng như gây sát thương lên kẻ địch ở tầm gần (chiêu này rút Mana với tốc độ khá chóng mặt) hay Sins Of Father tạo ra những chiếc thánh giá có thể phục vụ cả mục đích phòng thủ lẫn tấn công… Tất tần tật đóng góp cho combat và giúp hình thành thêm nhiều chiến thuật chiến đấu hơn nữa nhất là khi bạn đang muốn tạo ra hiệu ứng combat cool ngầu hết mức có thể.
Ngoài ra Dante cũng có thanh Redemption (hiểu nôm na như là chế độ Cuồng Nộ) giúp Dante đánh nhanh hơn, điên loạn hơn, nhận ít dam hơn so với bình thường và quan trọng nhất ở mode này đó là: “Mọi đòn đánh của bạn gần như không thể bị Block hoặc Cancel”. Một điểm cân bằng mà tôi khá thích ở cơ chế Redemption đó là bạn sẽ sớm nhận thấy càng chơi ở các cấp khó thì tốc độ hồi thanh này càng chậm hơn và rate cũng vậy.
Đấu Boss cũng là một phần tôi ưa thích của game, bên cạnh nhiều Boss ép bạn phải combat trực diện thay vì dùng Holy Attack. Nhiều trận Boss Fight tuy nhiên có điểm trừ là khá dễ dãi khi nó yêu cầu bạn đó là “Ghi nhớ Trick”, Ghi nhớ các chuỗi Sequences, con Boss yếu đi và thế là bạn có thể QTE và nhanh chóng kết thúc trận đấu. So với các con Boss mà phải thật sự chiến đấu thì tôi cảm thấy khá hụt hẫng bởi tôi đã chuẩn bị quá nhiều hơn chỉ để cho chúng. Với một số thiết kế đã khá Outdate theo kiểu: Con trùm khạc một làn sương mỏng xuống nền đất thấp và sau đó trên tường xuất hiện chỗ bám và bạn phóng cây lưỡi hái rồi thu mình trên đó, chờ con trùm hết cái đòn khạc đó và lại nhảy xuống đất?
So với tiêu chuẩn game thời 2008 đến 2012 có thể không có vấn đề lắm đâu nhưng nếu là tiêu chuẩn bây giờ và áp vào thì nó khá là lỗi thời rồi. Mọi người mong muốn có những trận Boss Fight kinh khủng và điên rồ hơn là dựa dẫm vào nhiều công thức, một phần là để chứng tỏ kĩ năng và 2 là dành cho những ai muốn sống nhanh và mạnh. Điển hình là khi bạn nhìn Combat của những DMC, MGR hay Castlevania: Lord Of Shadow… Mà khỏi phải nói đâu xa khi DMC là lò đào tạo các chàng trai vàng của làng Hack N’ Slash.
A.I của các kẻ địch trong game tôi phải công nhận cũng không phải dạng vừa, với mấy tên Creep ghẻ thì bạn dư sức một nút tóm rồi trừng phạt hay siêu thoát nhưng vấn đề đó là những con lì hơn thì sao? Cơ chế cancel action như thường lệ vẫn yêu cầu bạn phải khá nhanh nhạy và nắm được độ trễ trong controll cũng như Animation của các đòn đánh, combo. Chớ có để cái đầu bạn chủ quan vì combat trong những màn chơi đầu hay các màn giới thiệu kẻ địch mới vẫn còn cực dễ dãi thôi, nhưng về sau khi cả cái lũ này bắt đầu chơi bài Gangbang tập thể bạn thì khá là căng sức đấy. Tùy theo từng độ khó mà bạn nên cân nhắc phần nhiều, tôi chơi ở cấp Zealot trước để thử nghiệm rồi sau đó nhảy dần lên Hellish và Infernal… Ngay lập tức những kinh nghiệm và cái mà tôi tin là tay tôi phản tôi cực nhanh chóng.
Ở Hellish và Infernal thì chuyện bay màu sau một nốt nhạc là điều cơm bữa, nếu bạn đủ trâu thì chắc là bạn vẫn trụ được một chuỗi combo đấy nhưng cái cảm giác đau đớn đến phát rồ là khi ngay cả một nhát chém may mắn của một con Creep ghẻ cũng có thể khiến bạn bay đến 20% và tệ hơn khi có thể lên đến 30 hay 35% thanh HP của bạn.
