Nightshade/Kunoichi – Làm ninja chưa bao giờ đau tay hơn thế này =)))

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

# G A M E K H Ó V K L

Tới giờ tay tôi vẫn ê ẩm =))) Bạn muốn thử một phong cách hack’n slash tay nhanh hơn não? Bạn muốn quay trở về cái thời khi người ta rèn luyện đôi tay thay vì lải nhải? =))) Welcome to Nightshade mada faka, nơi mà chúng bay có thể thôi so sánh “game gì đó” mỗi khi lải nhải về cái gọi là khó khăn! =)))

Nightshade/Kunoichi – Thuộc Shinobi Series (Ai nhớ được series này hẳn phải có một tuổi thơ kinh điển)
Phát triển: SEGA AM
Phát hành: SEGA
Hệ máy: PS2

Một trong những thứ tôi ưa thích ở tựa game này là vì nó đến từ SEGA mà nhỉ? Có thể bạn không tin nhưng đã từng có thời SEGA là một ông hoàng, ông hoàng thật sự ít nhất là trước pha “chơi đá” với số phận máy Saturn và sự kiêu ngạo với máy Dreamcast và thêm vô vàn những lí do khác đã dẫn đến sự tụt dốc gần như là xuống vực thẳm của nó… Thời đó, tất cả đều luôn yêu quý SEGA không chỉ vì game của họ mà chính vì những cái sự kì lạ cũng như dị hợm tồn tại trong game của SEGA… Chẳng hạn như làm ra một tựa game như Panzer Dragoon Saga và thậm chí là họ làm nó cho một loại máy như Sega Saturn.

Yu Suzuki thì cách mạng hóa gần như cả ngành công nghiệp 3D, tạo ra Virtual Fighter và dĩ nhiên – huyền thoại Open World Shenmue. Và rồi họ có cả Kenji Eno – một huyền thoại của sự kì quặc từ chính cuộc đời ông ấy cho đến cả sự nghiệp làm game… Bọn họ làm ra Altered Beast trước cả khi Bloody Roar cho chúng ta thấy ý tưởng hóa thú chất như thế nào, bọn họ làm ra The House Of The Dead và rồi Boom… Cho bạn cầm cái bộ bàn phím để chiến đấu với The Typing Of The Dead… “The Good Old Weird SEGA” là cách mà các con giời của SEGA nhớ về họ trước khi sa cơ lỡ vận, để mất vị thế thống trị vào tay một số kẻ khác… Và dĩ nhiên, khi chơi Shinobi hay Nightshade, bạn sẽ sớm hiểu tại sao chúng ta lại luôn gọi là The Weird SEGA!

Gameplay: Bạn muốn làm những pha kết liễu hoành tráng và epic giống như những bộ phim thường phóng đại ư? Tìm đúng chỗ rồi đấy – đây là nơi để bạn tung những nhát slash xoẹt xoẹt, có thể là đứng tạo dáng kiểu Papa Vergil =))), làm vài vòng nghịch kiếm, rồi tra kiếm và phập… kẻ địch bị cắt ra thành từng khúc sushi lúc nào chính bạn cũng không hay – tung vài câu Punchline nghe cho Cool Ngầu… Hoặc đơn giản là bạn chỉ muốn ngắm cặp mông và đường cong của cô nàng Hibana trong bộ đồ latex bó sát chết tiệt đó =))). Tiếp đó là một loạt những thứ kì dị nhất mà SEGA từng nghĩ ra được tung vào từ Robot, các Ninja Clan, quái vật, Chính Phủ bla bla…

Cái kĩ thuật cool ngầu ở đây đó là giống như trong các bộ phim cổ về Ninja với kĩ thuật điêu luyện (những bộ tử tế mà không phải hạng B). Bạn có thể biểu diễn những pha Executed nhanh hơn cả tốc độ âm thanh rồi sau đó làm thế đứng super cool ngầu, đậm chất anh hùng bi tráng. Bạn thừa biết ngoài đời bạn không thể làm được loại sức mạnh đó, tựa game này cho phép bạn có sức mạnh đó và dạy bạn cách làm chủ mọi thứ. Tôi sẽ giải thích sâu hơn bên dưới.

Trước tiên, bạn quan sát trước không gian, Map design và Level design là rất quan trọng, bởi game có cả các yếu tố platform bay nhảy, chạy trên tường, lướt… Bạn sẽ phải phối hợp chúng rất nhuần nhuyễn ngay cả trong combat, các kẻ địch có thể spam ra ở các vị trí rất khó chịu. Phần Cool ngầu mà tôi nhắc đến ở trên đó là bạn bật lên, phập phập vài nhát cực nhanh (bạn phải rất rất nhanh để giữ được chuỗi Kill Tate và nếu được hơn nữa thì đó là giữ được cả chuỗi combo với số hit càng cao càng tốt). Bạn chém kiếm được 3 cho đến 4 nhát và thanh kiếm sẽ đổi màu và có hiệu ứng một Slash một Kill – Về sau nếu số combo và kill càng cao thì thanh kiếm có thể tiếp tục đổi màu còn chất hơn.

Sau khi bạn thành công và nếu làm được số Kill Tate đến tối đa (ít nhất 4 kill cho 1 chuỗi trở lên) thì Hibana sẽ đứng rất gợi cảm mà cool ngầu, tung những câu thoại theo đúng lối Hollywood. Và xin bạn hãy thông cảm chút nếu như trong bài bạn bắt gặp vài chỗ kì quặc… Tôi vẫn tê tay lắm… Game này khiến cho tay tôi mất cảm giác rồi. Tôi biết các bạn đang nghĩ gì nhưng vì chúa… Tay tôi mất cảm giác thật sự rồi!

Về sau, chuỗi Tate Kill sẽ càng ngày càng kéo dài ra, và chắc chắn là nếu bạn không chuẩn bị trước thì mọi thứ sẽ cực kì mệt mỏi, tựa game này sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề chẳng hạn như khoảng cách, vị trí, thậm chí kể cả là may mắn (không quan trọng theo cách nào, chỉ cần lưỡi kiếm của bạn quệt chết được con quái thì chuỗi Tate Kill vẫn sẽ tính), bạn có thể thử thêm cả các phương pháp chẳng hạn như đá, phi những con dao điện,… Tìm các cách để giữ chuỗi. Chuỗi Tate cũng trở nên khó nhằn hơn về sau khi thời gian mà quái Spawn ra sẽ khá là sát nút so với deadline. Kẻ địch sẵn sàng đáp trả bằng biện pháp mạnh và thế là bạn mất chuỗi, hoặc là chúng spawn quá xa nhau dẫn đến việc bạn gần như khó có thể tìm đến được một con trong vòng deadline, hay kể cả việc khi đang ở một số vị trí và thi triển Dash, Jump hay Kick để reach đến kẻ địch thì bạn trúng đòn…

Bạn thắc mắc tại sao lại phải mất công khổ sở? Về cơ bản thì đây là điều đã khiến 2 phần Shinobi và Kunoichi trên PS2 trở nên độc nhất và tự Stand Out ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hack’N Slash mà một số game đương thời đã sở hữu sẵn. Ví dụ như Devil May Cry có những chuỗi combo cực sick mà rất hiếm game khác sở hữu được, Onimusha có hệ thống Critical Issen, Ninja Gaiden có một cái Core riêng, Castlevania có sẵn phong cách và ngọn roi của nó… Vì thế, tôi thực ra cảm thấy khá mừng bởi vì khi tìm thấy Shinobi Series và thấy được những tựa game này có cái chất riêng của nó và không hề bị lặp lại, thậm chí bản chất cái mechanic này cũng là khá riêng… Đồng ý là một số người sẽ không thể chịu nổi cái kiểu khổ sở này nhưng tin tôi đi, nếu như bạn làm được thì cảm giác vẫn khá là phê… Nhất là khi bạn ăn được chuỗi 30 Tate Kill, Hibana xoay dao và như thường lệ, tác phong dáng đứng sexy và cool ngầu… “What’s a waste of time!…” Và những cái xác đứt lìa…

Để giải thích cụ thể cái gameplay thì đây… Một clip minh họa. Xin lưu ý là vì game cũng khá cũ (từ năm 2003) nên chất lượng clip không được như ý muốn. Và xin nhấn mạnh là trong Clip mới là Stage 2, nó chưa phải là những Stage 7 8 9 10 hay các cấp về cuối nên đừng tưởng bắt chước là xong… Đến lúc thực hành vẫn là cả một vấn đề đấy…

Độ khó của game chưa dừng lại ở chính cái Mechanic, nó còn tiếp tục là một vấn đề muôn thuở khác: Góc CAMERA! Bạn biết đấy, để có những chuỗi segment phối hợp Platform với Slash kill chuẩn nhất thì yêu cầu góc camera phải rất hợp tác với người chơi… Nhưng vì đây là một game từ năm 2003 – cái thời mà game hack’n slash luôn có những cái góc camera cà tàng không thể đỡ nổi thì tựa game này không may cũng vậy. Càng tiến dần đến các màn chơi tiếp theo, Platform trở thành một thứ không thể thiếu. Ấy vậy mà, tựa game đôi khi đưa ra những góc camera oái oăm nhất, bạn có thể chỉnh nó ở một số khúc nhưng cũng có những khúc mà bạn buộc phải bất lực chẳng làm gì được, vì thế tựa game trở nên cực kì cực hình, nhất là khi mắt bạn cứ phải đảo như rang lạc để quan sát không gian xung quanh, tìm kiếm kẻ địch và xem xét các chuỗi cũng như phối hợp…

Hệ thống lock on chỉ hữu ích khi bạn đang ở trong một trạng thái thuận lợi, xin nhớ là không phải lúc nào lock on cũng là tốt mà bạn cũng nên chịu khó nhìn ngó xung quanh cũng như cân nhắc đến các yếu tố khác…

Đấu BOSS cũng yêu cầu rất nhiều mánh khóe và đối với chúng thì Kill Tate là khá khó nhằn, nó không phải cứ xoẹt xoẹt là xong mà bạn sẽ sớm thấy còn có rất nhiều vấn đề… Boss cũng phân hóa từ những thằng ranh ma cho đến những cái đinh thật sự và cứ mỗi một lần giải quyết một tên thì thật sự khá là tốn kém thời gian các thứ… Thậm chí, có những con Boss còn chẳng thèm quan tâm đến quy tắc mà chúng sẵn sàng phá vỡ nó, tung các đòn bất ngờ ngẫu hứng khiến bạn cứ luôn trong tình trạng hốt hoảng…  Chiêu Dash của Hibana cũng không hẳn là giúp ích trong nhiều tình huống mà cũng có thể rất loạn nếu như bạn đang không bình tĩnh… Chẳng hạn như Dash liên tục và chém chém, đến mức những gì bạn thấy trên màn hình là một sấp bóng và các hiệu ứng lòe loẹt… Thành thật thì chiêu vừa Dash vừa chém liên tục không ngừng nghỉ này tôi nghĩ chỉ nên áp dụng khi bạn quá bí bách rồi….

Một vài Trick mà Hibana có thể làm được chẳng hạn như Parry những quả tên lửa hoặc một vài đòn tấn công nhất định của kẻ địch bằng những cú đá (vì Hibana có đôi chân khá dài nên bạn cảm tưởng cô ấy đá như thể thiếu nữ quý tộc vậy, chả giống Ninja chút nào =))). Hibana cũng có thể sử dụng các cuộn giấy Scroll với 3 loại phép, mỗi lần dùng là một lần tốn và tùy thuộc vào phép mà bạn sử dụng, chẳng hạn như Phép Lửa cho phép thiêu đốt tất cả mục tiêu trong bán kính (màu đỏ), Phép Phòng Thủ cho phép Hibana có một lá chắn có thể block mọi đòn của đối phương trong một thời gian nhất định (màu xanh lá), và một phép xanh nước biển dạng na ná EMP dành cho các kẻ địch máy móc… Ngoài ra, môi trường cung cấp cho bạn các loại vật thể có thể bị phá hủy, cho phép bạn khám phá các thứ chẳng hạn như item, nhu yếu phẩm, bonus cũng như các key item chẳng hạn…

Thêm một vài nét độc nữa ở Hibana, hai lưỡi dao ngắn của Hibana không mạnh như kiếm, nhưng chúng rất nhanh và đánh nhiều Hit, đủ để giữ cho thanh năng lượng của Hibana liên tục được sạc… Khi được sạc, thanh đo này cho phép cô ấy thực hiện một đòn tấn công cực mạnh, không thể chặn được, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các con BOSS của trò chơi và đủ để kết liễu chúng nếu như HP của chúng đủ thấp hoặc chúng đang sấp ngửa, mặc dù có thể bạn sẽ phải mất kha khá thời gian để khám phá ra đòn này rồi sau đó là đến giai đoạn luyện tập… (và nó thật sự Pain in The *** một lần nữa). Tối đa ba stack có thể được giữ và stack sau thì mạnh hơn stack trước… Cuối cùng, Hibana có thể thực hiện cú đá quét khiến đối thủ bay lên không trung. Sau đó, cô ấy có thể tiếp tục làm thêm một cú nộ cước cực mạnh với làn sóng xung kích đủ để quật cả một hàng kẻ địch nếu chúng đang ở gần cái phạm vi đó…


Cơ chế phá giáp của game cũng thật sự là một thứ vừa hay ho nhưng cũng khó chịu không kém, là một trong những bổ sung mới cho lối chơi. Bạn sẽ dễ dàng xác định đối thủ là những con robot bọc thép, hay những con quái vật có các lớp giáp giày đặc không chỉ từ ngoại hình mà còn từ việc hồng tâm có thể đổi màu khi bạn lock on lên chúng… Những kẻ thù như vậy không thể bị chém bởi kiếm của Hibana, nếu bạn cố chày cối khi làm thế thì chỉ làm mòn kiếm của cô ấy và cô ấy sẽ lại cứ bị bật ngược ra. Để giải quyết chúng thì bạn cần những cú đá nhanh – không gây sát thương – có thể phá vỡ bộ giáp để thanh kiếm có thể hoàn thành công việc. Càng về cuối game bạn sẽ được cung cấp các chuỗi thử thách với: “nhảy-lao-đá-đập-vỡ-đâm xuyên” qua nhiều kẻ địch trên không, dưới đất hay kể cả là các nền platform khác nhau, bọc thép và full giáp (Tôi đã đề cập đến việc những thứ này có thể gây mệt mỏi và căng cơ như thế nào chưa nhỉ?).

Hệ thống tính RANK thật sự là gan góc, đến bây giờ thì tôi vẫn chưa dám nói chắc cách thức hoạt động của nó là ra sao… Theo như tôi hiểu thì có một vài tiêu chí mà bạn có thể chú ý đến đó là: “Qua màn mà không dùng Scroll”, “Không trượt một chuỗi Kill Tate nào” , Thời gian, No Damage Bonus (qua màn mà không bị trúng một đòn nào từ kẻ địch), Tìm đủ Secret và Bonus, và dĩ nhiên không có load lại checkpoint đâu nhé, nếu bạn làm thế thì trừ điểm khá nặng đấy… Và dĩ nhiên, kể từ khi game khiến tay tôi mất cảm giác, khi thấy màn hình thông báo tôi được Rank B hay A là tôi mừng rồi, không có tham vọng đua đòi Rank S kể từ khi từng đầu ngón tay đau ê ẩm…

Nghiêm túc đấy, vấn đề không phải là bàn phím hay tay cầm, tay cầm giúp bạn dễ thao tác hơn một chút nhưng kể cả thế bạn vẫn sẽ khá đau nhức với một số chuỗi Kill Tate dài, mà nếu chẳng may làm hỏng một chuỗi thì bạn có thể chọn Last Checkpoint mà như tôi đã nói thì sẽ bị trừ điểm… bạn có thể chọn Restart lại cả màn để không bị trừ điểm nếu như hỏng hóc cái gì đó nhưng đổi lại là có một số màn chơi là rất dài và bạn cũng sẽ phải tự kiếm lại các Bonus và Secret… Thật sự là “Pain In The ***”. Đó là tôi còn chưa nói đến việc Level Design càng về sau càng khá sử dụng nhiều vực thẳm và DeadZone cho bạn khá nhiều sự mệt mỏi khi… Đánh bại các kẻ thù trong các chuỗi Tate là một chuyện nhưng vượt qua các chuỗi Platform với cái góc Camera như đập vào mông bạn cũng như khoảng cách và một vài sự đánh lừa trong các điểm ảnh có thể ức chế như thế nào…

Và control đòi hỏi bạn phải khá chính xác đấy, nó mượt đến mức nếu như bạn chẳng may bấm nhầm nút cho dù nhẹ đến đâu thì động tác và Animation vẫn sẽ triển khai, không hề có Cancel Action hay cái gì đó tương tự đâu nên đừng hòng nghĩ là Mash Button sẽ giải quyết các vấn đề ở đây…

Game cung cấp cho bạn một chế độ Unlockables khá rộng mở, sau khi beat game lần đầu với Hibana thì bạn có thể Unlock thêm 3 nhân vật khác nếu thỏa mãn các điều kiện… 3 nhân vật kia chiến đấu theo cách riêng của họ và cơ chế khác hoàn toàn so với Hibana nên đừng tưởng dễ xơi… Và nó cũng rất là dị hợm nữa, bạn chắc chắn để ý đến cô nàng Hisui rồi đúng không? Và YESS!  Mẹ trẻ này CẦM Ô để chiến đấu đấy… I mean, tôi không hẳn là không quen với kiểu này nhưng nó cũng không quá bình thường đến mức đó… Cầm một chiếc ô lao ra và làm đúng những cái dáng Sexy đó… Nó cực kì Weird… WEIRD man!

Ngoài ra thì bạn cũng có lại Joe Musashi – Shinobi truyền kì ngay từ những ngày còn điện tử 4 nút và Hotsuma cool ngầu từ Shinobi (2002). Hotsuma dĩ nhiên gần như là vô đối ở khá nhiều mặt nhưng cái sẽ khiến việc cầm Hotsuma là một khó khăn là bởi vì anh ta cần giết, giết, giết liên tục nếu không thanh huyết nộ của anh ta sẽ tụt không phanh và bạn Die… mỗi một người sẽ đòi hỏi bạn phải tự căn chỉnh kĩ năng riêng, đại khái là luyện để main được họ chứ không hề đơn giản kiểu bạn lắp các quy tắc của Hibana vào với họ…


Và ngoài ra thì nếu trong các màn story bạn thu thập các secret và điểm thưởng, các thứ… Bạn cũng có thể mở khóa thêm các màn chơi tự do hơn cũng như các chế độ mới như Time Attack chẳng hạn… Khá thú vị. Ngoài ra bạn cũng có thể mở khóa cả Gallery của game và chứng kiến những concept art, design cool ngầu cũng như dị nhất mà trò chơi này cung cấp, trong đó tôi cũng tìm thấy một vài Scenario mà được cắt ra khỏi game vậy, không hiểu tại sao nhỉ?…

Đồ họa: Tôi biết, tôi biết, chất lượng đồ họa có vẻ hơi không ổn kể cả là so với game 2003, nhưng đừng có đánh giá bừa, Nightshade vẫn sử dụng chung một engine đồ họa với người anh Shinobi của nó. Chỉ khác ở chỗ nếu như Shinobi dùng các gam màu tăm tối và tương phản tốt hơn thì cái mà bạn được thấy ở Nightshade đó là phong cách viễn tưởng với những gam màu xanh đỏ tím vàng lòe loẹt, flashing effect là khá hại mắt và bạn thử tưởng tượng nếu chơi ở độ phân giải native gốc của game thì mắt bạn có thể căng đến cỡ nào…

Trên thực tế, engine đồ họa này đúng lý ra là được làm cho máy SEGA Dreamcast (có tin đồn cho rằng Shinobi và Nightshade cũng như một vài dự án khác của SEGA trong giai đoạn 2002 – 2004 đúng lý ra đã phải là những game promote cho máy Dreamcast), nhưng như bạn biết thì cuối năm 2001 máy Sega Dreamcast chính thức ngã ngựa và giã từ cuộc chơi, SEGA hứng chịu một trong những thất bại cay đắng nhất trong lịch sử làng game và: “Ông Hoàng SEGA chính thức mất ngôi”. Và vì thế mà một vài dự án game trong giai đoạn này đã phải chuyển lên nền tảng PS2, XBOX hay Gamecube để sống sót…

Một ưu điểm nổi bật của engine này thì dĩ nhiên, vì nó rất nhẹ mà nhỉ? Mà Shinobi và Nightshade đều là 2 game hành động tiết tấu cực nhanh và dồn dập nên nó cho phép một tốc độ khung hình mượt mà và ổn định, có thể duy trì được nhiều model và chi tiết cùng load trên màn hình cùng một lúc – design của một vài kẻ địch cũng khá đơn giản, tiết kiệm các chi tiết và vẫn để một vài điểm ảnh cỡ 16bit hơi to một chút (nếu model không quá chi tiết thì dĩ nhiên là khả năng xử lý của máy cũng sẽ không tốn kém nhiều tài nguyên cũng như thời gian để xử lý chúng…). Và nó cũng được tối ưu khá tốt nữa, hầu như chẳng hề có ai chơi game phàn nàn về những thứ như Bug hay lỗi cả nên cũng là một cái đáng khen…

Chỉ đổi lại là nếu bạn có vấn đề về mắt thì đừng nên chơi hoặc phải tìm cách tăng độ phân giải lên kha khá thôi… Trong suốt thời gian của game, cái mà bạn thấy cũng sẽ là những chi tiết điên rồ của Hibana, là một nhân vật có vẻ ngoài rất ngầu, có những bước di chuyển cực kỳ khéo léo và chiếc khăn đỏ màu máu cứ bay lảng phảng một cách ảo diệu cho cô một vẻ ngoài khác biệt chỉ có thể so sánh với cái sát khí cool ngầu của Hotsuma từ Shinobi. Thiết kế nhân vật cho một số kẻ thù của cô cũng rất đáng nhớ, bao gồm cả một tên Ninja bấn loạn, kẻ mê mệt Hibana nhưng bị cô khước từ và quay sang tấn công cô bằng những trò Pháo hoa và cầu lửa. Một tên Ninja danh dự có các đòn lốc cũng như đòn Area Damage cực khó chịu khi hạn chế của bạn vẫn chủ yếu là góc camera với bộ trang phục màu xanh dương khiến bạn cảm tưởng: “Khoan đã, Sub Zero? Is That You Bro?”. Mẹ trẻ Hisui với lối ăn mặc có thể gọi là sành điệu và thức thời nhất trong cả đám dĩ nhiên,… Oh và bạn có cả Cyborg Ninja nhưng học nhái Kamen Rider nữa, khá dị hợm…

Animation được thiết kế cực kì tốt và trơn tru nhất là khi bạn cố fit nó với từng đường cong của Hibana, Cô ấy thực hiện các pha điên rồ cho đến nguy hiểm như nhảy lên không trung, lộn nhào và các động tác dẻo dai khác với chiếc khăn dài của cô ấy bay trong gió, “cloth Physics” là bắt mắt và không thể phủ nhận… Ah đã từng có thời chúng ta làm ra những người phụ nữ thật sự thay vì vài con SJW rảnh háng với Mocap cứng đơ, thiết kế đầu tóc trang phục đàn ông rồi bảo phụ nữ nên là như vậy… F to them brothers!

Âm nhạc: Sử dụng Nhạc Techno và phong cách Neo – Futuristic là chủ yếu, các tune luôn cố gắng upbeat bạn và dễ dàng bắt tai nhất là khi vào những chuỗi combat dài liên miên khi mà bạn đang phải khổ sở với từng chuỗi Tate. Các hiệu ứng âm thanh khác là khá tốt nhưng nhạc nền của trò chơi vẫn là những thứ tuyệt vời nhất. Đôi khi tôi cảm thấy nó lạc quan và mãnh liệt, hơi có vẻ kiểu tăng động theo kiểu bạn nốc rất nhiều Redbull và Monster xong. Có một số nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản cho cảm giác chân thực đó, cũng như rất nhiều nhạc cụ tổng hợp làm cho âm nhạc giống như là những giai điệu Arcade cổ kính từ những tựa game cổ vậy.

Nó hoạt động rất tốt với trò chơi, và bạn có thể thấy mình tự hỏi liệu đó là nhạc nền hay lối chơi đã kích thích từng xung nhịp của bạn khi bạn chơi qua các cấp độm làm các chuỗi Tate và hạ sát BOSSES… Từng nhịp Pow Pow và tiếng Bass, tiếng lách tách cứ va xen vào nhau, và thử tưởng tượng khi bạn hoàn thành một chuỗi Tate dài ở đúng nhịp cao trào của bản Soundtrack thì nó có thể phê đến thế nào… Và bản Sountrack: My Day sau khi clear game cũng hay tuyệt nữa…

Một vài Funfact và shitposting của Henro: Vì tựa game được làm ra trong giai đoạn bùng nổ của phim hành động với các người hùng nữ nên đôi khi bạn có thể bắt gặp khá nhiều Easter Egg và Reference… Ngay cả trong hệ thống câu thoại cũng như kịch bản là một xấp gắn kết và liên quan khác nhau không chỉ đến điện ảnh, truyện tranh nói chung mà là cả các thương hiệu khác của SEGA nữa…

Và dĩ nhiên, khi bạn nhìn vào cả Hibana và Hisui thì tôi cá một vài người sẽ có các cảm quan hơi kì lạ kiểu như… Khoan đã, cô ấy trông quen thế nhỉ? Well để trả lời cho câu hỏi này thì… Còn ai nhớ Chiaki Kuriyama không nhỉ? Nếu tôi bảo Hibana được làm dựa trên nguyên mẫu của cô ấy thì sao?

Chiaki đang trên đà đỉnh cao của sự nghiệp khi năm 2000 cô vừa đóng xong Battle Royale và ngay sau đó là xuất hiện trong Kill Bill, cho nên dĩ nhiên SEGA đã tận dụng luôn cơ hội này rồi nhỉ? Những người design của game đã thiết kế và cho Hibana một gương mặt cũng như cái temper đậm chất của Chiaki, chỉ khác ở chỗ là Voice lồng tiếng thì bọn họ phải tự tạo ra sự cool ngầu của họ (voice tiếng anh của Hibana là K. Swenson và voice tiếng Nhật là Atsuko Tanaka – yes, voice tiếng Nhật của cô ấy cũng chính là Trish từ Devil May Cry, Bayonetta và vô số hình mẫu phụ nữ Cool Ngầu trên game khác…).

Điều đáng tiếc đó là Chiaki lại không thể trực tiếp dính dáng đến game bởi vì khi đó SEGA còn vừa mới vượt qua cơn khủng hoảng, kinh tế của họ còn khá hạn chế chứ chưa dám đầu tư chơi lớn như CAPCOM với Takeshi Kaneshiro đâu nhỉ? Nếu như Shinobi Series vẫn được tiếp tục thì chắc chắn hi vọng là lần này bạn được chứng kiến một Hibana hoàn chỉnh hơn với Chiaki chứ không đơn thuần chỉ là một gương mặt và một cái temper gợi nhớ đến cô ấy… Mà tôi sợ có vẻ hơi khó vì Chiaki giờ cũng sắp đến tuổi rồi chứ không hẳn là duy trì được tuổi trẻ cool ngầu hơn của bản thân… Nhưng đó cũng chưa phải là cái đỉnh nhất!

Mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đó, reference trở nên càng quái gở hơn với Hisui, nếu tôi nói Hisui cũng được làm dựa trên mẫu của Kou Shibasaki… Well cho những ai chưa quen lắm và để cho dễ nhận ra thì hãy xem 47 ronin đi và chứng kiến mối tình của cô với Keanu… – well well, chắc không ai quên được đã từng có thời Debate rầm rộ và điên đảo về cả 2 minh tinh khi đó là Chiaki và Kou đâu nhỉ? Thêm nữa là đúng lý ra vai Gogo Yubari trong Kill Bill đúng lý ra ban đầu là của Kou cho đến khi casting quyết định lại với Chiaki. Chính Kou cũng lại là một bạn diễn của Chiaki trong Battle Royale trước đó và có cả một số phim khác và Chúa ơi, cái Reference đỉnh đến mức ngay trong Nightshade, cái mà bạn chứng kiến đó chính là mối quan hệ kì phùng địch thủ giữa Hibana và Hisui lại tiếp tục được xây dựng, thái độ của cả hai nhân vật, diễn biến tâm lý giữa sự đố kị và ghen tuông…

Ý tôi là nó thật sự đỉnh bởi vì nếu như bạn tưởng đấu đá ngoài đời, trên phim là đã quá mệt mỏi rồi thì bây giờ vào game? Combat với nhau tiếp nào bà chị!… Một điều khá trớ trêu đó là game cố tình làm Hisui trông trẻ hơn so với Hibana mặc dù ngoài đời thì nó lại là ngược lại khi Kou già hơn Chiaki… Và dĩ nhiên thì màn đấu Boss với Hisui cũng khá căng cơ một chút đấy, tất cả mọi thứ đều khá nảy lửa và gay gắt, tiết tấu được đẩy lên đỉnh điểm và cao độ…

Anyway… Enough Shitpost, tôi cá là nên kết thúc nhanh trước khi nơi này lại trở thành một chốn Wall Of Text…

Không spoil cốt truyện đâu nhé, và lại để hiểu rõ nó thì bạn nên chơi Shinobi (2002) trước bởi vì Nightshade tiếp diễn những sự kiện xa trong tương lai sau các sự kiện ở Shinobi (2002). Và như một lẽ thường tình thì game lại có plot twist đấy nên mồm tôi auto shut up rồi nhé…

Đánh giá chung: nếu như bạn cho rằng mình cân được tất cả mọi thứ thì tôi tin bạn sẽ muốn thử sức với game đấy, nó khó, không phải chỉ khó thường mà là rất khó chịu. Bạn có thể dễ rage cứ mỗi khi mất chuỗi, mất sự cool ngầu, jump trượt hay kể cả là đang gần No Damage Bonus thì ối, một đám lửa nhỏ bắt vào bạn và bay luôn cái Bonus… Nếu như câu cửa miệng của Hibana là: “Today’s just not my day” thì của tôi chỉ đơn giản không kém vài chữ: “Mother F***** Pain In The ***”.

Tôi thực ra cảm thấy mừng rỡ khi được chơi game, bởi vì bạn biết đấy, đâu phải ngày nào cũng được nhìn thấy một mechanic độc lạ và chuẩn chỉnh khó có game nào bắt chước được nhỉ? Nhất là khi với phong cách Hack’N Slash đã quá quen thuộc với kiểu Mash Buttons, lao vào Combo hay tung các đòn kĩ thuật bla bla, 2 phiên bản Shinobi và Kunoichi trên PS2 nói F*** it và đưa ra cho bạn những lựa chọn cũng Cool ngầu không kém nhưng kéo theo cũng là tê tái các đầu ngón tay nữa… Và dĩ nhiên, Hibana cũng Dummy Thicc AF ( ͡° ͜ʖ ͡°). Hisui thì tôi không thích lắm bởi vì cảm tưởng như cô ấy được build cho những người có cái gu nhẹ nhàng hơn… Và tôi vừa khám phá ra cụm từ Tate đọc là “Tah Tay” nữa nên nó khá là Weird AF.

Và vào thời điểm tôi viết bài này thì sắp No Nut November cho nên… Hisui tránh ra… Ta cần Hibana…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly

  • Vinh - 11.11.2019

    Mới vô đọc tên game làm t liên tưởng đến 1 phim hoạt hình 3D nào đó mà t hay xem vào đêm khuya 🙁


    • Henry Mason - 11.11.2019

      Bruh…
      it’s No Nut November so please


    • Vinh - 13.11.2019

      Cơ mà nhờ bác mà t kiếm dc con game để thỏa mãn tay chân r :v