Những bản nhạc OST ưa thích của Bách

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

#just4fun
#nghịch tí

Trong topic này thì tôi sẽ ngồi liệt kê những bản OST ưa thích của tôi và những lí do vì sao ưa thích chúng… Một số người có thể thấy cái gu của tôi khá dị hợm hoặc ngờ nghệch nhưng… Chắc không sao đâu…

Bắt đầu danh sách dị hợm của tôi chứ nhỉ?

7. Salvation – D4: Dark Dream Don’t Die (chắc tôi sẽ sớm viết về con này thôi)

Tôi chỉ vừa mới bắt đầu cuốn vào game gần đây nhưng thật sự. Tựa game này cực kì xuất sắc và tuyệt vời. Cái cách mà âm nhạc trong game truyền tải cũng cực kì thích thú. Sự sáng tạo là khi để thưởng thức những bản nhạc hay tuyệt vời này. Đơn giản là cứ cho David bước đến chiếc máy quay đĩa và bật nó lên… Và sau đó thì tận hưởng giai điệu.

Tôi không định spoil game đâu nhưng chắc vài chi tiết nhỏ thì không sao. Bản Salvation mang những âm hưởng du dương, cuốn bạn theo dòng suy nghĩ của tâm hồn. Salvation dịch ra tiếng Việt là “Sự cứu rỗi”. Một cái tên khá đẹp đẽ đúng không? Giống như những đôi cánh của thiên thần bao bọc và che chở bạn, cứu rỗi bạn khỏi những ưu phiền, u sầu. Chữa lành phần nào đó trong tâm trí ngay cả với những tâm hồn đầy khổ đau và u uất. Bản nhạc này đối với David – nhân vật chính của game, là những kí ức đẹp đẽ về “Peggy bé nhỏ” yêu dấu của anh, người phụ nữ mà anh yêu thương nhất trên đời, người đang mang trong mình một hình hài bé nhỏ khác của anh. Hình ảnh nàng đáng yêu với đôi mắt xanh biếc, nụ cười duyên dáng trên đôi môi mọng nước. Nàng vuốt ve cô mèo Amanda tinh nghịch và trao cho chồng nàng cái nhìn trìu mến *Sniff… Sniff…* Nó thật đẹp đẽ…

Nhưng số phận bi đát đã đưa đẩy David đến với cái cơ sự này (như đã nói là tôi sẽ không spoil đâu nên các bạn sẽ phải tự chơi và tìm hiểu). Đối với chúng ta, bài hát khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp nhất, những gì đáng nhớ nhất. Những khoảnh khắc mà bạn ước rằng bạn được có lại thêm một lần nữa, những ảo mộng của tâm hồn hay kể cả là những ước mơ trong sáng. Và bạn lại sẵn sàng đánh đổi tất cả… để tìm lại, có lại, được cầm nắm lấy chúng.

6. Dead – Koudelka (Yep tôi cũng vừa mới sờ vào tựa này được 3 hay là 4 tiếng nhỉ? Nhưng tôi vẫn kịp chộp lại được khoảnh khắc của bản hòa tấu này)

Giờ thì thấy giống Henry hơn rồi đúng không? Koudelka cũng là một tựa game survivor horror khá xuất sắc. Tôi bắt đầu tải và chơi tựa này sau khi một đồng chí tốt bụng đã gợi ý cho tôi sơ qua về game. Một tựa survivor horror lai RPG cực kì chuẩn mực và chắc chắn là khiến Parasite Eve phải nhún nhường bởi Koudelka chính là ví dụ điển hình cho thể loại survivor horror lai RPG thì sẽ như thế nào. Tất cả từ độ khó, cho đến cả việc điều chỉnh cũng như tính toán chiến thuật, cân bằng chỉ số (Về khoản này là Koudelka thể hiện rõ rệt còn hơn hẳn Parasite Eve). Đó là còn chưa kể Koudelka có những màn Stage Play hay nhất mà tôi từng gặp trong những tựa game mà mình đã chơi. Kịch bản thật sự xuất sắc và cứ như thể là họ đã xâu chuỗi những thứ hoàn hảo lại với nhau để cùng làm những màn Stage Play xuất sắc nhất khi mà giờ ít ai đó thật sự làm những màn Stage Play cảm xúc. Voice acting của Vivianne Batthika , Micheal Bradberry và Scott Larson là vô giá.

Well tạm bàn về con game này trong một tương lai không xa, đi vào chủ đề chính chứ nhỉ?

Tên ca khúc khá là kì dị đúng không? Dead – “cái chết”. Ai lại đi đặt tên một bài hát là cái chết chứ nhỉ? Thường họ sẽ châm biếm nhưng trong trường hợp này thì lại không. Tôi đã phải nghe đi nghe lại bản này khá nhiều lần bằng cách save state lại chính phân cảnh của ca khúc để cố nắm bắt được tại sao nó lại là “Chết???”. Nhưng sau một hồi nhìn vào nàng Koudelka xinh đẹp cùng những người bạn đồng hành. Và mọi thứ hiện ra trước mắt tôi. Đây là khi chúng ta được gặp hồn ma của nàng Elaine bất hạnh, ra đi khi còn khá trẻ chỉ vì một vụ đột nhập và trộm cướp. Và nếu như bạn biết được câu chuyện ẩn sâu phía sau nó chắc chắn bạn sẽ còn đau lòng hơn. Bản nhạc này xuất hiện trong hai hoàn cảnh, khắc họa những nỗi đau khác nhau. Đối với Koudelka và Edward, đó là những kí ức đau buồn, nỗi đau của quá khứ nhưng cũng là những niềm tin, mong ước vào một điều gì đó tốt đẹp. Koudelka tin rằng nàng vẫn có thể đem lại một điều gì đó tốt đẹp đến với thế giới này. Nhưng đối với James, người bạn đồng hành của nàng thì nó lại là một nỗi đau hoàn toàn khác, một nỗi đau của tình yêu. Một tình yêu chân thành (Không spoil đâu, bạn sẽ phải tự tìm hiểu thôi).

Với bạn, “Dead” như muốn xé toạc trái tim bạn ra bằng sự u sầu, âm hưởng đau đớn. Tiếng violin chọc thủng đôi mắt bạn thành những dòng lệ trào, rơi tuột trên đôi má, tra tấn bạn bằng những kí ức tồi tệ, những điều bạn muốn quên đi, những khoảnh khắc đau đớn tột cùng khó tả. Nhưng ẩn sâu trong đó vẫn còn những hi vọng, còn có điều gì đó đáng thật sự để đấu tranh, thuyết phục bạn rằng vẫn còn có ánh sáng, một chút gì đó để bạn có thể làm. Như là một điều gì đó có lẽ là cuối cùng của cuộc đời. Đó cũng chính là một phần thông điệp ẩn sâu trong những câu chuyện của Koudelka, của Edward và của James.

5. Magdalene – Silent Hill 2

Giờ thì càng giống Henry hơn rồi đúng không? Tôi cố tình đấy. Làm một chuyến phiêu lưu đến với ranh giới của sự trầm cảm và u sầu chứ nhỉ?

Silent Hill 2 – kiệt tác của thời đại, chuyển hóa nhiều giá trị và vượt lên trên cả cái ranh giới của cái định kiến về “loại hình giải trí đơn thuần”. Yep… James không thể cứu được Maria khỏi bàn tay của Pyramid Head… hay chúng ta không thể cứu được Maria. Và chỉ bằng vài nốt đàn piano cho đến một đường trượt dài của cảm xúc. Akira Yamaoka đã xé toạc nốt một nửa trái tim còn lại của chúng ta. Vì một nửa dường như đã rách toạc khi cánh tay của Maria ngừng cử động và tuột ra khỏi cửa thang máy rồi mà.

Magdalene… Nếu mà nói thì ý nghĩa của cụm từ này thật sự rất sâu xa đấy. Và thật trớ trêu là Silent Hill 2 sử dụng điển tích này áp dụng vào đây. Nhưng sự thật là… Tôi nghĩ có lẽ một gã vô thần như mình chắc sẽ còn lâu mới có thể hiểu được dụng ý ở đây. Liệu phải chăng ý đồ ngầm ở đây… Mary/Maria… là… well… đọc kinh thánh đi chứ nhỉ?

4. Waiting For You – Silent Hill 4

Tra tấn tiếp nào… Nhưng yên tâm, lần này chắc nhẹ hơn.

Bản gốc:

Bản live:


Tuy là hàng của Silent Hill 4 nhưng Akira Yamaoka lại cố tình chọc chúng ta. Từ tiêu đề bài hát cho đến cả phần: “Live at Heaven Nights”… well, bài hát làm chúng ta cố tình tưởng tượng đến một Maria ở trên thiên đường, và ở ngay trong hộp đêm này, gào thét lên tên của… James. Sở dĩ chúng ta nghĩ đến Maria là vì Mary đâu đời nào lại làm việc ở một nơi như thế chứ nhỉ? Cô ấy là bà nội trợ đảm đang của James mà.

Lyrics của ca khúc kết hợp với chất giọng rock mạnh mẽ của Mary Elizabeth McGlynn. Bản thân ca khúc giống như là những lời tự sự của Maria gửi đến James, gửi đến anh chàng thiên lệch người đáng lẽ ra nên chọn cô hơn là bà vợ đã chết, người lẽ ra đã nên… tôi biết các bạn đang nghĩ gì. Đây cũng là một trong những khoảnh khắc khá là nhột bởi nếu chúng ta thường tin Maria chỉ là một “Overdose Delusion” của James. Nhưng bài hát này, nó lại cho thấy rằng Maria dường như là rất thật, là một hình bóng nào đó tồn tại vượt ra ngoài cả tâm trí của chúng ta.

“I’M HERE!… I’M WAITING FOR YOUUUUU!!!!! WHERE ARE YOU?
I CAN NOT… I CAN NOT… FIND YOUUUU…
I’M WAITING FOR YOU!
WHERE ARE YOU? WHERE ARE YOUUU!”

3. A Love Sudicide – Rule Of Rose

Sẽ sớm nói về tựa này sau, để đây làm COMING SOON :))

Link nhạc:


THIS SPACE IS FOR RENT  :)))))

OK đùa đủ rồi vào thẳng chủ đề nào.

Một trong những ca khúc cực kì nặng nề và một trong những chủ đề khá nhạy cảm vào những năm của thế kỉ trước. Dĩ nhiên đến bây giờ thì thời đại đã khác đi rồi tuy nhiên thì nội dung mà game phản ánh thật sự là khá phức tạP. Rule Of Rose là một minh chứng cho việc khi bạn cố gắng đưa những thông điệp và truyền tải chúng và nói về những vấn đề mà chưa ai muốn thật sự bàn đến. Đó là gì thì sau này khi tôi viết về game chúng ta sẽ cùng bàn luận.

“Say 

Where is my shame,
When I call your name?
So, please don’t set me free
I’m as heavy as can be
I will do you harm
I will break my arm
I am a victim of your charms

I want to be dead
When I’m in bed
I can be so mean
You can beat me
I would like to shame you
I would like to blame you
Just because of my love to you

And
Love itself is just as innocent as roses in May
I know nothing can drive it away
Though
Love itself is just as brief as a candle in the wind
But it’s greedy just like sin

Alone but sane
I am a love suicide

‘Cause
Love itself is just as brief as a candle in the wind
It is pure white just like sin

Alone but sane
I am a love suicide

‘Cause
Love itself is just as innocent as roses in May
It is pure white just like sin” 

Giai điệu của tiếng violin và piano lại tiếp tục cào vào trái tim tôi, mỗi khi nghe ca khúc này. Những tình yêu hoang đường, những tình yêu mà chúng ta nghĩ rằng nó không nên tồn tại. Well… những gã si tình hãy thưởng thức bản nhạc này ít nhất một lần đi chứ nhỉ? Và về những câu chuyện ẩn sâu trong đó, chúng ta sẽ cùng hẹn nhau vào một ngày khác.

2. Lisa’s Theme – Silent Hill

Jesus… I can’t… I Just can’t continue anymore… F***… My heart…
*sniff sniff… soft soft*

God… NO… WHY HER… WHY HER…? WHY?
Lisa did nothing wrong…!!!

Lisa giống như là một thiên thần, một thiên thần thật sự vậy. Em ở giữa thị trấn này, xung quanh những con quái vật. Em cho anh cảm giác bình yên thật sự, cho anh hi vọng, cho anh rất nhiều. Nếu không có em, anh chẳng thể nào tiếp tục để cứu lấy Cheryl, không có em anh chẳng thể nào giữ được lý trí trong cái bệnh viện ma dại này. Và em… em đã cho anh nhiều hơn những gì anh có thể ước… anh muốn trừng phạt Kaufmann cho em, muốn trả thù The Order và cái bệnh viện đáng nguyền rủa đó vì em… Đó là lí do anh luôn cố tình đạt UFO ending ở SH3 chỉ vì anh muốn nhìn thấy cả Silent Hill bị san phẳng bởi Harry, James và Heather.

1. Theme Of Laura – Silent Hill 2

Bản gốc:

Bản hịn mà chúng ta gào thét Akira để cầu xin (hi vọng là lão vẫn giữ một phiên bản sạch mà không bị nhiễu âm ở đâu đó):

Bản mà DJ Revan cố chỉnh sửa lại để hoàn hảo:

Yep chắc hơi dễ đoán đúng không? Trả lại chỗ cho Bách nào, nghịch ngợm đủ rồi.

Thành thật thì đối với tôi đây là một trong những bản OST hay nhất và đẹp nhất mà tôi từng gặp. Bản thân bài hát gắn liền với trò chơi một cách hoàn hảo. Suốt vài năm tôi chỉ cố giải mã tại sao tên tiêu đề bài hát lại là “Theme of Laura” (Khúc ca của Laura). Bởi thành thật mà nói, qua từng giai điệu tôi lại cứ tin rằng đây lẽ ra phải là “Theme of James” hay ít nhất là “Theme of Sunderland” bởi mọi thứ trong bản OST đều gắn chặt với James Sunderland của chúng ta – một khúc ca của “một thực tại đổ vỡ”.

Tiếng violin trải lòng tựa như nỗi ám ảnh và những u sầu của James. Những nốt thăng trầm như cố tình nhấn mạnh vào sự hỗn loạn trong tâm trí anh. Ngay đoạn mở đầu giống như gợi nên dần dần về một cuộc phiêu lưu đi sâu vào những gì mà bạn ước có lẽ không nên. Tựa như đi sâu vào tâm trí của James vậy. Và nó luôn gắn liền với những kí ức đẹp đẽ nhất của James, những kỉ niệm cũng như dày xéo tâm hồn anh. Và tôi ước rằng Akira lẽ ra nên giữ lại khúc độc tấu guitar bởi nó thật sự mạnh mẽ và hỗn loạn – một chất riêng chỉ dành cho James của chúng ta.

Đẹp trai và u sầu… Thậm chí tôi tin James đẹp trai hơn rất nhiều so với một tay chơi trẩu tre như Leon S.Kenedy… Đúng rồi đấy các con giời… Bơi vào đây và Triggered đi nào :))

Well chắc tạm đến đây thôi. Nếu muốn hàn huyên chắc chắn tôi sẽ tiếp tục vào một dịp khác không xa bởi đây đâu phải là tất cả những bản OST hay của tôi mà nhỉ Còn bây giờ thì đi nấu cơm cái đã… Xin thứ lỗi.

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện