Alone In The Dark là một tựa game rất đặc biệt mà nếu thiếu nó, chúng ta sẽ không có RE, không có SH, không có cả một phong cách Survival Horror mà đã định hình gaming cả thập niên 9x cho đến tận đầu 2K. Theo thời gian, sức hút cũng như khả năng của game suy giảm dần theo thời gian, cộng thêm publisher và người nắm IP như các bạn biết từng là Atari nên thật sự mọi thứ gần như là không hi vọng gì nhiều cho game. Trong khi giai đoạn 9x và đầu 2K thì bạn có 3 phần Alone In The Dark đầu tiên và một bản Soft-reboot New Nightmare vẫn khá là ưa chuộng và được đánh giá cao, sự khủng hoảng thật sự đến từ giữa 2004,2005 khi các studio trực thuộc Atari liên tiếp đóng cửa, dòng game bị mang ra outsource cho những gã ất ơ và đến năm 2008 bạn có Ray Romano trong Alone In The Dark Infernal chết tiệt đó, và đừng bắt tôi nhắc đến Alone In The Dark Ilumination – tôi thật sự không biết mấy thằng cấp lãnh đạo của Atari khi đó thật sự nghĩ cái quái gì nữa. Rất may như bạn đã biết và tôi cũng đã từng nói trước đó thì THQ Nordic đã nhảy vào và cứu nguy cho thương hiệu khi mua dứt bản quyền từ tay của Atari. Ấy thế cũng chưa hẳn là mừng vội được vì người sở hữu THQ Nordic lại không ai khác chính là thằng cha Embracer Group đó. Thằng cha Embracer này có cái chiến thuật Monopoly áp đảo cả Microsoft lẫn Sony khi sở hữu đến gần hơn trăm cái Studio mua từ phía này phía nọ hay tự bỏ tiền thành lập, hơn 200 tựa game, thương hiệu vẫn đang được cho phát triển xong cái chiến thuật này đang phản ngược lại Embracer khi chi phí duy trì thì khá cao, nguồn lợi nhuận cũng như phần lỗ vẫn phải đến từ một số Studio nhất định nên giờ thằng cha này lại phải bán bớt đi cắt lỗ. Studio phát triển Alone In The Dark 2024 là Pieces Interative hiện chưa rõ có được xem xét gì không nhưng cầu mong là không phải vào cái diện đó, THQ Nordic thì càng không vì xét đến lượng IP mà hãng này vẫn đang sở hữu… Trò chuyện lung tung thế đủ rồi, sao không vào bài nhanh để tôi cho các bạn biết nếu như Alone In The Dark có thật sự tuyệt trở lại không nhỉ ?
Gameplay: Dễ thấy đây vẫn không phải là một mặt được chú trọng của game cho lắm, trò chơi vẫn có một cái gì đó gọi là kiểu nếu như bạn viết ra một cuốn sách các công thức tiêu chuẩn của gameplay Survival Horror và có đánh dấu các đầu mục quan trọng thì Gameplay của Alone In The Dark 2024 bám rất sát cái quyển sách công thức này. Nó không phải là sai nhưng cũng không có gì gọi là quá mới mẻ mà thậm chí nếu buộc lòng phải nói thì về giữa và late game bạn có thể cảm thấy mọi thứ quá là lặp lại hoặc là được thiết kế để từ từ lùi dần dần. Cũng không trách game được vì mặc dù Alone In the Dark những bản cũ có sinh ra một vài cái Mechanic hay ho tôi lấy ví dụ như trò ánh sáng và đèn pin của The New Nightmare – thứ mà sau này Alan Wake đã học tập lại, hay Alone In The Dark Infernal có những trò Mechanic lửa và thử nghiệm physic cũng được dùng tiếp cho nhiều game khác, cụ thể The Evil Within học được trò đốt xác từ nó… Alone In the Dark 2024 sẽ không mang cái gì quá mới mẻ lên bàn ở đây cả. Góc TPS ngang vai là quá tiêu chuẩn rồi, cơ chế bắn súng cũng vậy, một vài thứ tiếp tục được mang áp vào đây chẳng hạn như viên gạch hay chai Molotov có thể được dùng làm Opportunity Hit, những chai lọ kể cả ném không trúng vẫn có thể quăng ra đất hay tường và bắn vào tạo lửa thiêu – từ Alone In The Dark Infernal dĩ nhiên. Và đến đây là dừng – Nó không quá thú vị nhưng có thể gọi là phù hợp với phong cách Survival Horror nơi nhân vật chính của bạn không phải là những Chris Redfield đấm tảng đá hay Leon S Kennedy Parry tất cả mọi thứ bằng một con dao. Nhân vật chính của bạn trong game là một tay thám tử bợm rượu và một bà cô tuổi ba mươi ở góa trông cũng có phần hơi lẩm cẩm và già trước tuổi. Gã thám tử bợm rượu đương nhiên là biết dùng súng và trông có vẻ vạm vỡ đủ để tham gia vài trận đánh nhau nhưng bạn thật sự định đặt cược bao nhiêu vào bà cô ở góa nào ? Vì thế cách mà bạn thấy di chuyển ở cả hai nhân vật trông lù khù, lom khom và thiếu lực thể hiện sự mệt mỏi hay việc họ không nghĩ là sẽ có ngày mình chạm trán các thực thể đến từ Lovecraft. Game rất rõ ràng ở khâu này, thám tử bợm rượu sở hữu một khẩu lục côn ổ ngắn Smith Wesson Model36 sát thương khá cao, bù lại độ chính xác kém, khóa tâm chậm hơn chút và nạp đạn rườm rà, trong khi đó gã thật sự lì lợm và trâu bò trong combat cận chiến với lực đánh đã hơn. Bà cô góa cầm một khẩu Industria Model 1930 7 viên semi auto, lực đánh cận chiến trông yếu ớt hơn nhưng bù lại di chuyển và né đòn mượt hơn. Bạn hồi máu bằng cách bú rượu whiskey – thật sự khá hay đấy chứ ?
Bên cạnh đó thêm vào là một cơ chế hành động bí mật Stealth không quá có chiều sâu khi mà bạn có thể học pattern di chuyển của quái, tắt đèn pin đi, đi thật chậm lại và đứng núp vào góc hoặc bóng tối. Game biên chế pacing các trường đoạn đan xen nhau chẳng hạn như một số trận combat giới thiệu quái, một số khúc stealth, một số khúc combat không bắt buộc và có thể chạy, gặp gỡ các nhân vật, hội thoại, giải đố… Khá cân bằng. Tuy nhiên như tôi có nói ở trên là về giữa game và late game thì game có thật sự lùi dần và nhàn hơn chút, nó không có cái cảm giác hồi hộp hiệu quả như đầu game đã xây dựng được khi bạn vừa mới bước vào Decerto và tự tra hỏi bản thân thật sự bị điên thật hay không, twist các thứ cũng như cảm giác hoài nghi giữa các nhân vật được xây dựng khá tuyệt vời và không bị ngợp, kể cả đến phút cuối khi mọi thứ xuống dần rồi và họ vẫn có thể ném một quả twist vào 2 chapter cuối. Nó không phải là cái twist hay nhất nhưng kể từ khi trò chơi luôn nhấn mạnh với bạn nhiệm vụ trọng tâm là tìm Jeremy Hartwood và vì thế trò chơi thành công trong việc đánh lạc hướng bạn khỏi chú ý đến sự thật về cuối cùng.
Hệ thống giải đố không quá khó khăn nhưng vẫn có yêu cầu một vài yếu tố quen thuộc của thể loại ví dụ như backtrack, họ cũng rải items một cách rất hệ thống theo kiểu: Nếu như bạn vừa mở khóa được một phòng hay phân khúc mới mà trước đó game chưa cho hoặc không cho bạn mở thì đừng vội vã, chú ý thật kĩ đi vì có thể họ vứt key items hay rải cái gì ở đâu đó đấy. Game có làm cả một dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng đó là thường khi mở được các phòng mới là có thể có phim cắt cảnh, sau khi phim cắt cảnh kết thúc thì bạn tiếp tục luôn ở khu vực đó hoặc chuyển cảnh. Kể cả khi chơi chế độ classic puzzle thì với một chút tinh mắt bạn vẫn hoàn toàn có thể phát giác được key items hay đồ lagniappes vứt trong môi trường – để khiến việc này dễ hơn, bạn sẽ sớm thấy là dinh thự Decerto hay nói đúng hơn là ” nhà thương điên “, ” nhà tình thương ” này vẫn khá là hạn chế trong không gian lẫn các gian phòng sau khi bạn đã mở được hết cửa lẫn hết phòng để móc từng món lagniappes ra. Có một số món Lagniappes được giấu theo kiểu mẹo đó là từ chapter 2 và 3 trở đi, bạn đã có thể backtrack quay trở lại một số khu vực ở các chapter trước mà bạn mở được và nhận thấy không gian hay events có sự thay đổi – điều tương tự cũng sẽ áp dụng cho các chapter tương lai – điều này là cần thiết nếu bạn muốn nhắm 100% Achievement cũng như nếu spot hay tìm được events mới thì nó có thể cho bạn biết thêm đôi nét về cốt truyện cũng như các thứ diễn ra trong game. Tôi thậm chí thích khi game có những sự giải đố một cách ngớ ngẩn nhưng biểu trưng thế này chẳng hạn như nếu Silent Hill 2 yêu cầu bạn thả một lốc sữa vào thùng rác để đẩy chìa khóa rơi xuống thì Alone In The Dark Remake có những thứ như nối đường nước và bật vòi nước để lấy một mảnh ghép trong xô nước ở dưới giếng lên, tắt điện cầu dao để đi vào hầm rượu lấy cái van giảm áp, cái kìm cắt khóa Bolt Cutter chỉ có thể được lấy sau một đoạn chuyển dịch kinh khủng vào thế giới ma quỷ…
Yếu tố trìu tượng và biểu trưng của game là khá đa dạng, bạn có những con quái vật thực thể của Lovecraft hiện diện trong game và rồi là thực thể Ai Cập cổ đại, một chút Edgar Alan Poe… Trước game thì có The Sinking City hay bản Call Of Cthulhu năm 2018 nên dễ thấy những gì mà Alone In The Dark đang làm không hoàn toàn là mới, thậm chí có một chút chê trách ở khâu này đó là bản Remake này sẽ chỉ tập trung vào tất cả những thứ trên là thứ yếu, Design Monsters có sự đa dạng nhất định nhưng xuyên suốt cả trò chơi đây là tất cả những kẻ địch mà bạn có để đối phó, nếu không buồn nói là một số loại kẻ địch kiểu nhầy và bùi nhùi trông như copy y nguyên từ Resident Evil 7 ra vậy – kể từ khi cả 2 game đều có bối cảnh đầm lầy Lousiana. Alone In The Dark 1 bản gốc của Raynal thật sự thú vị hơn rất nhiều nếu bạn thật sự được chơi: Bạn có các kiểu kẻ địch Zombie ăn não theo đúng nghĩa đen, những con hạc, bồ nông với bộ hàm răng Poly tam giác nhọn hoắt, những hồn ma, quỷ quái từ tám phương, hồn ma biết đấu kiếm, bàn ghế bay lơ lửng và nhắm thẳng mặt bạn mà lao vào, buổi tiệc khiêu vũ ma nơ canh kinh hoàng khi những cái đó bắt đầu nhảy… Dĩ nhiên tôi hiểu đó là năm 1992 người ta tìm thấy những thứ đó là kinh dị và sang 2000s thì chúng trở thành hài hước vì tất cả đều rất Low Poly và trông ảo diệu, nhưng thật sự điểm cộng cho Raynal vì năm 91,92 ông ấy vẫn làm cách nào đó cho tất cả những thứ đó ra đời. Bản Remake này vì tất yếu, mọi thứ Survival Horror sau Resident Evil đều ” theo ” Resident Evil tùy cách hiểu của bạn mà combat tập trung vào việc bạn đấu các thực thể bằng vũ khí các thứ và cái sự ảo ma vi vu đó của việc bị ma đuổi từ phòng này qua phòng khác, bàn ghế bay với tốc độ bàn thờ vào mặt bạn, thằng cha lạ hoắc nào đó nhảy từ đâu từ trong dinh thự ra để đấu kiếm với bạn… biến mất và bạn thật sự hụt hẫng vì đây là một trong những cái từng rất nguyên bản chỉ riêng Alone In The Dark có, ngay cả một số game về sau như Doctor Hauzer, Estatica cũng chưa thể có cái phong cách khiến bạn vừa cười khúc khích cũng như cảm thấy ấn tượng như thế được. Thêm nữa đó là việc biên chế lại combat chỉ về chiến đấu hoặc chạy cũng đi ngược lại với tinh thần của Alone In The Dark gốc bởi vì tin hay không thì tùy, hệ thống giải đố ở bản gốc khá là sáng tạo khi nó cho phép bạn vượt qua một số trận combat chỉ bằng cách giải đố: Zombie ở phòng ăn làm phiền cuộc phiêu lưu của bạn ư ? Mang món súp não từ bếp ra và chúng nó thật sự ngồi vào ghế ăn mặc kệ bạn, ghét con Bồ Nông răng tam giác ư ? Bạn đã thử chặn cửa sổ bằng cách đẩy tủ quần áo chưa ? Không muốn cho thằng Zombie nhảy ra từ cửa hầm ư ? Đẩy một cái tủ nặng chèn lên thế là xong ? Sợ hãi thằng cha cầm kiếm ư ? Bạn đã thử giải câu đố máy chơi nhạc chưa ? etc… Alone In The Dark 1992 cá tính theo cách đó đấy !
Về cốt truyện thì cái này lại dễ nói hơn rất nhiều bởi vì thực tế đây không hẳn là một bản Remake nữa mà là viết sạch lại từ đầu, chỉ giữ một số settings nhất định. Cái này thì bạn không thể trách họ được bởi tin hay không thì tùy, cốt truyện của Alone In The Dark 1992 lại quá đơn giản đến hiệu quả nhưng cuối cùng vẫn là rất đơn giản, nên bạn khó lòng mà bê nguyên nó lên lại theo tiêu chuẩn năm 2024 mà không cần đến một sự viết lách dày dặn để bổ sung thêm cả một tá chỗ này chỗ nọ. Yếu tố plot kinh điển nhất vẫn được giữ lại đến cuối cùng vẫn chỉ là Emily Hartwood muốn điều tra về Decerto và ông chú Jeremy Hartwood của mình nên thuê thám tử tư Edward Carnby đi cùng mình đến để điều tra. Ở bản gốc nó rất đơn giản thế này ! Jeremy Hartwood đã tự sát, dinh thự Dercerto là sở hữu của ông ấy và ông ấy đã sống một mình khá lâu trong cái nơi ma ám này ! Bạn nhập vai một trong hai nhân vật Emily hoặc Edward đi vào dinh thự này, giải một số câu đố, đọc một số ghi chép để biết đó là Jeremy không phát điên một cách bộc phát, thằng cha cầm kiếm lùa bạn đòi đấu kiếm thực tế là hồn ma của một thằng cha cướp biển điên rồ nào đó ! Phiêu lưu sâu hơn xuống lòng đất nơi này và bạn khám phá ra dinh thự Decerto là nơi mà thằng cha cướp biển kia yên nghỉ, dạng Boss cuối của hắn là một cái cây và bạn phải giết hắn dĩ nhiên. Giải quyết xong mọi thứ thì bạn ù té quyền ra khỏi cái nơi quỷ quái này thông qua một sấp đường mật đạo ! Lên xe Taxi và thằng cha tài xế Taxi có một cái đầu lâu đồ họa ấn tượng nhất của năm 1992 ! Vâng nó là thế đấy ! Để tăng phần tổn thương, Edward của bản gốc được trả tiền để tìm kiếm một cái Piano cổ có giá trị lên đến vài chục đến trăm nghìn đô la tính theo mệnh giá năm 1920 1930 đại suy thoái đó là đáng giá đến cả triệu, hàng chục triệu đô la và đến cuối cùng, bạn không tìm được cái Piano đó mà thay vào đó con Shub Niggurath khiến bạn phải trừ tà cho cả cái dinh thự ! Edward sẽ không bao giờ có thể giải thích được với người thuê mình là cái Piano kia đâu mất rồi hay Shub Niggurath là cái quái gì =))) Đây là toàn bộ cái WTF ở Alone In The Dark 1992, đồng nghĩa với ở bản Remake, bạn không cần phải quan tâm tất cả mấy cái của khỉ này nữa, ngoại trừ voice lồng tiếng của Edward đầu game bởi vì nó diễn tả chặt cái tính cách của ngài thám tử Carnby ! – thứ mà sẽ theo bạn xuyên suốt cả Series.
