I’m still in a dream… Snek eat… Oops sorry my bad… Lỗi kĩ thuật… Nhầm…
In my restless dreams
I see that era
Onimusha…
You promise to bring back the games… But you never did…
Until now… I’m waiting for you… To revive… Our dreams…
Phiên bản này cũng là phiên bản Onimusha cuối cùng trên hệ máy PS2 vào những năm 2006-2007, cho phép tôi được dùng cụm từ “CUỐI CÙNG TRÊN PS2” vì tôi vẫn muốn tin, sẽ tin và luôn tin là nếu như Onimusha phải kết thúc tại một điểm nào đó, nó sẽ không phải là lúc này. Ít nhất, một biên niên sử cũng nên khép lại đầy kiêu hùng và bi tráng. Và giấc mơ sẽ lại tiếp tục được kế thừa tại một điểm nhất định và nó sẽ lại còn mãi.
Onimusha: Dawn Of Dreams
- Phát triển: Capcom Production Studio 2
- Phát hành: Capcom
- Hệ máy: Độc quyền PS2 again
Đến từ Koichi Kimura (không phải Koichi Kimura từ Digimon đâu), tôi vô tình biết ông này sau khi thấy tên ông từng nằm trong danh sách của Kuntnomey vào cuối những năm 8x đầu 9x và ông có tham gia đội ngũ phát triển của những bản Castlevania đời đó như Castlevania: The Adventure và Castlevania: Belmont’s Revenge. Ngoài ra nhà sản xuất chính vẫn là Keiji Inafune với sự tham gia của Yoshinori Ono (yep, ông này trước đó là người thiết kế model và tham gia vào quá trình sản xuất của các bản Resident Evil Outbreak và là nhà sản xuất của Chaos Legion huyền thoại). Hiroshi Yamashita viết kịch bản cho game và có kiêm luôn cả một vài phần concept cũng như artwork (ông cũng là một designer của Resident Evil 7 và Monster Hunter: World) và một bộ phận nhân sự trong studio được tập hợp từ các nhóm đã phát triển các bản Onimusha trước. Onimusha: Dawn Of Dreams có lẽ là phiên bản Onimusha đáng gây tranh cãi nhất giữa cả fanbase nói chung và các bộ phận nói riêng không chỉ bởi vì sự thay đổi chóng mặt từ gameplay, setting cho đến phần nội dung bên trong. Cụ thể ra sao hãy cùng đi sâu hơn vào game.
WARNING: WALL OF TEXT! (khó tin nhưng đây lại là phiên bản dài, nhiều contents và đau đầu nhất trong cả series Onimusha)
Gameplay
Vì là phiên bản đổi mới gần như toàn diện nên phong cách camera cố định, lối di chuyển cũng như mọi cơ chế đều đã có sự thay đổi nhất định. Camera nay đã được bài trí rộng rãi hơn và có thể điều chỉnh nhằm tránh tình trạng ức chế trong combat ở khâu Lock-on (nếu như ở các bản Onimusha trước khi lock và tập trung vào một quái vật thì camera sẽ gắn chặt vào con quái và bạn khó có thể quan sát được một số góc và bị đánh lén đầy ức chế thì ở phiên bản này họ đã sửa lại hoàn toàn). Bây giờ bạn đã có thể lock on nhiều kẻ thù và thay đổi đối tượng qua lại, với một góc quan sát rộng hơn và thoải mái hơn – góc nhìn thuần nhất luôn là góc thứ ba thẳng từ sau lưng làm tiêu chuẩn thay vì nhân vật đứng tự do ở một góc như trước, bạn sẽ bớt đi một số khó khăn như bị đánh lén hay bị mất tầm nhìn.
Yếu tố hành động xen lẫn nhập vai RPG được đẩy lên còn cao quá cả so với Onimusha 2, lược bỏ hoàn toàn cái tag Survivor Horror – thành thật mà nói thì có lẽ vào năm 2001 khi vừa chào đời thì Onimusha vẫn còn quá là mới nên chưa ai biết phải đặt tag gì cho nó cộng thêm những lời quảng cáo trước đó về “Sengoku Biohazard” nên việc thêm cái tag này vào dù là game hack and slash thì… chắc cũng dễ hiểu thôi. Bây giờ, giết kẻ địch cũng sẽ cho ra vàng, item, và souls như thường lệ và bạn có thể sử dụng chúng cho nhiều mục đích: Red Souls tiếp tục được sử dụng để nâng cấp vũ khí, Yellow hồi máu và Blue hồi năng lượng. Vàng sẽ được dùng trong một hệ thống shop bán đồ của game bán vũ khí, đồ dùng và các nhu yếu phẩm khác, rất là thú vị. Chưa hết, nhân vật giờ cũng đã có hệ thống level và skill. Level up thì thanh HP và MP của bạn cũng sẽ tự lên cùng bạn (vẫn còn những Power và Magic Jewel để tăng giới hạn những thứ này song hệ thống lên Level giờ khiến giá trị của thứ này giảm xuống khá nhiều – có thể full level song thật sự là vẫn khá lâu đấy). Skill ở đây là chính những kĩ năng riêng của nhân vật từ việc combat, khả năng critical (như có thể coi là một dạng cộng % luck và khả năng) cũng như những khả năng phụ như hấp thụ souls, block (đỡ đòn)… Cực kì đa dạng, nếu như những bản Onimusha trước bạn có thể không cần đọc Guide và Instructions text cung cấp trong game thì tôi nghĩ bây giờ bạn sẽ nên đọc đấy.
Hệ thống nâng cấp Skill cũng hoạt động song hành cùng hệ thống combo trong combat là khi bạn có thể mở khóa các tuyệt chiêu mới, kĩ năng mới thông qua việc nâng cấp tối đa một skill nào đó (yêu cầu một lượng điểm nâng cấp nhất định khoảng 1 point và có thể sẽ tăng lên ở các mức sau) và cứ mỗi một lần lên level là bạn sẽ nhận được một point. Điều này cũng góp phần hình thành lối chơi cho nhân vật của bạn là khi bạn sẽ nên quyết định xem tăng skill gì, tăng cái gì mình cảm thấy cần hoặc thành thạo thay vì cứ tăng bừa điểm cho skill nào đó (dù là hệ thống được thiết kế để bạn có thể sở hữu mọi skill và mọi điểm tối đa mà bạn có thể song thời gian hay thứ tự sở hữu chúng vẫn sẽ là tùy ở bạn). Với hệ thống nhập vai dạng mới này thì nó cũng đẩy cao tính cày cuốc của game, bạn chắc chắn sẽ đi săn lùng những con Genma mạnh mẽ hơn, đặc biệt là nhắm vào những con Genma thuộc cấp cao bởi chúng sẽ cho một lượng Exp kha khá cho tiến trình thay vì những con creep ghẻ. Nhân vật sẽ có một hệ thống menu quen thuộc nơi bạn quan sát mọi thứ tổng quan chi tiết, dùng để bạn có thể lựa chọn equip vũ khí gì, xem bản đồ, xem tiến trình, item, options, v.v… Riêng hệ thống equip bây giờ sẽ là rộng lớn và mênh mông vô cùng, tại sao tôi lại nói mênh mông đúng không? Bởi đây là phiên bản Onimusha có lượng item và equipable đồ sộ nhất trong cả series nói chung từ vũ khí cho đến giáp trụ và cả là các item linh tinh khác như vòng, gem, nhẫn… Tùy vào level của nhân vật mà bạn sẽ được cho các ô slot để equip nhất định với tối đa là 4 slot và thậm chí là đồ equip bây giờ cũng phân loại tên và dựa vào tên bạn có thể thấy và làm thành set đồ chung với mỗi item cho bạn một effect nhất định ví dụ như các lớp giáp Choke sẽ tăng phòng thủ, một số loại nhẫn tăng sát thương và các loại bùa tăng các thông tin thiết yếu khác. Rất là đa dạng và đồ sộ đến khó mà sưu tầm được hết luôn trong một lần chơi. Đến ngay cả chính tôi lắm lúc cũng không quyết định được hệ thống equip chủ đạo của mình sẽ là gì, Go full dam like some alpha nibba or full defense, full speed…
Môi trường của game cũng hoàn toàn tự do và cho phép khám phá một cách rộng mở hơn với việc sẽ luôn có bí mật được ẩn giấu trong từng phân cảnh và khúc đoạn, một vài mechanic tương tác yêu cầu bạn sẽ phải có các nhân vật nhất định để khám phá và vượt qua. À đúng rồi, quên mất giờ sẽ là cho các bạn chiêm ngưỡng qua hệ thống nhân vật mới. Về bản cốt truyện này, một trong những điều đáng nói so với các phiên bản cũ đó chính là họ thật sự xây dựng được hệ thống nhân vật hoàn hảo, câu chuyện sẽ diễn biến theo một mạch chính nhất của Hideyasu Soki nhưng cái cảm giác team và tác động lại không hề nhỏ, khi bạn luôn có thể chuyển đổi nhân vật mọi lúc mọi nơi chứ không hoàn toàn là tùy vào tình huống (bạn có thể lựa chọn chuyển đổi giữa các nhân vật ở chiếc gương thần, Soki sẽ được mang theo một Companion