Dead To Rights: Retribution – phiên bản reboot góc cạnh của một trò chơi vốn đã cực kì góc cạnh

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Sau thành công vang dội của Dead To Rights phần đầu năm 2001-2002 đó, Namco Bandai nhanh chóng thúc đẩy để phát triển chọn bộ series với 2 phần tiếp theo là Dead To Rights 2 và Dead To Rights Reckoning,… Tuy nhiên thì tôi sẽ không nói về 2 phần này đâu do chất lượng kinh khủng của chúng, nhảy vọt lên sang 2010-2011 chỉ 2 năm sau bản Reckoning, theo trào lưu Tây Hóa mạnh thì Namco Bandai nhanh chóng tìm kiếm một studio mới để phát triển tựa Dead To Rights tiếp theo của mình, và studio phương Tây được lựa chọn ở đây là Volatile Studio – người mà trước đó phát triển phiên bản game chuyển thể của Reservoir Dogs, không quá hay nhưng cũng không quá tệ… Volatile nhanh chóng gấp rút chuẩn bị kịch bản và concept các thứ để trình làng mọi người với một cái nhan đề cũng góc cạnh không kém: Dead To Rights: Retribution !

Gameplay: Vì đây là những năm 2010 và 2011 nên dễ thấy sự ảnh hưởng của thời kì nằm trong Dead To Rights Retribution nặng đến đâu, bạn quay trở lại với Grant City mục ruỗng và thối nát mang tông màu lạnh ngắt xanh xám gợi nhớ đến Gotham City ! Tại sao ư ? Batman Arkham Asylum và Arkham City lúc đó vẫn đang khuấy đảo tất cả mọi người và không ngạc nhiên khi chúng ảnh hưởng đến cả tá game khác. Nhưng may thay đó là nói thế không phải là Volatile quá lười để tạo ra một dấu ấn riêng. Grant City mới mang trong mình cả một màu sắc công nghiệp cũ kĩ theo cách mà bạn thấy của Detroit – nơi mà ngoài đời từng là một thủ phủ công nghiệp nặng của Mỹ trước khi hết thời và kéo theo một tá hệ lụy xã hội xảy đến với nó. Như thường lệ, cầm đầu Grant City vẫn là một lực lượng quan chức và các cơ quan hành pháp kiểu bất lực, thờ ơ, thậm chí là phế vật… Truyền thông thì cũng chỉ như con bò bảo sao nghe nấy, đám tỉ phú và nhà giàu thì được đà vung tiền thao túng thành phố và các cơ quan từ công pháp đến tư nhân cho các mục đích cá nhân của chúng – nhưng cái này sẽ khác so với Dead To Rights 1 ở chỗ trong phần 1 đám quan chức tham nhũng mục ruỗng tham gia vào việc thẳng tay luôn thì ở bản Retribution này có vẻ chúng cũng đã thụ động đi nhiều và game sẽ tập trung nhiều hơn vào lũ tỉ phú…  Bạn được chứng kiến một Jack Slate trẻ hơn hẳn so với bản 2001 theo cốt truyện thì Jack vừa từ quân ngũ trở về và ngay lập tức theo đường ” con ông cháu cha ” vào thẳng ngành cảnh sát với tiếng tăm của ông bố thám tử Frank Slate. Jack Slate này cũng được thiết kế mang hình dáng của Chris Redfield nhiều hơn với hai tay cơ bắp to hẳn ra, người trẻ khỏe thay cho hình hài thám tử tuổi 30 mà bạn thấy ở Dead To Rights 1. Tính cách thậm chí cũng cục và rắn hơn rất nhiều, game mở đầu bằng việc hướng dẫn bạn bằng chú chó Shadow huyền thoại của game, qua segment này thì trò chơi định hình trước cho bạn chơi và điều khiển Shadow như thế nào và xuyên suốt các màn chơi về sau bạn cứ nhớ mà áp dụng, khác với Dead To Rights 1, Shadow giờ là một companion hiện diện Full Time luôn chứ không phải là gọi ra cắn một phát xong biến mất hay script nhiều như Dead To Rights 1. Điều khiển Shadow cho bạn trải nghiệm rất mượt mà, rất nhanh nhạy và cái sự hung dữ ngông cuồng của một con chó lai sói nó phải ra sao. Shadow có cơ chế nhìn Sonar cho phép định vị kẻ địch trên môi trường và bản đồ một cách nhanh chóng, kể từ khi Game dùng tông màu lạnh và xanh xám như tôi đề cập thì bạn sẽ thấy chức năng này hữu ích đến đâu. Shadow có thể lao đến đối phương nhanh chóng và hồng hộc, cắn xé cổ họng chúng, cắn hạ bộ, cắn ngực và cào dập tim, cắn động mạch chủ tuôn máu… Nhiều cái chết khá bạo lực trong game được đóng góp bởi chú chó này. Shadow cũng có kha khá đất diễn với các trường đoạn hành động bí mật lẫn cắn xé điên loạn của riêng mình, với các nhiệm vụ cơ bản như tìm chìa khóa mở cửa cho Jack và đồng đội hay bảo vệ Jack hoặc tóm các mục tiêu nhất định…

Cơ chế hành động chính của game cũng thay đổi, Jack vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn như thường lệ đó là một sĩ quan cảnh sát cục xúc đấm đá lẫn bắn súng, nhưng thay vì cần các trường đoạn riêng như ở thời Xbox và PS2 thì bây giờ, theo âm hưởng combat của Batman Arkham đó là Jack tung đấm đá mọi lúc mọi nơi và ngay cả những trận đấu súng ác liệt cũng có thể biến thành đấu tay bo. Jack tạo thế đứng và vung đấm kiểu quyền anh nhưng có cả sự ảnh hưởng của võ tự do, kungfu và một chút Krav Maga… Bạn phối hợp giữa đấm thường và đấm mạnh để tạo thành các loại combo và cụ thể thì đòn đấm mạnh hay đánh mạnh như bạn muốn gọi thường được sử dụng để phá phòng thủ của đối phương và buộc chúng trở lại trạng thái bị động lúng túng. Có bảng combo để trong Menu cho bạn khai phá nhưng vì game là một kiểu tiết tấu nhanh mạnh dồn dập nên tôi cá trong cái bộ combo đến gần mười mấy chiêu combo của game thì bạn chắc pick lấy 4 5 cái mà dùng thường xuyên và dễ thuộc lòng nhất. Có cả cơ chế countering khá sát sườn và kĩ thuật yêu cầu bạn phải thật sự căn thời gian chính xác và căn đòn đánh của đối phương để bấm counter. Trong khi bắn súng, Jack cũng được biên chế lại tiêu chuẩn TPS của bản thân như tự nhắm thủ công, không có autoaim, cơ chế Slow Mo giờ gọn lại còn một nút bấm và có thể dùng bất cứ tình huống nào thay vì phải lộn lên như trước, tuy nó giờ hơi generic chút nhưng nhìn chung vì không hẳn có quá nhiều game thể loại này trụ được lâu nên Dead To Rights Retribution vẫn là một cái gì đó. Sự bổ sung và sửa đổi combat cho phép giờ Headshot thì auto 1 viên vào thẳng đầu thay vì như các bản trước là cảm tưởng không chính xác trong nhiều tình huống. Mỗi khi headshot thì thời gian trôi chậm lại và thanh Adrenaline của bạn dùng làm năng lượng slowmo lại được nạp thêm 1 ít, để xạc cái thanh này thì game khuyến khích combat cực nhiệt cả đấm đá, kết liễu và headshot.

Chiến thuật chơi game mà các Devs đặt ra ở đây là khả năng phối hợp giữa combat súng ống và cận chiến, trong game lũ kẻ địch luôn được biên chế thành rất nhiều loại qua nhiều màn ví dụ như lũ cầm súng bắn áp chế liên tục nên một cái cần lưu ý ở đây là dù Jack trâu bò thật nhưng nếu ăn đạn từ tứ phía trong 2 3 giây thì vẫn nằm như thường nhé, nên đôi khi chơi kiểu chậm chạp Cover-shooting theo lối Gears Of War cũng là một giải pháp, và vì thế khi bạn thích nấp tù túng nhiều quá thì lũ cầm shotgun và đánh tay bo sẽ bắt đầu lao lên áp sát để ép bạn ra khỏi chỗ nấp cho đồng đội chúng bắn, một số màn sẽ có cả các kẻ địch Sniper và Rocket nên bạn phải khá cẩn thận, nhất là sniper vì mỗi shot bắn của chúng thật sự khá chí mạng ! Về sau cũng có cả các kẻ địch cận chiến hạng nặng mà sẽ ép khả năng combat và counter của bạn lên full cấp và hạ đo ván bạn sau 3, 4 chiêu nếu như bạn không cẩn thận hay không biết counter. Game để một cái dễ thở theo hình thức hoạt hình đó là lựu đạn mà đối phương quăng ra nổ khá chậm cho bạn thêm thời gian chạy nhưng nếu là lựu đạn của bạn ném ra thì đảm bảo thời gian nổ gần như là tức thì, cho phép bạn clear đám đông nhanh chóng. Kẻ địch về sau cũng có vài đứa để dấu hiệu nhận biết ví dụ như có những màn chơi nơi bạn bem nhau với hội Tam Hoàng ( Triad ) và lũ kẻ địch là một lũ Tàu Khựa để tóc HKT và múa xảo thuật gợi ý là KungFu tàu gì thì tàu cứ cho mỗi thằng một viên vào đầu, hay những tên Sniper thường mặc giáp rất mỏng cho đến chẳng có giáp gợi ý là nếu bạn áp sát thành công mấy thằng này thì chúng nó xong đời ! các màn chơi mà có ụ súng máy thì luôn thiết kế các cung đường để Flank đặt ra ngay trước mắt bạn không cần nhìn,… Shadow trong các màn chơi điều khiển Jack vẫn hoạt động như là một trợ thủ đắc lực lao lên hoặc ở gần bạn để giúp đỡ từ hạ gục kẻ địch, kéo tay kẻ địch giữ chúng trong tư thế để bị đánh hoặc ăn đạn, nhặt súng cho bạn hay kể cả là nhân lúc bạn đang thu hút hỏa lực thì chạy bứt tốc qua các hàng phòng thủ của chúng để hạ cái tên đang gây áp lực nhiều nhất…  Một điểm cộng lớn cho game vì phần lớn các game cùng thời vấn đề thiết kế A.I đồng đội tốt vẫn khá là đếm trên đầu ngón tay, nhưng Dead To Rights Retribution là một trong những game mà bạn cảm thấy thoải mái và sảng khoái vì A.I đồng đội không bao giờ quá phế hay quá yếu, trừ khi bạn Noob lắm thì mới đáng bàn nhưng A.I của Shadow khi bạn là Jack thì thật sự phải nói là cực kì xuất xắc.

Phần lớn các khuyết điểm của game được rải vào trong nhiều thiết kế tiểu tiết và hệ thống nhiệm vụ trong gameplay có lẽ còn tồn đọng nhiều cái trùng lặp và mô tuýp đơn giản. Chẳng hạn như nửa đầu của game thiết kế vũ khí trông khá ổn áp nhưng nửa sau thì không ! Lí do là vì game đặt bối cảnh của nó là tương lai giả tưởng, vì thế kiểu vũ khí công nghiệp được biến đổi chẳng hạn như khẩu súng lục Redtail giống kiểu vũ khí thẳng từ trò Virtual Cop của Sega hay kiểu mô hình tưởng tượng chung về súng lục tương lai, khẩu Shotgun là thứ gì đó khá là Fallout, khẩu Diamondback SMG là một khẩu TMP tương lai lắp các thứ vào, khẩu Nighthawk Carbine là Assault Rifle trông như bê từ Alien ra, khiến bạn tự hỏi nếu như Volatile có suýt phát triển một game Alien nào đó để mà build sẵn Assets không. Đây là nửa đầu và về sau khi bạn chạm trán các kẻ địch TAC chuyên nghiệp thì hệ thống vũ khí thay đổi hoàn toàn, súng ống bắt đầu to phát phì ra như kiểu đồ chơi Nerf, mà khéo khi là họ lấy mô hình đồ chơi Nerf thật chứ chả đùa, sơn tí màu trắng lên và gọi đấy là súng tương lai… Đừng hiểu lầm tôi nhé, hệ thống vũ khí TAC màu trắng to ngồm ngoàng xấu xí đó được đúng 2 khẩu Assault Rifle và thêm 1 khẩu Sniper, 1 khẩu Tac Pistol bắn 4 round Burst là vui để dùng, còn lại thì éo, ngay cả khẩu TAC Shotgun tôi cảm tưởng không có tí gì khác shotgun thường chỉ nhiều đạn hơn và âm thanh bắn thay đổi… Tôi tự hỏi việc thiết kế vũ khí kiểu cơ bắp thái quá đôi khi có là cần thiết. Một số khuyết điểm khác nằm ở cốt truyện dễ đoán hay có một số hạt sạn trong cách phối màu đồ họa, hay hệ thống cover shooting cũng có những cái hạt sạn rất vô lý lấy ví dụ như bạn có thể nói nhiều chỗ nấp trong này đã không được tính toán kĩ, bình thường game thiết kế Cover là kiểu luôn cho người chơi bao quát môi trường xung quanh các thứ nhưng khi Jack cover, anh ấy sẽ tạo ra góc nhìn camera thấp trũng xuống, về lý không hẳn là sai mà cũng có cái tạo cảm giác trông gay cấn nhưng trong nhiều tình huống cái góc camera này đấm vào mặt bạn hơn mức bạn nghĩ, chỉ trừ những chỗ cover thấp nơi bạn cúi người xuống thì góc camera mới lại theo đúng tiêu chuẩn, ngoài ra thì bản thân cái việc lao vào chỗ cover cảm tưởng cũng rất máy móc và rất cứng đơ, nó không có cảm giác uyển chuyển hay linh hoạt như cách bạn thấy Gears Of War hay Army Of Two làm được…

Hệ thống Finishing Move cũng là con dao hai lưỡi của game, sau khi đánh tay bo đối phương đến mức chúng khuỵu lấy tay che mặt vì đau, nút bấm hiện lên màn hình báo hiệu Jack có thể triển khai các đòn Finishing Move đẹp mắt và hồi thanh Adrenaline nhanh hơn, bấm vào và một hoạt cảnh Animation diễn ra chậm rãi ngắt đứt bạn khỏi trận chiến được diễn ra. Theo lý bình thường mà nói làm thế này đúng là rất rời rạc khỏi gameplay và đôi khi quá chậm thật nhưng Dead To Rights làm cái này phải nói là tạo ra cái cảm giác rất sướng tay và thỏa mãn, trong các chuỗi animation này, bạn có thể nghe toàn bộ tiếng hét đau đớn thất thanh của kẻ địch lẫn cả tiếng van nài cầu xin nhân từ trong một số animation giúp tăng phần hưng phấn, Jack có thể làm các động tác kết liễu rất tàn bạo từ bẻ tay bẻ chân đập đầu đến bẻ cổ, riêng quả bẻ cổ có lẽ là phê nhất bởi vì Jack không làm một động tác bẻ cổ thông thường mà phải có bẻ lần 2 rồi thêm một lần ném xoáy cổ uỵch xuống đất, cái Physic và Impact làm tốt đến mức bạn có thể thấy cái xác vô hồn của kẻ địch với cái cổ không còn tí xương sống nào bên trong… Đừng có đùa nhé, Gaming bây giờ tiến đến Gen9th rồi đồ họa Physic animation lên đời các kiểu rồi mà nhiều game vẫn chưa thể làm được cái cảm giác đã tay như thế này đâu. Các đòn bẻ chân bẻ tay có hẳn cả âm thanh tiếng xương gãy giòn nghe cực kì vui thú, chúng đều kết thúc với các đòn rất lực nghe thấy cả trọng lực, bên cạnh kết liễu bằng tay không thì tùy vào vũ khí mà Jack sử dụng chúng cũng có thể được đem vào kết liễu ví dụ như Jack cầm Assault Rifle thì kẻ địch sẽ cầu xin trước khi bị Jack đá hất văng và dí sạch cả băng vào người, hay nếu là súng lục thì sẽ là một phiên giằng co nhau trước khi kẻ địch bị đập xuống và ăn cả băng súng lục vào đầu, hay một cái phiên bản khác của nó là Jack đập dập người xuống trước rồi cho 1 viên vào đầu theo lối cực kì lạnh lùng…  Cái hai lưỡi ở đây là một số Animation kết liễu là cực kì bạo lực quá độ nhưng lại chả có tí Gore hay Dismember thật sự khá tụt lùi vì bạn có thể thấy một số cái animation là quá độ đến đâu ví dụ như nếu cầm Shotgun, Jack cho xoay kẻ địch một vòng rồi úp chúng xuống đất, chân đè lên vai dí thẳng Shotgun vào mặt, một âm thanh đoàng cực kì phê pha nhưng cái đầu kẻ địch thì vẫn nguyên hiện trạng không hề hấn gì, nếu là ngoài đời mà ăn cả khẩu Shotgun vào đầu dí ngay sát mặt thì không có chuyện cái đầu vẫn còn nguyên vẹn đâu, hay nếu Jack cầm súng Sniper thì sẽ là một đòn gục người, đâm xuyên nòng sniper vào đầu kiểu Piledriver và bóp cò… Cái đầu như thường lệ vẫn còn nguyên vẹn, khá là nhàm và nhảm… Có duy nhất 2 animation là gọi là có Full bạo lực tung xác nhưng ngay cả hai cái này cũng là rất lười, đó là nếu Jack cầm súng phóng lựu hay lựu đạn, anh ấy có thể cho kẻ địch tung xác theo đúng nghĩa đen nhưng 2 cái tung xác này chỉ đơn giản là vài frame nổ rồi cái xác kẻ địch biến mất vào không trung… Như tôi đã nói trọng lực của animation là cực kì phê pha không bàn cãi nhưng giá như có Gore và Dismember thì những cái đó chắc chắn làm điểm nhấn sale game luôn. Sau cho cùng thì Dead To Rights Retribution ra mắt vào cái thời kì những cái này quá là bình thường rồi chẳng thể nào triggered ai thêm được nữa.

Về cốt truyện của game thì như tôi đã nói, điểm yếu là nó khá dễ đoán thôi, đặc biệt là với những ai đã từng chơi qua Dead To Rights 1, vì đây là một bản Reboot nên như thường lệ các chi tiết cốt lõi vẫn sẽ xảy ra, chỉ khác ở chỗ cách chúng xảy ra, ai là thủ phạm và sự thay đổi trong các mô hình lực lượng tương quan. Nếu như Dead To Right 1 cho bạn một cảm giác bi ai rằng Jack Slate là một con sói đơn độc đồng hành cùng một con chó lai sói khác chống lại vô vàn thế lực tha hóa và biến chất ở Grant City như một hiệp sĩ bóng đêm thì bản Reboot này biến Jack thành một gã cục xúc cục cằn đánh bắn tất cả mọi thứ ngáng đường theo cách bạo lực nhất nhưng cũng vẫn là bạo lực nửa vời…  Jack cũng kiểu nghiêm túc hơn, trái với ở bản 1 gốc là Jack nghiêm túc nhưng không ngại ném vài câu đùa cợt hay thoại ngầu vào giữa các tình huống nguy hiểm để cho bạn thấy cái chất xúc tích của phim hành động 8x 9x là ra sao. Nếu buộc phải so sánh thì Dead To Rights Retribution giống một bộ phim hành động kinh phí thấp của những năm 2000s hơn… Which mỉa mai là game lại mang màu sắc kiểu tương lai giả tưởng gần. Trở lại với Grant City, thành phố tội lỗi và bất lực, trái với bản gốc, lực lượng cảnh sát trong Retribution lại không hề tha hóa và biến chất, nhưng vô dụng vẫn là vô dụng và họ tạo ra một tình huống thật sự rất là ” chỉ có trong tưởng tượng “: Các con tin bị ném trực tiếp từ tháp cao tầng xuống đất, lũ băng nhóm khủng bố thì xả súng điên loạn tuyên bố bọn tao chỉ muốn nổi loạn dí đít quan tâm bất cứ ai: Nếu như là ngoài đời thì chắc chắn cảnh sát sẽ cười rất tươi vì tự nhiên có đầy đủ logic và lí do để xả hết tất cả những gì họ có vào lũ khủng bố thì cảnh sát của Grant City nói: ” đéo “, bọn tao vẫn sẽ cứ đứng hô loa phóng thanh như lũ trời trồng ất ơ – theo plot twist thuyết âm mưu thì bạn có thể tự hỏi nếu như có thế lực nào đứng sau hay có chuột trong lực lượng hay cảnh sát có thật sự bảo vệ lũ tội phạm và cũng có ý đúng thật, về sau game sẽ tiết lộ. Jack đến hiện trường, chứng kiến sự việc, bất chấp việc bị dọa đình trì vẫn hiên ngang lao thẳng vào tòa tháp, anh đưa lại súng và phù hiệu theo cách rất góc cạnh cho cảnh sát trưởng: ” Được thôi, đây là súng của tôi, ông cầm nó như thế này, ông chĩa nó lên, và ông bắn… ”  rồi xông hùng hục vào… Đây là màn đầu của game nhằm dạy trước cho bạn vài cái combo cơ bản rồi cơ chế bắn súng và hành động các thứ…  Jack thành công chặn được đám khủng bố và cứu được nhiều người còn sống, nhanh chóng đuổi theo tên trùm cho đến khi hắn tẩu thoát bằng trực thăng. Nhờ kinh nghiệm từng ở trong thủy quân lục chiến anh nhanh chóng nhận ra tên trùm và chiếc trực thăng là hàng cấp quân sự đặt riêng khiến anh nghĩ ngay phải có ai đó rất khủng đứng đằng sau chúng… Jack về đồn để nghe ăn chửi, được cứu đỡ bởi sĩ quan Redwater của đội SWAT rồi nhanh chóng đi tập Boxing cùng bố Frank Slate. Jack và Frank cùng Shadow ngay sau đó mò đến một khu công nghiệp bỏ hoang theo thông tin về băng nhóm khủng bố chống phá kia… Cố gắng khám phá tất cả chỉ để rồi Redwater vô tình cũng đến một cách rất đúng lúc, làm hỏng tất cả… Chuyện nhanh chóng bung bét, Jack và Frank khám phá ra tên trùm ở tòa tháp làm ăn với hội Triad và trong khi chia nhau ra để mỗi người đuổi theo một tên, Frank không may hi sinh, Jack cố gắng cứu bố và gào thét, mất trí mất thần, anh bỏ lại xác bố cùng cô y tá Faith Sands – người mà Crush anh ( Role của Faith đúng lý ban đầu cũng lại là cho giống như Hildy của DTR 1 nhưng sau đó Devs quyết định sửa lại để tránh lặp lại kịch bản ). Faith cố gắng can ngăn khuyên Jack bình tĩnh lại nhưng tính cục xúc là không thể cản, Jack ngay lập tức lao thẳng đến địa bàn của hội Tam Hoàng và mọi chuyện lại sớm thành bắn nhau nổi loạn bung bét như thường lệ… Về sau bạn khám phá ra rằng lực lượng khủng bố và tên trùm đúng là được hậu thuẫn rất khủng thật từ tên tỉ phú của tòa tháp kia và tất cả là một vụ dàn dựng ngụy trang hoàn hảo mục đích là tên tỉ phú sẽ vung tiền giật dây toàn bộ hệ thống tội phạm và nổi loạn trong thành phố, tạo ra tình trạng báo động cấp cao nhất có thể trong lịch sử luật pháp, vì thế hội đồng thành phố quyết định chi tiền và cấp phép cho một lực lượng thanh trừng đặc biệt GAC ( giống ở bản 1 ) – lực lượng GAC này sẽ hành xử đúng hệt như một đội Phát Xít máu lạnh, mục đích là quét sạch tội phạm trong thành phố theo cách bạo lực và cực đoan nhất có thể, nhưng cũng không quên đàn áp và trừng phạt bất cứ ai dám lên tiếng hoặc cảm thấy sai trái với những hành vi này… Jack dĩ nhiên cũng sẽ đối đầu lực lượng này và ngăn chặn chúng, tôi sẽ không nói cho bạn biết trùm cuối thật sự là ai đâu, cứ chơi game đi đã nhưng tôi cá bạn cũng đã đoán được khi tôi nói có người vô tình một cách rất đúng lúc… Có một vài điểm thua thiệt bên cạnh hệ thống vũ khí dở hơi của nửa sau game thì hệ thống phản diện của Retribution có vẻ cũng không đa dạng và chất chơi như cách bản DTR đầu đã có và xây dựng… Voice acting mới của Jack Slate cũng có sự tương phản rõ rệt nếu như Chris Bruno của DTR1 cho bản cảm giác của một người đàn ông từng trải, Peter Giles của Retribution mang một Jack trẻ trâu, nổi loạn, điên rồ giải quyết tất cả mọi thứ bằng bạo lực và cực đoan. Hình tượng nữ mới Faith Sands nếu so sánh với Hildy thì tin tốt là cô ấy dễ mến hơn và không bóp Jack quá nhiều như Hildy nhưng ngạc nhiên thay là bạn sẽ nhớ Hildy nhiều hơn bởi câu chuyện quen thuộc gái ngoan gái hư, màn chơi bảo vệ và cứu Faith của Retribution cũng là một trong những thứ hay ho mà tôi thấy nhớ vì đây là lúc mà hội thoại giữa Jack và Faith diễn ra nhiều nhất.

Về đồ họa và âm thanh của game thì dễ thấy hai khâu này khá là chưa đầu tư hoàn chỉnh. Game sử dụng một bộ Engine nhà trồng của nhóm Blitzgroup người mà cũng sở hữu Volatile game và nhận nhượng quyền từ Namco Bandai, bộ engine Blitztech này có ưu điểm là biểu diễn một số animation và tông màu của một số thứ là khá tốt, tuy nhiên cần phải nói là DTR: Retribution ra mắt năm 2010, 2011 vào cái thời điểm mà đồ họa game cũng bắt đầu dần dần khá khẩm lên rồi, so với các Unreal Engine 3 cùng thời, ID Tech, Source hay các thứ thì Blitztech Engine còn phải được phát triển dài hơn nữa, đồ họa của game sử dụng nhiều bóng tối và tương phản để che đậy các khuyết điểm cũng như sự nhòa của Texture, cũng nên nói luôn là DTR: Retribution là game độc quyền Console chỉ phát hành trên XBOX360 và PS3 nên không có bản PC để mod hay sửa đồ họa đâu. Chất lượng Models là khá chi tiết xong cũng chỉ gọi ở một mức là đẹp so với thời đó chứ không phải là đáng nhớ như cách bạn thấy Twilight Engine của Eden Games làm Alone In The Dark năm 2008 show ra…   Nhiều Effect cũng khá là giả trân như hiệu ứng nổ, bắn phá môi trường các thứ…  Thậm chí Blitztech có thiết kế ánh sáng khá buồn cười ở nhiều chỗ khiến cho game có tình trạng kẻ địch bị lẫn vào môi trường, khó để nhìn và cái cảm quan Outdated trong đầu bạn chơi ra.  Âm nhạc có vài track nhạc hành động giật gân hay nhưng cũng không quá kích thích hay thật sự hay bật hẳn lên so với nhiều game thời đấy. Trên thực tế mọi cái tinh hoa trong âm nhạc của game vứt hết vào Boss Fight là chính, tức là nếu bạn là một người yêu không khí của các trận đấu Boss thì game sẽ làm rất tốt khâu này, những màn đấu Boss sẽ khá là Epic theo đúng tinh thần của game từ bản đầu.

Đánh giá chung: DTR: Retribution có thể không phải một game hoàn hảo nhưng ngạc nhiên thay là xét trên tiêu chuẩn khi Reboot lại một series hay game thì nó lại làm rất tốt. Mặc dù còn nhiều hạt sạn trong từng khâu riêng biệt của game nhưng nhìn tổng thể thì vẫn hiếm có game hành động nào tạo ra nhiều khoảnh khắc đáng nhớ như nó: Hệ thống combat tay đôi hay ho và độc, cơ chế Slow Mo, hệ thống Finishing Moves chất lượng cộng với những màn Boss Fight hoành tráng đi kèm OST hành động cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Mặc dù tôi có ước là giá như game mang lại nhiều cái hay ho như DTR1 có như những câu cà khịa mang tính thâm thúy hay chơi chữ, đánh bắn đàn bà hay việc bản đầu tiên có hệ thống phản diện cùng các thế lực đa dạng hơn nhưng sau cho cùng tôi cá DTR: Retribution được làm dưới góc nhìn của những năm 2008 đến 2011 đó nên phải chấp nhận…

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


5 cụng ly