Fun fact: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bộ Skin gốc cho cả 2 nhân vật nếu có và nó khiến mọi thứ trở nên tuyệt hơn bao giờ hết vì những con quái vật sẽ không bao giờ biết tại sao cái khối Model méo mó 240×240 kia lại đập mình kinh khủng thế !
Sau đây là cốt truyện được sửa đổi của bản Remake. Emily Hartwood do Jodie Comer đóng, vẫn sẽ thuê Edward Carnby thủ vai bởi David Harbour như bình thường, khác là Jeremy Hartwood không hề tự sát hay dinh thự Dercerto không hề là sở hữu của ai cả. Bối cảnh game lúc này nhảy cao lên đó là năm 1930, ĐẠI SUY THOÁI vừa mới bắt đầu ! Dinh thự Dercerto ở Lousiana được chính phủ trợ cấp và sử dụng như là một trại thương điên / nhà tình thương theo cách nào đó mà bạn gọi để giúp cưu mang và điều trị một số người không may mắn ở đây ! Nói cụ thể ra đó là nếu bạn là một gia đình nhà giàu và có nuôi một vài người không bình thường, khác người hay chỉ đơn giản là không chịu nổi thì cứ đóng một khoản tiền và thế là họ bị ném vào Dercerto. Nhiều người ở Dercerto là bị gia đình ném vào như Jeremy, cô bé Grace Saunder, cô nàng lẳng lơ Ruth Taliant,… trong khi cũng có một số người là tự nguyện vào như gã luật sư McCafrey người mà sau một vài vụ kiện tụng thất bại hay gây thù chuốc oán với ai đó nên vào đây để né tránh quá khứ… Có khá nhiều nhân vật liên quan đến cốt truyện trong game xong Game sẽ chỉ tập trung vào cái đám ở Dercerto này. Trên chiếc xe Edward trở cả hai đến đây, Emily chắc nịch với Edward rằng cô ấy thuê anh là hoàn toàn cần thiết và đảm bảo cho mục đích của cô ấy là đưa Jeremy ra khỏi đây, cô ấy cũng hỏi Edward luôn là có súng không ? Edward hỏi: ” Cô thật sự nghĩ chúng ta sẽ phải đến nước đó à ? ” – ” Không ! Anh sẽ không phải bắn nó đâu, chỉ giơ ra làm cảnh cho họ sợ thôi… ” Đây là khúc mà bạn hoàn toàn có thể nói Emily thật sự sai đến đâu. Mà cũng chẳng lo lắm vì chính Emily mồm thì nói là súng chỉ để tạo hiệu ứng dọa và không cần đến thì cô ấy mang theo một khẩu Industria Model 1930 mới nhất khi đó ! Bạn lại chọn nhân vật như bình thường hoặc là Emily hoặc là Edward, chơi bằng ai cũng được, cốt truyện vẫn sẽ diễn ra theo điểm nhìn cá nhân của họ và vai vế có đảo một chút, nếu bạn là Emily thì trong khi cô ấy tìm kiếm Jeremy và tìm cách cứu Jeremy ra thì Edward sẽ cứ như cô hồn quanh đi quẩn lại trong cái dinh thự điều tra về một giáo phái kì lạ và thực hư cái đám người kì dị ở trong Dercerto là gì và ngược lại nếu bạn chơi Edward. Dĩ nhiên bạn có phải chơi cả hai nhân vật bởi trong khi phần lớn thời lượng game là mô tuýp như nhau, cả hai đều có 2 chapters ở giữa là riêng biệt và tập trung nói về vấn đề cá nhân của họ. Thoại và kịch bản tương tác xuyên suốt game giữa cả hai cũng có sự thay đổi để phản ánh tính cách của hai nhân vật, cách mà họ điềm tĩnh hay cách mà họ phát điên cũng là khác nhau ! Một số nhân vật tạo cảm giác rợn ngợp cho bạn ở trong Dercerto như người phụ trách nơi này là Bác Sĩ Gray, kẻ mà luôn mồm thuyết phục bạn rằng chẳng có gì bất thường hay mọi thứ đều trong tầm kiểm soát, mụ Thompson là một người giúp việc ở nơi này cũng thường có những hành động mờ ám đến kì quặc, phát điên không kiểm soát bất chợt để muốn đuổi Edward và Emily đi mặc dù bà ta thừa biết họ chỉ đi khi nào tìm được Jeremy ! Cô bé Grace Saunder che giấu nhiều thứ bí hiểm đằng sau vẻ ngây thơ và nếu bạn đã chơi bản Prologue của game thì khỏi cần dài dòng, game gợi ý rằng Grace sẽ là một mấu chốt để bạn giải quyết những bí ẩn ở Dercerto này. Những kẻ khác như Jean Taboius và em gái Lottie Taboius thì luôn mập mờ bí hiểm dù cũng là hai người làm ở đây. McCafrey thì suốt ngày say bí tỉ và lảm nhảm đến mức mụ Thompson phải ghép hắn với Grace hay Ruth vì bà ta tin là 1 người phụ nữ và 1 bé gái giải quyết được 1 gã say… Trong khi thực tế là hắn toàn lăn ra ngủ không hề trông Grace và Ruth thì cũng thích đi lúc nào thì đi. Cả cái đám này nhìn bề ngoài thì trông vô hại nhưng game không dài dòng khi để rất nhiều bí ẩn, cái thái độ ăn nói mập mờ che giấu, ai trông như cũng phát điên hoặc tò mò… Đến nỗi trong cả cái trại này bạn tự hỏi nếu như Jeremy là người bình thường nhất kể cả khi lão đang trốn chui lủi ở đâu đó. Về sau bạn học được là có một thực thể khác tên là Darkman ( không phải Liam Neeson hay Arnold Vosloo ) có hình hài kiểu Ai Cập cũng đang ám Jeremy, thậm chí bằng cách nào đó Jeremy đã đạt được một cái Pact – ràng buộc với nó đó là Jeremy sẽ dâng linh hồn mình cho Darkman, đổi lại Darkman giữ cho 1 thảm họa, tai ương mang tính hủy diệt được giam lại ở trong Dercerto này mãi mãi, tuy nhiên cái pact này không hề đề cập gì đến những người đang sống và ở Decerto, đại ý là hi sinh toàn bộ Dercerto vì số đông lớn hơn là cả Lousiana và nước Mỹ. Và vì thế con mụ Thompson chột dạ cứ luôn hi vọng rằng Jeremy thật sự bị điên và Darkman chỉ là trong trí tưởng tượng của lão nếu không ” kế hoạch ” của tất cả mọi người sẽ bị làm hỏng…
Dù biết là có luật hạn chế Spoil nhưng nếu không spoil thì cũng không thể nói tiếp… Vậy nên
CẢNH BÁO CÓ SPOIL CHO NGƯỜI CHƯA CHƠI GAME !
Đến giữa game bạn học được là Darkman hoàn toàn có thật và không phải bịp đâu. Jeremy đã thật sự thỏa thuận với một con quỷ hắc ám mà chính ông ấy cũng chẳng hiểu hết. Để phá được cái pact giữa ông ấy và Darkman thì bạn cần phải đi sâu hơn vào quá khứ và đầu óc thiên lệch của Jeremy. Bắt đầu từ những con phố, cho đến khu khoan dầu, rồi đến khu nghĩa trang, rồi con phố nơi mà công ty chuyển phát nằm ké với nhà hát bên đường rồi con thuyền trong đầm lầy, khu khảo cổ ở Ai Cập và rồi đến với Bắc Cực – Chương Bắc Cực là văn hóa phẩm liên kết với một tác phẩm khác cũng của H.P Lovecraft là Prisoner Of Ice. Không có một cấu trúc cụ thể cho các không gian sở dĩ là bởi kí ức được lấy từ Jeremy là những mảnh ghép manh mối xáo trộn trong một loạt uẩn khúc lẫn diễn biến tâm lý cá nhân khác. Yếu tố Silent Hill tất yếu đó là dù là thế giới quan của Jeremy nhưng bạn có thể thấy người khác vẫn vào được và nó vẫn phản ánh những nỗi sợ lẫn hoài nghi của tất cả những kẻ ở trong… Chẳng hạn như Jean và Lottie đều được chứng kiến những con quái vật, khu khoan dầu có một con dạng kiểu Wendigo, Grace liên quan mật thiết đến Edward và vì thế cô bé thường khá khó tính với anh, Ruth thậm chí đi loanh quanh khắp tất cả chẳng cần bận tâm gì cả. Bạn không bao giờ biết được nếu như chúng ta thật sự dịch chuyển tức thời hay vẫn chỉ nằm gọn trong tâm trí Jeremy… Nhưng một điều bạn khám phá ra đó là giáo phái kì dị nằm ở trong Dercerto này hoàn toàn là thật. Xuyên suốt game sẽ có chapter xoay quanh đình đền, nó yêu cầu bạn phải tìm kiếm tri thức liên quan đến Darkman như là một manh mối cho bài toán giải cứu Jeremy khỏi cái pact. Edward có một quá khứ cá nhân đó là anh ấy là người đã tiếp nhận vụ án về bố mẹ của Grace, anh ấy tưởng mình đã làm đúng mọi thứ trong khi thực tế đó là: Anh ấy đã theo yêu cầu của bà mẹ, làm cản trở cuộc chạy trốn của bố con Grace, để ông bố là Ted Saunder chết trong chiếc xe đang chìm xuống sông. Đây thực tế là một chi tiết viết lại so với cả cốt truyện chung của game, gợi ý là họ định Reboot cả vũ trụ của Alone In The Dark bởi vì ở bản gốc, phải đến Alone In The Dark 2: One-Eye Jack Revenge bạn mới được biết đến Grace và Ted Saunder. Và đây là tội lỗi lớn nhất của Carnby bởi vì anh ấy đã vô tình hủy hoại cuộc đời Grace. Mẹ của Grace không hề quan tâm đến con gái mà bà ta chỉ quan tâm đến tiền và những thứ có giá trị mà bà ta cử Carnby đi thu hồi, sau đó thì bà ta ném thẳng Grace vào Dercerto và chẳng quan tâm nếu như con mình có làm sao hay không. Đối với Emily, thực tế tàn nhẫn hơn mức tưởng tượng. Trong bản này thì Emily có một người chồng tên là John Marcus – một sĩ quan quân đội tham gia thế chiến thứ nhất 1918 ( một điều mỉa mai đó là Edward cũng có background tham gia quân đội trong thế chiến thứ nhất trước khi làm thám tử tư ). John đúng là đã tham gia chiến tranh, có tí công trạng và Emily kiểu có một cái kiêu hãnh gì đó để khoe với cả thiên hạ là: ” Xem chồng tôi đây này ! ” và đúng như lịch sử, dịch cúm mùa Tây Ban Nha xảy ra ( Spanish Flu ) và John không may mắc bệnh, họ cho phép anh ấy về Mỹ, cách li ở Lousiana và rồi qua đời. Đoán xem John đã cách li và qua đời ở đâu ? Đúng rồi đấy ! Decerto ! Sự tàn nhẫn của Emily ở đây đó là cô ấy luôn ém nhẹm mọi chuyện đi, một phần vì đau khổ nhưng một phần cũng vì những định kiến: Cô ấy không thể nói ra là chồng mình chết vì cúm mùa, như thế nghe không vẻ vang cho lắm nhưng nếu nói là: ” chết trong chiến tranh ” thì nghe giống kiểu góa phụ anh hùng hơn đúng không ? Và bạn biết Emily đã chọn phương án nào rồi đấy ! Khi John đang trong những ngày cuối cùng của đời mình, Emily cũng không hề đến thăm hay thậm chí chỉ đơn giản là một bức thư, dĩ nhiên dịch cúm mùa đó khá là nguy hiểm và lây lan nên không phải cứ muốn đến thăm là thăm được nhưng không một bức thư hay một chút nhớ nhung nào thì đúng là tàn nhẫn thật. Và đó chính là tội lỗi lớn nhất của Emily mà cô ấy bị ép phải sống lại: Cô ấy đã để người chồng mình yêu thương chết trong khổ đau và tuyệt vọng, quên mất anh ấy và nói giống như là : ” ném anh ấy đi khi anh ấy đã không còn một giá trị gì nữa ” – Nói nghe hơi độc ác nhưng nó là thế ! Darkman chơi đòn tâm lý thâm độc đến như vậy vì hắn nắm rõ tội lỗi của cả Edward và Emily cũng như biết họ không có gì để chối cãi hay biện minh vì hậu quả còn sờ sờ ra đó, cái tội lỗi sẽ không cứ thế biến mất đâu ! Nếu bạn chơi đến hết phá đảo thì tất nhiên bạn có thể nhận ra là Darkman và giáo phái đều cùng là những kế hoạch của một thế lực lớn hơn ! Có Multiple Ending trong game và tôi muốn đề cập đến 2 cái Bad Ending riêng biệt mà độc quyền cho mỗi nhân vật trước. Để mở khóa 2 cái Bad Ending này bạn cần tìm đủ Lagniapes của cả hai – với Bad Ending của Edward tên là One Of A Thousand Young mà yêu cầu bạn tìm đủ set: A Goat without horns, Edward sẽ trở thành người xấu thật sự, gia nhập giáo phái và đuổi Emily ra khỏi Dercerto trong khi thực hiện nghi lễ cuối cùng lúc phá đảo game. Với Emily, cô ấy có Bad Ending: Radical Acceptance mà yêu cầu tìm đủ set Dying With A Dignity nơi mà Emily chấp nhận thực tế nghiệt ngã như Jeremy nghĩ đó là người nhà Hartwood thường phát điên vào một tuổi nào đó theo lời nguyền, và Emily sẽ chấp nhận gia nhập giáo phái để thế chỗ Jeremy… Gợi ý rằng linh hồn Emily sẽ là thứ được mang ra hi sinh ở đây. Mục đích của game đến cuối cùng để phá vỡ pact của ông ấy đó là tìm được Jeremy, thực hiện phương thức Lobotomize cho ông ấy ( Lobotomize là một nghi thức chữa tâm thần từ những năm đó bằng cách đóng đinh thẳng vào mắt hoặc đầu ! ). Nghi lễ đến cuối cùng thực ra vẫn là một trò sắp đặt của Darkman và thực thể ngự trị nơi này là Black Goat – nếu như Jeremy không hi sinh, nghi lễ của Black Goat vẫn sẽ được tiếp tục với sinh mạng được mang ra ở đây là mạng của Grace, và vì thế sự hiện diện của cả Edward lẫn Emily ở đây phá hỏng nghi lễ này dẫn chúng ta đến với trận đấu Boss kinh thiên – Shub- Niggurath ! Nhưng dĩ nhiên một số Fan của H.P Lovecraft sẽ chẳng hề thích điều này tí nào bởi Shub-Niggurath là một trong những vị thần The Great Old One đứng sau thần Azathoth mạnh nhất, và cái cách mà game làm ở đây đó là Avatar của Shub-Niggurath là một cái cây dễ bén lửa và hoàn toàn có thể bị hạ bởi hỏa lực. Khiến bạn tự hỏi WTF đây là một trong những thực thể mạnh nhất vũ trụ sao ? Trò chơi kết thúc với cái ending canon nhất đó là 4 người còn sống sót: Edward, Emily, Jeremy và Grace… Với Jeremy nói rằng phải đưa Grace đến Hell’s Kitchen ở California gợi ý rằng nếu đủ lực và đủ sức hút thì họ sẽ lại Remake tiếp Alone In The Dark 2: One Eye Jack Revenge !