cho bản thân trong danh sách và trong battle cũng như tiến trình thì bạn có thể switch sang người kia) và dĩ nhiên tôi cũng biết bạn đang nghĩ gì lúc này. Yep game có cho phép chế độ Coop 2 người trên cùng một máy và bạn sẽ cần có một sự trợ giúp để thực hiện điều đó (theo như tôi thấy thì phiên bản NA sẽ là ổn nhất – phiên bản EU và Japan thì tôi chưa test, không rõ có cần phải hoàn thành game không nhưng bạn hãy cứ thử nhé. Ở phần Start menu của game, hãy làm tổ hợp giữ chặt các nút L1 + L2 + R1 + R2 của tay cầm cho đến khi có xuất hiện một âm thanh và… TA DA. Tuy nhiên nên lưu ý là chế độ này vẫn còn khá tù trong game bởi bạn và người kia có thể chơi hai nhân vật song không thể sử dụng chức năng xoay camera mà thay vào đó, camera sẽ di chuyển và thay đổi ngẫu nhiên hoặc tùy theo từng người chơi. Đặc điểm rõ rệt nhất của chế độ Coop sẽ là giao diện thanh sức khỏe sẽ thay đổi thành 2 thanh đại diện cho 2 người chơi. Hệ thống vàng và Soul đều được chia sẻ song người điều khiển Soki có lẽ vẫn sẽ là chính nhất, mặc dù các nhân vật khác đều được hưởng các hệ thống tương tự như Soki từ Item, Equipable, Upgrade…
Các nhân vật
Hideyasu Soki: tên thật là Hideyasu Yuki, là nhân vật chính nhất của game, còn được biết đến với những biệt danh đầy kiêu hãnh: “Oni of the Ash”, “Black Oni” và “Blue Demon”. Anh là con trai của Leyasu Yuki và được Hideyoshi Toyotomi nhận nuôi. Hideyasu được cho là con lai của Leyasu với một phụ nữ gốc khác (giải thích cho việc Soki có màu tóc hung sáng – song điều này chưa bao giờ được giải thích cụ thể) và anh cũng là một hậu duệ đích thực của Oni clan – tương tự như Sougen Yagyu của Onimusha 2. Thuở bé anh đã sớm sa vào lưới tình với cô bé Ohatsu xinh đẹp cũng được Hideyoshi Toyotomi nhận nuôi, kính trọng Hideyoshi và sở hữu lại thanh gươm Lamentation từ người mẹ mà anh còn chưa bao giờ được biết mặt. Cho đến khi lớn lên, chứng kiến những gì do chính người cha nuôi Hideyoshi gây ra và biết bao tai ương khác hoành hành khắp nước Nhật. Hideyasu đã không thể đứng khoanh tay hay đi theo con đường của Hideyoshi, vì thế nên anh quyết định đứng lên chống lại ông dù biết, chuyện này sẽ không bao giờ đơn giản hay mong đợi một kết cục tốt đẹp.
Akane Yagyu: cũng được gọi là Jubei trong phần này, là cháu nội của Sougen Yagyu. Sở hữu sự nhanh nhẹn của những ninja và khả năng kiếm thuật của Samurai được truyền lại từ Sougen, Cô cũng được thừa hưởng con mắt quỷ (cực hiếm trong dòng họ Yagyu) và thanh Yagyu Sword trứ danh. Cô chấp nhận dấn thân vào nguy hiểm với sứ mệnh tiêu diệt chú mình là Munenori Yagyu – một kẻ phản bội của Yagyu clan và đã đầu quân cho thế lực Genma. Cô có cảm tình với Hideyasu nhưng không rõ ở mức “anh trai” hay… “người iu” ờ thì… bạn hiểu ý tôi rồi đấy. Bề ngoài cực kì ngang bướng và đanh đá song hóa ra càng ở với cô lâu, chúng ta sẽ thấy Akane “đáng iu” nhiều hơn mức ta nghĩ.
Tenkai Nankobo: còn được biết đến là Red Oni – Red Demon. Không ai rõ tên thật của Tenkai là gì kể từ khi ông ấy bảo rằng mình đã sống quá lâu… đến mức quên cả chính khái niệm thời gian đối với bản thân mình. Bề ngoài với mái tóc bạc phơ nhưng gương mặt thì vẫn trẻ trung như thư sinh, ông tu ở trên núi Mt. Hiei cho đến khi Hideyoshi gây ra đại họa là rước thế lực Genma quay trở lại hoành hành cả nước Nhật. Ông sớm đại chiến với hàng loạt các kẻ thù sừng sỏ của Genma như Claudius – tay sai đắc lực của Fortinbras và Luis Frois – một tên bác học điên khác thay thế cho chức vụ của Guildenstern trong thế lực của Genma. Ông gặp Hideyasu Soki và sớm gia nhập phe anh khi nhận thấy Soki có sức mạnh cực lớn cũng như một tiên đoán về định mệnh của anh, chính ông cũng là người thuyết phục Hideyasu tu luyện để trở thành một Onimusha. “Rise above humanity… Rise above the Oni… Become the Onimusha… The Destroyer of the Evil…”
Ohatsu: là 1 trong 3 con gái của Oyu (nữ chính ở Onimusha 2), cũng là người bạn lẫn người tình của Hideyasu Soki. Vì cũng là một cố vấn của Hideyoshi Toyotomi nên cô không thể theo Hideyasu ngay và luôn được, phải ở lại với Hideyoshi và bị kẹt giữa hỗn mang khi chị cô, Yodo lại chính là một thê thiếp của Hideyoshi và sinh cho ông ta một người con trai. Ban đầu bị thao túng bởi Genma và Munenori song cô vẫn cố gắng tìm cách để về bên Hideyasu và giúp đỡ anh. Mạng sống của cô cũng là được Hideyasu cứu khi suýt bị kí sinh trùng của Genma khống chế hoàn toàn. Khi đã thật sự hiểu ra rằng không còn cách nào để cứu nổi Hideyoshi cũng như chứng kiến những gì mà Genma đã gây ra, cô quyết một lòng một dạ đi cùng phe Hideyasu đến cùng. Trước đó thì cô đã trở thành cái gai trong mắt Akane khi cô bé liên tục cảm thấy Ohatsu không hề đáng tin cũng như việc Hideyasu lại yêu Ohatsu, well poor our loli. Một điều khá khó tin ở Ohatsu đó là cô lại là một thiện xạ cừ khôi, có am hiểu về thuốc súng và chất nổ, thầy của cô cũng lại chính là Magoichi Saiga – chiến binh đã tham gia cùng Sougen ở Onimusha 2.
Roberto Frois: là con lai giữa một nhà truyền đạo người Tây Ban Nha và một thiếu nữ Nhật Bản – mang trong mình dòng máu Tây Ban Nha và Nhật. Từ bé, Roberto đã liên tục bị chính bố nuôi của mình là Luis Frois mang ra làm đủ thứ thí nghiệm điên rồ. Khi Luis gia nhập thế lực Genma, ông ta cũng đã cố sử dụng Roberto cho những thí nghiệm nhằm cố tạo ra những chiến binh Genma mạnh mẽ song Roberto đã phản kháng dữ dội khiến dự án này của Luis bị đình trệ. Mất đi gia đình, nhiều bạn bè thân thiết và những nỗi đau lại do chính Luis gây ra phần nhiều. Anh thề rằng mình sẽ trả thù Genma và Luis vì đã lấy đi tất cả của anh. Không rõ quá trình lớn lên của Roberto ra sao nhưng anh là một bậc thầy về Kick Boxing và đánh giáp lá cà, với chiều cao rơi vào khoảng 1m9 đến 2m. Anh sớm gặp Hideyasu và Tenkai, hiểu ra những gì mà họ đang cố làm, Roberto nhận lời đồng ý tham gia cùng phe Hideyasu.
Minokichi: Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Thằng bé rất dễ thương đúng không. Minokichi cũng là một dạng tiểu yêu có sức mạnh ma thuật đặc biệt, không rõ làm thế nào mà nó quen được Hideyasu và thậm chí còn đồng ý đồng hành cùng anh, gọi anh là chủ nhân và ngoan ngoãn hỗ trợ Soki trong công cuộc thanh trừng đám Genma. Không chắc chắn về nguồn gốc của Minokichi lắm nhưng thằng bé kể rằng nó có bố và bố nó cũng làm công việc tương tự như nó (bạn còn nhớ gã tiểu yêu thường xuyên xuất hiện ở Onimusha 1 2 3, kẻ mà đưa Samanosuke, Sougen và Jacques vào Dark Realm ở những phần trước không? Tôi nghĩ đó chính là bố của Minokichi). Minokichi có nhiều công dụng như đưa người chơi ghé thăm lại một số địa điểm, trò chuyện và nó sẽ cung cấp mọi thông tin bạn cần liên quan đến nhiệm vụ cũng như một số thông tin thứ yếu.
Với hệ thống nhân vật đa dạng, thêm những mechanic mới mà bạn có thể tận dụng ví dụ như trò chuyện với mỗi người nhằm nắm bắt thêm thông tin cần thiết, học thêm về họ và lore nói chung. Bạn cũng có thể nhờ họ chế đồ dùm bạn với các nguyên liệu thiết yếu và thậm chí là hệ thống item được chế tạo ra dưới bàn tay của mỗi người đều có thể khác nhau. Mỗi nhân vật sẽ gia nhập vào nhóm bạn theo từng diễn biến của màn chơi và theo một mạch cốt truyện và bọn họ cũng đều có những lợi thế riêng nhằm bổ sung cho team của bạn, dĩ nhiên thì cách thức Critical của mỗi người cũng sẽ đa dạng hơn, à đúng rồi một sự thay đổi trong cơ chế Critical. Như tôi đã giải thích là vì game có xu hướng nhập vai RPG hẳn lên nên hiệu ứng Critical bây giờ không còn là đòn kết liễu Issen nhanh chóng nữa, thay vào đó nó x5 hoặc x10 dam cơ bản của vũ khí lên mục tiêu (nên nhớ là nếu như vũ khí của bạn có sức sát thương thấp thì khi x Dam lên như vậy thì kẻ địch có thể chưa chết hẳn). Và hiệu ứng Critical bây giờ đã có thể chain thành một chuỗi liên hoàn với các kẻ địch đứng sát nhau trong thời gian ngắn (có thể nâng cấp hiệu ứng Chain lên tối đa để tăng khoảng cách chain cũng như thực hiện được với nhiều kẻ địch).
Hệ thống Oni cũng trở lại mạnh mẽ hơn với đầy những hiệu ứng mới. Với Hideyasu thì anh có thể hóa Oni và trở nên mạnh mẽ còn đối với những người khác, Oni mode của họ cũng trở nên đặc biệt hơn ví dụ như Ohatsu khi vào Oni form có thể tạo ra những cỗ máy mini hỗ trợ cô trong chiến đấu, hay với Jubei, cô bé sẽ giải phóng phần quỷ trong con mắt của mình. Thành thật mà nói thì tôi thấy hệ thống này giống như tự giải phóng phần sức mạnh tối thượng của bản thân hơn là Oni Form. Mọi đường đánh trong form này đều có thể tạo ra Souls nhanh chóng, giúp nhân vật tự phục hồi và có một thanh năng lượng riêng (được kích hoạt khi đủ mức hoặc sẽ tự kích hoạt khi bạn bị trúng đòn đến mức chết), khác hoàn toàn hệ thống Oni từ các bản trước, nếu như bạn hỏi hệ thống Oni mới này từ đâu thì tôi dám cá họ đã học từ hệ thống Devil Trigger của Devil May Cry lúc đó.
Một hệ thống mới hoàn toàn đa dạng và dĩ nhiên, đẩy mạnh việc cày cuốc trong game và tăng giá trị chơi lại dần dần (bạn có thể bắt đầu game ở mức Normal rồi sau đó phá đảo với một mức RANK tốt và mở khóa các mức như Hard Và Oni Mode). Spoil nhẹ thì đây cũng là phiên bản Onimusha dài nhất trong cả series tính từ trước đến giờ, để hoàn thành game thì chắc bạn sẽ cần tối đa khoảng hơn 7 đến 8 tiếng (lưu ý là đây chỉ trong trường hợp nếu speed run, chỉ lấy key item và bỏ qua các yếu tố như cày cuốc hay khám phá và bạn sẽ phải đấu trùm cũng như giải một số câu đố nhanh hết mức có thể). Cũng may là hệ thống giải đố gần như đã được tối giản và đơn giản hóa hết mức có thể để cả các newbies khi chơi cũng không gặp quá nhiều khó khăn so với các bản trước. Bạn cũng có thể chơi lại các màn chơi hay quay lại các địa điểm cũ để cày cuốc, mở khóa những thứ bạn chưa mở được và khám phá những secret, vô số điều mới lạ khác.
Và bạn biết gì nào, Dark Realm quay trở lại và ám ảnh hơn cả trước. Với hơn 100 level trong Dark Realm để cho bạn chinh phục nhằm đạt được vô số phần thưởng, vũ khí cũng như đánh bại cả 100 level để lấy được “bảo bối” tối thượng nhằm “Phá game”. Mỗi người sẽ đều có một Dark Realm riêng cho bản thân được kích hoạt bằng cách gặp Minokichi như thường lệ và nó sẽ cảnh báo bạn trước khi bạn thật sự muốn đi vào Dark Realm (Dark Realm như thường lệ sẽ là một chuỗi dài tra tấn đi từ dễ đến khó và cả những thứ oái oăm khác nên tôi cũng khuyên bạn chân thành là hãy cẩn thận).
Và còn vô số những điều mới lạ ở game mà có khi ngay cả chính tôi cũng chưa khám phá ra và đó là tùy thuộc vào các bạn (giống như việc bạn có thể mở khóa Secret Costume để thấy những bộ đồ quen thuộc chăng. Pick máy PS2 hoặc bật giả lập thôi nào, hãy cùng… ISSEN tất cả lũ Genma.
Đồ họa
Vẫn kế thừa lại engine đồ họa cũng như các assets cũ từ các phiên bản trước song một điều mà bạn đã có thể nhận thấy đấy là chất lượng đã tiến bộ lên rõ rệt, đồ họa đã có vẻ vắt kiệt toàn bộ khả năng của máy PS2 để cho ra một bối cảnh của nước Nhật đẹp nhất, đồ sộ nhất và phong phú trải dài nhất không chỉ dừng lại ở lâu đài, thị trấn làng mạc hay mật thất mà rất đa dạng và trải dài cho bạn tự do thỏa thích khám phá. Sắc hồng của những bông hoa anh đào thi đua nở rộ trong làn đêm hội ở Kyoto có lẽ là những gì đẹp đẽ nhất mà tôi từng được chứng kiến ở game. Song thật sự là tôi vẫn tin là nếu như họ làm bản port cho PC hoặc các hệ máy cao hơn thì đồ họa vẫn có thể vượt lên rõ rệt. Thậm chí ai mà biết được, có lẽ họ còn add được thêm cả những hiệu ứng mới nữa chứ (Bởi vì tin hay không thì Onimusha: Dawn of Dreams là một trong số hiếm những tựa AAA cuối vòng đời của PS2, chỉ một thời gian khá ngắn ngủi trước khi quái vật PS3 ra đời với một cấu hình còn đáng kinh ngạc hơn).
Âm nhạc
Vẫn mang đầy hào khí tựa như thời Sengoku không thể nào quên của những bản Onimusha trước, nhưng thật sự Dawn of Dreams toát được lên vẻ đẹp của riêng bản thân nó.
Tựa như những khúc nhạc nền của các nhân vật, hay kể cả là các BOSS theme đều thật sự vượt xa cả những gì tôi có thể tưởng tượng. Nếu tôi là bạn, tôi cực kì khuyến khích bạn lấy bộ âm nhạc của Onimusha và chơi các tựa game chiến quốc cũng như combat đầy tính oai hùng mạnh mẽ (Yep i did that, I took Onimusha OST pack to play with whole bunch of FPS which i didn’t even understand why).
Âm nhạc của game là sự xen lẫn giữa cổ điển và một chút âm thanh điện tử, thật sự nó vừa mang những nét độc đáo riêng của truyền thống xen lẫn cá tính nổi loạn, muốn khám phá của thời đại mới. Nó vừa tạo nên sắc thái đối lập giữa hai kiểu trường phái song tô điểm sinh động vào chính nội dung sâu xa cũng như làm nổi bật lên những cuộc chiến trong game. Một trong những bản theme mà bạn chắc chắn phải nghe đó chính là những khúc Solo Round đầy chất epic, như khi Hideyasu đấu với Hideyoshi. Tiết tấu trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, những cánh hoa đào tiếp tục rơi và hình tượng giữa người anh hùng và kẻ phản diện, giữa chính và tà, giữa bóng tối và ánh sáng được làm nổi bật lên. Và với thanh gươm trong tay, bạn bước vào cuộc chiến. Vì một lý tưởng mà bạn tin và sẵn sàng hi sinh cho nó.
Những âm thanh thống trị của dàn hợp xướng, với dòng du dương thật sự đáng kinh ngạc trong từng khúc OST và sự dồn dập, dấy lên trong cao độ thật sự là những vẻ đẹp khó diễn tả thành lời của những bản OST. Tiếng sáo, xen lẫn những âm thanh của cung đàn cổ, tiếng trống và tiếng kèn, thậm chí là cả âm thanh của tiếng bass. Chất Electronic cũng như chất Rock and Roll, nhạc dân ca. Tất cả hòa quyện lại tạo nên những khúc ca bi tráng hòa vào tiết tấu nhanh của game. Sao? Không tin tôi chứ gì? Không tin là âm nhạc có thể đạt đến cái cao độ đó ư?
Behold The Power of the Oni itself
Hãy cảm ơn Hideyuki Fukasawa và Jamie Christopherson vì đã là những nhà soạn nhạc tuyệt vời. Và bạn biết gì nào? Bài “Startin” và “Rainy Day” (lưu ý là hai bài này chỉ tồn tại chính trong phiên bản Nhật của game) là do Ayumi Hamasaki thể hiện. What? Rebecca Chambers hát hai ca khúc chính cho Onimusha: Dawn of Dreams! Rebecca Chambers đấy! Damn it! Ai để Rebecca Chambers lạc sang đây thế này?
Story
Một chút đôi nét về story chắc chắn không làm hại ai nhỉ (giữ đúng luật và tinh thần là không spoil hết và tránh spoil những tình tiết quan trọng).
Đoạn cinematic của game mở đầu với việc Red Demon đại chiến với Mitsunari Ishida và những lời đồn về đại họa sắp ập đến với nước Nhật từ thế lực Genma. Red Demon sớm thất thế bởi ông biết, chỉ một mình ông là không đủ, ông cần có những đồng minh đắc lực mới sát cánh cùng mình để chuẩn bị cho một trong những trận đại chiến với Genma quy mô nhất kể từ sau những cuộc chiến của Samanosuke nhiều năm trước đó. Nhảy đến bối cảnh những năm đầu 1600s, sự yên bình và vẻ bình dị trong cuộc sống đời thường của những người dân Nhật Bản bị phá vỡ, thế lực Genma hoành hành và sử dụng những nguồn binh lực đông đảo của chúng, bầu trời đen sớm bao phủ và máu của người vô tội đổ xuống. Và rồi… Black Oni xuất hiện, đánh bật một hàng dài của những tên Genma để cứu lấy một cô bé nhỏ nhắn – cô bé biết anh là ai và biết chắc chắn tại sao anh ở đây – một tia hi vọng mới, một định mệnh mới để xoay chuyển thế cục của cuộc chiến. Anh hét thật to: HIDEYOSHIIII! Trước khi cầm cây Lamentation và lao vào cuộc chiến đầy mãnh liệt – biến nơi này thành mồ chôn Genma và giết bất cứ tên Genma nào dám ngáng đường anh.
Và sau đó…
ONIMUSHA: DAWN OF DREAMS
Cuộc chiến bắt đầu…
Tranh cãi
Có thể nói có khá nhiều lí do khiến game bị các trẻ đú và cả các fan gạo cội cảm thấy và chê trách… “xa lạ” bởi sự thay đổi chóng mặt trong gameplay cũng như cốt truyện (hay việc không còn bóng dáng của Kim Thành Vũ ở trong game nữa). Thêm một số những người ưa thích truyền thống thì cảm thấy việc Onimusha tách dần khỏi cái root ban đầu của nó và có thiên hướng “Anime Cutesy” (chắc ám chỉ việc mỗi nhân vật trong game đều có nét manga anime khá đẹp thay cho việc kiếm ai đó model như Kim Thành Vũ đẹp trai)… WUT? (đoạn này theo như tôi hiểu thì có vẻ như việc Onimusha: Dawn of Dreams có thêm nhiều đoạn text, wall of text và cơ chế hội thoại khá thô – đại ý ở đây là Onimusha 4 nên có thêm nhiều cut-scene và cinematic kể cả là trong cơ chế hội thoại). Đoạn này tôi chắc chắn sẽ phải xem lại chúng nó đang bàn bạc cái quái gì vậy. Cộng thêm cái bóng từ huyền thoại của 3 phiên bản Onimusha đầu tiên dường như là quá lớn, tôi có đồng ý là biên niên sử về Samanosuke là bất diệt và trong trái tim chúng ta đều chỉ có một Samanosuke duy nhất và người đó là Takeshi Kaneshiro (Kim Thành Vũ). Song có lẽ công nhận là fan có hơi gắt về việc này (hồi Onimusha 2 ra mắt thì cũng chưa đến độ này) và họ cũng khá khó tính khi cứ thấy cái gì đó quá đổi mới thì chưa kịp chơi rồi phán. Cái may mắn là tôi chơi Onimusha 3 đầu tiên rồi quay về đào Onimusha 2 rồi vô tình chơi luôn bản Dawn Of Dreams sau đó nên chắc chưa bị nhiễm, Onimusha Warlord lại là phiên bản Onimusha theo thứ tự cuối mà tôi chơi.
Và dĩ nhiên thì chúng ta đều biết hệ thống Critical của Onimusha 3 là đẹp nhất với hiệu ứng cắt đôi người, song việc Onimusha 4 thay đổi hoàn toàn cơ chế này và cũng làm giảm bớt hiệu ứng (nếu như bạn Critical chết kẻ địch trong Onimusha: Dawn of Dream thì đơn giản là chúng cứ ngã xác xuống đất mà tan biến, mục rữa biến mất). Dĩ nhiên buồn thì cũng buồn thật nhưng sau khi thực hiện cả tấn pha critical và chain trong Onimusha 4 thì tôi nhận thấy là nếu như critical auto die như các phiên bản trước rồi thêm hiệu ứng chain này… hm… WE WILL BE INVINCIBLE. Yep, bạn thử tưởng tượng việc bạn đã có thể equip những cái item đặc biệt, lên level cũng như việc equip những loại vũ khí dam to đã khiến bạn OP đến mức nào rồi mà nếu như chúng ta có thể làm được như trên thì… MANG TAO THẰNG FORTINBRAS RA ĐÂY. Dăm ba thằng God of Light lúc đó chắc khiếp vía Black Oni mà chạy tụt quần mất.
Có một lí do hơn tất thảy mà tôi sẽ không nói ra ở đây, bởi nếu tôi buột miệng nói ra chắc sẽ vô tình spoil một chi tiết quá lớn của game mất nên thôi chắc ở chi tiết này thì bạn sẽ phải tự đoán. Có thể bạn không tin nhưng thật sự nhiều fan gạo cội và trung thành của Onimusha khá ức chế điều này.
Và vẫn còn vô số tranh cãi đến drama nữa xoay quanh game và sự thay đổi của Onimusha nói chung. Chắc các bạn cũng sẽ phải tự khám phá thôi bởi nếu mang từng cái ý kiến của từng người về để debate chắc đến đêm cũng chưa xong mất.
Dĩ nhiên ai nói gì thì nói thôi chứ tôi tin nó không ảnh hưởng đến trải nghiệm game của các bạn và chắc các bạn cũng sẽ tự tìm thấy điểm gì ưa thích ở game nhanh chóng thôi mà (giống như tôi đã tìm thấy Ohatsu vậy. Và bộ trang phục mang nét phương Tây đó của Ohatsu phải nói là…)
Đánh giá chung
Tôi dám cá đây là một phiên bản Onimusha cực kì tuyệt vời, dẫu cho quá nhiều thay đổi và biết bao biến cố đủ kiểu. Để nói về sự đặc biệt của Onimusha: Dawn of Dreams, chắc có lẽ chúng ta sẽ phải ngồi chơi lại từ Onimusha 1 rồi đến 2, Blade Warrior rồi đến 3 và cuối cùng là Dawn of Dreams. Lí do mà tôi nói vậy vì tôi muốn bạn được chiêm ngưỡng cả dòng game, chiêm ngưỡng những gì đẹp nhất của nó kể cả là những khiếm khuyết mà game có thể vô tình mắc phải. Cốt truyện của game có thể chưa phải hay nhất nhưng nó “đẹp đẽ”, nó đẹp không phải chỉ bởi làm toát lên vẻ chiến quốc oai hùng mà ẩn sâu trong đó, còn là những câu chuyện riêng của từng nhân vật, những hoàn cảnh hay những text và document dài trong games. Nó cũng gửi gắm những bài học ý nghĩa nhân văn sâu sắc về con người, về thù hận, về lòng vị tha và trắc ẩn, về những tham vọng mù quáng của con người và khả năng tự hủy hoại, đánh mất những gì mà mình yêu quý. Và những khoảnh khắc cuối cùng của game, là những khoảnh khắc đầy hào khí và cao đẹp nhất, nó tạm khép lại chặng đường cho đến khi một con đường mới tiếp tục mở ra. Và từ đó, nó tiếp tục để lại những giấc mộng đẹp về cuộc đời trong bầu trời xuân man mác và những cánh hoa đào rơi đậm trên vai.
That’s the Dawn… of Dreams.
Chắc tôi sẽ tạm bye bye các bạn thôi, wall of text nhiều quá sắp khiến các bạn rối não rồi. Peace!
HenryMason AKA TranVietBach
As your service.
Mới tuần trước đi đến tầng 98 thì cúp điện, 3 phút sau có lại :(((
Thích tạo hình nhân vật và cái kết Soki một mình bỏ lại tất cả bước đến Omen Star quá đi, đoạn đấy vang lên ca khúc “Rainy day”, tôi mà ngồi một mình thì chỉ có khóc thôi T_T . Ngót nghét hai chục năm chơi game từ ”8 bit” sang ”Ray-tracing” thì game hay nhất với tôi đến giờ chỉ có “Onimusha Dawn of Dreams”. Và mỗi năm tôi đều cố gắng thu xếp thời gian để chơi lại 1 lần để “ăn mày quá khứ” :)))