Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Mỗi ngày Game Indie tiếp tục khám phá ra những mô hình thiết kế thú vị và tựa game ngày hôm nay cũng không là ngoại lệ. Nó lọt vào mắt Radar của tôi trong dịp Sale vừa rồi và thú thật, đây có lẽ là một trong những tựa Survival Horror ” gần nguyên bản ” nhất mà tôi từng được chơi trong cả năm nay. You Will Die Here Tonight thử nghiệm một loạt công thức trọn bộ kinh điển từ Resident Evil, Evil Within,… Và một chút Kenji Eno ? Cái mớ này có thật sự hiệu quả hay không ? Chỉ có một cách để biết đó là chúng ta phải chơi game chứ nhỉ ?

 

Gameplay: Game không dùng các góc Fixed Camera hay gì cả mà lựa chọn lối camera Isometric nhìn từ trên xuống dưới cho dễ dàng hơn. Họ có cân bằng lại FOV và thiết kế tầm nhìn hạn hẹp lại mục đích chính là để tạo ra sự căng thẳng cho bạn khi bạn phải cố gắng quan sát môi trường tứ phía của bản thân mỗi khi nghe thấy âm thanh của Zombie gầm gừ. Họ thiết kế môi trường và hệ thống câu đố theo đúng cách mà người chơi hình dung ở thể loại, bạn sẽ phải Backtrack, chạy ngược xuôi trong cả cái dinh thự tìm kiếm key items cho các câu đố, đồ đạc chủ yếu có hệ thống Item Wrinkile nên bạn không quá khó để nhìn nhưng vẫn sẽ có những tình huống họ cố tình đặt key items lẫn vào với môi trường và bạn sẽ khá là gãi đầu không biết tại sao mình lại bỏ xót thứ này. Thiết kế câu đố không quá khó nhưng có yêu cầu nhiều lần Trial và Error bởi vì game thiết kế nhiều câu đố với hệ thống cái chết ẩn, đồng nghĩa với việc nếu bạn chết trong giải đố, bạn biết ngay có cái gì đó sai xót và với lần thử sau bạn sẽ muốn hiểu ngọn ngành tại sao làm thế này lại không được hay cái gì là sai.

Yếu tố combat của game là được vay mượn từ trò D2 của Kenji Eno, cụ thể mỗi khi vào combat bạn có thể quyết định giơ súng lên ngắm hay bỏ chạy, nếu chọn giơ súng lên bắn và chiến đấu, màn hình ngay lập tức chuyển về góc FPS với mọi thứ đồ họa đều giữ nguyên trạng thái Low Poly của chúng, bạn có thể cận chiến bằng dao, nắm đấm hay cứ nã đạn thẳng tuột, kiểu gì cũng được và mục tiêu ở đây là đảm bảo con Zombie không cắn được vào người. Vì nếu nó cắn được, có khả năng bạn sẽ bị nhiễm Virus và thanh thời gian bắt đầu đếm ngược, tăng độ khó của game lên khi bạn phải chạy thục mạng tìm thuốc kháng sinh. Game hướng dẫn rất từ từ, bạn là tiến sĩ Katherine Olsson mới gia nhập Team Aries – Gợi nhớ lại Team S.T.A.R.S của Resident Evil, nhưng đây là cái twist này – Không có người xấu nào ở trong Team này cả, bạn CHÍNH LÀ KẺ XẤU ĐẤY ! Tại sao ư ? Màn giới thiệu tưởng như rất đơn giản, gia nhập cùng team, cùng nhau đến dinh thự Breckenridge truy bắt một nhà nghiên cứu đào tẩu của một công ty dược khét tiếng với những vụ giết người man rợ… Đúng như kịch bản, cả team đến đây đầy đủ nhưng sau một loạt biến cố và bị chia cắt, bạn nhập vai một người và phải đi tìm kiếm rà soát các thành viên còn xót lại của Team, thông thường thì game để bạn vào vai cô y tá Ashley Kowalski trước – sự kết hợp tuyệt vời của cả Jill Valentine và Rebecca Chambers để lấy lòng người chơi. Bạn sẽ kiểu: cô ấy thật xinh đẹp và mình hi vọng sẽ không chuyện gì xảy ra với cô ấy nhưng ôi không…. Katherine hướng dẫn Ashley tìm được phòng thí nghiệm và bắn chết cô ấy một cách máu lạnh… Mà bạn cũng chính là Katherine lúc này hay nói đúng hơn Katherine sẽ là nhân vật chính nhất của cả game. Bạn nổi khùng, sôi máu tự hỏi WTF WRONG WITH YOU KATHERINE ! Katherine lừa cả team đến đây, mục đích muốn thu thập lại mẫu virus mà nhà nghiên cứu kia đã đánh cắp cho một khách hàng nặc danh, yeah yeah chúng ta là Nikolai lúc này. Tưởng như vỡ lẽ và chuyến đi đơn giản nhưng không, Katherine cũng lại sớm sập bẫy mà chết vì có vẻ như có kẻ không thích có nhiều nhân chứng cho lắm… Bạn lại tiếp tục bị ném lại về khúc Prologue lúc đầu game, nhưng vấn đề là Katherine hoàn toàn ý thức được mọi chuyện đã xảy ra, cô ả không hề ngu hay mơ ngủ quá chớn đâu, tất cả mọi người đúng lý phải chết rồi thì lại vẫn sống nhăn ra đây. Nếu bạn đến được khúc này mà không nhận ra là có chuyện gì đó ở đây như Katherine thì bạn mới chính là kẻ có vấn đề đấy. Lại lặp lại mọi thứ, khác ở chỗ lần này Katherine dè chừng hơn vì nhỡ như Ashley nhớ được Katherine đã bắn chết cô ấy thì sao ? Hay gã đội trưởng Vincent Charles nhận ra có chuyện không ổn ? Rồi còn cả mọi người khác nữa. Nhiệm vụ lúc này nhanh chóng không còn là đánh cắp mẫu Virus của khỉ của nợ gì nữa, nó biến trở thành Katherine phải khám phá ra bằng được thực hư cái vòng lặp bản thân cứ nhìn thấy quá khứ hay biết trước tương lai và lẫn lộn này là gì.

Đây là lúc game đưa vào mechanic Roguelite của nó, bạn có Katherine là nhân vật duy nhất ý thức được mọi chuyện, những người còn lại từ Ashley, Mike, Eric, Javier, Vincent đều sẽ cứ như ba ngơ trong mọi tình huống, để thật sự giải quyết bài toán vòng lặp, bạn vẫn sẽ phải quay trở lại dinh thự liên tục, cố gắng giải các câu đố, khám phá mọi manh mối, tài liệu có thể thu thập, nói chuyện với cái máy tính thường xuyên để nó gợi ý vài manh mối, vấn đề. Với vấn đề 6 nhân vật, bạn có thể coi họ luôn như assets để giải quyết tình huống và trò chơi khuyến khích vắt sạch cả 6 người ra. Mỗi người tương tự như các thành viên S.T.A.R.S gốc đều có một số lợi thế nhất định mà bạn để ý thấy: Katherine miễn nhiễm hoàn toàn với Virus cho nên kể cả có bị cắn thì cô ta cũng chẳng lo, Eric là một tên Gunnut dễ thấy nên chỉ có anh ta là người duy nhất trong cả Team có thể độ và nâng cấp súng – các bộ phụ kiện nâng cấp cũng dc vứt rải rác trong các phòng của dinh thự để tìm kiếm, súng được độ vào hiển nhiên bắn sướng tay hơn và chỉ số đáng kể hơn so với hàng thường, Ashley là chuyên viên y tế nên cô ấy có thể nhặt Herb trong dinh thự về để tổng hợp và điều chế các bộ cứu thương tạo ra một nguồn cung dự phòng cho cả Team trong trường hợp dinh thự không cung cấp đủ cho bạn dùng, ông già Javier tuy chậm chạp và có sự lù khù nhưng trái với nhiều người, nắm đấm vàng trên bàn của Javier gợi ý ông ấy là một nhân vật cận chiến rất mạnh – nhất là với những vũ khí cận chiến như dao găm, khiên, tay khôn… giúp bạn tiết kiệm đạn, Captain Vincent là một nhân vật toàn diện và khá là thông minh khi ông ấy nhìn ra một số câu đố trước so với mọi người, Mike là chuyên viên công nghệ cao nên anh ấy hứng thú với những câu đố liên quan đến công nghệ và có tương tác đặc biệt với chiếc máy tính. Mỗi một lần bạn chỉ được phép chọn 1 người trước, nếu trong quá trình phiêu lưu hay giải đố mà người bạn điều khiển chết thì bạn tiếp tục chọn từ những kẻ còn sống còn lại… Yếu tố Roguelite đó là nhân vật còn sống hoàn toàn có thể mang theo và tích trữ lại nhiều món đồ, vật phẩm, một số key items, đạn dược, vũ khí nâng cấp, etc từ kẻ đã chết… Tính trừng phạt ở đây đó là dinh thự sẽ không spam lại một số món đạn dược nhất định đâu nên nhiều khả năng bạn sẽ cắn răng chấp nhận mất mát này, đạn súng lục về sau có thể không là một vấn đề nhưng những loại đạn đặc biệt như đạn shotgun, đạn lựu, đạn Magnum là cực kì khan hiếm và không phải thích đốt là đốt nên bạn cần lưu ý. Để khiến game có dễ thở hơn một chút thì nếu một nhân vật chết trong đấu Bosses, con Boss hoàn toàn có thể bị giữ nguyên trạng thái mất máu và người tiếp theo bạn chọn có thể hoàn tất công việc hoặc nếu không lại chết và lại mất thêm một người khác nữa…

Nói nhiều về mặt tốt thì cũng phải nói về những mặt không tốt, mà thật trớ trêu thay là chính những cái mặt tốt của You Will Die Here Tonight lại trở thành con dao hai lưỡi của nó. Như tôi đã nói ở trên về yếu tố Roguelite – trò chơi sẽ liên tục nhồi vào đầu bạn cái cảm quan chung đó là ” Bạn chỉ có 6 sinh mạng này thôi đấy ! Hãy sử dụng cho cẩn thận “. Điều đó dẫn đến câu hỏi lớn: ” Chuyện gì xảy ra nếu cả 6 người cùng chết ? Game Over chăng ? ” Và đúng như bạn nghĩ: Chẳng có hình phạt trầm trọng nào ở đây cả đâu, tại sao ư ? Cứ coi là cả 6 người chết thật đi, Katherine sẽ vẫn lại tỉnh lại ở phần mở đầu đó lặp lại mọi thứ thôi ! ĐÂY LÀ MỘT VÒNG LẶP LUÂN HỒI ! Chính cái vòng lặp luân hồi này coi như là New Game + luôn vì bạn vẫn được giữ lại nhiều thứ từ các lần chơi trước. Không có sự thất bại nào ở đây cả, bạn cũng chẳng thể gọi tất cả những thứ này là độ khó vì cơ bản là không hề có sức nặng của việc thất bại ở đây.  Mọi thứ nó chỉ đơn giản là bạn chết đi chết lại, chơi đi chơi lại cho đến khi nào phá được cái vòng lặp thì thôi. Bạn hoàn toàn có thể chơi một cách không hề nghiêm túc mà vẫn vượt qua được game giả định bạn có dư nhiều thời gian ném vào nó. Không có sự trừng phạt thì cũng chẳng có động lực nào để khiến người chơi thật sự ngồi nghiêm túc Git Good hay thật sự nhập tâm thế đâu. Nó không giống như Resident Evil có một hệ thống tính Rank để người chơi tự đánh giá họ tốt hay tệ và cho họ động lực chơi nghiêm túc hay họ thật sự có thiết kế độ khó trong game ở một mức để ngầm dạy người chơi là anh cũng phải tự bỏ vào đây các khả năng của anh đấy nhé ? , nó cũng chẳng giống Darkwood có một thiết kế độ khó cực cao độ thử thách người chơi, hay Pathologic 2 sẵn sàng trừng phạt người chơi cho cả những lần họ chết đi và họ nhận ra thế giới new game tiếp tục có những giới hạn…  You Will Die Here Tonight về đơn giản chỉ ném cho bạn một câu: ” Thử lại lần nữa “, ” thử lại ” … Cho đến khi nào bạn làm dc thì thôi, và bạn được giữ toàn bộ lợi thế nữa.  Đây là một cú lừa lớn cho những ai yêu thích thử thách nghiêm túc, bạn hoàn toàn có thể bấm New Game để thử Beat được cả game trong một lần playthrough không chết vì những lí do lãng xẹt nhưng nó cũng chẳng thay đổi được gì cả, mọi thứ chung quy vẫn là phải làm 2 3 lần run để đến được True Ending của game. Yếu tố tiếp theo mà tôi muốn nói đến là một yếu tố tồn đọng trong cách Design Game thật sự khó hiểu của cả một thế hệ: ” Bạn muốn người chơi vượt qua được thử thách vì họ thật sự tốt lên hay vì bạn nắm tay họ, hay vì lí do nhất định nào khác ? ” Cái này tôi đã từng nhắc ở trò Fear Of The Dark Unknown mà tôi cũng đã từng viết đó là Dev cứ phải khiến cái game nó dễ đi vì lí do là: ” Cho mọi người dễ tiếp cận ” khi họ quên mất một cái đó là : ” Họ có thiết kế cả thử thách quản lý trong game mà ? Còn cả một số thử thách thật sự khó nhằn mà ai đó đã thật sự bỏ vào nữa ? Vừa muốn khó mà cũng vừa muốn… dễ ???  Vậy chẳng phải tất cả những cái này sẽ tự đối nghịch nhau sao ? “… Và đúng thế thật ! Trong You Will Die Here Tonight bạn được dậy là đạn dược rất quan trọng và phải được bảo toàn, ngay cả đạn súng lục… Đó là cho đến khi bạn nhận ra: Họ để cho bạn bất tử đạn súng lục trong đấu BOSSES vậy nên tất cả những người chơi cố gắng Min Max đạn súng lục để có một con số khổng lồ giúp họ giảm bớt căng thẳng đều sẽ không khác gì những tên hề vì họ nhận ra là họ đã mất công vô ích chả được cái việc mẹ gì cả, và nói thật so với mặt bằng thiết kế hệ thống chạy của Survival Horror thì You Will Die Here Tonight thật sự còn dễ chán nên bạn hoàn toàn có thể skip nhiều trận combat lặt vặt và ít phải dùng đạn, chưa kể họ có biên chế các hòm đạn vẫn có khả năng restock lại một lượng đạn súng lục nhất định… Nói như kiểu tôi làm ra bình thủy tinh cho mọi người và dặn họ cẩn thận xong tôi lại sợ họ làm rớt nên tôi quyết định làm vô hạn bình thủy tinh cho họ để họ thỏa sức vung… Hãy nhìn cách thiết kế của Resident Evil cả cũ lẫn hiện đại, họ cũng vẫn có thể để bất tử đạn trong một số tình huống của game nhưng nó là không đáng kể và nó không hề đạp vào mặt bạn cái việc là bạn đã tích góp một đống đạn dược không để làm gì cả trong những lần playthrough rất nghiêm túc và bình thường. Và lại bạn vẫn có thể Beat You Will Die Here Tonight chỉ bằng súng lục nếu bạn thật sự cẩn thận, ngoại trừ những khúc mà được script bắt buộc nhưng nôm na là bạn có thể làm được việc này, game không khó bất chấp việc họ có cố để cho nó một độ khó, họ chỉ đơn giản có một loạt lựa chọn Design khó hiểu và khiến một đống thứ phản tác dụng thôi, điều này sẽ khiến một số người chỉ muốn Beat được game True Ending thật nhanh và không bao giờ nhìn lại nữa. Và đó là một điều không may vì game có cái hay chứ không phải không.

Điểm yếu tiếp theo đó là đến từ cốt truyện: Cốt truyện trong game đơn giản hơn mức bạn nghĩ rất nhiều, vì vòng lặp là vô tận mà mục tiêu là phá được vòng lặp, tất yếu bạn sẽ phải nghĩ ngay rằng có thằng cha nào đó đang điều hành cái vòng lặp này, mà game nó gợi ý trực tiếp cho bạn ngay ở màn hình Menu luôn… Tôi nghĩ đây là một cái khá lười bởi vì họ có thể đúng lý ẩn cái này đi chờ cho người chơi làm xong một lần playthrough ending bình thường rồi mở sau cũng dc thì không… Họ để ngay cái màn hình Menu này đầu luôn đó là những màn hình theo dõi và mọi thứ như một phòng quan sát. Vào khúc này bạn hoàn toàn có thể đoán ra kiểu cốt truyện mà game muốn hướng đến ở đây: Katherine sẽ sớm phát hiện ra thằng A.I máy tính cảnh báo với mình rằng có thằng cha Director nào đó đang điều hành tất cả mọi thứ này, và đoán xem văn phòng của nó ở đâu ? Ở ngay trong cái đồn của Aries mà vấn đề là trước khi phá được cái đó thì phải gây nhiễu hệ thống và tắt tường lửa đi đã ? Tường lửa ở đâu ? Ở trong dinh thự và bạn sẽ cần đến thằng cha chuyên viên công nghệ Mike Kelly kia. Và bạn có thể lấy được cả khẩu MP5 dùng thay cho súng lục luôn – khiến mọi thứ trong game trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và thay vì để nó là vũ khí mở khóa thì Éo ! Bạn cần nó và grab được nó luôn trên đường đến True Ending luôn, chả phải lo gì cả. Trên thực tế vào khúc bắt đầu True Ending thì mọi vũ khí đều được cho bất tử đạn, Dev muốn nhấn mạnh rằng đây là kết thúc và bọn tôi chả quan tâm nữa, mặc xác chúng tôi Build Up mọi thứ từ đầu ra sao. Katherine khám phá ra bản thân và các đồng đội đều chỉ là nhân bản, và không ! Bất kể bạn làm gì bạn không thể cứu được 5 thành viên còn lại của Aries, họ sẽ luôn chết bất kể bạn có gắn bó với họ đến đâu. Chỉ có duy nhất Katherine được sống vì cô ấy quan trọng nhất… Trò chơi nhanh chóng tiết lộ kẻ quản lý là ai: Và đó là một kẻ tự xưng là Katherine bản gốc – mẹ của tất cả như cách bà ta gọi… Bạn đang thắc mắc tóm lại toàn bộ cuộc thử nghiệm điên rồ này là gì ? Vì cái gì hay cái WTF gì diễn ra thì không ! Con A.I giết chết Katherine thật và chỉ đường cho bạn đến với thằng Director thật sự mà nó đã kể. Và Katherine Mary Sue mọi thứ theo cách ngu ngốc nhất có thể: Tự tuyên bố là mình không muốn sống cuộc đời bạo lực, muốn được thoát ra tự do và sống cuộc đời mới… Trong khi bạn kiểu: ” My Sister In Christ ! Tính số mạng đồng đội mà cô đã giết cũng là một con số đáng kể đấy ! Bởi vì trước khi con A.I làm phản và giúp cô thì ai biết được cô là bản sao số bao nhiêu và đã bao nhiêu lần cái thử nghiệm này được diễn ra rồi cơ chứ ? ” Trò chơi không bao giờ thật sự giải thích được là Katherine gốc là ai, có đúng những kí ức mà Katherine nhân bản mang là của bản gốc hay được cấy vào ? hay nói rộng ra hơn toàn bộ chuyện này là vì cái gì ? Họ luôn mồm nhắc đến nghiên cứu và nghiên cứu nhưng toàn bộ lí do, động cơ thật sự cho việc Katherine cứ phải sống đi sống lại cái cơn ác mộng này là gì, để giúp ai đó đạt được cái gì có thể là thỏa mãn cá nhân hay một mục đích cao siêu nào hơn thì chả thấy đề cập nhiều… Katherine gốc kể cả trước khi chết cũng chỉ ấp a ấp úng những chi tiết, tiểu tiết mà bạn cũng chả thể hiểu được vì game đâu có rõ ràng và đâu có cho bạn thời gian để giúp bạn tiếp thu và hiểu ? Katherine nhân bản này cuối cùng đã thoát ra và trò chơi cho một chuỗi tương tác độc đó là là bạn là tay Director bị ăn đạn vào đầu ! Dốt cuộc bạn vẫn chả hiểu chuyện mịa gì diễn ra cả. Tôi còn chưa nói đến chi tiết mỉa mai nhất: Họ thật sự viết lách và Build Up Lore cho cái dinh thự như kiểu Resident Evil đấy ! Nó khiến cho bạn hoài nghi và tò mò kiểu : Trước tất cả cái mớ giả lập, nhân bản bòng bong này họ có thật sự làm ra một tựa Survival Horror cốt truyện nghiêm túc bởi vì đọc những tài liệu, Doc, Viết lách của người ở trong dinh thự nó thực sự khá tốt và không khác gì những nhật kí từ dinh thự Arklay của RE1 vậy… CHo nên tôi tự hỏi chuyện quái gì đã xảy ra ? Thằng cha nào đưa cái mớ bòng bong này vào game vì nói thật ! Cốt truyện dinh thự nghiêm túc cảm tưởng mới đúng là cái mà một game Survival Horror hơn là so với đua đòi làm Evil Within nhưng cũng chả đến nơi đến chốn. Vì thế những ai chơi You Will Die Here Tonight mà mong chờ một cốt truyện đủ tốt đủ tiêu chuẩn nên đặt kì vọng của họ thấp thôi vì game chưa làm được cái đó, tôi cũng cảm thấy có một sự rời rạc nhất định với một số nhân vật kiểu đúng lý những người này phải có các tính cách, cá tính nhất định để gắn bó lâu dài và như tôi miêu tả ở trên: Thằng cha nào đó đến và mang mớ bòng bong về nhân bản, giả lập bla bla và thế là khâu này cũng phải cắt ngắn lại vậy. Nhìn chung cái ý tưởng thực hiện một cốt truyện liên quan đến vòng lặp không phải là sai, nhưng khi đã dính đến vòng lặp, hành động và hệ quả, và các chủ đề có mang hướng cần đầu óc và tư duy nhiều như thế này bạn nên cân nhắc cook nó lâu hơn và đặt nó trong một trò chơi tốt hơn là thể loại này.

Về mặt đồ họa và âm thanh thì trong khi âm thanh cũng là một điểm yếu khác thì nhìn chung đồ họa Retro của game là khá chất lượng, Art Direction và cách mà các nhân vật có cảm quan như thể họ là Voxel đan xen trong một môi trường 2.5D chỗ chìm chỗ nổi là khá thú vị, Thiết kế quái vật đẹp mắt kể cả khi thiếu độ đa dạng và điểm nhấn, đồng thời một số màn presentation là khá hay ho và cách mà một số Dev game am hiểu bóng tối để khiến trò chơi có phần giật gân và căng thẳng. Đây là một điểm cộng dĩ nhiên, về phần âm thanh là điểm yếu bởi vì phần lớn âm thanh trong game gầm gừ hay âm vang môi trường nó không còn là mới mẻ nữa, ngoài bản nhạc nền ra thì… trên thực tế tôi phải nói thẳng, bản nhạc nền của game là thứ duy nhất để bạn nhớ về phần âm thanh trong game, còn lại thì không nhiều nhặn gì lắm: Một điều khó tin mà tôi có thể thề là nhạc sĩ của game là Christopher Floyd có âm thanh gần giống với Akira Yamaoka ở cách mà ông ấy soạn bản nhạc nền khiến cho bạn cảm tưởng như kiểu đây lẽ ra là nhạc nền cho 1 game theo kiểu Silent Hill chứ không hẳn là Resident Evil

Đánh giá chung: You Will Die Here Tonight sure còn là một game Indie nên chuyện nó có nhiều bất cập hay những chỗ chưa thỏa đáng nhưng nhìn chung so với một game Survival Horror với khoảng giá 200K và khoảng trên dưới 100K sau những đợt giảm giá thì tôi tin trải nghiệm là hoàn toàn xứng đáng. Cơ chế combat hay ho và nhiều thiết kế trìu tượng mang yếu tố kinh điển của thể loại là những khía cạnh mạnh nhất mà game cung cấp. Tôi tin là nếu bạn là fan trung thành của thể loại chắc chắn sẽ không muốn bỏ qua game kể cả khi nó có hơi ngắn một chút, một lần run full complete hết của tôi là 7 tiếng cho 100%, chơi nghiêm túc không speedrun dĩ nhiên. Và lại tôi mong chờ nhiều hơn trong tương lai từ Dev của game bởi game có sẵn một cái bản thiết kế OK rồi, họ chỉ cần trau chuốt nó và có lẽ là đừng làm cốt truyện vòng lặp khi bạn chưa vững tay có lẽ sẽ tốt hơn.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


4 cụng ly