Umbrella vào giai đoạn đầu của những năm 80s với những sự kiện đầu.
Sự cạnh tranh và đố kị
Cái tên nổi lên của Umbrella suốt cả thập niên 80s không phải là Birkin, Wesker hay ai cả… Đó là một cô bé 10 tuổi, một “kẻ đặc biệt” – Alexia Ashford.
10 tuổi… Nghe đúng rồi đấy 10 tuổi và đó là năm 1981, cô ta tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng và được xếp vào hàng xuất sắc (con nhà người ta 🙁 ). Alexia sớm tiếp quản cơ sở của Umbrella ở Nam Cực và được nhận xét là “nhân tài” của công ty với vô số kì vọng. Điều này sớm dấy lên căng thẳng cho Birkin và Wesker khi cả hai đều “dè chừng” đối thủ này. Kết quả là các dự án ở cơ sở Arklay sớm được đẩy mạnh và thúc ép nhằm cố vượt mặt Alexia. Và có lẽ cũng chính vì điều này nên đây có thể được coi là một trong những thời kì vàng của Umbrella với vô số dự án tiếp tục ra đời.
Năm 1982
Tham vọng của Alexia sớm nảy nở là khi cô ta phát triển được T-Veronica virus bằng cách kết hợp T-Virus với một loại virus cổ được phát hiện ở loài kiến chúa.
Alexia nhận thấy là có vẻ trong cả loài virus cổ kia có chứa ADN của kiến chúa có thể cho phép khả năng thao túng và chỉ huy – một tính năng rất đáng xem xét và ghi nhận cũng như một số khả năng khác của loài này. Tuy nhiên Alexia khá nham hiểm ở chỗ, cô ta không tự tiêm virus lên mình trước mà quyết định thử nghiệm nó lên chính người cha Alexander Ashford. Dĩ nhiên do mới lần đầu thử nghiệm virus nên cũng không lường trước được hết , Alexander đã đột biến nhưng theo tác nhân xấu, không hoàn hảo. Kết quả là ông ta trở thành “Nosferatu” – một con quái vật đúng nghĩa. Điều này đã đưa ra cho Alexia suy nghĩ là để virus có thể thích ứng, đáp ứng với cơ thể thì cần thiết phải có một thời gian nhất định. Và dĩ nhiên thì ADN của Alexia cũng hoàn hảo hơn nên cô ta tạm gác cái suy nghĩ đột biến ” quái dị ” như cha mình lại, giao phó toàn bộ công việc ở các cơ sở mà dòng họ Ashford đang tiếp quản cho người em song sinh Alfred (dù Alfred không hoàn hảo cũng như không sở hữu trí tuệ vượt trội như Alexia nhưng bằng cách nào đó, hắn chia sẻ chung những suy nghĩ với chị mình và gần như đến cái mức gọi là: ” in…c…e…” à mà thôi :)). Alexia bước vào một giấc ngủ “đông” dài trong buồng thí nghiệm để chuẩn bị cho cái “sự đáp ứng hoàn hảo”.
Chắc thay vì dài dòng thì tôi sẽ để quyển ghi chép của Wesker tiếp tục hộ mình (gã này cũng khá chu đáo đấy nhỉ? Hắn lưu lại hơn 20 năm làm việc của mình cho Umbrella và Arklay Facility).
Bản ghi chép của Wesker (tiếp tục)
Thứ hai, ngày 27 tháng 07 năm 1981
Vào ngày này, Umbrella vừa giao phó chức trưởng bộ phận nghiên cứu cho một “con nhóc” 10 tuổi ở cơ sở nghiên cứu Nam Cực.
Tên cô ta là Alexia Ashford.
Vào thời điểm đó tôi 21 tuổi còn Birkin 19 tuổi.
Thật là một sự ức chế dai dẳng khi ngay cả ở cơ sở Arklay này của chúng tôi , tất cả đều bàn tán về Alexia và cơ sở Nam Cực.
Tất cả là vì đội ngũ nhân viên lâu năm vốn đã luôn coi dòng họ Ashford như là một huyền thoại.
Mỗi khi có sơ suất gì đó trong các thí nghiệm của chúng tôi, lũ già cổ hủ đó luôn nói: “Giá như mà giáo sư Ashford ở đây”.
Đúng là Edward Ashford là người đầu tiên tìm ra virus nguyên gốc, và ông ta đã có thể là một nhà khoa học tuyệt vời vì đã bắt đầu dự án T-Virus.
Nhưng ngay sau khi Umbrella vừa mới được thành lập, ông ta sớm qua đời. Đã 13 năm kể từ ngày đó… Chẳng lẽ chúng ta phải mong chờ điều gì đó từ gia đình Ashford?
Trên thực tế, 13 năm kể từ cái chết của Ashford, cái cơ sở nghiên cứu mà con trai ông ta đã xây dựng chẳng làm được cái trò trống gì cả.
Đứa chắt Alexia này có lẽ cũng chỉ là một kẻ vô dụng.
Cho đến một ngày những gã nhân viên vô dụng của chúng tôi bắt đầu nói: “Giá như mà Alexia ở đây”.
Nó khá là chọc tức tôi khi mà ngay cả những nhân viên cũng như những nhà nghiên cứu của chúng tôi cũng bị tiêm nhiễm bởi hệ tư tưởng thối nát của những lão già cổ hủ kia khi chỉ biết nhìn nhận ai đó qua dòng dõi cũng như cái gia đình của họ.
Chính vì lối suy nghĩ đó, nên bọn họ rất dễ sai bảo, và hầu như chẳng bao giờ có cơ hội thăng tiến kể cả khi họ ở cái tuổi “gần đất xa trời”.
…Tuy nhiên, quan điểm của tôi vẫn là đúng đắn.
Nếu như tôi cứ bận tâm đến mấy cái thứ đó quá nhiều thì chắc quá trình phát triển T-Virus ở cơ sở này sẽ bị trì trệ.
Với tư cách là trưởng bộ phận nghiên cứu, tôi phải giữ cho mọi thứ luôn trong tầm kiểm soát hoặc thành công sẽ là bất khả.
Và… một ý tưởng đến với tôi.
Tôi có thể dùng cái lũ già cổ hủ kia để đẩy nhanh tiến trình cũng như đạt được thành công. Họ luôn có thể chết bất cứ lúc nào nên chắc chắn sẽ phục vụ tốt với tư cách là những đối tượng thử nghiệm.
Để vượt lên tất cả, tại sao tôi lại không thể “tận dụng” hết mọi nguồn lực sẵn có nhỉ?
Bài viết rất hay nhưng có vẻ hơi ngắn thì phải, mấy bài này chưa thấy đăng trên Fanpage hiepsibaotap vậy ad?
Cảm ơn bạn đã góp ý
Lần sau tôi sẽ chỉnh sửa và kéo dài mỗi bài ra
Henry Manson, ông cho tôi xin một phương thức nào đó để liên lạc với ông nhé!
Liên lạc qua Face ổn không ?
Facebook của tôi vẫn nguyên cái tên Henry Mason nhưng Avatar là Jennifer từ Rule Of Rose