” Let The Monkey Business Begin ! ”
Giai đoạn giữa 70 và đến đầu 90 là sự nổi lên của phong trào điện ảnh Grindhouse và kể cả sau khi nó đã thoái trào vào giai đoạn 2000s, bạn vẫn có thể thấy một số đạo diễn điện ảnh tên tuổi như Quentin Tarantino, Robert Rodriguez, Rob Zombie hay nhiều đạo diễn từ cả Hollywood lẫn độc lập tạo ra những tác phẩm nổi bật để duy trì thể loại… Bạn tự hỏi nếu như phong cách này áp dụng vào trò chơi điện tử thì sẽ ra sao và nó dẫn chúng ta đến với tựa game của ngày hôm nay – WET, phát triển bởi Artificial Minds and Movement và phát hành bởi Bethesda. Thằng Bethesda thì khỏi phải giới thiệu nhưng chắc chắn bạn sẽ tự hỏi thằng cha Artificial Minds and Movement là thằng quái nào mà sao tên nghe lằng nhằng thế, well bạn có lẽ sẽ quen mặt hơn nếu gọi bằng cái tên ngày hôm nay của nó đó là Behavior Interactive – những thằng cha đứng đằng sau Dead By Daylight.
Wet setup các settings và dẫn truyện của nó rất đơn giản, thẳng tuột và ngầu lòi tựa như một phim Grindhouse. Bạn là Rubi Malone – một cựu binh Mỹ chuyển nghề thành sát thủ kiêm lính đánh thuê thứ thiệt cho bất cứ ai đủ tiền để thanh toán – bạn cần ám sát, triệt hạ một mục tiêu, bạn cần đánh cắp thứ gì đó có giá trị, bạn cần vận chuyển hàng hóa kiểu ” hàng gì cũng được “,… Bất kể loại nhiệm vụ gì, Rubi sẽ lo liệu tất cả cho bạn, không thắc mắc, chuyên nghiệp và lạnh lùng, tiền trao cháo múc đôi bên sòng phẳng. Nói thế không phải Rubi là một kiểu nhân vật một màu xây dựng dập khuôn gì đó mà trái lại, Rubi chỉ che giấu những cảm xúc cá nhân và vấn đề này nọ sâu bên trong thâm tâm, chính vì cái bản tính này mà rắc rối trong game xảy ra – Tôi sẽ nói sâu hơn bên dưới. Với gameplay của game: Đây không đơn thuần là một game TPS kiểu thông thường mà bạn thấy ở những năm 2008, 2009… WET kết hợp cả Prince Of Persia, Devil May Cry và bất cứ tựa game ngầu lòi nào mà năm tháng và phong trào khi đó xuất hiện. Rubi là một sát thủ nhào lộn Acrobatic cực kì chuyên nghiệp, cô có thể bắn từ mọi góc, chạy trên tường, đu dây, đu cột, leo trèo nhảy nhót, trượt thang, lăn lê bò toài làm được hết – dĩ nhiên là một số cái chỉ được mở sau khi nâng cấp nhưng chung quy Rubi là một chiến binh đa di năng mà bạn yêu thích. Yếu tố Devil May Cry là ở chỗ: Chỉ triệt hạ kẻ địch và hoàn thành nhiệm vụ thôi là chưa đủ, BẠN PHẢI LÀM NÓ THEO CÁCH NGẦU LÒI VÀ RA DÁNG NHẤT CÓ THỂ ! Bạn xem phim hành động rồi đúng không ? WET muốn bạn tạo ra những màn cháy nổ, Ragdoll physic với xác hay các kẻ địch theo lối ảo ma nhất kể cả với giới hạn công nghệ. Rubi khởi điểm bằng đôi khẩu lục côn kiểu cao bồi nhưng bắn cực nhanh và quan trọng nhất là BẠN HÃY COI ĐÂY NHƯ LÀ 1 PHIM HÀNH ĐỘNG – Không có Reload chỉ có trúng trượt và headshot. Và trong trận chiến thì bạn được khuyến khích là dùng thật nhiều move có thể nhất của Rubi. Nhảy bật người xong đu cột xuống rồi trượt rồi nhảy rồi chạy trên tường là một ví dụ, bởi vì nếu lặp lại moves nhiều quá sẽ bị giống như Devil May Cry đó là thanh Combo/Multiplier điểm số bắt đầu tụt thảm hại và thậm chí hệ thống của WET sẽ cảnh báo bạn là bạn đang bị lặp lại moves và nó sẽ tự hạ điểm bạn nhận được xuống. Cấp multiplier x5 sẽ là cấp cao nhất và càng khuyến khích người chơi tự do điên loạn bay nhảy như khỉ thì bạn để ý Rubi có hệ thống Adrenaline còn bá cháy hơn cả Pointman của F.E.A.R, Max Payne hay ngay cả thám tử Jack Slate thứ thiệt tôi từng viết trước đó trong Dead To Rights đó là cô ấy không hề có một giới hạn Adrenaline nào cả, bạn có thể active adrenaline mọi lúc nhất là khi bắt đầu bay nhảy, toàn bộ thời gian chậm lại và Rubi sẽ cứ xả súng liên tục trong khi kẻ địch lần lượt ngã xuống kiếu Slo Mo. Giới hạn duy nhất ở đây đó là khoảng thời gian Slomo sẽ tính từ khi Rubi bắt đầu chuỗi nhảy, chạy trên tường, trượt, nhào lộn, đu thang… cho đến khi người chạm đất tính xấp xỉ có lẽ khoảng 4 đến 5 giây thực tế, nhưng bạn chẳng lo lắm vì như tôi nói là cô ấy không có giới hạn Adrenaline nên cứ tiện tay spam Slomo bất cứ lúc nào bạn có thể thôi. Thậm chí Slomo trong lúc đu thang có lẽ là tuyệt nhất bởi vì có những đoạn thang dài và Rubi cứ thế slide xuống xả súng hẳn gần 10 20 giây.
Với tất cả những thứ cool ngầu trên không có nghĩa là Rubi bất khả chiến bại, dù trò chơi muốn bạn phải như vậy. Bạn để ý rằng Rubi khởi điểm mặc định với 4 thanh máu và về sau nâng cấp lên thì max được 8 thanh. Tùy vào độ khó hay bạn để Rubi ăn đòn nhiều thì cô ấy hoàn toàn có thể gục chỉ sau vài hit hay khoảng 2 3 giây. Cấp khó nhất của game sẽ ép Rubi hầu như bay nhảy liên tục và Adrenaline mọi lúc mọi nơi và bạn nên cầu nguyện là khi bạn chẳng may chậm chân thì cũng là lúc mà bạn đang có chỗ nấp hay kẻ địch bận nạp đạn hay bắn có chu kì. Rubi về sau cũng sở hữu thêm vũ khí như Shotgun, SMG, Nỏ bắn tên nổ, rồi sẽ có một số màn chơi Carnage nơi mà bạn cho Rubi đứng vào ụ súng máy và cứ bắn hết tất cả những gì trên màn hình. Hệ thống cận chiến của game là một thanh đoản kiếm Rubi luôn mang theo mình và bộ Combo cực kì cơ bản thôi, cái khó của game đó là Swordplay thưởng kha khá điểm và tùy vào đòn kết liễu bằng kiếm mà điểm nhảy cao lên hoặc animation đẹp mắt các thứ nhưng vì sát thương của kiếm khá là hỏi chấm so với viên đạn headshot vào đầu nên Swordplay đẹp nhất là khi bạn đã làm mềm kẻ địch, chạy trên tường, đu nhảy nhào lộn có thể cho Rubi tung ra những đường kiếm kết liễu cực kì đẹp mắt mà điểm cao.