Nhiều con quái cũng yêu cầu nhiều chiến thuật khác nhau như đám Fire Minions cần phải bị thanh tẩy bằng cách ăn một phát bắn của cây thánh giá Holy và sau đó khi chúng đang để lộ phần nguyên hình, một nhát chém của cây lưỡi hái là đủ để đám này lên thớt. Tôi thích cái cách mà từng kẻ địch có Reaction và yêu cầu trick riêng để counter chẳng hạn như đám Temptress mà tôi ưa thích gọi là Abomination THOT hơn =))). Ngay phần miêu tả của đám này cũng khá là kích thích:
“Shameless abominations trumpet their hunger, their yearning. Ripe as rotten fruit, a garish misrepresentation of many confined here, those with devotion, those that remain true.” — Francesca Da Polenta
Cứ mỗi một lần đám Temptress làm động tác: “Kích Thích” là y rằng chúng chuẩn bị để banh cái “phần đó” của mình và Tentacle thòi lòi ra =)))). Nhờ tâm hồn hướng thiện và sự chỉ bảo răn dạy tuyệt vời của DOOM GIÁO mà tôi luôn ý thức được… QUỶ LÀ QUỶ! ÉO NÓI NHIỀU!
Đám Temptress luôn có lợi thế nhanh nhẹn đến điên rồ, né đòn ít nhất 1 2 3 lần là chúng sẽ xồ người vào và bạn sẽ phải căn pha đó để có một cú Parry chuẩn chỉnh. Tránh dùng các đòn combo chậm hoặc mạnh với đám này trừ khi bạn thấy là chúng đã trượt hoặc xong cái pha nhanh nhẹn kia rồi. Hay tôi thích đám Guardian Demon các phiên bản đời cao khi chúng được cầm thêm chiếc khiên, có lợi thế block và cancel action khá mạnh cũng như nhiều chiêu của chúng đòi hỏi Parry chính xác hơn… Nhất là chiêu húc. Phần mô tả cũng khá hay nữa:
“Lucifer’s great horde. Hell beasts and fire demons. Weird worms and vile torturers.” — Pontius Pilate
Hay chẳng hạn như những con The Pagan với lợi thế là Blink và tạo ra nhiều đòn khó để cancel. Chúng cũng có thể Buff cho các con quỷ khác nếu cần nhằm khiến trận đấu trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đã nhuần nhuyễn từng combo Unholy thì nên được khuyên dùng nhiều nhất do về sau, những cái Buff có thể khiến chúng miễn nhiễm với các đòn Holy Attack từ cây thánh giá. Và nếu nắm được trò Blick đằng sau quật gậy của nó thì một pha Parry cũng là dễ thôi.
Cả bộ Creatures Of Inferno và phần Background trong game khá là tuyệt, khi cách mà nó dùng văn thơ và triết học để ngụ ngôn cũng như đưa từng chi tiết và điểm nhấn đó vào từng con quái vật trên hành trình tiến sâu vào từng tầng địa ngục. Và Visceral như thường lệ sau khi khiến tất cả mọi người khiếp đản với Dead Space thì họ lại sử dụng tài năng của mình để Craft từng model quái vật cũng như từng ngóc cạnh, không gian nơi chốn trong Dante’s Inferno với từng phút giây bi tráng, hồi hộp. Dĩ nhiên nó vẫn có những điểm trừ nhất định ở mặt này chẳng hạn như qua từng tầng, thay vì làm nhiều loại quỷ với tạo hình đa dạng hơn thì họ có lặp lại nhiều Models của các con quỷ, có thể là tạo ra loại quỷ mới yêu cầu cách giết mới nhưng thú thật thì nếu lượng models có thể được đa dạng hơn nữa thì vẫn tốt hơn.
Pacing trong game là rất tuyệt vời. Giống với những gì mà Prince Of Persia hay God Of War đã đúc kết, luôn có những giờ nghỉ tay hoặc sáng tạo đằng sau những trận combat điên rồ chẳng hạn như một chút giải đố ngầm, một chút hình dung ra mechanic trong platform để đến được những vị trí mà bạn vốn không thể đến nhằm khám phá bí mật, tìm kiếm những linh hồn Damned ẩn, mở các hòm nhằm thu thập phần Soul nâng cấp các kĩ năng của bạn.
Tôi thích cái cách mà ngay cả những màn platform của game cũng cố tình trêu ngươi bạn chẳng hạn như thêm vào thanh Time Attack khi mọi thứ xung quanh sắp sụp đổ, các chuỗi Quick Time Event tuy dễ nhưng như thường lệ lại thử thách sự kiên nhẫn của bạn đến ức chế, có các Segment thử thách cộng Soul hay biến cả game trở thành giả lập Wreck It Ralph khi cưỡi trên con The Beast và cứ spam nút giậm và đập. Trò chơi cũng xây dựng những khoảnh khắc thăng trầm vô cùng ấn tượng, giữa Dante và những người mà chàng thương yêu, và đau đớn nhất là khi họ cũng yêu chàng nhưng chàng lại làm hại họ…
Những tình tiết lâm ly bi tráng, cho thấy con người cũng dễ tổn thương như thế nào khi đứng trước những cám dỗ. Tôi vẫn khá nhớ khoảnh khắc trước khi tiến vào tầng thứ 6 (HERESY – Dị Giáo), Beatrice đã chấp nhận nghe theo lời dụ dỗ của Lucifer và ăn trái cấm, tự đày đọa mình chỉ để trừng phạt Dante, và rồi chúng ta trên lưng con The Beast, ngông cuồng hi sinh tất cả chỉ để đuổi theo và cứ thế, lao đến hùng hục hùng hục khi tất cả mọi thứ xung quanh đang sụp đổ dần dần xuống những lớp sâu hơn của Địa Ngục.
Nếu bạn clear được game thì tôi cũng muốn khuyên bạn thử qua các DLC của nó như Dark Forest cũng như Saint Lucia’s Trial. Mặc dù Playstation store đã cho bay phần lớn những nội dung này nhưng đâu có nghĩa chúng ta không thể thưởng thức theo những cách khác nhỉ? =)))). Bạn sớm được trải qua còn nhiều trận chiến điên rồ hơn nữa và quan trọng nhất là… một WAIFU – Thánh Lucia thiên thần hộ mệnh của Dante. =)))) Holy Beautiful THIGHS wife! À À À khoan khoan Beatrice anh hứa anh chừa rồi… Không anh chừa thật rồi… Anh thề là sau ả nô lệ đó anh ko động vào ai nữa…
Trên đường đi bạn sẽ luôn có cơ hội đc gặp Virgil, đối đáp thơ với ngài và qua đó chứng kiến mọi viễn cảnh của Lore, cũng như đôi khi Virgil gợi ý cho bạn biết trước về những hiểm nguy còn rình rập xuyên suốt chặng đường dài. Xuyên suốt chặng đường là một bầu không khí u ám, u mê và ma mị của từng tầng địa ngục. Theo nhiều cách khác nhau, Dante’s Inferno có thể được coi là một kiểu phân loại đầy trí tưởng tượng về những tội ác của con người, thậm chí là những kiểu tội lỗi khác nhau mà Dante mang trong mình, bị cô lập, người chơi khám phá dần dần ra và có thể phán xét chính chàng.
