Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Splatterhouse ra đời như là thành quả của những thứ tuyệt vời nhất ở thập niên 80s. Khi đó thì phong cách phim kinh dị hạng B slasher đang trên đỉnh thăng hoa của nó với vô số cái tên đình đám như Friday The 13th ( Thứ 6 ngày 13 huyền thoại ), Sleepaway Camp, My Bloody Valentine, A Nightmare On Elm Street,… Không ngạc nhiên khi thể loại này lấn sân sang Videogame dĩ nhiên. Mấy thằng cha ở Namco Bandai khi đó rất cuồng Thứ 6 ngày 13 và mấy thằng sếp tổng kiểu: ” chúng ta có thể có cái gì như thế không nhỉ ? ” Và Splatterhouse ra đời với cái Artwork cháy chưa từng có đến nỗi tôi ngạc nhiên là mấy thằng cha này không bị ăn kiện từ Thứ 6 ngày 13…

Giai đoạn gen7th với XBOX360 và  là cái giai đoạn mà các thương hiệu Nhật thích Tây Hóa khi bạn chứng kiến một tấn IP bị ném cho các Studio phương Tây phát triển có cái tốt có cái thảm họa dĩ nhiên. Splatterhouse được giao cho một studio phương Tây là BottleRocket phát triển cho đến khi những lục đục nội bộ rồi vấn đề này nọ khiến Team Namco Bandai Nhật lại phải vào cuộc và giúp hoàn thành nốt game. Vậy so với một cái IP hạng B thẳng tuột và đậm chất văn hóa POP đại chúng của thập niên 8x thì chúng ta mong chờ điều gì ? Chỉ có một cách để biết thôi và đó là chơi game.

Như đã nói thì Splatterhouse gốc ra mắt vào thập niên 8x và sặc mùi văn hóa kinh dị Slasher hạng B khi đó với phong cách Game thùng Arcade huyền thoại và một độ khó khủng khiếp. Bản 2010 tích hợp thêm văn hóa Pop Culture của những năm 2000s vào với nhạc Metal bá cháy cho bạn Headbang từ sáng đến đêm, phong cách thiết kế hạng B nhưng có thêm tí Pop Punk và cách mà bạn thấy ở thập niên 2000s – ý tôi là Pop Punk lúc đó cực kì chuộng đấy ! Nhân vật chính Rick ăn mặc không khác gì cách bạn nhìn những thanh niên Frontman như Jordan Pundik của New Found Glory, Buddy Nielsen của Sense Fail mỗi tội là trông còn ngố hơn cả mấy ông này… Và chắc chắn chuẩn chỉnh điều ước của đàn ông đó là ngay cả một tên ngố như Rick cũng có thể cưa được một cô bạn gái tuyệt vời như Jenny.