Để đảm bảo yếu tố Grindhouse thì khá nhiều trường đoạn là phải Script, không tránh khỏi sự nhàm chán nếu bạn cảm thấy rằng bạn muốn break ra khỏi cái khuôn khổ mà kịch bản đã vạch ra sẵn, lấy ví dụ như Rubi có một cơ chế cuồng nộ được kích hoạt mỗi khi máu kẻ địch vấy lên mặt của cô ấy – đây là những chuỗi biến đổi khá tuyệt vời, nó như kiểu các nhân vật hành động quen thuộc của dòng thể loại này có mode Chaos hay nội năng các kiểu nhưng không ! Tất cả những trường đoạn này đều là script tức là chúng chỉ được kích hoạt khi cái game bảo bạn là đến lúc rồi ! Nó thế thôi – khiến cho tôi khá thất vọng bởi chuỗi này thật sự rất tuyệt, âm thanh tiếng còi báo động vang ing ỏi lên, Rubi cắt đứt mọi dây thần kinh cảm xúc, giác quan, tất cả mọi thứ từ tầm nhìn và âm thanh biến đổi lại chỉ còn màu đen đỏ của máu, Rubi bắn tan mọi kẻ địch, tăng mọi khả năng từ di chuyển đến sát thương các thứ. Bên cạnh các phân đoạn cuồng nộ này trong gameplay thì bạn có thêm cả các màn chơi rượt đuổi trên đường cao tốc theo lối Rubi phải Parkour qua những cái xe đang chạy, xả súng bắn hết tất cả kẻ địch lái xe và áp sát… Và cũng cần lại phải nói luôn một cái nữa đó là WET được làm trong giai đoạn 2008 – 2009 nên một cái đặc sản ức chế mà bạn chắc chắn phải gặp đó lại là: ” QUICK TIME EVENT ” – WET cũng là một game cực kì nặng Quick Time Event, để có thể biểu diễn được hết các cảnh hành động hoành tráng nhất ! Nói thực chắc bạn cũng đã thấy tôi chẳng phải một Fan của Quick Time Event vì tôi nghĩ chúng ta tiến hóa qua cái giai doạn nút bấm hiện lên màn hình thì bấm như trẻ lên 5 rồi. Bên cạnh các nhiệm vụ chính thì thỉnh thoảng bạn có thể về lại khu vực bãi phế liệu bỏ hoang ở Texas – nơi Rubi dùng làm nhà để luyện tập, tham gia thử thách và hình dung ra các cơ chế Parkour của game. Yếu tố Platforming trong game ở mức vừa phải, nó giống như Prince Of Persia đó là sẽ có các kiểu Pacing bắn nhau, nghỉ, platform, event rồi mới lại bắn nhau tiếp hoặc thêm các trường đoạn script… Đôi khi bạn có thể thử lục lọi toàn bộ môi trường để tìm kiếm các con khỉ đồ chơi để mở khóa phần Extras và thử thách phụ trong game, tăng một chút yếu tố chơi lại.
Bên cạnh các ưu điểm thì dĩ nhiên WET cũng không hẳn là một game hoàn hảo, nó có nhiều khuyết điểm riêng khác của nó bên cạnh vụ QTE quá đà như tôi vừa kể thì WET cũng có cơ chế gameplay chỉ gói gọn trong phạm vi như cái pacing tôi vừa nói, tức là ngoài những cái đó ra thì game không có gì nhiều khác, không Minigame vớ vẩn nhưng hầu như gameplay sẽ chỉ lặp đi lặp lại như vậy. Thêm nữa đó là hệ thống kẻ địch của WET là không hề đa dạng cho lắm, bạn chủ yếu bắn nhau với các kẻ địch Thug, Merc và chúng nó quanh đi quẩn lại cầm vũ khí cận chiến và súng ống, không có gì khác. Về sau có thêm các kẻ địch cầm Minigun biến game thành dạng kiểu Bulletsponge khi bạn xả cả băng Headshot vào thẳng đầu tên đó nhưng vẫn phải cầm kiếm kết liễu, có thêm cả các kẻ địch mặc giáp và một vài kẻ địch cầm katana dài có thể block đạn của bạn xong những tên này lại vẫn có thể giải quyết bằng Headshot, chung quy bạn không phải trông đợi gì khác ở WET. Thêm nữa là thiết kế Boss Fight của WET khá là nghèo nàn, nếu nói đúng hơn là tôi không biết nếu như có thể bảo là game có Boss Fight không bởi vì phần lớn thời gian bạn giải quyết các tên Mafia, giang hồ, lính đánh thuê các kiểu… Khi đến các trường đoạn mà game nhấn mạnh là: ” Thằng Boss kia kìa, xử nó đi ” thì ngay lập tức trò chơi biến trở thành các dạng kịch bản Script nhiều hơn… Thậm chí điều tôi cáu nhất ở game đó là một số trận Boss Fight như thường lệ là QTE ! Điên lộn ruột… Và để tăng độ vui tính, Final Boss cũng lại là QTE ! Vì thế bạn có thể nói WET là một game rất ngầu đầu game đến giữa game, nhưng vào phần gần cuối cho đến end game thì nó mất sạch độ nóng như kiểu Devs hết sạch kinh phí vậy.