Đôi khi chúng ta có thể đặt câu hỏi về tính nguyên tắc trong trật tự của nó, tự hỏi tại sao, ví dụ, một tội lỗi bị trừng phạt trong Vòng tròn thứ tám của Địa ngục thì sẽ như thế nào hay chẳng hạn như tội nhận hối lộ, tại sao lại bị coi là nặng hơn một tội khác bị trừng phạt trong Vòng thứ sáu của Địa ngục, chẳng hạn như giết người. Để hiểu được trật tự này và thấy cái hay của nó, người ta phải nhận ra rằng lời tường thuật của Dante và những câu thơ của Virgil tuân theo các giá trị giáo lý nghiêm ngặt của Cơ đốc giáo. Hệ thống đạo đức của ông ưu tiên không phải hạnh phúc hay sự hòa hợp của con người trên Trái đất mà là ý muốn của Chúa trên Thiên đàng. Do đó, Dante coi bạo lực ít xấu xa hơn gian lận: trong hai tội lỗi này, gian lận tạo nên sự chống đối lớn hơn ý muốn của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta đối xử với nhau bằng tình yêu thương mà Ngài dành cho chúng ta với tư cách cá nhân; trong khi bạo lực hành động chống lại tình yêu này, thì gian lận lại tạo thành một hành vi đồi bại đối với nó. Một người lừa đảo ảnh hưởng đến sự chăm sóc và tình yêu thương 1 cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khi Inferno ngụ ý những lập luận đạo đức này, nó thường chỉ đưa ra thảo luận rất ít về chúng. Sau cho cùng thì đây cũng là 1 thần khúc chỉ của riêng Dante mà thôi nhỉ. Để giải thích tiêu đề và chủ đề của tập thơ gốc là không tưởng và mới mẻ.
Dante giải thích rằng bài thơ là một vở hài kịch về “chủ đề vật chất, lúc đầu nó thật kinh khủng và hôi hám, như là Địa ngục” nhưng lại khép lại nó là hình ảnh hạnh phúc, mong muốn và sảng khoái, như là Thiên đường ”và bởi vì“ phong cách không cầu kỳ và thấp kém. ” Nói thêm về chủ đề, Dante từng viết, nghĩa đen là“ trạng thái của linh hồn sau khi chết, ”nhưng theo nghĩa đen thì đó là“ con người theo như những công lao hay thái độ của mình trong việc thực hiện ý chí tự do của mình, anh ta xứng đáng được thưởng hoặc bị trừng phạt bởi công lý”.
Vì vậy, chủ thể ngụ ngôn của Inferno thuộc về phạm trù đạo đức, mang lại cho ta ngay cả những khoảnh khắc trừu tượng nhất của nó với một mục đích thiết thực. Văn học phương Tây xem Thần Khúc của Dante như là trường ca tiếp theo ngang hàng với Kinh thánh và sử thi La Tinh Aeneid. Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái cách mà Dantes Inferno đại diện cho một mô hình thu nhỏ của xã hội; Thường dân, giáo dân, giáo sĩ, tình nhân, những kẻ gây chiến tranh, các chính trị gia và học giả đều bị gom vào một nơi và bị trừng phạt vì những thuộc tính xấu nhất và vô đạo đức nhất của họ. Địa ngục, mặc dù có ngoại hình ở thế giới khác và bản chất tàn bạo, xấu xí, phần nào được nhân hóa bởi thực tế là những người bị trừng phạt đến từ mọi quốc gia (Dante 3.123) và mọi bước đi của cuộc sống, bất kể tuổi tác, chủng tộc, giới tính hay tín ngưỡng.
Trong khi tác giả gốc Dante Alighieri không phát minh ra ý tưởng Địa ngục là nơi trừng phạt những linh hồn ngỗ ngược và tội lỗi ở thế giới bên kia, thì ông đã tạo ra những hình ảnh mạnh mẽ và lâu bền nhất về một khái niệm đã nhận được sự chú ý đáng kể trong Kinh thánh, cổ điển và các tác phẩm thời trung cổ. Tác phẩm gốc là Dante’s Divine Comedy được viết vào khoảng giữa năm 1308 và 1321 và được coi là “tác phẩm tối cao của văn học Ý”. Nó là một bài thơ sử thi được chia thành ba phần riêng biệt: Inferno, Purgatorio, và Paradiso có nghĩa là Địa Ngục, Ân Xá và Thiên Đường. Yếu tố cá nhân của cuộc hành trình qua Địa ngục trong Dante’s Inferno theo nghĩa đen khám phá nguồn gốc tội lỗi của một người; thông qua việc sử dụng công lý thơ ca, cả các nhân vật đương đại và lịch sử, và các nhân vật thần thoại, Dante đã tạo ra một tác phẩm tức thì và hấp dẫn về bản chất của tội lỗi và vị trí của nó trong xã hội.
—Suffer, Dante! Feel the cold disdain like me! Do you suffer pain? I can’t hear you, my brother, are these your howls of torture? Oh no, you’re cursing him!— Burlesque laughs of disgusting beings, depraved in their unorthodoxy almost seemed to drown the words while another voice of deep seriousness, even among the slyness, returned to address him.
—Within you boils the new hatred, born of despair, for having realized that there is no favorite and that if there were, you would not be even remotely. Don’t hate me, I have received you with full joy in my abode and I am even proud of the crimes that lie in your possession.— In the silence, in the cold, all the voices of the ninth circle were silenced almost with fear of that other He who raised his voice.
—Remember what I tell you; Hate him as much as you can, because then with his love and false promises will cloud your intelligence, you will fall at his feet and forget what in your life you have cared.—”
Nhìn chung thì mặc dù lối chơi phần lớn là không nguyên bản, nhưng việc biến cả Thần Khúc trở thành 1 tựa game thì chắc chắn là có rồi. Visceral Games sử dụng tiền đề của Inferno để đạt được những hiệu quả tốt nhất. Kể ra nhiều hình ảnh của game nếu so sánh với thời kì nó ra mắt và kể cả với tiêu chuẩn bây giờ thì khá là tai tiếng và đỉnh cao, gây tranh cãi như hình ảnh của đám Temptress và Cleopatra, những đứa trẻ sơ sinh chưa được rửa tội cũng là 1 loại kẻ địch của game và bạn chỉ đơn giản là Grab lấy chúng mà đập… chúng cũng mang tính giải trí và ít nhiều hợp lý – rốt cuộc thì đây cũng là địa ngục. Những người yêu thích văn học cổ điển sẽ có thể cho là tựa game còn nhiều thứ lệch hoặc xót so với Thần Khúc gốc, nhưng sự sáng tạo của Inferno vẫn có thể khiến bạn ngạc nhiên và chiêm nghiệm.
Dĩ nhiên thì cho dù tuyệt vời nhưng Dante’s Inferno cũng có khuyết điểm, chẳng hạn như Combat ở những đoạn đầu khi bạn phải đánh với những con Creep yếu thì chắc chắn chưa đủ kích thích, việc có dựa dẫm nhiều vào cơ chế Parrying như là 1 điểm nhấn hay việc combat của game để nhiều sơ hở để ngay cả các Noob Trick cũng có thể dễ dàng vượt qua. Hay nếu như bạn cảm thấy quá phát ngán với QTE và cho rằng dựa dẫm vào QTE là không tốt thì nhiều Segment có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn là thích thú.
Nhiều màn chơi cũng bắt đầu xuất hiện tình trạng lặp lại Assets như có một bảng màu công thức được áp dụng chính ở đây gồm nâu, đỏ và xám, sẽ khá là nhàm sau vài màn. Đồ họa của game nói thật thì Art Style cứu nó nhiều nhưng nếu bạn xét đến thực tế rằng game được làm với cấu hình thấp nhất là để cả PSP cũng có thể chơi được thì chất lượng nhiều mảng texture còn thô vẫn được giấu đằng sau bóng tối hay được che đậy kĩ càng. Nhưng yên tâm đi, chừng này vẫn chưa đủ để cản đường bạn đâu, việc thưởng thức Dante’s Inferno vẫn sẽ là 1 trải nghiệm không thể bỏ qua.
Về mặt hình ảnh thì đồ họa của game đã khá outdate từ những năm 2015 2016 rồi (sau cho cùng thì game làm năm 2007 2008 và ra mắt năm 2010 thì cũng không trách được) nhưng một điều không thể phủ nhận ở game đó là ArtStyle của game là một thứ rất khó để bắt chước được. Không chỉ bởi đến từ tạo hình của những con quỷ mà cái cách họ làm từng tầng của địa ngục với các chủ đề. Tất cả đều là của những ngọn lửa, tiếng rền rĩ của những linh hồn bị đày đọa nhưng vẫn nổi bật ra những nét riêng như ở tầng Lust (Dục Vọng), toàn bộ không gian khiến cho bạn cảm thấy như mình đang trong phim Porn vậy, ngay cả con Boss ở tầng này cũng sẽ là Cleopatra (Queen of Lust) – không chỉ gọi những con Temptress hay những đứa bé ra để úp sọt bạn mà ngay trên đường đi cũng đã là những âm thanh nhè nhẹ hay tiếng xác thịt va chạm nhau.
Ngay cả từng bước chân cũng tạch tạch như thể bạn đang bước trên xác thịt vậy, không gian xung quanh với những bức tường được khắc họa với những đường lằn, gân thịt, thậm chí đóng mở, cọ xát vào nhau… Tôi biết tôi miêu tả thế này là hơi quá nhưng chắc bạn hình dung được rồi đấy =))) Hay tầng Fraud có thử thách Malebolge do Beatrice đặt ra khá thú vị, chúng bao gồm nhiều chuỗi thử thách nhỏ và yêu cầu khác nhau nhưng gắn với theme chẳng hạn như các tội lừa đảo được phân loại ở đây và nhiệm vụ yêu cầu hoặc bảo bạn rằng tránh để điều đó xảy ra. Chẳng hạn như chuỗi thử thách Malebolge số 5 tượng trưng cho những kẻ lừa đảo đội lốt Chính Trị Gia – ép những người dân lành phải chết cho những ham muốn cá nhân của mình và cả không gian thu hẹp lại thành 1 vòng tròn nơi bạn làm 1 nhiệm vụ mang tính biểu trưng: Không để những thường dân chết, tôi khá thích kiểu tư duy ẩn dụ này.
Hay ở tầng Greed (Tham Lam) thì họ quyết định sơn màu vàng chóe lên khắp không gian nhằm tượng trưng cho sự tham lam của con người, level design của tầng này cũng sẽ là các khối lò nung đan xen dung nham, vàng lỏng nóng bỏng luôn có thể tuôn trào từ bất cứ đâu… Ngay cả tạo hình cho Dante cũng rất ấn tượng, chàng vẫn ăn mặc bộ quần áo thập tự chinh đó nhưng để thân trần, tự khâu quốc huy chữ thập lên người và với mỗi phần của quốc huy đó, bạn thấy được những tội lỗi của Dante. Game cũng sử dụng hình thức phim cắt cảnh Pre-rendered, cắt cảnh Ingame đan xen lẫn cả hoạt họa với từng trường đoạn tường thuật lại về cuộc đời Dante cũng như để giới thiệu cho bạn những thử thách còn dang dở ở phía trước.
Chất lượng Cinematic có thể nói là khá tuyệt khi họ dựng phim dựa theo phong cách Realistic và tôi có thể sure là họ scan từng bộ phận của cơ thể người (suy cho cùng thì đây là một tựa game Công Giáo mà nhỉ? Chứ đâu phải thằng NC nào đó ép bạn Scan 3D Dick Gỗ và nếu bạn cằn nhằn thì hắn sẵn sàng file bạn vào loại Bigots và Phobic =)))). Ngay cách họ sử dụng các tông màu trong từng khoảnh khắc từ vàng đỏ hay xám xịt, phối với 1 chút của nhạc thánh ca bi tráng cũng là đủ để tạo nên những khoảnh khắc bất hủ.
Cái chất Gothic mà tôi tìm thấy ở trong game lại không phải là kiểu High và Heaven như của Gerald Brom mà thay vào đó là chất “Dead and Hell” của Wayne Barlowe. Cả Dante’s Inferno và tranh của Barlowe toát lên cái thần thái về 1 thế giới bên kia của bóng tối và tiêu cực, chất Công Giáo trìu tượng và Dark Surrealism. Chắc tôi khỏi phải nói với những ai ưa trường phái Gothic thì phong cách của Dante’s Inferno chắc chắn là đủ để khiến chúng ta phải cảm thấy choáng ngợp trước 1 địa ngục rộng lớn và bao la… Giống như Daniel Gardner của Painkiller lạc lõng giữa chốn Purgatory để giết quỷ vậy. Heck, khá là tuyệt khi 2 tựa game này đều cùng dựa trên 1 cái Premise về việc cứu lấy và đoàn tụ cùng người phụ nữ mà chúng ta yêu thương khỏi bàn tay của quỷ và biển lửa của Địa Ngục.
Tranh của Barlowe, tranh đầu tiên được ông xuất bản trong cuốn Expedition xuất bản tháng 12 năm 1990 và tranh thứ hai được trích từ cuốn God’s Demon xuất bản tháng 10 năm 2007.
Về âm thanh… Phần Sountrack của Dante’s Inferno là thứ mà theo tôi, 1 trong những phần xuất xắc nhất của game bên cạnh hình ảnh. Nếu bạn còn nhớ Loạt Assassin Creed 2, brotherhood, revelation… Về Ezio hay Crusader, Overlord, cùng nhiều tựa game Fantasy hay các tựa game về sự chuyển giao giữa thời kì Trung Cổ và Thời Kì Phục Hưng, Gothic thì nhạc thánh ca, giao hưởng và Opera là không bao giờ có thể thiếu. Được sáng tác bởi Gary Schyman và đội ngũ Sound Composer của EA, từng track nhạc của Dante’s Inferno xuyên suốt từng tầng luôn là một trong những thú vui tao nhã khi cái âm thanh liên tục biến thiên, nốt nhạc nhảy lên nốt thăng, cao rồi trầm. Now, hãy để tôi nhắc bạn nhớ EA đã từng có đội ngũ âm thanh tốt và điên rồ đến mức nào và tôi thật sự ÉO THỂ HIỂU NỔI TẠI SAO BÂY GIỜ CÁI BỌN ELECTRONIC ARTS NÀY ĐỔ ĐỐN THẾ!
Bạn hãy nhớ đây vẫn là thời kì hoàng kim khi EA có cả tá các siêu phẩm, series liên tục ra lò trong các giai đoạn từ đầu 2000 cho đến ít nhất 2013… Chúng ta có loạt Need For Speed cho dù là game đua xe nhưng thú thật đi nào? Bạn chắc chắn vẫn có thể ngồi jam vài bản nhạc hay nghe tiếng xe cộ đâm nhau ý, rồi họ cũng có Black – 1 game bắn súng khá đầu tư của PS2 và đoán xem? Đội âm thanh và soạn nhạc của Black là dàn hợp xướng Hollywood Symphony Orchestra với nhà soạn nhạc đoạt Oscar Micheal Giacchino và Chris Tilton… Đến ngay cả Crysis cũng từng có những âm thanh rất tuyệt vời và như thường lệ với Dante’s Inferno, từng dàn hợp xướng lại tiếp tục chơi lên những ngân điệu điên rồ nhất của địa ngục. Bạn biết phần âm thanh của 1 game có thể chất lượng đến đâu khi bạn vác cả dàn Giao Hưởng Nghệ Thuật Đương Đại để chơi cho nó. Và ngân lên nào! Ngọn lửa của Địa Ngục
Khâu lồng tiếng trong game cũng thật sự xuất xắc ngoài sức tưởng tượng, John Vickery cho tôi 1 Lucifer ấn tượng, gian xảo và độc địa trong khi Graham Mctavish cho tôi 1 Dante tràn đầy tội lỗi, giận dữ và ân hận – bạn chắc chắn nhớ đến ông là Dwalin trong The Hobbit hay Crimson từ Ninja Gaiden Sigma 2…
Đánh giá chung: Dante’s Inferno mang đậm nét thị giác, ấn tượng về một tác phẩm văn học kinh điển của thời đại và cố gắng biến nó trở thành một tựa game Hành Động Phiêu Lưu hấp dẫn để đưa lên màn hình máy chơi game. Thật không may, một số chuỗi combat và hệ thống chiến đáu còn thiếu tính nguyên bản đã ngăn tựa game trở thành một trải nghiệm thực sự tuyệt vời. Phần kết thúc rõ ràng để ngỏ ở đó về một Premise rằng một ngày nào đó nó sẽ lại tiếp tục, khi nào mà những gã đầu đất ở EA ngừng nhát gan và MAKE EA GREAT AGAIN! Still, vẫn là một tác phẩm thật sự xuất xắc của gaming. Trò chơi thật sự khá khiến tôi say mê trong hành trình nhận lỗi và chuộc tội của Dante, từng khoảnh khắc và từng giây phút là bất hủ. Và ngay cả Ending khi tất cả đã kết thúc cũng là một cảm giác khá mãn nguyện sau tất cả những gì mà chúng ta cùng Dante đã trải qua…
HenryMason AKA TranVietBach
As your service