So kể ra thì mấy đồng chí Ivan làm game cũng không thua thiệt ai đâu nhỉ? Tôi vừa tìm thấy tựa game này được một thời gian và phải nói thật là so với một game từ năm 2008 thì nó vẫn chưa Outdated là mấy… Dĩ nhiên đây là đối với tôi thôi còn bạn thì khác nhỉ? Ok vào đề nào!
The Hunt – Tên gốc là: Chernaja Metka (tiếng Nga)
Các tên khác: Black Label, Traque (tiếng Pháp),…
Phát hành: Buka Entertainment (cứ đọc là Bu Cà)
Phát triển: Orion Games
Chắc bạn nhớ phim Running Man của Ạc Nông vào những năm 8x rồi đấy, tựa game này sẽ miêu tả lại đúng ý tưởng đấy nhưng theo cách còn bệnh và điên hơn kha khá với đầu óc của mấy anh Ivan.
Vài nét cơ bản: một tựa FPS tiêu chuẩn có lối Combat được vay mượn từ Condemned Origins, như thường lệ bạn làm quen với các loại vũ khí cận chiến và những kẻ địch có lối combat và các combo cơ bản. Có một hệ thống consumables tiêu chuẩn và một hòm đồ cá nhân để bạn quản lý các loại item cũng như set nút dùng nhanh chẳng hạn như túi cứu thương, kính nhìn đêm… Vay mượn từ Codemned là ở chỗ combat cố tình tỏ ra nặng nề và về sau A.I trở nên khôn lên, số kẻ địch cũng có thể tăng dần và mọi thứ sẽ sớm trở thành những trận Block và phản đòn liên tục…
Ngoài ra một vài cơ chế khác được đưa vào để cho người chơi tránh cảm thấy nhàm chán chẳng hạn như giải đố, đấu súng, hành động bí mật… Khá thú vị. Cơ chế hành động bí mật của game phải nói tuy đơn giản nhưng cũng khá hay. Bạn sẽ luôn phải rón rén trong bóng tối, một lần bị phát hiện thì sẽ không có alarm off cho bạn đâu mà nó sẽ theo bạn từ đầu cho đến khi bạn finish được cái đám đã phát hiện ra bạn và trở lại bóng tối. Tránh gây tiếng ồn cũng là một cái cần phải ghi nhớ và hay nhất đó là chiêu trò dụ kẻ địch bằng cách đánh vào tường hay object để gây âm vang dụ chúng đến…
Một số chuỗi Segment được xây dựng khá là cao độ, song cũng có một số chuỗi chưa được hài lòng lắm. Tôi không thể nói rõ về tiết tấu của The Hunt bởi có những khúc mà nó đẩy bạn lên cực kì nhanh và hoảng loạn, song có những khúc được xây dựng cực kì chết dẫm. Chẳng hạn như vào khúc đầu của game, tôi có thể hình dung ra sự căng thẳng lẽ ra nên được xây dựng ra sao khi bạn phải chạy trốn đám thợ săn và các Enforcer với đầy đủ vũ khí và súng ống… Song cái mà bạn được thấy đó là tốc độ chạy như rùa của anh Main và bạn thì đang hét lên: Nhanh lên không ăn đạn…
Cơ cấu của game cũng khiến cho vũ khí hỏa lực bị giảm đi sự kịch tính kể từ khi mọi thứ phê pha nhất đã nằm gọn trong từng đòn combat. Cái cảm giác khi bạn take down được một tên địch, hắn gục hẳn xuống, cố gắng dồn toàn bộ sức lực để đứng dậy và mồm hộc hụa máu… Tung thêm một nhát đòn nữa vào sọ hắn và cái cảm giác khiến cho tôi bay bổng thật sự. Hệ thống vũ khí cận chiến đa dạng song animation thì có vẻ hơi ít, bạn có đủ loại từ cờ lê kim loại nặng, gậy gộc, thanh ống nước tiêu chuẩn Lead Pipe, xà beng huyền thoại, xẻng, rìu… Kha khá, song animation vung quật của chúng thì thường lặp lại nhiều hơn.
Ngoài ra các vũ khí còn đáp ứng việc giúp mở các cửa hay các ổ khóa đặc biệt chẳng hạn như xà beng để nạy cửa hay rìu để bổ luôn ổ khóa… Sẽ khá hữu ích cho người chơi để có thể giải một số câu đố cũng như mở các thứ và thu thập thêm các nhu yếu phẩm. Có một cơ chế Hacking cũng khá thú vị song rối rắm, khi liên quan đến việc bạn cứ phải tìm tìm xung quanh môi trường xem có thấy thiết bị tổng không? Kết nối Wi Fi và can thiệp vào thiết bị tổng đó để truy cập các camera, xem xét map nếu có và thăm dò địa hình cũng như một vài yếu tố khác…
Những trận Boss Battle có sức nặng hơn so với trung bình khá là nhiều, nhưng cứ yên tâm là khi bạn học được quy tắc và mánh khóe thì vẫn vượt qua như bình thường. Mọi thứ hay ho nhất lại đến từ cái level design của game. Nó là thế này: Có vẻ một vài người thiết kế khá am hiểu cảm xúc của player khi cố tình thiết kế những không gian của bóng tối, sự rợn ngợp và kiểu cách công nghiệp của những nhà máy, khu phân xưởng, ga tàu cũng như các công trình khác. Cái cách mà ánh sáng len lỏi qua bóng tối và tiếng cót két, leng keng của những thanh ống nước… Xin được lưu ý là The Hunt không phải là một game kinh dị, thế nhưng chính cái kiểu thiết kế này khiến cho tôi tự hỏi tại sao họ không làm luôn một game kinh dị đi nhỉ?
Chưa hết, Level design còn rất đa dạng khi đưa bạn đến cả những chỗ quái dị hơn như nghĩa trang, công viên giải trí bỏ hoang…. và thêm thắt một vài reference cũng như Easter Egg nổi tiếng vào. Chẳng hạn như có những khúc khiến bạn nhớ đến trò Hellforce (cũng của Orion Games phát triển) và riêng cái level design của công viên giải trí là khiến tôi liên tưởng đến Loony Park của Painkiller nhiều nhất với cái phong cách dị hợm, tởm lợm cũng như dark joke về cợt nhả và giết chóc… Khá thú vị với sự đa dạng và phong phú cũng như thiết kế của chúng.
Hệ thống kẻ địch cũng rất đặc tả và đan xen chủ đề với từng màn chẳng hạn như với level ga tàu thì bạn có các tên Enforcer, thợ săn hay những tên Thug, vô gia cư và dĩ nhiên, mấy tên kẻ địch mặc áo khoác Adidas với cái bản mặt nhìn là biết đã liêu phiêu với rượu Vodka – vì những người thiết kế là mấy anh Ivan mà nhỉ? Hay cả mấy tên Hobo với áo Hoodie nữa…
Môi trường xung quanh và cấu trúc setting khiến tôi cảm thấy thích thú kha khá. Bạn có một bối cảnh giả tưởng nơi nước Nga được đưa vào tình trạng thiết quân luật và các tình trạng rối ren khác… Một cuộc đại suy thoái đã quét qua cả thế giới và dĩ nhiên Nga cũng không là ngoại lệ, cuộc sống và mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Anh chàng của bạn là Nicholai (hoặc Nicholas nếu là tiếng Anh) nhận được tin nhắn rằng anh ấy đã trở thành mục tiêu trong chương trình The Running Man và anh ấy cần nhanh chân lên trước khi đám thợ săn tìm đến… Và thế là bạn bắt đầu lên đường và chạy…
Một hệ thống cũng khá bựa ở trong game phải kể đến đó là các máy bán hàng tự động: Chúng được đặt rải rác quanh các level và cho bạn tiếp cận với một số trang thiết bị thiết yếu như giáp trụ, túi cứu thương… Và tiền tệ thanh toán như thường lệ là những đồng Rub Nga. Bạn có thể thu thập Rub rải rác trên khắp đường đi mà thậm chí còn lầy hơn đó là game có cả một hệ thống cá cược – vì đây là trò Running Man mà nhỉ? Bạn có thể đặt cược cho cả bên thợ săn lẫn bên mục tiêu hoặc là đặt cho chính những tên thợ săn đang đi săn bạn sẽ die hay gục sau bao lâu và dĩ nhiên bạn quyết định khi nào chúng gục mà nhỉ? Tuy nhiên là nhiều lúc nó vẫn hơi confused.
Đối với những người hâm mộ thể loại kinh dị sinh tồn, bầu không khí kỳ lạ và bất ổn sẽ khiến bạn cảm thấy như đang ở nhà. The Hunt không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố jumpscare giật gân hay bất thình lình, nhưng trò chơi thiết kế và thể hiện khâu này khá tốt, và đã xây dựng sự hồi hộp một cách hiệu quả với việc sử dụng các chuỗi âm thanh kiểu man rợ và tiếng ồn công nghiệp như đã nói. Thậm chí có hẳn một phân khúc nơi bạn tỉnh dậy trong một cái chuồng tăm tối và cái bầu không khí cũng như không gian xung quanh, rồi một nạn nhân khác bị những tên giết người bắt được và hắn ngoạm vào cổ của anh chàng xấu số cho đến chết. Phải nói nó khá là thrill và ngay sau đó, bạn thoát được ra và bước vào một trận combat sống chết với tên Hannibal Dỏm…
Kể cả về sau khi bạn đã được trang bị đủ các loại vũ khí hỏa lực thì thỉnh thoảng game chơi lầy bằng cách lại lột sạch của bạn và cái cảm giác hồi hộp nhoi nhói vì thiếu thốn lại trở lại.
The Hunt tuy nhiên cũng có một vài điểm trừ, chẳng hạn như cốt truyện còn khá cơ bản thôi, cách dẫn truyện thông qua những trang vẽ truyện tranh và kể chuyện thông qua môi trường tốt nhưng vẫn là chưa đủ. Trên đường đi, bạn luôn có thể bắt gặp trên những con phố, nhà máy, những phân khúc và các đoạn đường, những tấm poster của Nga trong đó nói về nội dung giữa phe kháng chiến (những người muốn chấm dứt cái chương trình The Hunt bệnh hoạn đó) cũng như cả phe thợ săn. Chúng tạo ra cái vibe chilling khá chất lừ bằng những dòng cổ động trong tiếng Nga. Hay những đoạn grafiti trên tường do những anh Ivan vẽ lên cho thấy sự uất ức với cái chương trình cũng như những người đã phải bỏ mạng.
Ngoài ra tương tác với báo chí, đài, tivi hay kể cả máy tính đôi khi cho bạn tiếp cận với background và lore một chút, nhưng đôi khi cũng khá kì quặc kiểu như mở email của Boris lên thì thấy cậu bé phàn nàn về việc tại sao địa danh lại có hệ thống cửa khóa các thứ rối rắm thế (sẽ liên quan chặt chẽ đến màn chơi). Song đoạn hài hước đó là Boris đang rất cần đi hẹn hò và hắn đang phí thời gian chỉ vì mấy cái hệ thống dở hơi này. Hay cô nàng Natasha nào đó chỉ đơn thuần là buôn dưa lê bán dưa cà theo kiểu tôi thấy anh ta thế này thế nọ và bạn kiểu như…really? Tôi tưởng có gì đó thú vị và đây là cái hiện lên ư? Rồi thêm vài đoạn email shitpost linh tinh khác cho đến những tập Text… Kiểu thế giới quan của những người Nga hiện lên trong mắt chúng ta theo những cách lố bịch, dị hợm nhưng cũng có cả kiểu dark joke và hài – bi kịch ẩn trong đó.
Voice Acting của đám kẻ địch sặc mùi Ivan có lẽ là ấn tượng nhất trong khi voice chính của Nicholai tôi lại cảm tưởng có vẻ như hơi cheesy và đôi khi gượng ép… Và dĩ nhiên thì voice gốc tiếng Nga là ổn nhất, tiếng Anh thì tôi nghĩ chỉ nên để ở phần phụ đề subtitles hơn. Và phần cốt truyện thì chắc chắn đến đây là tôi shut up, no spoil như thường lệ… Âm nhạc của The Hunt cũng chủ yếu dùng nhạc sàn hoặc các loại nhạc Nga mà bạn bắt gặp vào những năm 2007-2008, âm thanh Techno kiểu điện tử, song nói thật thì đây không hẳn là một điểm nhấn của game cho lắm…
Thêm một vài nhược điểm khác đôi khi đến từ bug và bản dịch tiếng Anh. Combat có thể cảm thấy hơi lộn xộn và tù túng tại một số điểm và bản dịch tiếng Anh không hoàn hảo, đây là những vấn đề rất nhỏ hoặc ở mức nhỏ thôi, bạn cứ yên tâm là chưa đáng ngại cho lắm. The Hunt có rất nhiều sự quyến rũ chủ yếu đến từ hệ thống combat vay mượn và cái setting, building của nó về một nước Nga giả tưởng. Một vài điểm trừ có thể kể đến từ thời gian load lâu hơi khó hiểu, (tức là có lúc load rất nhanh nhưng rồi cũng tình huống đó, cùng màn đó lại load cực chậm khó hiểu…), shop bán đồ có thể bug và khiến game bị hiểu lầm là not respond… Nhưng sau cho cùng thì chúng vẫn là tối thiểu so với trải nghiệm mà The Hunt mang lại…
Đánh giá chung: Tôi đã có một khoảng thời gian vui vẻ với The Hunt, nó không quá là hype hay cao độ nhưng vẫn là khá vui. Ngoài ra, so với một game từ năm 2008 thì có nhiều thứ là khá ok so với mặt bằng chất lượng của cả thời đó lẫn bây giờ. Khó khăn lớn nhất chắc vẫn là việc cài game và patch bởi vì game khá cũ từ năm 2008 rồi mà nhỉ? Cái thời mà AGEIA cũng như Physicx mới bắt đầu thịnh hành và những anh Ivan mới bắt đầu học hỏi và lập trình hỗ trợ các thứ…
Để tổng quan lại thì nếu buộc phải cho điểm chắc nó sẽ rơi vào tầm thang 7 và 8 đối với năm 2008 và 6.5 đến 7 đối với bây giờ…
HenryMason AKA TranVietBach
As your service.
thực ra là học tập của cả manhunt nữa cơ
Wait, làm thế méo nào mà bác tìm được LINK của con game này vậy ? Tui bỏ cả nữa năm lớp 10 ra tìm nhưng không thấy đấy !
Ông lên trang My Abbandonware
nó có bản tiếng Pháp của game này… Có cả Patch Tiếng Anh nữa nhưng đừng nhìn cái đấy, kéo xuống phần bình luận có 1 ông khác có 1 cái patch tiếng Anh tốt hơn