Với một bộ cốt truyện thế này tất yếu bạn có thể nói đây là một trong những điểm mạnh nhất của Alone In The Dark Remake. Game được chắp bút và đạo diễn bởi Mikael Hedberg – 1 biên kịch gốc của Amnesia và SOMA với sự chúc phúc và tư vấn của đạo diễn gốc: Fredderick Raynal. Trò chơi có rất nhiều phương thức truyền đạt Presentation hay ho mà không gây nhàm chán như Document lẫn Text trong game được viết rất chỉnh chu và thậm chí có cả lồng tiếng cho Doc. Đồng nghĩa với mỗi khi bạn đọc Doc nó giống như là đang nghe một buổi tường thuật của chính nhân vật được nhắc đến hay nhân vật mà viết ra cái Doc đó vậy. Nó không phải là mới thậm chí từ thập niên 8x,9x người ta đã nghĩ đến rồi nhưng tôi khá là vui khi có người thật sự mang lại thứ này vào game. Vì dĩ nhiên Alone In The Dark có mang âm hưởng kiểu Thriller, Noir giống như những bộ phim hay tác phẩm trinh thám mà bạn thấy ở những năm 30s, 40s, 50s đó. Đôi khi Voice acting còn tiết lộ cho bạn biết những cái mà không hề có trong Doc chẳng hạn như khi bạn đọc một tài liệu liên quan đến quỷ và giọng đọc khi đọc đến một đoạn bắt đầu méo mó, trầm xuống và như đổi tông ám hiệu rằng có cái gì đó đang nói thay người nói gốc vậy, hay một vài đoạn tường thuật sẽ không được tiết lộ nếu như bạn chỉ mải đọc mà không thể nghe… Mặc dù đồ họa lại là một điểm trừ vì dễ thấy Budget của game có hạn ra sao nhưng âm thanh và lồng tiếng là cực kì chất lượng nếu không muốn nói là vượt qua mọi kì vọng. Cả dòng AITD chắc có lẽ có một phiên bản có âm thanh xuất xắc nhất và đó lại vô tình là bản New Nightmare của năm 2000 và 2001 đó. Chất lượng âm thanh và lồng tiếng tốt đến kinh ngạc không chỉ bởi Jodie Comer và David Harbour là diễn viên chất lượng Hollywood Hollyweed mà còn đến từ việc dàn diễn viên phụ cũng ấn tượng không kém chẳng hạn như Kelly Ohanian cho bạn thấy một Ruth phóng đãng, lẳng lơ kiểu quý cô trong những bữa tiệc thập niên 20s 30s trông như thế nào, cách mà Ruth phi giới tính tán tỉnh cả Emily lẫn Edward không một chút e thẹn hay tế nhị, tay bác sĩ Gray lồng tiếng bởi Bruce Nozick vẫn có thời gian tiếp rượu tiếp thuốc, nói bằng giọng rất khoa học về tâm thần học trong khi thực tế thằng cha này cũng là người của giáo phái. Và không thể không thuyết phục được ai là Voice acting đầy điên loạn của Jeremy Hartwood – người mà nếu tôi cho bạn biết là ai bạn cũng sẽ không thể tin nổi !
Paul Mercier đấy ! Leon S Kennedy cool ngầu của năm 2005 – Leon S Kennedy đích thực trong lòng người dân ! Bên cạnh dàn Voice Actor chất lượng thì những âm thanh trong game được làm và chú ý cực kì chuẩn chỉnh kiểu game kinh dị như tiếng gầm rú của quái vật, tiếng nhạc dồn dập báo hiệu thời khắc căng thẳng, những âm thanh của những chuỗi hành động bí mật giật gân, hay kể cả những giây phút chuyển cảnh một cách kinh hoàng với âm thanh đi kèm gây shock. Tôi dám bảo Alone In the Dark The New Nightmare và Alone In The Dark 2024 là hai game Survival Horror có âm thanh cực kì xuất xắc của cả thể loại. OST của game cũng rất kịch tính và bá cháy nữa, đúng với những gì bạn tưởng tượng game kinh dị phải ra sao hay trận đấu Shub-Niggurath phá đảo đó.
Nói đến những ưu điểm thì cũng phải có khuyết điểm: Như đã kể trên là đồ họa của game thật sự khá là thua thiệt và nó khiến bạn cảm giác kiểu đây là game của 2014 và 2015 thời kì đầu PS4 và XBOX One hơn là game của 2024 làm cho PS5 và Xbox Series X. Biểu cảm và Animation của nhân vật nếu nói thẳng ra thì của Edward và Emily là đẹp nhất vì họ là Photoscan của David Harbour và Jodie Comer thật. Trong khi Model của các nhân vật còn lại bạn để ý trông nhựa và thiếu chi tiết hoặc như kiểu họ lấy Models từ Unreal Marketplace rồi cố gắng sửa sửa lỗi chỗ các thứ để đưa vào game vậy. Ngoài ra thì nhiều phần của game cũng có sử dụng Photoscan xong chất lượng Optimization hay các thứ nhìn còn nhiều khuyết điểm. Bên cạnh đó dù cốt truyện là một trong những phần hay nhất nhưng ngay cả nó cũng khó tránh vài hạt sạn chẳng hạn như trong khi Plot Twist của Emily làm rất tốt, cảm tưởng phân đoạn nơi cô ấy thật sự ngộ ra tội lỗi và sự thật của bản thân về cái chết của người chồng là cực kì nhanh dồn dập, vèo cái bạn ở tầng hầm bệnh xá của Decerto cái sự thật nó chỉ lộ ra sau khi bạn vô tình xếp vài tấm bản đồ thành sơ đồ thực thì cái tên John Marcus hiện ra trong số những người chết ở đây. Hay đến cuối cùng thì việc Lobotomize Jeremy bằng cách nào đó tự nhiên giải quyết hết mọi vấn đề với Darkman để bạn lại đối phó với Shub-Niggurath nghe có phần chưa thỏa đáng lắm. Thời lượng của game thực ra trung bình, việc chuyển giao qua lại giữa nhiều địa điểm tính cả giải đố nếu khó khăn thì chắc sẽ kéo thời gian chơi game của bạn thành 8 đến 10 tiếng cho một nhân vật. Nói đúng hơn nếu bạn định xây dựng một cốt truyện cho thấy tội lỗi và sự dằn vặt tâm lý thì bạn cần nhiều thời gian hơn, ý tôi là rất nhiều thời lượng game để xây dựng, Build Up cái sự căng thẳng rồi khi mà chắc nịch rồi mới làm đến phần tiết lộ ý. Vì nói thật với bạn chuyển cảnh từ chapter 3 sang 4 nó nhanh lắm và vèo cái bạn cảm thấy những giọt nước mắt của Emily dàn dụa em xin lỗi vì đã bỏ rơi anh… Ý tôi là rất cảm động nhưng vẫn thiếu xót nhiều lắm vì bạn gần như chả biết gì nhiều lắm về John Marcus hay được chứng kiến cái chết thật sự của anh ấy vì bệnh cúm mùa cả… Và kể cả vậy, chúng ta ở đây để cứu Jeremy lẫn đập cái giáo phái nên chỉ hơn chục phút nói xin lỗi và hối hận với người chồng mà chẳng còn liên quan gì ở đây nữa nó có vẻ hơi không đúng kiểu. Đây là lí do tôi thích khi game tâm lý kinh dị là đúng game tâm lý kinh dị và không có pha trộn hay quay xe lùi về cái gì cả. Bạn hãy nhìn Silent Hill 3 là một ví dụ: Nó rất hay khi khai thác nội tâm của người phụ nữ, những nỗi sợ và đặc tính liên quan thể hiện trong thế giới quan của Heather/Cheryl ! Tất cả những thứ này mang đổ hết xuống biển khi bạn nhận ra giáo phái The Order là phản diện chính và sau đó ! Đập Claudia, giết Chúa, về nhà vui vẻ lên giường đắp chăn đi ngủ ! Và thế là Silent Hill 3 mãi mãi chịu thua trước người anh hai của nó – người mà đã đặt nền móng cho gần như tất cả game tâm lý kinh dị xuyên suốt những năm đó. Sure bạn có thể nói phân khúc này đi liền với Bad Ending của Emily rất là hợp lý nhưng chúng ta đâu có ở đây vì thế ? Chúng ta ở đây để ngăn chặn Darkman và Shub-Niggurath cơ mà ? Không ai muốn cho Bosses thắng cả đúng không ? Tội lỗi của Edward thì liên quan chặt hơn nhưng vì game đã Tease phần tiếp theo nên nếu bạn thật sự muốn thấy mối quan hệ của Edward và Grace sẽ ra sao thì chúng ta lại phải chờ Alone In The Dark 2: One eye Jack Revenge remake cái đã.
Đánh giá chung: Ngay cả khi việc remake lại Alone in the Dark còn nhiều khuyết điểm cả về mặt kỹ thuật lẫn nội dung, bạn vẫn có thể cảm nhận được tình yêu dành cho thể loại survival horror gốc và thể loại kinh dị nói chung trong từng chi tiết của trò chơi. Cách mà trò chơi tạo ấn tượng mạnh trong những chapter đầu, cách bí ẩn được phơi ra, dàn nhân vật có cá tính và nội dung thuyết phục, yếu tố kinh dị của Lovecraft, Gothic cùng nhiều chi tiết văn hóa của thập niên 20s 30s tạo nên nhiều điểm sáng cho bản làm lại. Thiết kế âm thanh xuất xắc cũng như bộ cốt truyện điểm 8 thật sự vẫn gánh vác rất nhiều ở trò chơi. Tôi thích những phân đoạn chuyển cảnh kiểu Silent Hill đó cũng như phong cách bí hiểm nơi mà mọi người nói những điều mờ ám và gàn dở nhất, Alone In The Dark thật sự khiến cho bạn có cái cảm giác đó là ” một đám người điên rồ trong một trại thương điên trông có vẻ bị ma ám đọc những cuốn sách về quỷ học và Lovecraft ư ? Chắc là mình đến đúng chỗ rồi ? Có gì có thể xảy ra cơ chứ ? “. Game thậm chí còn có cả 1 trong những cái Joke Ending tôi cho là hay nhất của cả thể loại, bạn có thể nói Devs đã rất yêu công việc của mình thế nào để có thể viết được ra từng câu thoại trong cái ending đó.
HenryMason AKA