Cốt truyện của WET cũng thẳng tuột từ A đến Z thôi, Plot Twist dễ đoán mà thậm chí là có phần hơi ngớ ngẩn theo lối How The Fk. Còn nhớ tôi nói ở trên là Rubi đã để bản tính của mình làm xảy ra chính những cái bòng bong trong game không ? WET mở đầu với việc Rubi nhận một công việc từ con trai của William Ackers – dòng họ Ackers này là một gia đình thế giới ngầm cũng khá có tiếng. Nhiệm vụ đơn giản là: ” lấy một kiện hàng, đưa nhận đến đúng ông con trai, giải quyết bất kì tác nhân gây hại nào cản trở công cuộc làm ăn ” – Rubi giải quyết ổn thỏa, chỉ vô tình làm náo loạn giao thông trên cao tốc một chút nhưng nhiệm vụ thành công, kiện hàng nguyên vẹn không hỏng hóc. Cô ấy đưa kiện hàng cho ông con trai và nó là một quả tim dùng để phẫu thuật cho ông bố William – Đúng lý lúc này lẽ ra Rubi không nên cứ thế lạnh lùng mà bỏ đi mà đáng ra nên ở lại kiểm tra công việc thật sự thành công, bởi nếu cô ấy làm vậy cô ấy sẽ ít nhất nhìn được mặt thật của William Acker và có tâm hơn chút nữa với lời cảm ơn từ ông con trai… Nhưng không, Rubi cứ phải lạnh lùng và ra vẻ vô tư. Đúng 1 năm sau ngày đó, có một ” William Acker ” đến xa mạc nơi Rubi đang ở và nhờ cô giúp một phi vụ đó là vận chuyển ông con trai – người mà Rubi từng gặp ở Hồng Kông về cho ông bố theo lời kể đó là: ” Con tôi hơi nổi loạn và lêu lổng nên tôi cần nó về để kế nghiệp gia đình “… Bla bla Rubi bay thẳng đến Hồng Kông, gây sự với hội Tam Hoàng và cũng lại làm cả thế giới náo loạn như thường lệ. Đưa được ông con trai về chỉ để rồi sát thủ của ” ông bố hờ ” giết chết ông con, giật lại cái va li tiền từ Rubi. Lúc này Rubi mới bất ngờ và choáng váng vì không hiểu tại sao mình đang bị chơi, may mắn sống sót sau một trận đấu kiếm với một nhát đâm gần như là trí mạng, được cứu bởi một ông bạn thân ở Anh tên là Milo, chưa cần bình phục hay trấn tĩnh thì Rubi đã lại lên cơn định đi tìm William Ackers, cô ấy muốn biết tại sao kẻ mà cô ấy từng cứu mạng lại cứ thể thẳng tay đòi qua mặt cô ấy. Đây chính là lúc Plot Twist ập vào – bắn phá lanh tanh bành dinh thự của Ackers và đến cuối cùng khi có thể đứng đối mặt đối chất thì ôi không ! Trước mặt Rubi lúc này là William Ackers thật, người mà đang trách móc và chửi bới cô tại sao cô có thể nhẫn tâm hại chết con trai của ông ấy bất chấp việc gia đình Ackers từng rất sòng phẳng với cô. Rubi lúc này dĩ nhiên sốc và sang trấn nặng, cô không thể làm hại William thật bởi vì cảm giác tội lỗi cũng như việc nhận ra đây mới chính là người mình cứu, chứ không phải gã lạ hoắc nào kia xuất hiện ở sa mạc của cô. Lúc này quay lại với Milo, mồm cứ luôn miệng chửi bới ” Tôi cần biết thằng quái nào mà tôi đã gặp ” – manh mối lúc này nhảy thẳng đến một trùm ma túy tên Rupert Pelham, kẻ mà đã lừa và chơi xỏ Rubi để cô ấy vô tình tiếp tay cho hắn trở thành trùm ma túy lớn nhất cả Châu Âu và Châu Á với đầu tầu từ Hồng Kông kéo dài cho đến Anh. Vậy là công cuộc lại tiếp tục là truy sát Pelham, lại quay trở lại Hồng Kông, phá lanh tanh bành cả Hội Tam Hoàng lẫn tổ chức tội phạm của Pelham thêm một lần nữa, bị bắt và tra tấn bởi một gã dưới trướng Pelham là Sorrell, lại tiếp tục ngầu lòi và gan dạ thoát ra, đi truy sát thằng béo Sorrell này, rồi nhảy thẳng đến Pelham thật, Rubi chạm trán một ả thuộc hạ của Pelham tên là Tarantula. Đây lại là khúc QTE dĩ nhiên nơi bạn xem hai cô ả Baddie kiếm súng với nhau như cách Leon S Kennedy chơi đấu kiếm, à nhầm dao với Jack Krauser vậy… Mặc dù là QTE nhưng tôi vẫn cho vài điểm chỗ này vì nó có vẻ khá là mỹ nghệ khi xem Rubi múa CQC mượt mà và uyển chuyển giữa súng, kiếm, tay không kick boxing… Rubi đến cuối cùng xử gọn Pelham với một nhát chặt đầu, để trả ơn, William Ackers hứa sẽ không trả thù cô chuyện con trai nhưng cũng vẫn răn đe rằng chuyện này không có nghĩa là ông ta sẽ phải làm bạn với Rubi hay gì đó… Rubi lấy cọc tiền và lặng lẽ rời đi thêm một lần nữa, After Credit ngỏ ý phần tiếp theo khi mà ả thuộc hạ của Pelham – Tarantula đó vẫn ngọ nguậy kể cả sau khi bị bẻ gãy cổ, ám chỉ rằng ả còn sống và chắc chắn ả sẽ không để yên cho Rubi trong tương lai…
Về đồ họa thì game chạy theo hướng phim Grindhouse với tông màu lố bịch, thiết kế nhân vật nhấn mạnh vào chất thô và ghồ ghề của một thời nhưng nhìn vẫn khá đẹp và đặc tả so với năm 2008, 2009. Hiệu ứng Film Grain và Motion Blur là dày đặc toàn màn hình tạo cảm giác như bạn đang thật sự ở trong một bộ phim Grindhouse của thập niên 90s vậy. Để tạo hiệu ứng ăn theo, mỗi một lần game chuyển cảnh hay chuyển màn bạn có thể thấy những thước phim quảng cáo sản phẩm giả tưởng xuất hiện gợi nhớ lại một trong những yếu tố chủ đạo bạn thường thấy trong phim của Paul Verhoeven. Về âm thanh thì Sountrack của game dùng chủ yếu toàn nhạc License xen lẫn nhạc tự sáng tác nên khỏi phải nói nó bá cháy thế nào, từ nhạc Đồng Quê cho đến Rock N Roll hay kể cả là nhạc Hồng Kông game cũng có, Từ When the Levee Breaks của Led Zeppelin , Sabotage của Beastie Boys, Cat Scratch Fever của Ted Nugent, Come Together của The Beatles cho đến S God Will Cut You Down của Johnny Cash là một trong số vài cái tên trong OST của game . tất cả tạo một cái phong cách có một không hai nhấn mạnh vào yếu tố khỉ gió, cool ngầu của game. Tôi khá Sure bất cứ dân sành nào cũng có OST của WET bắn ing ỏi loa đài đâu đó trong cộng đồng PS3 và XBOX360.
Lồng tiếng của game lại càng chất lượng hơn nữa. Rubi được lồng tiếng bởi Eliza Dushku – Một trong những mỹ nhân và là Crush đời đầu của kha khá thế hệ trưởng thành vào cuối 9x đầu 2000s, trong khi đó Pelham được lồng tiếng bởi Malcolm McDowell huyền thoại của Clockwork Orange. Phần lớn thoại của game diễn biến đúng kiểu cục cằn và bá cháy của thập niên ví dụ như Rubi sẽ luôn mồm chửi thề văng tục đúng với bản tính của một cô nàng ngổ ngáo bạn tưởng tượng. Đôi khi thoại diễn ra khá buồn cười như Rubi cạy cửa bằng kiếm: ” Fk DOOR ” ” OPEN UP YOU MFKER ! ” Hay cứ hở tí là Fking Shitting Cocksucking có cái gì cứ thế ném hết ra. Để tăng phần hài hước, đôi khi một vài Bosses hay kẻ địch đặc biệt góp vui bằng vài trường đoạn Script hài hước của chúng. Thậm chí nếu buộc phải đánh giá một cách cực kì khiêm tốn thì WET vả vào mặt rất nhiều tựa game hiện đại và lải nhải về chính trị các kiểu con đà điểu, và đây là một tựa game từ năm 2008, 2009. Để tôi giải thích cho các bạn tại sao: Các bạn yêu thích Nữ Quyền ? Muốn thấy hình ảnh nữ hành động gay cấn nghẹt thở mà tất cả mọi người đều đứng lên ngồi xuống ? Rubi chính là ví dụ điển hình được làm siêu đúng mà ngay cả mấy gã đàn ông máu dê như tôi cũng không thể nào cãi được: Rubi mạnh bạo, điêu luyện, xinh đẹp sexy etc tất cả mọi phẩm chất đều ở trong cô ấy, và thậm chí WET và Rubi làm tất cả những điều này còn chẳng cần màng đến vấn đề Sex hay Objectification cái của nợ gì đó mà lũ chính trị hay lải nhải. Xuyên suốt từ đầu game đến cuối game bạn sẽ chẳng được nhìn thấy Rubi khỏa thân lần nào đâu, mà thậm chí bạn còn chẳng buồn nghĩ đến chuyện đó. Tất cả những gì còn lại trong đầu tôi kể cả cho đến cuối game là khoảnh khắc Rubi múa CQC và một cái bản OST trong game với cái tên không thể cục xúc hơn đó là: ” Romance with a rapist “… Ý tôi là đây là cách mà bạn viết nhân vật nữ hành động, viết hay đến mức còn chẳng một ai nghĩ cái gì sex sủng ở đây nữa kể cả khi game thỉnh thoảng cố tình show ra Rubi đôi khi cũng có thể vừa đanh đá một cách quyến rũ đến đâu.
Đánh giá chung: Mặc dù WET có kha khá khuyết điểm hay việc có vẻ Devs chưa thật sự chịu Cook mấy trận Boss Fight chỉnh chu nhưng tất cả đều không thể phủ nhận rằng nó từng là tất cả những gì chúng ta mong muốn ở một tựa game hành động. Một tựa game nơi gameplay là nền tảng, OST bá cháy, phong cách phim Grindhouse thú vị cũng như nhiều trường đoạn thiết kế hay ho. Đến tận thời điểm bây giờ vẫn không một ai tin đây là game của Devs Dead By Daylight và Bugthesda từng làm. Và nếu bạn muốn ép bản thân thử thách cao độ đến đâu thì cấp khó nhất của WET thật sự là một đỉnh cao của thử thách thiết kế game dành cho những người chơi ưa thích nhanh mạnh bạo hết mức có thể. Tôi buồn vì không biết bao giò Videogame mới lại có thể tuyệt như thế này nữa
HenryMason AKA TranVietBach
jx4m2u
ep6vn1
l0dg0r
6jrfiy