Như mọi câu chuyện cổ tích thì đời không suôn sẻ, luôn phải có một biến cố bí hiểm nào xảy đến và không may ở đây là Jenny của chúng ta. Jenny là một cô gái rất cá tính và hứng thú với những thứ nổi loạn nên một chủ đề như thần học –  Lovecraft. Điều này đưa cô phóng viên trẻ đến với dinh thự của một gã tiến sĩ điên trong nghề là Dr Henry West MD. Rick đi cùng để muốn bảo vệ bạn gái và cũng sẵn tiện chuẩn bị cầu hôn cô ấy theo lịch ở một buổi concert Metal. Yên tâm là cốt truyện bản gốc cũng không khác hẳn quá xa là mấy nhưng bạn sẽ thích bản 2010 hơn đơn giản là khâu presentation làm rất tốt và rất góc cạnh đúng với những gì bạn yêu thích. Tại dinh thự, Henry tiết lộ kế hoạch thật sự đó là dùng Jenny để phục vụ cho một nghi lễ kì quặc nào đó, khi lũ quái vật xuất hiện thì Rick cố lao đến cứu nhưng sức yếu, bị một cú xuyên bụng và anh chỉ biết nằm gục ra đất. Định mệnh may mắn chưa an bài cho anh vì lúc xô xát, Rick vô tình làm đổ một cỗ quan tài kì lạ ra đất, bên trong nó là một chiếc mặt nạ quỷ quyệt có suy nghĩ riêng. Cái mặt nạ hứa sẽ giúp Rick cứu Jenny đổi lại, anh cho nó một vật chủ và giúp nó đi trả thù. Cái mặt nạ chuyển hóa Rick thành một con quái vật GIGACHAD theo đúng nghĩa đen với cơ bắp cuồn cuộn và sức mạnh đủ để xé toạc bất cứ thứ gì theo cách thuần túy nhất. Đây là khúc mà gameplay bắt đầu, nó hướng dẫn cơ bản cho bạn trước về bộ combo chính nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể lờ cái hướng dẫn đi và tự thử nghịch move để mọi thứ thú vị hơn, Rick có thể làm một chuỗi đòn nhanh, đấm tụ lực, đòn mạnh có thể knockback hoặc hất lên kiểu móc ( uppercut ), có đòn Grab để vật hoặc ném quăng… Khá thú vị. Rick cũng có hai Form đó là với Form thường thì sẽ là con quái vật cơ bắp nhưng đến Form mạnh hơn nữa thì 2 tay có thể chuyển hóa thành 2 lưỡi móng sắc cắt và chém, đòn đánh mạnh biến thành các đòn dậm đất và đập phá, đòn Grab biến thành các đòn kết liễu nhanh hơn. Gameplay có một điểm yếu dễ thấy đó là lúc đầu nó cố tình vờ như là nó có độ khó hay gì đó nhưng tin tôi đi, khi bạn quen rồi thì game chẳng khó chút nào đâu, đòn Grab có thể bị lạm dụng sau khi bạn nâng cấp chiêu dùng người như chổi và bạn có thể spam chiêu này lên phần lớn những con quái creep ghẻ cho đến những tên Zombie, Game có khuyến khích bạn tối đa hóa chuỗi combo lên càng nhiều hit càng tốt bởi nó sẽ thưởng rất nhiều máu dùng cho hệ thống nâng cấp của game nhưng kể cả có cố để Max thì bạn nhận ra là bạn cần ít nhất 2 lần chơi để thật sự mở khóa full bảng nâng cấp skills của game. Để khiến game dễ hơn thì Rick cũng có thể spam hồi máu, mỗi lần lấy đi một cục năng lượng nhưng năng lượng có thể nhanh chóng được hồi phục nếu bạn biết cách để rút máu đến hết cỡ từ lũ quái. Game không có tính rank hay gì đâu nên bạn cũng không cần thật sự quá lo về vấn đề thể hiện trong game, nếu bạn cảm thấy khó khăn thì hãy nhớ bạn luôn có thể nâng cấp đòn grab và cứ auto grab bất kì con quái nào đến gần, nó không yêu cầu kinh nghiệm hay chiều sâu phần lớn thời gian nhưng được việc.

Để tránh được sự đơn điệu và lặp lại trong một mô tuýp gameplay thì dĩ nhiên Splatterhouse 2010 có đưa vào nhiều trường đoạn quái gở và vài mechanic gameplay thú vị như thử thách, tìm kiếm achievement hay biến trò chơi từ 3D quay ngược thành 2.5D để gợi lại game gốc. Có platform trong game và dễ thấy trò chơi cố tình thiết kế khâu này ra sao: Vì Rick là một con quái vật bự – một cái xe tăng tảng theo đúng nghĩa đen nên bạn để ý mỗi khi anh ấy làm đòn chạy rồi Ram hoặc backhand nhìn trông rất lực thế nhưng… RICK không bao giờ có thể chạy quá 15m, nó là cái luật bất thành văn trong game ! Chưa dừng lại tại đó, mỗi một lần muốn nhảy nếu bạn muốn thật sự nhảy đúng thì hầu như Rick thường phải chạy 12 13m lấy đà rồi mới bấm nút nhảy để bật lên, còn nếu nhảy thường nhìn trông rất thiếu lực và mệt mỏi – đây là một vấn đề vì sẽ có những trường đoạn platform bạn chết vì những lí do hết sức ngớ ngẩn như đánh giá sai khoảng cách của một quãng nhảy, chậm chân, Rick bị dừng đột ngột hay tự nhiên bạn cảm giác tay cầm không tuân lệnh bạn… Tất cả những cái trên đều không hoàn toàn là lí do đâu mà chính như tôi đã nói đấy, platform là thô như vậy và có những cái luật bất thành văn… Nếu sau này bạn định thiết kế một game platform thì chắc chắn né những cái này ra nhé, không vui đâu. Bên cạnh đó vì là game trong thế hệ gen7th nên một lần nữa chúng ta lại phải đề cập cái này: QUICK TIME EVENT ! QTE  trong game cũng ở nhiều dạng rất là vô tội vạ. Thật sự nếu là tôi thời còn trẻ con thì QTE là cái gì đó rất thú vị nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi thật sự ước lẽ ra QTE đừng nên phát minh ra thì hơn vì đôi khi nó thật sự ngớ ngẩn và Splatterhouse là một ví dụ: Rất nhiều trường đoạn QTE không cần thiết hay những phân khúc khiến cho bạn cảm thấy đần độn. Ý tôi là làm Animation Finisher bọn quái QTE là một điều dễ hiểu nhưng Platform hay vài trường đoạn showoff cũng phải QTE ư ? Đến một lúc bạn thật sự mệt mỏi vì cứ phải làm đi làm lại một cái mô tuýp này. Nó cũng không giúp người ta đánh giá cao game hơn đâu khi mà than ôi đất hỡi… Họ nghĩ cái quái gì đó và quyết định… BOSS CUỐI CŨNG PHẢI LÀ QTE ! Đây là một sự lừa dối đáng kinh ngạc và là một trong những cái game design ngu xuẩn nhất mà thằng nào đó phát minh ra. Để tôi spoil luôn khúc phá đảo cho bạn này: Màn phá đảo là một màn chơi dạng Defend the Territory ! Bạn phải bảo vệ Jenny trên cái bục hiến tế và đánh tung xác bất kì con quái nào dám lao đến trong khi con Boss cuối từ từ tiến lại. Đây lẽ ra là một setup cực kì hoành tráng và EPIC ! Bạn thật sự hạ được hết lũ Creep ghẻ và khi con BOSS cuối giơ chân nó ra dẫm ! Bạn tưởng như tiếng nhạc: ” RULE OF NATURE ! ” sẽ vang lên bởi vì nó cố để EPIC như vậy… Nhưng ôi không ! Không có trận đánh BOSS cuối nào kinh thiên động địa cả ! BẠN LẠI QTE như một thằng thiểu năng. Bạn không thể hiểu được cái cảm giác hụt hẫng bẻ ngón tay trông chờ một trận BOSS FIGHT hoành tráng để kết thúc game và rồi tất cả lại chỉ là QTE ! Giá như tôi có cỗ máy thời gian tôi sẽ bắn bỏ mẹ thằng nào nghĩ ra cái QTE này.

Hệ thống unlockables ở mức tầm trung với việc mở khóa độ khó hay hoàn thành thử thách đấu trường arena để mở khóa thêm vũ khí mới. 2 Vũ khí tối thượng mà bạn luôn ước được sờ tay vào nhất chính là Supershotgun 2 nòng và cưa xích – Well 2 món khoái khẩu của tất cả mọi game hành động mà nhỉ ? Splatterhouse cũng làm nhiều hơn với phong cách của nó khi tri ân đến cả một tá văn hóa phẩm kinh dị kinh điển và nổi tiếng chẳng hạn như một vài khúc trong trò chơi có góc camera tự động ngược lại về fixed, quay nghiêng hay di chuyển theo một cách không thoải mái dễ thấy để tri ân đến Resident Evil hay Silent Hill – đặc biệt khó tin nhất là Silent Hill khi game có cả một phân khúc những hành lang với góc camera chiếu dốc từ trên xuống gợi nhớ lại cho bạn cách mà Harry Mason đi vào con hẻm ở Silent Hill 1, hay ở nhà máy có các phòng theo dõi và nhà giam giữ – gợi nhớ lại cho bạn đến phim SAW – which dĩ nhiên game của SAW cũng ra mắt cùng thời điểm đó phát hành bởi Konami, các trường đoạn phòng thí nghiệm mang đến cho bạn cảm giác của Frankenstein và Re-Animator… Khá thú vị. Trong suốt trò chơi thì cái tông hài kịch đen tối được đưa vào theo cách truyền thống nhất đó là bạn không hề đơn độc trong cuộc hành trình mà cái mặt nạ sẽ liên tục nói chuyện với bạn ! Tôi thích cái cách mà họ làm thế này bởi nó tạo cảm giác như kiểu bạn là một tên tâm thần phân liệt Schizo thật sự đang tự tranh cãi với chính cái đầu của mình vậy. Rick được lồng tiếng bởi Josh Keaton (Ocelot của MGS3: Snake Eater ) trong khi chiếc mặt nạ được lồng tiếng bởi Jim Cummings tạo ra cái cảm giác đối nghịch khi Rick cố gắng để kiềm chế và bình thường hết mức có thể trong khi cái mặt nạ Mayan vừa mới nhập vào Rick có vài phút mà nó đã học hết toàn bộ ngôn ngữ con người từ văng tục, chửi thề, tiếng lóng, giọng phân biệt và miệt thị…  Tôi thậm chí thích cái cách mà Jim Cummings phá vỡ bức tường thứ tư chẳng hạn như màn hình Game Over của game ông ấy nói: ” It’s Just A Game Bruh ! ” bằng cái giọng mặt nạ và tôi thật sự ôm bụng cười vì timing quá hoàn hảo, hay cái mặt nạ luôn thích chơi chữ Ricky-O Baby ! tạo cảm giác như thể thằng cha Dunkey viết kịch bản cho cái mặt nạ vậy. Giá như cuộc phiêu lưu dài hơn chút nữa và chúng ta sẽ có thêm nhiều tình tiết đáng nhớ hơn nhất là với cái mặt nạ… Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không thể làm ra một thứ như thế ngoài đời được nhỉ ? Sau khi Beat được game thì họ cũng rất tri ân đến game gốc bằng cách để ba trò chơi arcade gốc nằm luôn trong phần extra của game gọn gàng.

Phần tìm kiếm achievement thực ra lại khá là hay ho…  Có 2 khâu đó là tìm kiếm ảnh của Jenny vứt lại hoặc đánh rơi trong dinh thự như là manh mối cho Rick lần theo và tìm những máy chơi đĩa mà thu lại lời của Henry. Phần máy thu đĩa thì nó giống như là bổ sung thêm cốt truyện, mặc dù tôi có tranh cãi nho nhỏ ở đây là Voice Acting rất được. Thật đấy ! Đây là khâu khiến tôi không thể hiểu vì sẽ chẳng ai chơi Splatterhouse vì nghĩ là nó nghiêm túc đâu ! Nhưng trong vô thức, Devs vẫn bằng cách nào đó khắc họa được một phản diện tốt và cho ông ta một cái Backstory chi tiết, rõ ràng. Thông qua những cái máy chơi đĩa, bạn được nghe cái giọng cay đắng của Henry và chứng kiến ông ta từ một nhà khoa học bất tử lỗi lạc – người mà đúng lý phải phục vụ cho sự tiến bộ của nhân loại, ông ta từ từ dẫn thân vào sự điên loạn sau hàng loạt biến cố, lớn nhất chính là cái chết của người vợ Leonora. Rồi bạn được chứng kiến một cú predestination giữa quá khứ, hiện tại và tương lai khi nhận ra chính Rick và mặt nạ cũng là một trong những nguyên nhân chính tác động vào quá trình độc ác hóa của Henry. Tôi ước giá như game để thêm nhiều screentime hơn cho Henry có lẽ ông ta cũng được vào danh sách phản diện xuất xắc của gen rồi. Và dĩ nhiên phần tìm ảnh của Jenny… Nó đơn giản và hiệu quả đến kinh ngạc ! Jenny là một người phụ nữ đáng để hi sinh cho và mọi thứ Rick dành cho cô nàng hoàn toàn là đúng đắn ! Hãy nhớ đây là thời Gen7th nên họ không gặp phải vấn đề ” hiện đại ” hay ” Thức Tỉnh ” gì đâu, Splatterhouse 2010 là một viên ngọc của thời đại không chỉ bởi nó là cái game PS3,XBOX360 nhất mà bạn từng thấy mà bởi nó nhắc chúng ta nhớ đã từng có thời chúng ta là những cậu con trai và chúng ta đơn giản đến đâu.

Về phần đồ họa và âm thanh thì mặc dù họ sử dụng engine Gamebryo nhưng phần đồ họa trông không hề đến nỗi nào. Nếu bạn nhớ thì Gamebryo, trước đó là NETimmerse engine chính là cái engine mà Bethesda sử dụng làm nền tảng để phát triển Creation Engine… YES ! Game sử dụng chung engine với The Elder Scroll Morrowind cho đến Skyrim và cũng là cái Engine mà phát triển từ Fallout 3 đến Fallout 4 và 76… Todd ” FKING ” Howard ! Một đặc điểm dễ thấy của Gamebryo đó chính là sự không ổn định và yêu cầu lập trình viên giỏi và rắn, Splatterhouse không may cũng còn kha khá Glitch, Bugs và nhiều cái ngớ ngẩn tồn tại trong cả hai phiên bản console của game là XBOX360 và PS3. Nhưng bù lại, đồ họa chạy theo hướng nửa Cel nửa tả thực dẫn với Art Direction tốt sinh động hóa bối cảnh của 1 Dinh thự West với bóng tối và sự ma mị như cách mà bạn thấy ở Arklay Mansion, rồi Rick theo chân Henry nhảy xuyên không gian theo phong cách Lovecraft – trò chơi sử dụng phương thức này để đa dạng hóa Level Design của nó thay vì chỉ quanh đi quẩn lại trong một cái dinh thự. Yếu tố Industrial, Urban đan xen với nhau khá ấn tượng và cho thấy cái tâm trong Design. Chẳng hạn như có level trông như lấy thẳng ra từ Mad Max với thế giới hậu tận thế và một núi xe cộ, nhà máy sản xuất… Như một truyền thống của game kinh dị không thể thiếu đó là ” RẠP XIẾC ” – Luôn phải có Rạp xiếc đi xen với chủ đề kinh dị và cách mà họ làm level này thật sự hay ho khi cứ lấy hết lũ quái vật ra, nhét đồ hề lên chúng nó và khi chúng nó bị Rick thịt chết thì làm animation lẫn Sound Effect của hề. Khá thú vị. Level cuối cùng đưa bạn đến thẳng Pompei – và đó chính là cái hay ho ! Trò chơi chả giải thích WTF chúng ta làm cái quái gì ở Pompei hay tại sao cái địa điểm này được chọn ngẫu nhiên vậy ! Và Rick cứ vài phút phải cản một quả thiên thạch một lần ! Models ingame của cả nhân vật lẫn quái cũng đều khá đẹp, hiệu ứng Gore, Dismember và các hiệu ứng bạo lực hay máu cũng được tối đa hóa để nhấn mạnh cái tông của game. Và một điều hiển nhiên đó là với một game như Splatterhouse thì âm nhạc bắt buộc phải là điểm nhấn ! FULL nhạc Metal, Hardcore, Punk và Industrial trong toàn bộ game, để thể hiện được yếu tố góc cạnh và bản chất cục cằn !

Game ngoài ra có đủ kinh phí để đưa cả nhạc Licensed vào với sự hỗ trợ từ cả một tá các band Rock nổi tiếng ngoài đời như Five Finger Death Punch, The Accused, Lamb Of God, Mastodon, High On Fire, Cannibal Corpse… Tất cả những bản nhạc hay nhất chủ yếu đều là nhạc Combat kinh thiên động địa.
Bản thân một nhà sản xuất của game là Dan Tovar cũng là thành viên của hai band Rock nổi tiếng khác là Wolfshirt và Invisible Enemies cho nên tất cả những gì mà Splatterhouse ném vào đầu bạn chỉ đơn giản là Headbanging !

Đánh giá chung:Splatterhouse là một trong những game Beat Em Up hay ho nhất tôi nghĩ có lẽ tôi từng được chơi, nó tổng hợp tất cả mọi cái Tropes của phim kinh dị Mỹ, yếu tố hạng B thẳng tuột và quan trọng nhất là game chẳng bao giờ nghiêm túc về cái quái gì cả. Trò chơi đúng lý có kết mở nhằm Tease phần tiếp theo nhưng vấn đề đặt ra hiện tại là phía Namco Bandai thì sao. Gameplay có thể còn nhiều chỗ cần cải thiện nhất là về vấn đề lạm dụng QTE nhưng về tất cả các mặt khác như đồ họa hay âm nhạc, yếu tố kịch bản và presentation thì tôi nghĩ trò chơi thật sự đứng vững với thời gian. Đây là một cái game mà bạn có thể nói yếu tố thời đại chắc chắn sẽ khó mà có thể cho ra lò một cái game góc cạnh và cứng cựa như này được nữa.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Withering Rooms – Giấc mơ của những kẻ vị kỉ.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Withering Rooms – Giấc mơ của những kẻ vị kỉ.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện