Slitterhead – mấy con yêu quái Tung Của

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

So sau khi hoàn thành cả game Sliiterhead và toàn bộ achivement của nó, tôi ở đây với bạn để đặt ra câu hỏi: Slitterhead có thật sự tệ như cách họ miêu tả ?. Mọi người trông đợi một trải nghiệm mới lạ đến từ cha đẻ của Silent Hill, Forbidden Siren, Gravity Rush và những con người mà bạn từng gọi là Sony Production Japan. Cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng Slitterhead là một trải nghiệm khá thú vị, kể cả nếu như bằng một phép màu nào đó, Toyama vừa tăng trải nghiệm Jank của tất cả mọi người lên rất nhiều.

Trước tiên cho phép tôi được giải thích tại sao gọi là Jank ở đây. Mọi người ai từng lớn lên trong suốt thời kì PS1 sẽ hiểu khi người ta bảo cái game nó rất là jank thì nó thô nó ghồ ghề và cực kì thử nghiệm ra sao. Nhưng cái cụm từ Jank này đạt đến cao trào là đối với giai đoạn 2000s cơ. VN hồi xưa cũng gọi là khan với chưa đại chúng nên chuyện các game Eurojank đến từ Châu Âu, Game- cực kì thô, ghồ ghề và cái yếu tố thử nghiệm nó nằm ngay trong chính từng cái thiết kế của game. Toyama miêu tả khá đúng game của mình là hành động kinh dị nhưng… Bạn không thấy ông ấy nhắc đến Survival Horror hay một cái gì nhấn mạnh vào từ này ở đây cả. Thoạt nhìn Slitterhead là một cái game TPS phiêu lưu hành động tiêu chuẩn – Nó quá là đại trà rồi không phải mới mẻ. Cái mới mẻ ở đây đó là nếu bạn từng chơi trò Third Birthday ( Yeah Third Birthday của Parasite Eve series đấy ) – trò chơi áp dụng yếu tố nhảy nhân vật và quản lý tài nguyên con người để đáp ứng với trận chiến hay mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên trái ngược với Third Birthday đó là trong khi Third Birthday làm vào giai đoạn 2010 đến 2012 đó, lúc đó phong trào bắn súng quân sự rất là mạnh nên Third Birthday có mang một chút màu sắc của cái này, Slitterhead chọn chủ đề dân gian hơn chút đó là những con người áo vải bình thường sống trong màu sắc của đường phố khu Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc. Bạn dành nguyên cả khu vực màn đầu của game để làm quen với các cơ chế từ di chuyển, khảo sát không gian cho đến nhập hồn vào các người dân xung quanh. Cũng trong màn đầu này bạn làm quen với một hero đầu tiên, một trong những nhân vật chính nhất của game là Ju Lee. Tomboy, dễ thương như cách bạn thấy Tomboy Hồng Kông từng là một cái cảm hứng trong văn hóa phẩm đại chúng – Nó khiến tôi nhớ đến Viên Vịnh Nghi trong Quốc Sản 007 của Anh Tinh huyền thoại, hay Lâm Thanh Hà, hay Lương Vịnh Kì… Trên thực tế Toyama và cả team cố gắng reference cả một tá văn hóa phẩm hay biểu tượng đại chúng của Hồng Kông vào game, bạn sẽ sớm thấy rõ nhất nếu chơi game đó là cách họ cố gắng làm từng shot điện ảnh theo phong cách từ phim của Vương Gia Vệ ở trong game ra sao. Ju Lee chiến đấu bằng móng vuốt sắc, có bộ skill xoay quanh cơ chế support của game và cố gắng để hỗ trợ nhiều NPC lẫn AI đồng minh sống trong trận đấu hoặc hồi sinh họ liên tục khi có thể. Về sau game sẽ dần dần mở khóa thêm các nhân vật chơi được mới như Alex, Anita, Doni, Tri, Blake, Edo, Betty,…

Cơ chế game xoay quanh combat sử dụng tất cả nguồn lực bạn có nhưng không có nghĩa là game không có thử thách, bên cạnh các trường đoạn được script cố định thì phần lớn thời gian game thích ném rất nhiều kẻ địch vào màn chơi, Boss sẽ luôn đi cặp cùng 3 4 con quái khó chịu về sau, mục đích xoay quanh khả năng kiểm soát trận chiến của bạn. Bạn không chỉ chiến đấu để đánh bại quái vật mà còn phải giữ các đồng minh còn thở lẫn còn khỏe trong các điều kiện hết sức ngặt nghèo. Không có giới hạn nào cho số NPC chết trong trận chiến và đồng minh điều khiển được cũng chỉ có thể bị down, tuy nhiên đó chính là đoạn thử thách – đồng minh bị down thì phải mất thời gian bạn chạy ra hồi sinh thủ công, NPC thì có 20 giây hấp hối và sau đó là die hẳn và hiển nhiên là bạn phải hồi sinh họ trong khoảng 20 giây này rồi. Cái khó là khi NPC chết đi như vậy, sẽ phải mất một lúc đủ lâu để chiến trường tự động xả ra thêm NPC mới cho bạn dùng. Cái này về sau cũng trở thành một thử thách đến True Ending của game khi bạn phải tìm đủ mọi cách ở các màn chơi sao cho số lượng NPC chết chỉ dưới hoặc bằng 66 người. Một yếu tố thử thách nữa của game đó là trò chơi sử dụng thanh máu của các nhân vật làm tài nguyên trọng tâm, không chỉ bởi theo lối còn máu là còn sống, máu trong game cũng dùng để làm những thứ như Cast một số Skills, Spam Projectiles,… Cơ chế Parry của game khá là sát sườn theo lối, game sẽ luôn nháy hướng cho bạn parry nhưng thời gian hay vị trí ra sao bạn phải tự căn, và vẩy chuột hoặc cần analog theo cái hướng nó bảo đấy. Nhìn thì đơn giản nhưng sẽ khá là kĩ thuật, đặc biệt đó là nếu nhân vật của bạn không có skill hỗ trợ parry mà đúng lúc đang kẹt trong một tình huống số đông kinh khủng thì điều này đặt mọi kĩ năng của bạn lên bàn cân.

Yếu tố nhập vai skill class trong game cũng rất thẳng tuột thôi, nhưng cái cách bạn vận dụng và tận dụng mọi skill mà bạn có vào game nó cũng là cái gì đó có kĩ năng và tính toán, chẳng hạn như nếu Ju Lee xoay quanh việc support và cố gắng giữ mọi người sống càng lâu càng dai hết mức có thể thì một vài nhân vật khác như Tri tuy kĩ năng chiến đấu yếu nhưng cô có rất nhiều skill CC và kiểm soát môi trường chẳng hạn như đặt cây hoạt động như turret bắn trả kẻ địch, rút máu của chúng hay làm chậm chân chậm action những con quái vật, Doni đánh giáo nửa tấn công nửa hỗ trợ có thể đứng từ xa, dùng skill phi giáo rất mạnh và cây giáo xuyên qua mọi kẻ địch, Blake đốt máu nhanh bằng cách biến máu thành súng nhưng súng thì rất mạnh dĩ nhiên và khi có súng thì bạn không phải lo lại gần quái, rất tiện lợi khi phải đấu Boss. Anita có thể gọi thêm NPC và người dân đến môi trường trận đấu và có mũi tiêu độc giúp kiểm soát trận đấu và tạo thêm tài nguyên con người cho bạn, Edo dựa nhiều vào Buff nhưng chơi đúng cách thì bạn có thể giữ ông ấy sống rất lâu trong trận chiến trong khi Edo đấm đá và thu hút sự chú ý của kẻ địch về phía mình. Betty tuy lão bà chậm chạp thế nhưng sự trâu bò và gan lì là cực kì đáng kể không thua gì các nhân vật mạnh nhất game và bà ấy có skill rage – tăng mạnh mọi chỉ số tấn công và cũng lao vào tấn công kẻ địch một cách không kiểm soát, chiêu này hơi liều lĩnh nhưng có giá trị trong tình huống bạn muốn triệt hạ một kẻ địch đang ở thế yếu nhất bằng cách dồn dam hay đơn cử là gây sự chú ý trong khi nhập hồn vào một nhân vật hay NPC trong môi trường để đi support hoặc hồi sinh người khác…  Mỗi nhân vật chính diện có một bộ skill cả active lẫn passive khá là khác nhau, nhiều skill passive trùng có thể hỗ trợ tương đối lẫn nhau nhưng sẽ có một số màn chơi theo đúng kiểu bạn thành thần thành đồng nếu mang đúng nhân vật mà có cái skill cực kì cần cho trận chiến đó – qua đó tăng giá trị chơi lại cho màn chơi hoặc đơn giản hơn là bạn muốn thử nghiệm chiến thuật

Nếu bạn đã từng chơi qua Third Birthday rồi thì Slitterhead ngay lập tức bắt sóng và bạn chẳng mất nhiều thời gian để hiểu được cơ chế của game. Trên thực tế team Bokeh phải chơi Third Birthday và ám ảnh nặng với nó lắm bởi vì bên cạnh gameplay gần na ná, Slitterhead cũng có mượn vài yếu tố của Third Birthday và một số cái execution cũng là thẳng từ nhau ra luôn. Điều này khiến bạn tự hỏi nếu nó có phải là ý hay nếu Slitterhead mượn luôn cả những cái jank nhất của Third Birthday. Một khuyết điểm đáng bàn của game ở đây đó là Third Birthday có sử dụng dòng thời gian và mối quan hệ nhân quả giữa quả trứng và con gà trong cốt truyện của nó nhằm tạo giá trị cho các lần chơi lại, tuy nhiên Slitterhead thì áp cái này vào thẳng cốt truyện luôn – Cùng 1 Scenario nhưng diễn biến theo cốt truyện và bạn có thể lặp đi lặp lại các scenario đó nhưng theo diễn biến game nên tình tiết, nhân vật, chi tiết có thể khác đi – Do đó không tránh khỏi sự lặp lại khó chịu đó là phạm vi trò chơi chỉ quanh đi quẩn lại xung quanh các map cố định mà game đã lập trình sẵn, việc bạn sẽ phải nhìn một mớ assets y hệt nhau hay tự nhiên phải chơi lại chơi lại một số trường đoạn cũng là điều như cơm bữa. Game có ý thức được điều này do đó trong một số màn chơi lặp lại lần 2 lần 3 về sau nó skip luôn cho bạn một số khúc dài hay rườm rà. NPC thì không đáng lo lắm vì dân thường thì như một mớ assets mặc định random generate nên chuyện bạn phải nhìn một ông chú bụng bia áo ba lỗ nhiều lần là không đáng kể.

Về đồ họa và tạo hình thì như chất lượng của một game indie, đồ họa game giống với một thứ gì đó thẳng từ năm 2005 mặc dù làm bằng UE4. Tuy nhiên Art Direction và tạo hình, thiết kế thì vẫn cho thấy những bàn tay chất lượng vì dù gì cũng toàn là dân từ Sony Japan Studio cả. Các nhân vật chính của game không chỉ nổi bật hẳn ra cho bạn dễ phân biệt với NPC mà cái cách game tạo điểm nhấn tập trung rất rõ ràng, tất cả các nhân vật đều có tạo hình lẫn xây dựng cực kì cá tính và dễ gắn bó, điểm cộng cho viết lách nữa dĩ nhiên. Nhân nói về nhân vật, tôi nghĩ có một điểm cộng mà không một ai để ý ở game đó là vấn đề đa dạng hay của khỉ của nợ gì đó như họ gọi, bạn có thể gọi Slitterhead là một game khá DEI nhưng lại chẳng DEI tí nào ! Tại sao ư ? Hãy cùng điểm qua dàn nhân vật của game nhé, Ju Lee là nàng Tomboy dễ thương như cách bạn thấy trong điện ảnh Hồng Kông và đoán xem ? Trong game cô ấy là một nhân viên làm Part Time đủ nghề để theo đuổi giấc mơ được làm diễn viên điện ảnh, cái nét của Viên Vịnh Nghi dễ thương đó nó lộ hẳn lên gương mặt trẻ trung không tì vết, tiếp đến chúng ta có Alex, game nhấn mạnh anh ấy quan trọng thế nào trong cách xây dựng từ đầu luôn, Alex có cơ bắp, là bác sĩ, ngoại hình nhìn trông rất ra dáng đồ tể, dân anh chị, vũ khí chính của anh ấy là kiếm và Double Barrel Shotgun, bộ Skill của Alex cũng rất chi là Alahu Akbar khi họ cho anh ấy một cái skill rất chất chơi mà độc quyền nhân vật đó là Alex có thể gài bom hoặc đặt NPC tự gài bom bản thân, lao vào lũ quái vật tự hủy gây một lượng sát thương cực lớn ( chiêu này dĩ nhiên bạn phải nhảy hồn rất nhanh ra khỏi xác vì nếu không bạn cũng dính bom đấy ), tiếp đến chúng ta có Anita – Một Sex Worker hay nói thẳng toẹt ra luôn là Gái Gọi làm việc trong những tuyến phố xầm uất của nơi này, Anita rất kiêu kì, nổi bật ra ngay trong cái cách cô ấy trang điểm gương mặt mình và đội mái tóc giả nhưng sau khi bạn học được đằng sau thân phận cô ấy bạn nhận ra cô ấy khá là sống tình cảm, có tâm tư và thậm chí là bạn tự hỏi nếu cô ấy có thể trở thành thứ gì đó lớn hơn chỉ là Sex Worker ( tôi sẽ giải thích bên dưới ), rồi bạn có Edo – một ông lão ăn xin chính hiệu – YES ! Ông lão ăn xin là một nhân vật chơi được ? Bên phương Tây thì mô tuýp nhân vật HOBO không phải là mới nhưng Slitterhead cũng hiếm hoi khai thác cái mô tuýp này. Edo là một võ sĩ quyền anh trải qua tuổi trẻ đầy sóng gió và bi kịch, ông thua đậm một trận đấu, bị quản lý lừa hết tài sản, vợ con cũng bỏ ông đi vì không sống nổi cảnh xa xút, Edo vì vậy trở nên như này, ông chìm đắm vào rượu chè để quên đi và sống qua ngày bằng cách nhặt nhạnh hay xin của bố thí của người qua đường. Dù già nua là thế nhưng Edo không hề mất đi chút nào đó hi vọng, ông vẫn có cái nhìn vào tương lai trong những cuộc đối thoại theo kiểu có thể ông không tránh khỏi cảnh cô đơn chết đường chết chợ nhưng biết đâu cuộc đời vẫn có bất ngờ nào đó dành cho ông – và các sự kiện của Slitterhead đã chứng minh điều đó. Doni là một học sinh trung học người cũng vướng vào mớ bòng bong này, giống với Ju Lee thì Doni cũng có vẻ ngây thơ, cả ngố vì cơ bản là thằng bé mới có chưa đến 15 16 tuổi, bạn đâu thể chuẩn bị cho thằng bé là: ” Ê Nhóc, Đấm nhau với thực thể tiến hóa lỗi dạng SCP bao giờ chưa ? “, Tri là một phụ nữ đến từ Malaysia hay Indonesia với quần áo và phong cách ăn mặc của phụ nữ Đạo Hồi – bạn tự hỏi một bà nội trợ đạo Hồi làm gì ở đây vì có vẻ Tri là người sẽ ít liên kết với tất cả cái này nhất nhưng đấy lại là một cái hay tôi thấy ở đây, cái khiến Tri đáng nhớ không chỉ là cái tính cách lạc quan hay vô tư lự theo kiểu: Ê Tri, cô vừa gia nhập một hội đi đấm nhau với thực thể đấy ” và Tri sẽ chỉ phản hồi: ” I see “. Plotline của Tri và Edo là để kết nối bạn đến với một giáo phái kì lạ cũng của những quái vật Slitterhead này nhưng tự xưng là giáo phái ” tốt “, cách mà cốt truyện và các tuyến plotline cá nhân của các nhân vật đan xen cực kì tốt và mục đích chứ không phải là họ chỉ viết người này người kia lấy điểm diverisity cho nó gọi là có. Nhân vật mà tôi kém bận tâm nhất thật tình cờ cũng lại là một trong những nhân vật mạnh nhất game và chắc chắn bạn dùng anh ta nhiều nhất đó là Blake. Blake nói tóm gọn ra là họ tưởng tượng mô tuýp kiểu: ” Nếu Albert Wesker là người tốt sống có tâm và có tầm ” – Blake là một sĩ quan quân đội đại diện cho một tổ chức chuyên đi săn lùng Slitterhead và kiểm soát các vụ bùng phát của quái vật, Blake rất thật thà dĩ nhiên, vào một giai đoạn của game anh ta sẽ thú nhận với người chơi là: ” Yes, Bọn tôi biết Slitterhead tồn tại chứ không phải chỉ là cái lời đồn hay hư cấu, bọn tôi muốn bắt giữ, nghiên cứu và biến chúng thành vũ khí sinh học ” Game cũng không ngần ngại ném vào vài cái joke hay trope được coi là vô tri chẳng hạn như Anita là Sex Worker nên cô phớ lớ hơi quá nhiều lúc, thậm chí ” Mời chào ” Donnie rất chi là hồn nhiên và thoải mái – Ý tôi là mời gọi một thằng bé 16 tuổi Segg khá là táo bạo đấy ! Alex cực kì Edgy và nhiều lúc thẳng tuột đến mức game nó tự Foreshadow ( Ngầm tiết lộ ) cho bạn luôn đó là một người như Alex nếu như bùng nổ thì sẽ ra sao ( Và anh ấy về sau đúng như thế thật ). Game tập trung khắc họa vào Julee và Alex nhiều nhất – tạo ra hai thái cực tương phản với Ju Lee lạc quan và tươi tắn, cô ấy tin vào những gì tốt đẹp nhất kể cả trong những thời điểm tệ nhất trong khi Alex tàn nhẫn, trần trụi, bi quan và thực tiễn hơn, nói một cách ngắn gọn Alex không ngần ngại hi sinh hết tất cả thậm chí tự đẩy hết mọi người vào cảnh diệt vong miễn là đạt được mục đích là trả thù và không một con Slitterhead nào được còn sống.

 

 

Về cốt truyện của game thì nó vờ như là rất phức tạp lúc đầu nhưng về giữa và cuối thì mọi thứ lại nhanh chóng như Third Birthday – như ở trên tôi có nói là game sử dụng dòng thời gian và mối quan hệ nhân quả giữa quả trứng và con gà trong cốt truyện của nó và thậm chí là nó dựa vào cái này để tạo plot twist cho cốt truyện. Nhân vật chính nhất của game là một linh hồn tên Hyoki bị bắn vào thế giới này và trải qua một màn chơi đầu tiên tìm cách nhập hồn vào vô số người để sống sót khỏi một con quái Slitterhead. Tay Hyoki này bị mất trí nhớ và mất sạch mọi bản năng cơ bản dĩ nhiên ( Để cho người chơi dễ hóa thân vào hắn ), về sau game bắt đầu truyền tải từ từ cốt truyện về việc tại sao lũ Slitterhead được sinh ra, chúng ta có thật sự diệt vong nếu không ngăn được slitterhead, Hyoki thực chất là ai hay cái gì… Và đây là lúc mà nghịch lý quả trứng và con gà bắt đầu chơi vào cốt truyện, nó được tiết lộ về sau đó là Hyoki là một linh hồn đến từ tương lai, một tương lai đen tối chỉ còn cách vài ngày là diệt vong và lũ Slitterhead thực chất là người đột biến thành quái vật, đột biến lỗi dĩ nhiên và đây là cái trớ trêu này, game ngầm push cái giả thiết đó chính là Hyoki cũng chính là một phần thủ phạm của mọi chuyện bởi vì khi linh hồn anh ấy bị bắn từ tương lai về quá khứ, nó cũng vô tình tạo ra nghịch lý điểm bùng nổ và kéo theo đó là sự ra đời của Slitterhead ( Giống với sự kiện Time Zero trong Third Birthday đó là vào khoảnh khắc Eve dùng khả năng Dive của mình để nhập vào Aya – nó dẫn đến sự ra đời của cái thực thể Twisted mà trở thành lực lượng phản diện chính của 3Rd Birthday, lí do tại sao vì dĩ nhiên, Eve là một tác nhân sinh học như từ Parasite Eve 2 đã phân tích và Aya cũng vậy, khi 2 thực thể này xen vào nhau thì nó gây ra sự đột biến sinh học phân cấp và họ sử dụng cái này để giải thích cho sự ra đời của thế lực Twisted – từ đột biến sinh học đến thực thể vũ trụ…  phản diện chính của game là Hyde Bohr cũng bị ảnh hưởng bởi sự kiện Time Zero này, trong sự kiện Time Zero này thì một đội SWAT bất ngờ xông vào nhà thờ tự nhiên xả súng định giết Aya và tất cả mọi người có liên quan – dẫn đến Time Zero xảy ra, Hyde Bohr và nhiều người bao gồm cả chính Eve và Aya bị kẹt trong vòng lặp thời gian vô tận, trong vòng lặp này thì nó được cho là chính Hyde trong trạng thái bị kẹt và bị quái vật High Ones của thế lực Twisted điều khiển nên ông ta đã tìm cách gài bẫy để sự kiện này xảy ra – và đây chính là cái nghịch lý quả trứng và con gà bởi vì… Game nhấn mạnh rằng ếu sự kiện này không xảy ra thì thế lực quái vật vũ trụ cosmic tên Twisted này cũng sẽ không tồn tại, Hyde Bohr quái vật cũng sẽ không tồn tại và nếu vậy thì ông ta sẽ không thể gài đội SWAT được, vậy đội SWAT gốc đến từ chỗ quái nào ? con gà có trước hay quả trứng có trước ? trên thực tế Third Birthday giấu hết tất cả mấy cái này vào lí do đó là cứ mỗi một lần chúng ta nhập vai Eve phá đảo các màn chơi cho đến phá đảo game thì chúng ta đang Fk Timeline và khi Fk Timeline nhiều quá thì chả thể truy vết được tính logic của mọi thứ nữa ) – Slitterhead áp dụng hệt những công thức này, cứ mỗi lần Hyoki ngược về quá khứ, đảo qua đảo lại các màn chơi lần 1 lần 2 lần 3…  mục đích của anh ấy không chỉ là điều tra về Slitterhead mà còn muốn tìm cách thay đổi một số chuyện hay thay đổi một số thực tại, vấn đề là cốt truyện của Slitterhead nó vin chặt vào cái gọi là số mệnh không thể thay đổi, tức là càng cố thay đổi thì mọi thứ chỉ càng Fk up tệ lậu hơn trước hoặc kết quả vẫn xảy ra như vậy ( Quy tắc này ngoại trừ một số nhân vật chính của game dĩ nhiên ) –  Ví dụ như ở các màn chơi điều tra giáo phái Slitterhead của Yin Yue có một cặp đôi yêu nhau trong đó người nam là một quái vật Slitterhead và người nữ là human, cứ mỗi một lần quay ngược hay fk timeline về cặp đôi này là mọi thứ càng ngày càng kinh khủng hơn trước, số phận tất yếu của họ cũng như cái giáo phái này là không thể thay đổi, số phận của Yin Yue cũng tất yếu không thay đổi nhưng có vẻ như cứ mỗi một lần chúng ta fk timeline thì chuyện cứ tệ dần dần đi…  Đến một lần thì người nữ kia không còn là human nữa mà cũng thành Slitterhead luôn là một ví dụ. Hay về sau trong plotline của Alex thì chúng ta fk timeline nhiều quá đến mức vô tình tạo ra một con Slitterhead cũng có khả năng du hành thời gian, và khi 2 thế lực cùng Fk timeline thì x2 thảm họa lên, rồi lúc đầu cũng chưa có Leopard head mà về gần cuối game thì thế lực leopard head này xuất hiện… Slitterhead cũng không giải thích nhiều lắm là nếu đến cuối cùng chúng ta có thật sự thay đổi được cái gì tốt lên bên cạnh các nhân vật chính không hay cái nghịch lý con gà quả trứng là nếu Hyoki không fk timeline hay không cố nhảy về quá khứ thì những chuyện này liệu có xảy ra và kéo theo… ? Slitterhead cũng giấu tất cả những cái giả thuyết này đằng sau vấn đề đó là khi bạn Fk Timeline nhiều quá thì chẳng thể truy xuất lại được tính logic hay cái gì với cái gì nữa.

Toàn bộ OST của game như thường lệ được soạn bởi Akira Yamaoka kinh điển, lần này âm nhạc là sự pha trộn của cả Forbidden Siren lẫn Silent Hill, kèm theo phong cách Synth Wave của Hồng Kông và nhạc quan thoại… Khá là chất chơi. Trên thực tế bản nhạc chủ đề của game là Blood Snow giống như một thứ gì đó thẳng tuột từ Silent Hill ra, cái phong cách ma mị thmường thấy nếu như bạn cũng từng lớn lên với phim ảnh TQ Hồng Kông thập niên 8x, 9x, đầu 2k dĩ nhiên. Cho thấy là Team Dev thật sự làm khá tốt khâu bối cảnh và setting….

Nhưng công bằng mà nói khen thì khen nức nở nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế của Slitterhead… Lấy ví dụ rõ rệt nhất đó là đồ họa môi trường của game nhìn thì biết Indie rồi nhưng cấu hình cũng nhảy hơi có phần đòi hỏi liệu có đáng ? Game tối ưu rất ổn, hầu như khi chơi tôi không thấy có hiện tượng bug hay lỗi gì cho lắm nhưng có một vấn đề trong gameplay đó là nhiều màn chơi có vẻ chưa được playtest kĩ càng, vì có những chỗ dễ thì dễ quá mà khó thì tự nhiên thành mất cân bằng. Mặc dù tôi chơi và phá đảo game ở cấp Nightmare – cấp khó nhất nhưng sự mất cân bằng vẫn là rất khó hiểu, yếu tố Spawn NPC hay quái spawn với tần suất nhảy lên nhảy xuống biến một số màn chơi thành kiểu Trial và Error ( thử đi thử lại ) nhiều hơn là kĩ thuật. Và dễ thấy là game thuộc thể loại cực kì kén người với thời gian Dev cũng đâu đó được 3 năm, cũng gọi là tiêu chuẩn trung bình rồi nhưng tại sao lại có những vấn đề như nướng cả cục tiền vào Denuvo trong khi tiền đó có thể bỏ vào chỉnh sửa và hỗ trợ cho chính bản thân game, Polish game nhiều hơn nữa thì không ai hiểu. Và lại, mặc dù OST của game phần lớn là nhạc nền phong cách kiểu kinh dị là thế nhưng khi bạn chơi Slitterhead, bạn thấy vào một lúc nào đó game mang màu sắc kiểu Sci Fi Cosmic rồi chứ bảo kinh dị hay sợ hãi chẳng còn là một từ đúng ở đây nữa, dẫu sau tôi vẫn nghĩ game là một trải nghiệm khá đặc biệt tách xa so với môi trường AAA công thức công thức và công thức an toàn…

Đánh giá chung: Slitterhead là một trải nghiệm rất lạ và rất độc theo cách nào đó, kể cả với những khuyết điểm tôi vẫn ước rằng có nhiều game dám lựa chọn những thử nghiệm táo bạo hơn như Slitterhead. Trò chơi dĩ nhiên theo tiêu chuẩn hiện đại thì rất nhiều điểm trừ nhưng cá nhân tôi cho rằng Toyama và các cộng sự đã làm rất tốt. Slitterhead khiến tôi nhớ về thời kì PS2 và PS3 nhưng theo hướng tích cực đó là khi Sony cực kì mạo hiểm và thử nghiệm với thành quả là những tựa game như Forbidden Siren, Genji Series, Gravity Rush, Rain, Knack, Patapon, Puppeteer, hay thậm chí series Arc The Lad cũng từng là một sản phẩm của SONY đến từ Japan Studio. Slitterhead là một trò chơi độc đáo được cho ra đời trong một thế giới nơi không ai theo đuổi sự độc đáo và thử nghiệm nữa… Đây là lí do chúng ta phải nói chia tay với Sony Japan Studio để nhường chỗ cho Third Person Simulator gán mác SONY.


HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện