Mặc dù SEGA có lúc lên lúc xuống nhưng không ai phủ nhận là kỉ nguyên của máy Sega Saturn vẫn là một thứ gì đó khá tuyệt vời kể cả nếu như SEGA có vô tình tính toán sai lệch khi cắt đứt máy Saturn quá sớm và tiếp tục thiếu những sách lược đúng khi nhảy lên máy Dreamcast. Nhưng không thể phủ nhận rằng thời kì Sega Saturn cũng là một mốc son vàng của SEGA ở mặt sáng tạo, thể loại SRPG trên máy Sega Saturn cũng rất được ưa chuộng không thua kém gì PS1 hay Nintendo64, hôm nay chúng ta sẽ đến với một tựa SRPG của Sega Saturn tên là Valhollian.
Gameplay: Valhollian có lối chơi tương tự như phần lớn game SRPG cùng thời mà nếu bạn muốn hình dung đơn giản nhất thì lấy luôn ví dụ đó là Brigandine: Legend Of Forsena trên máy PS1 khi đó. Tuy nhiên Valhollian chọn lối chơi cổ điển hơn chút – tất cả mọi thứ sẽ tập trung vào chiến thuật, không có về thành hay đánh chiếm các cứ điểm hay gì cả. Valhollian giống với Shining Force đó là nó chia tuyến cốt truyện của nó thành các scenario. Với mỗi Scenario hiểu tương đương đó là độ khó sẽ càng ngày càng tăng dần lên từ dễ đến khó khủng khiếp. Các nhân vật cũng không được tự thu thập hay gì mà thay vào đó, bạn phải progress cốt truyện và để họ tự đến với bạn. Map 2D tĩnh giả 3D được thiết kế khá đẹp, không có kiểu địa hình tác động chiến thuật hay khả năng của các Hero nhưng bù lại game có hệ thống Affection và Combo. Hệ thống Affection ở đây vừa ảnh hưởng đến gameplay lẫn cốt truyện đó là nếu bạn ship cặp 2 nhân vật ngẫu nhiên bất kể nam nữ hay class thì họ có thể phối combo với nhau và khi match bonus nhảy lên sao thì tùy từng tình huống tương tác được script, thoại mới có thể được chơi ra và combo phối hợp giữa 2 đồng minh này sẽ càng ngày càng mạnh hơn về sau. Dĩ nhiên cái này ảnh hưởng cốt truyện ở chỗ sẽ có kịch bản romance xảy ra giữa 2 nhân vật chính nhất của game và bên cạnh đó thì các nhân vật phụ lẫn chính tương tác qua lại với nhau cũng không ngần ngại tease hoặc có thoại đặc biệt, tuy nhiên thì như tôi đã nói thì cái kịch bản Romance giữa 2 nhân vật chính nhất của game là tất yếu và không đổi.
Giống với Brigandine, game sử dụng model 2D trong tương tác di chuyển trên map và chuyển full 3D trình diễn combat khi triển khai tấn công hoặc combo.Chất lượng model và hoạt ảnh là khá tốt, tùy theo vị trí combo và người triển khai combo trước mà bạn để ý đòn đánh thay đổi và cái này có ảnh hưởng lên combo đó là nếu cái người có chỉ số đẹp hơn làm phát Ending Blow thì hiển nhiên là kẻ địch có thể mất nhiều máu hơn. Kẻ địch không thể combo theo team giống bạn nhưng bù lại chúng thường được buff chỉ số một cách quá khủng mà nếu bạn không cẩn thận thì bị đập như chơi. Có một yếu tố học hỏi và khám phá ở game đó là tất cả các nhân vật đều có hệ thống skill cụ thể, có skill trùng lặp nhưng phần lớn thời gian hệ thống này và VFX cho skill của họ cũng là khác nhau – và không có màn hình giải thích skills hay gì đâu nên hiển nhiên cái học hỏi ở đây đó là: Bạn muốn biết một cái skill tác động thế nào ư ? Thử cast bừa và xem effect của nó đi. Các chiến binh và tanker tiên phong trong game như Ray hay Dagi ( Doug ) có chỉ số phòng thủ và tấn công khá mạnh và bộ skill của họ xoay quanh sức mạnh vật lý cá nhân hay khả năng lao vào đánh số đông. Trong khi đó các pháp sư như Fiona, Lyle, Erica máu giấy, sức mạnh vật lý cực yếu nhưng bù lại phép của họ nếu biết cách dùng thì bán kính cực rộng và sát thương đủ lớn để quét sạch một đội hình… Game có 2 support chính là Lilphy và Thea và nó nhấn mạnh vào khả năng chính của họ bởi vì cả team có đúng 2 người này có skill hồi máu diện rộng. Gần cuối game bạn được tặng một nhân vật đánh giáp lá cà đặc biệt đó là Balzaar – đây là một trong những nhân vật mạnh nhất cả game không thể tranh cãi bởi vì nếu bạn cho anh ấy combat thật nhiều và lên max level thì Balzaar có speed rất kinh khủng cho phép anh ấy né đòn nhiều và thường xuyên, gần như thành chúa No Damage cả trận chiến nếu biết cách dùng.
Cơ cấu trận chiến được thiết kế cố định từ đầu nhưng không có nghĩa là không có thử thách, như đã nói thì game chia cốt truyện của nó thành các scenario, mỗi scenario đi từ ngắn đến dài – từ dễ đến khó. Cái mà game thích ném vào mặt bạn đó là đội hình của bạn chỉ có giới hạn, mà cơ cấu kẻ địch thì đông và mạnh vô kể nên bạn phải tự định hình chiến thuật trong lượt của mình một cách thông minh. Game rất khó và nó cũng rất nghiêm khắc trong việc trừng phạt các sai lầm của bạn với hình phạt tối thượng đó là nếu bạn để một nhân vật trong đội hình bị hạ gục thì sang màn chơi sau, cái penalty bị áp lên bạn đó là nhân vật bị hạ gục ở trận trước sẽ phải dưỡng thương trận này và bạn không muốn tưởng tượng cảm giác phải chơi thiếu người thốn thế nào đâu. Nếu nhân vật chính của bạn tử trận thì đương nhiên là Game Over rồi. Game giới hạn 3 ô save, bạn vẫn có thể chơi theo lối savescum cho mỗi quyết định của bản thân nhưng lượng cơ hội cho những sai lầm vẫn là không nhiều. Để cho dễ thở thì vài scenario đầu bạn để ý quái vẫn xếp hàng chia đội hình 5 6 hoặc 3 4 và chúng đứng xếp ở các phân khúc của Map, nghĩa là bạn có thể chia để trị, hạ gục từng nhóm trước cho đến khi mò đến Boss. Còn về các màn chơi giữa cho đến gần cuối, các nhóm bắt đầu đông hơn, lính bay được script rất chuẩn chỉnh để luôn nhằm thẳng team bạn mà lao vào bất kể vị trí ở đâu trên map, có một hai map gần cuối game họ còn lầy đến mức xếp nhóm bạn sát kè kè nhóm của Boss để ném bạn luôn vào một trận chiến rất khó. Có một số map còn chơi lầy theo kiểu khác ví dụ như xẻ team bạn ra thành các nhóm đội nhỏ rồi ném quái vào để chơi chiến thuật chặt dần dần như cách mà bạn có thể làm với quái ở các scenario đầu, khá thú vị. Có cả hệ thống element ( nguyên tố ) mà bạn có thể tận dụng chẳng hạn như nhiều kẻ địch pháp sư cũng giống team bạn là chúng nó chia ra hệ: lửa, băng, bóng tối, sét,… Nghĩa là tùy vào nguyên tố của bạn mà sát thương bạn gây ra hoặc nhận được có thể là tối đa chẳng hạn như Lyle là một pháp sư hệ lửa suy ra anh ấy rất mạnh khi đấu các pháp sư hệ băng nhưng nếu là pháp sư hệ bóng tối thì bạn có thể cân nhắc cho Erica hay Fiona vào, nếu bạn gặp các con quái bay – những con này có lợi thế là bay xuyên địa hình bất kể ở đâu và chúng cũng rất thích nhắm vào các thành viên yếu nhất của team như cung thủ hay pháp sư nên bạn cũng sẽ muốn cân nhắc lập đội hình vòm bằng cách để các chiến binh như Ray, Thea, Doug, Sig hay Balzaar lên hàng công đầu.
Ngoài việc combat ra thì game để vào một mechanic phụ nhỏ đó là tìm kiếm kho báu, thoạt nhìn thì nó khá ngớ ngẩn nhưng trong game hệ thống này thô thật – kho báu có 2 loại đó là Vàng để mua đồ trong shop hoặc nhặt được đồ trực tiếp luôn – đồ mặc cho các hero dĩ nhiên là cộng chỉ số và mỗi một hero được mặc tối đa 3 đồ accessories này. Có giáp và vũ khí là cần mua mới và chú ý thường xuyên nhưng hầu như đồ Accessories thì không phải lo nghĩ nhiều suốt cả game. Ngoài vàng ra thì đôi khi nếu bạn nhặt nhiều và đủ bạn có thể tìm thấy cả vũ khí mới hay giáp mới loại mà sẽ phải đến 1 2 màn sau mới chịu mở khóa để mua. Vì các trận chiến rất dài nên dĩ nhiên bạn phải chú ý bảo đảm tất cả mọi nhân vật trong team đều được trang bị đầy đủ từ đầu đến chân, chơi kiểu tập trung Buff một thành viên thật sự không phải là một chiến thuật mà tôi gợi ý ở đây bởi vì max level là 30 thôi, nên mục tiêu cuối cùng từ đầu game đến phá đảo game đó là cân bằng chuỗi EXP sao cho tất cả mọi người lên đủ level mà combat. Và dĩ nhiên thì các kho báu này thường đặt ở những chỗ rất khó hoặc dài, đôi khi là có hẳn 2 3 team địch đứng canh nên nhân vật Sig có thêm một skill đó là cho Imp nhặt kho báu từ xa nếu bạn không muốn phải lao đầu vào combat số đông luôn.
Về cốt truyện thì Valhollian lại được làm khá đơn giản thôi – những cái cuốn nhất của nó nằm gọn trong gameplay chiến thuật rủi ro cao rồi. Bạn là Ray Brightforce – VÂNG ! Họ thật sự đặt tên nhân vật chính thế này luôn ! RAY BRIGHTFORCE ! Nó còn có thể videogame hơn không ? Ray là một hoàng tử của vương quốc Rafale bên cạnh người em trai khác là Ymir. Vương quốc Rafale dành cả nghìn năm để choảng nhau với vương quốc láng giềng là Baltic Empire – Baltic như kiểu vùng Baltic ý, Dev game thật sự rất vô tri trong việc đặt tên. Cả 2 vương quốc này oái ăm thay là đều thờ một vị thần giả tạo – giải thích cơ bản đó là vì cả 2 vương quốc này đều là chủng loại human và họ đã ” vô tình ” diệt chủng các sinh vật huyền bí từ trong quá khứ rất lâu rồi. Cốt truyện tiếp diễn về sau và bạn sẽ khám phá ra đó là vị thần mà 2 vương quốc này dều thờ là một dạng thần bóng tối của vũ trụ người muốn tìm cách kẹt tất cả các sinh vật trong một vòng xoáy bạo lực luân hồi nhằm tìm kiếm cơ hội tái sinh và hấp thụ sức mạnh từ cuộc xung đột diệt chủng và chơi đùa với human này. Nút thắt của cốt truyện được chơi ra ngay từ đầu đó là Ray rất vô tri vào rừng đi khám phá biên giới và gặp được Fiona và Lilphy. Fiona là công chúa của Baltic Empire trong khi Lilphy là một tiên nữ cuối cùng của chủng loài Elf trong game. Khi toàn bộ cả 2 vương quốc bị quái vật đập cho thần hồn nát thần tính thì Ray và Fiona trên một cuộc hành trình cố gắng đoàn kết cả 2 vương quốc lại bất chấp bất đồng quan điểm để cứu lấy những gì còn lại của Human. Họ gia nhập một đội kháng chiến mới thành lập gọi là Valhollian, các nhân vật về sau cũng được thu thập dần như bạn gặp Gulf trước – là người mà giới thiệu cho tất cả về nhóm Valhollian, Lyle và Thea đều là hiệp sĩ của Rafale đồng hành cùng Ray, Doug là tướng quân của Baltic Empire. Sig và Jessica vừa là người yêu lẫn là một cặp đôi oái oăm ở trong một đội dân quân tự vệ của ngôi làng mà cả nhóm đi qua và giải cứu, Amelia là một nữ cướp biển Viking phụ trách tàu thuyền chuyên trở cả lũ và cuối cùng là Balzaar – lãnh đạo của phe Valhollian. Plot Twist khá dễ đoán trong cốt truyện đó là em trai của Ray – Ymir là một phần của mớ bòng bong này và hắn trớ trêu nằm trong phe phản diện – thằng cha này nói thoại và lảm nhảm hệt như cách bạn nghĩ về phản diện trong videogame đó là tự xưng mình là chúa, muốn thay đổi cái này, thống trị cái kia và hắn trách móc Ray vì tin rằng Ray chịu trách nhiệm một phần cho cái chết của người mẹ trong quá khứ cũng như một loạt biến cố của vương quốc về sau cũng như việc cha của cả hai có vẻ yêu quý Ray hơn so với Ymir – Drama gia đình dĩ nhiên. Một cái khó nhằn nữa mà tôi nghĩ sẽ nhiều người để ý trong cốt truyện đó là vấn đề relationship giữa các nhân vật thực ra khá đa dạng nhưng sẽ không có cái gì giải thích cho bạn đâu mà bạn chỉ biết combo combo thật nhiều vào, nhiều thoại ẩn hay tình huống nói chuyện ẩn được lock đằng sau những cấp độ Match nhất định và đôi khi nó khá là random vô tri kiểu Lilphy có thoại ẩn với Gulf hoặc Lyle hay Amelia dù là một cô ả Viking hoang dã nhưng cũng rất thích phè phỡn với Gulf hoặc Balzaar…
Về OST thì thật khó tin đó là phần này của game tốt và tuyệt vời đến kinh ngạc. Chúng ta đang nói một tựa game rất vô tri làm cho máy Sega Saturn vào đúng cuối vòng đời của nó, và chất lượng thật không thể tin nổi – Game sử dụng nhạc thính phòng chủ yếu dĩ nhiên nhưng cái khiến tôi ngạc nhiên là so với một game Fantasy rất hạn chế của Nhật Bản thì OST của game là một thứ gì đó thẳng ra từ phim trung cổ pha với một chút âm hưởng của thập niên 90s – kiểu loại nhạc mà bạn gặp trong một game phiêu lưu nhẹ nhàng như Klonoa và rồi khi vào combat thì nhạc nhảy cao lên Upbeat hệt như thứ gì đó đến từ Final Fantasy hay Suikoden vậy. Bạn biết âm nhạc của nó phải peak đến mức cố gắng lên Youtube để tìm xem có ai upload không và đoán xem ? Lần Upload gần nhất là OST được Rip thẳng từ đĩa game lại là ở trên trang Khinsider cơ ? Nó peak và hiếm đến mức đó đấy
https://downloads.khinsider.com/game-soundtracks/album/valhollian-saturn-gamerip-1998
Đánh giá chung: So với một game SRPG khá độc làm cho máy Sega Saturn thì Valhollian thật sự là một tittle khá chất lượng so với Budget của nó. Trò chơi cung cấp những thử thách chiến trường căng não và dài bòn sức – thứ mà bạn thật sự cần bỏ thời gian suy nghĩ hơn là điều hành các hero cứ lao thẳng đầu lên phía trước như một số game SRPG hiện đại bây giờ. Tôi nghĩ mình đã rất vui khi trải nghiệm game kể cả khi hệ thống của nó nhiều thứ khá thẳng tuột và đơn giản, đặc biệt là khi Valhollian chọn lựa lối thiết kế cực kì rủi ro và kén người đó là nó thưởng cho người chơi những trận chiến căng và nhịp độ dài nhưng nếu bạn beat được mà ít phải dựa dẫm vào Savescum thì chứng tỏ player phải rất có não và am hiểu các hệ thống của game.
so7dly
emkf7d
iua3f2
ygkoyu
1goayr