Onimusha: Warlord, định mệnh của chàng samurai

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

#old-school

Lại ngồi lân la tìm được bản Onimusha Warlord window cũ rích từ năm 2002, cộng thêm vô vàn lí do khác từ khi nghe tin Onimusha Remastered sắp ra mắt. Lại thêm có một anh bạn từng hỏi tôi nếu tôi có thể review về huyền thoại này không. Không biết liệu ông có đọc được không nhưng well, this story is for you, Vinh Đăng.

Back when Takeshi Kaneshiro (Kim Thành Vũ) iz da man.

Hồi bé thì Takeshi Kaneshiro (Kim Thành Vũ) là “chồng quốc dân” của khá nhiều chị em phụ nữ, hồi tôi còn học tiểu học thì đã sớm được nghe những bài ca cẩm của các chị các cô. Tôi từng nghĩ điều đó là một thứ khá ung thư. Và giờ khi tôi đã lớn, đến lượt bọn con gái “sồn sồn” lên với dăm ba cái thằng Oppa Faggot nào đó và tôi nhận ra, ngày xưa đã từng hạnh phúc thế nào (T_T).


Onimusha: Warlord

  • Phát hành: Capcom
  • Phát triển: Capcom production studio
  • Hệ máy: PS2 (2001-2002), XBOX (2002), PC (2002-2005)

Phiên bản cải tiến đồ họa sẽ ra mắt vào 15/01/2019 trên Xbox One, PC, PS4, Switch (có bao gồm tất cả các content mở rộng từ bản Xbox và có thể sẽ add thêm vài thứ mới).

Ý tưởng về một “Resident Evil” thời chiến quốc của Nhật Bản sớm được ấp ủ, dự án ban đầu được phát triển cho PS1 và Nintendo 64. Trên thực tế từng có tin đồn rằng phiên bản này đã phát triển được 50% trước khi bị hủy bỏ bởi sự ra mắt của quái vật PS2. Với sức mạnh cấu hình mới, trò chơi được phát triển với một khung đồ họa ấn tượng và sắc nét hơn. Song game vẫn sử dụng những form hệ thống và cơ chế tương đương với những tựa survivor horror truyền thống trên PS1 (dám cá là bọn họ đã chưa kịp để làm lại hết mà thay vào đó, 50% kia đã được bê nguyên si vào game, có fan còn tin rằng môi trường và phần đồ họa background vẫn là sử dụng cùng một hệ thống engine đồ họa từ RE 2 và 3, nhưng nhờ cấu hình của PS2 nên mọi thứ đã được chi tiết hơn).

Jun Takeuchi trứ danh nhận trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ phát triển với sự hỗ trợ từ Keiji Inafune. Trò chơi cũng đánh dấu những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ Motion Capture thời đó của Capcom khi mời Takeshi Kaneshiro (Kim Thành Vũ) vào vai nhân vật chính Samanosuke Akechi.

Gameplay

Đúng với tên gọi “Sengoku Biohazard”, vay mượn đầy đủ các yếu tố từ đàn anh Resident Evil như Tank Control (Phiên bản này họ vẫn chưa hỗ trợ hệ thống di chuyển tự do như các bản về sau để combat tiện lợi hơn), hệ thống giải đố, quản lý item, một hệ thống vũ khí đa dạng nhằm chuyển đổi qua lại. Với bối cảnh của lâu đài, mật thất, hầm mộ, phòng bí mật (tương đương với cấu trúc của những công trình trong RE như Arklay Mansion, R.P.D, Rockfort và Antarcitic Facility) với những bẫy treo, hệ thống mechanic giải đố đau đầu. Thay vì súng ống, bạn được trang bị sẵn một thanh Katana tiêu chuẩn lúc đầu và về sau sẽ thu nhận được thêm nhiều vũ khí mới, vẫn có một hệ thống vũ khí tầm xa như cung, súng hỏa mai đời đầu cho nhân vật sử dụng. Hệ thống kẻ địch từ thế lực Genma cũng khá đa dạng, từ những con lính creep ghẻ cho đến những tên samurai mạnh mẽ, những tên đồ tể và cả những thành phần kì dị từ tay tiến sĩ Guildenstern của phe Genma (thằng cha này sẽ hoạt động như một William Birkin hay Alex Wesker của Umbrella).

Hệ thống Soul Absorbing quen thuộc (tương đương với Orbs Absorbing của Devil May Cry. Fun fact là Hideki Kamiya có tận dụng một bug ở Onimusha để tạo ra Devil May Cry – có vẻ khá khó tin nhưng cả hai đều ra mắt lần đầu vào năm 2001 với Onimusha đã ra đời trước Devil May Cry vào đầu năm so với cuối năm). Red soul sẽ hoạt động như là đơn vị tiền tệ của game cho phép bạn nâng cấp vũ khí, cải tiến các vật phẩm như biến Herb thành các Medicine cấp cao hơn, những mũi tên thường thành những mũi tên lửa độc. Yellow Soul hồi máu cho bạn và Blue Soul hồi năng lượng (năng lượng phục vụ cho các đòn đặc biệt của các loại vũ khí nguyên tố). Tuy nhiên thì khác với DMC một chút đó là thay vì nhân vật có thể tự thu thập Soul thì trong Onimusha, Samanosuke sẽ phải hút chúng vào chiếc Gauntlet của mình (nhân vật sẽ sớm sở hữu Gauntlet vào những lúc đầu).

Combat như thường lệ, Onimusha đã khai sinh ra phong cách critical truyền thống nên ở phiên bản đầu tiên này, hệ thống Critical sẽ là thuần nhất, Samanosuke sẽ căn đường kiếm, và khi kẻ địch tấn công anh sẽ ngay lập tức né (không bị dính bất cứ đòn nào kể cả là từ một hay nhiều đối phương khác) và ngay lập tức critical tất cả những đứa nào dám đứng ở trong đường kiếm của anh. Anh cũng có thể block đòn đánh của đối phương rồi nhanh chóng critical nếu như đủ nhanh, Samanosuke ngoài ra có hệ thống focus, tạo thế nhằm khiến việc căn chỉnh những pha critical dễ dàng hơn (vẫn dựa vào kĩ năng bản thân đấy nhé, không phải cứ giơ lên là auto crit đâu). Hệ thống này cũng cho phép Samanosuke dash nhanh theo một hướng nhất định để né đòn nhanh chóng nếu như bạn cảm thấy mình chưa hoặc không thể “Issen” được những kẻ địch nhanh chóng. Cơ chế này tạo ra cho bạn một cảm giác combat nghiêm túc hơn, tập trung hơn và thuần chất Samurai hơn – đối lập so với những chuỗi combo điên loạn, sick mode và chất ngông cuồng của Devil May Cry (nói thế để nếu có thanh niên nào lại so sánh thì bạn có thể mang cái này ra đập vào mặt nó và nói với nó ngưng so sánh hai tựa game khác phong cách).

Ngoài nhân vật chính Samanosuke, bạn cũng được nhập vai cô nàng ninja Kaede với một bộ skill riêng, khả năng combat riêng – song cô ấy sẽ không thể hấp thụ được soul vì cô ấy không có Gauntlet.

Âm nhạc

Mang đầy hào khí và chất bi tráng đậm chất Sengoku – samurai của Nhật Bản (cái này thì chắc mấy ông chịu khó chơi nhiều hoặc xem phim Nhật nhiều sẽ để ý được phong cách). Trong chiến trận những bản nhạc sẽ vang lên đầy dũng mãnh, hòa vào từng đường kiếm của nhân vật và bối cảnh, tiếng trống, tiếng đàn vang vọng. Không chỉ vậy, âm nhạc cũng bộc bạch một phần nào đó tính cách của những nhân vật, lấy ví dụ như Kaede – một nữ ninja đầy lạnh lùng song cũng đầy xúc cảm theo cách nào đó. Spoil nhẹ nhé, Kaede ban đầu được cử đi để ám sát Samanosuke song vì vô vàn lí do, cô lại quay lưng với chính những kẻ đã thuê mình và quyết định giúp đỡ Samanosuke trên con đường định mệnh của anh. Thậm chí dành cả một phần tuổi trẻ của mình để sát cánh cùng Samanosuke trong những năm tháng thanh trừng Genma khỏi nước Nhật (khoảng một giai đoạn trước các sự kiện trong Onimusha 3) cho đến khi cô mất trong chiến đấu với Gargant – một Oni phản bội và quy phục dưới trướng Fortinbras (Vua của Genma) và Samanosuke đã báo thù cho cô bằng cách đánh bại Gargant (hi vọng trong đó không có lí do nào liên quan đến sự “đẹp trai” của Samanosuke – Kim Thành Vũ).

Plot

Yên tâm là không spoil hết đâu, chỉ intro thôi.

Nobunaga Oda vừa được coi là anh hùng cũng như hôn quân đỉnh cao vào thời kì chiến quốc của Nhật. Trong Onimusha ông sẽ bị xếp vào hàng thứ hai. Với sự trợ giúp của thế lực Genma, chiến tranh lan rộng khắp nước Nhật và dẫn đến nhiều tai ương, mất mát. Những cuộc chiến và các bên chống lại Nobunaga sớm nổi lên và Samanosuke Akechi, cháu của Mitsuhide Akechi sớm ám sát thành công Nobunaga. Song thế lực Genma đã hồi sinh cho Nobunaga, chọn Nobunaga làm một bình phong mới – kẻ thực sự thống trị thực chất là Fortinbras – vua của loài Genma (về sau số phận này cũng lặp lại với Hideyoshi Toyotomi). Samanosuke cấp bách trở về lâu đài Inabayama để giúp đỡ công chúa Yuki của Saito clan trước những nghi ngờ về việc thế lực Genma đã hiện diện sẵn tại đây. Tuy nhiên anh đã đến quá muộn và quyết định cùng Kaede lên đường giải cứu Yuki. Lần đầu chạm trán với những con quái vật của Genma và Samanosuke đã bị trọng thương. Song Oni clan đã ban cho anh sức mạnh và chiếc Oni Gauntlet, đưa anh vào định mệnh không thể chối bỏ rằng anh – Samanosuke Akechi sẽ trở thành Red Oni, chiến đấu chống lại bè lũ Genma cho đến khi nào Genma bị tận diệt.

Đánh giá chung

Một tuyệt phẩm từ quá khứ, nếu những ai đã từng có tuổi thơ la cà ở những quán PS2 thì chắc chắn sẽ không bao giờ quên được tựa game huyền thoại này. Tôi dám tin rằng Onimusha đã đưa thể loại action-adventure lên một đỉnh cao mới vào thời điểm đó và cũng là một trong những tựa hack and slash đình đám nhất của PS2, sản sinh ra thêm 3 phần game nữa và vài phụ bản chỉ trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006 (bản Onimusha Soul tôi xin được phép không đưa vào đây kể từ khi tôi không nhận ra nó là… cái quái gì nữa), thậm chí từ phong cách của Onimusha mà thêm rất nhiều những tựa game cùng đề tài đã ra đời như series Genji của Sony. Song tất cả đều vẫn không thể vượt qua được cái bóng huyền thoại của Onimusha.

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly