Một vài điều tôi nhớ về Painkiller

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Khi tôi viết bài này tôi dám cá thằng lol Alastor, dăm ba con quỷ sẽ khá cay cú nhưng tôi vẫn cứ viết… Và bạn nghĩ rằng chỉ có Doomguy mới có thể xuống địa ngục và quẩy lanh tanh bành lên ư? Những gã Ba Lan sẽ nói: “Giữ lấy cốc bia, tao đi lấy đồ nghề =)))”

Khi có ai đó thắc mắc về khả năng làm game của những người Ba Lan, tất cả đều lôi CD Projekt Red ra như là một cách để phản bác. Riêng tôi, tôi có cách phản bác riêng của bản thân, phòng khi bạn không biết, tôi sẽ lại bàn về Adrian Chmielarz – Một trong những lão làng và huyền thoại của Ba Lan trên Game trường. Ông có thể chia đàn sẻ cánh rất nhiều cộng đồng bằng việc đưa ra các ý kiến của bản thân liên quan đến việc xây dựng và kiến tạo game. Bắt đầu từ những năm 9x ông đã tham gia làm game và tạo ra những tựa game đầu tiên của mình, khởi đầu với thể loại Adventure và Story-Driven, sang những năm đầu 2000s thì thể loại bắn súng đã trở nên quá phổ biến và thống trị, Adrian đã thành lập Studio People Can Fly vào tháng 2 năm 2002 cùng với 2 đồng nghiệp kiêm bạn thân là Andrzej Poznanski và Michal Kosieradzki. Và tựa game đầu tiên làm nên tên tuổi của cả Studio cũng như phóng cái tên của tất cả ra toàn thế giới: – Painkiller. Về sau thì Studio tuyệt vời này vẫn tiếp tục làm ra kha khá các siêu phẩm cho đến một giai đoạn lận đận đó là vào năm 2013 thì E… PIG… ” Cough cough ” Games đến và mua lại Studio, biến nó trở thành EPIC GAMES POLAND. Adrian ngay lập tức mang những người giỏi nhất và một vài nhà phát triển của People Can Fly rời đi và sáng lập Studio mới của mình là The Astronaut. Lí do chính là chủ yếu ông cảm thấy không hề thích cái cách mà EPIC làm việc cũng như lại tiếp tục dính dáng đến vấn đề… ” 10 xu Cough cough “, Adrian giải thích rằng ông vẫn ưa thích làm game và muốn được làm game theo chính ý của mình chứ không muốn bị các điều kiện nào đó ràng buộc nhất là khi đến từ EPIC hay Tencent – Và vì thế ông mạnh mẽ rời đi và đoán xem ? The Astronaut lại trở thành một Studio thành công với tựa The Vanishing Of Ethan Carter và bọn họ sắp cho ra mắt một tựa FPS mới của mình là WitchFire… Còn về People Can Fly ? Tin tốt là cũng không bao lâu sau họ đã lại quay trở lại với việc tự độc lập, rời bỏ Epig ngay và luôn – Tựa game sắp ra mắt của họ là Outriders hiện đang là ván bạc với cả People Can Fly và Square Enix bởi nó có thể đánh dấu sự trở lại thật sự của Studio này hoặc tệ hơn…

Trở lại với tiêu điểm của ngày hôm nay, Painkiller ra mắt thế giới lần đầu tiên vào năm 2004, trò chơi tuy vay mượn khá nhiều yếu tố từ các tựa FPS đi trước song sự thành công đến từ những sáng tạo trong cách thiết kế, cái phong cách cũng như cái hồn của game. Tôi đang nói đến Level Design, những kẻ địch hay kể cả là những trận đấu BOSS hoành tráng, âm nhạc… Và cũng như thường lệ, khá là xót xa khi Painkiller cũng là một tựa game dính phải cái ” Định mệnh 1 lần “. Kể từ sau thành công vang dội của phần đầu, game tiếp tục sản sinh ra các bản mở rộng cũng như các phần tiếp theo, song vấn đề là khi các phần tiếp theo không phải của People Can Fly phát triển nữa ( People Can Fly chỉ chịu trách nhiệm phát triển Painkiller 1 và một bản mở rộng Battle Out Of Hell ), tựa game dần dần đi vào lối mòn và không còn sự sáng tạo, nó sống trong cái bóng cũ quá lâu đến mức khi người ta đã quá chán nản thì cũng chẳng ai làm gì được bởi vì có rất ít những sự thay đổi hay phát kiến mới trong các phiên bản mới. Và đỉnh điểm thảm họa đó là vào năm 2013 – Một cái mớ hổ đốn tên là Painkiller: Hell And Damnation ra đời và tôi tự hỏi: WHAT IS THIS MOTHER ****ING RETARD **** ? Và chắc chắn chúng ta sẽ không mang thứ chết tiệt đó vào quán này, đóng cửa thả chó và tiễn !  Có thể chính bạn cũng không tin nhưng đã từng có thời Painkiller thật sự thống trị thế giới và thậm chí nó cũng từng là một game Esport cũng như đấu giải mạnh mẽ bên cạnh đàn anh Quake 3 Arena. Ngay chính cả Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến những năm 2010 Painkiller thật sự khuynh đảo với vô số diễn đàn cũng như những chia sẻ của các đàn anh, Tips, đánh giá về cái cách nó thiết kế so với chính các game FPS như Serious Sam hay Doom…, tôi nhớ na ná lần đầu tiên mình biết đến Painkiller là thông qua chính tạp chí Thế Giới Game của Thế Giới Vi Tính ngày xưa vào một số năm 2006 nếu tôi không nhầm và họ nói về Painkiller: Battle Out Of Hell… Như thường lệ, khu vực bán đĩa game của Bách Khoa lại thẳng tiến…

Gameplay: Theo một mô tuýp quen thuộc đó là bắn, bắn, bắn… Giải quyết xong Horde này còn có horde khác chứ gì ? Bắn tiếp ! Thấy bất cứ cái gì không phải là bạn… BẮN. Cứ yên tâm trong suốt cả game thì hầu như trong gameplay bạn chẳng bắt gặp một NPC hay cái gì đó đâu nên cứ biết rằng, thứ gì đó kì dị lao đến bạn, Nã khẩu Shotgun Freezer hay khẩu súng bắn cọc vào nó. Bạn khởi đầu với một đoạn Intro khá tầm trung nhưng cái cách mà nó từ từ diễn ra, bạn có thể cảm thấy một cái Vibe chất lừ từ intro của những bộ phim hành động cuối 9x đầu 2000s. Daniel Garner và vợ là Catherine Garner vốn chỉ là 2 con người bình thường với không nhiều những nét đặc biệt gì cho lắm, bọn họ là một cặp vợ chồng bình dân sống ở ngoại ô tiêu chuẩn của những năm 2k. Đó là một buổi tối mưa gió lạnh lẽo, nhưng vì muốn vợ mình vui, Daniel vẫn tổ chức sinh nhật cho vợ và anh về nhà để đưa vợ anh ra ngoài đi ăn sinh nhật như đã hứa. Trời mưa cản trở tầm nhìn trên đường đi, Daniel vì quá yêu vợ, anh chỉ muốn nói rằng trông cô ấy xinh đẹp như thế nào và… một khoảnh khắc nhỏ xao nhãng khi đôi mắt của Daniel vẫn đang mải mê với cô vợ, không nhìn đường và kết quả là từ trong cơn mưa một chiếc xe tải cũng đang mất tập trung lao rầm vào với chiếc xe của cả hai vợ chồng…. kết quả là chiếc xe văng uỳnh ra một góc đường, nát bươm với Daniel và Catherine chết ngay tại chỗ…. Máu đỏ tươi từ từ chảy xuống từ xác của Daniel…. Và …. tiếng nhạc Metal nhè nhẹ ở phía sau…
.
.
PAINKILLER.
.
.
Tựa game ngay lập tức vào thẳng đề ngay từ những giây đầu tiên, Daniel không được lên thiên đàng như cô vợ yêu của mình, anh phải trải qua chốn Purgatory – hiểu nôm na là chốn chuộc tội, đây là nơi mà các linh hồn thuộc diện: ” Cần được xem xét ” đến và trải qua thời gian tu thân ở đây trước khi được Chúa phán xử. Vì Daniel không phải kẻ ác nên hiển nhiên anh không phải xuống địa ngục nhưng anh cũng lại không phải là ” xứng đáng ” để mà được lên thiên đàng. Sammael là thiên thần chịu trách nhiệm thông báo và giao nhiệm vụ cho Daniel – Anh cần đi săn 4 tên tướng của Lucifer và cản trở kế hoạch tiến công của chúng lên thiên đàng. Lucifer đã ra lệnh cho quân của mình tản ra và huy động các lực lượng chiếm vùng Purgatory và sử dụng nơi này như là bàn đạp để đánh thẳng lên thiên đàng. Daniel được chọn vì một lí do đặc biệt, dĩ nhiên – Sammael hứa với anh rằng nếu như anh hoàn thành nhiệm vụ thì anh sẽ lại được đoàn tụ cùng Catherine, trao cho anh tấm bản đồ và một dung dịch đặc biệt, hỏi rằng anh có cần vũ khí ? Daniel nhanh chóng khước từ và tự lên đường tìm vũ khí cho bản thân… Và đó là cách một huyền thoại ra đời…

HEAVEN’S GOT A HITMAN Thiên Đường có một sát thủ

 

Poster thì cool ngầu như Karl Urban

Vào game thì nhìn tới nhìn lui trông giống Micheal Shannon hơn… Lmao

Và sau thành công của Heaven’s Got A Hitman thì tiếp tục, chúng ta có thêm Battle Out Of Hell, Overdose… Tôi cũng sẽ không mang bản Resurection và Recurring Evil vào đây đâu bởi đây là giai đoạn mà game bắt đầu Flop nặng, những người thiết kế lặp đi lặp lại quá nhiều thứ, quá ít sự sáng tạo và design là một mớ mess thật sự. Cái duy nhất mà tôi đánh giá cao ở 2 phiên bản của William ” Bill ” Sherman đó là việc nó vẫn có chất nhạc đặc tả cho dù level design chán nản, assets được tái sử dụng và lặp lại quá nhiều quá lố, họ thậm chí còn không thể phát triển nổi một cốt truyện. Tôi biết Painkiller không phải là kiểu game để mà bạn đắm chìm trong cái cốt truyện hay lore chung kể từ khi sự phê pha đã nằm gọn trong từng trận chiến quy mô của nó… Song với Daniel Garner và Belial ( Nửa thiên thần nửa quỷ – nhân vật chính của Painkiller Overdose ) thì bạn phải công nhận rằng chúng vẫn khá là kích thích khi xét đến những mô tuýp đơn giản nhất mà nó mang trong mình nhưng lại theo cách kể chuyện và diễn tả qua chất đồ họa dị hợm cũng như lối văn vẻ kiểu Công Giáo nhưng pha trộn một chút của Kinh Cựu Ước hay Do Thái Giáo…

Vì Daniel chỉ là người bình thường, nhưng bằng cách nào đó anh đã thật sự sống sót và chiến đấu được với những con quỷ kể cả là đang ở tình trạng sấp ngửa ( về sau bạn sẽ thấy ), Daniel được cung cấp một hệ thống ma thuật hoạt động bằng những lá bài Tarot… Để kiếm bài Tarot thì bạn cần hoàn thành các thử thách đặc biệt của từng màn và tùy từng cái mà sẽ có những yêu cầu khá quái đản hay một dạng nhiệm vụ khổ sở nào đó. Bài Tarot có rất nhiều khả năng hay ho chẳng hạn như làm chậm thời gian và không gian, cho Daniel các lợi thế và Boost chẳng hạn như đạn dược, máu, giáp, tốc độ và sức mạnh… Có 2 kiểu bài Tarot có thể đặt đó là bài bạc và bài vàng, những lá bạc có thể đặt 3 ô và vàng là 2 ô, sử dụng chúng thế nào là tùy bạn và hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên theo dõi chúng bởi sẽ có một số lá có thể không hoạt động trong 1 màn chơi nào đó do không đạt những điều kiện nhất định chẳng hạn ? ( ví dụ thì cầm lá hóa quỷ đi đấu Alastor chắc chắn là tự sát bởi vì lũ quỷ minion sẽ không spam ra đâu, tức là bạn sẽ chẳng thể có 50 linh hồn để mà kích hoạt khả năng này chẳng hạn… ) Để tránh sự đơn điệu trong một game chỉ bắn bắn và bắn, bạn có thể kiếm tìm và thu thập tiền vàng dựa vào việc phá hủy các vật thể trong màn chơi, tiền vàng sẽ là thứ cần thiết để bạn có thể đặt và lắp các lá bài Tarot đồng thời chúng cũng có thể được tính luôn vào điểm số… Hệ thống vũ khí cũng cực kì dị hợm và đa dạng chẳng hạn như Daniel sẽ khởi đầu với một vũ khí Painkiller tiêu chuẩn – ở chức năng thường trông nó giống một cái máy xén và xén bất cứ thứ gì trước mặt, hoạt động như là vũ khí cận chiến và ở chế độ phụ sẽ là bắn tia phập phập vào kẻ địch đủ để gây sát thương cho chúng… và nếu bạn xoay lưỡi dao liên tục thì nó có thể bắn phập ra và cực kì hiểm hóc –  sử dụng thứ vũ khí này cũng để làm chức năng ” Juggling ” khi bạn có thể phập kẻ địch lên không trung và cứ tấn công liên tục cái xác trên không sẽ lại drop tiền vàng xuống… các vũ khí được ghép vào nhau cũng cực kì dị chẳng hạn như Shotgun có thể bắn đạn băng, đóng băng kẻ địch hay khẩu Rocket launcher cũng kiêm luôn cả chức năng minigun, súng bắn phi tiêu có kèm theo chức năng phóng điện vài nghìn vôn dành riêng cho những con quỷ… Khá thú vị.

Giống với Doom, game có hệ thống secret cũng khá dày và được rải rác ở khắp các màn để chờ người chơi khám phá… Để tăng cảm giác kích thích và gay cấn thì khả năng Bunny Jump hay còn gọi là Hoping được đưa vào, dành cho các thanh niên thích thử cảm giác mạnh khi vừa bunny quanh cả map, né đạn né đòn và sử dụng các loại vũ khí nã vào bất cứ chỗ nào cần nã… Ở các map đầu khi lượng kẻ địch spam ra vẫn còn khá hạn chế thì nó chưa được phê cho lắm nhưng về sau, kẻ địch spam ra chóng mặt, chúng cũng trở nên trâu hơn và thậm chí nếu có khiên, chúng còn có thể block được đạn của bạn, và cái Horde cứ đông lên đông lên và tìm mọi cách để thịt bằng được Daniel… Đồng thời Bunnyhoping và Jumping nếu dùng đúng cách thì chúng có thể giúp bạn giải quyết các tình huống Platform khá phức tạp mà được thiết kế để cản trở bạn tìm được những Secret của game.


Phân cấp cũng cực kì chi tiết, bạn có các cấp như Daydream ( hiểu nôm na là easy ), Imsomnia là Normal, Nightmare là Hard và cấp cuối cùng: TRAUMA… Tôi xin thề là những người viết văn của Painkiller khá biết cách chơi chữ. Tôi trải nghiệm luôn ở cấp Nightmare và Trauma không phải vì máu M đâu nhé, bạn không thể không phấn khích khi tự nhiên… Khoan đã ? Trauma ư ? Cấp này có thể khiến tôi trầm cảm và đau đớn à ? Ok Nghe hay đấy, vào chơi nào…


Thằng Bách sau đó một lúc…


F*** , F***, F*** Không dùng được bài Tarot và không có soul để hồi máu, F*** , F***, F*** – vừa chửi vừa Bunnyhop loạn xạ như một thằng bấn loạn…
Cứ yên tâm là kiểu gì bạn cũng sẽ đánh bại được game thôi, chỉ là sau bao nhiêu lần Retry và bao nhiêu lần chửi thề…

Tuy nhiên thì nó có một cái không hay là thế này, biết là spoil nhưng nếu như bạn Beat được game ở cấp Trauma thì bạn sẽ được lên thẳng thiên đường và không được xuống địa ngục quẩy nữa… Sad AF. ( Đồng chí nào muốn nối gót anh DOOM thì sẽ phải chơi phần Nightmare trở xuống… Mặc dù Nightmare lại không phải là cấp khó nhất… )

Design chung thì sao ? Một trong những cái khá hay mà tôi luôn thích ở game cổ điển đó là cách mà nó thiết kế và cho chúng ta những cái tư duy trìu tượng cực kì đặc tả, chẳng hạn như bạn có các map nghĩa địa âm u, hay cả một thánh đường rộng lớn tha hồ cho bạn Bunny, cho đến cả vô số các map quái dị khác như lăng mộ, nhà máy, doanh trại, ga tàu, lâu đài, cung điện Ba Tư, rạp Opera và dĩ nhiên, bạn sẽ xuống địa ngục: ” Luci Luci Luci yêu quý ơi ? Anh về nhà rồi nè ? Cưng đâu rồi ra ăn đạn nào … “Tất cả đều rất rộng lớn và khiến cho bạn trong vai Daniel cảm thấy như mình là một tên bé nhỏ và lạc lõng giữa muôn vàn vật thể, kẻ địch và những thứ cực kì to một cách lố bịch… Kẻ địch cũng được thiết kế một cách đúng chất cợt nhả, dị hợm – nhất là khi bạn xét đến chủ đề của mỗi một màn chơi mà chúng sẽ cực kì fit. Thật đấy, số lượng model là rất nhiều và đặc tả chứ rất ít bị tình trạng lặp đi lặp lại giống cách thiết kế lười nhác trong game hiện đại bây giờ. Chẳng hạn như bạn có map của một thị trấn trung cổ, bạn sẽ thấy những mụ phù thủy bay phì phèo giữa phố phường và bắn cầu lửa, những tên zombie móc nội tạng của bản thân ra và ném trả bạn, rồi cả những tên thầy tế có thể Telekinesis cực kì dị… Rồi bạn có doanh trại quân đội nơi mà bạn vừa bắn tung xác những tên lính với vũ khí súng lưỡi lê trông như từ chiến tranh thế giới lần 1 và BOOM… Pháo kích và Xe Tăng hệt như chiến tranh hiện đại vậy ( Ông nào mà Bunnyhoping kém thì kiểu gì cũng ăn mấy phát Đạn pháo vào mặt ) hay các map trại thương điên nơi mà có nhạc nền cực kì ghê rợn đến mức bạn tưởng: ” Khoan đã, các ông đang làm game kinh dị à ? ” Và sau đó lũ quỷ Spam ra và Nhạc Metal nổi lên: ” RIP AND TEAR… À Nhầm, STAKES FOR B****ES TIME MADA FAKA “… Hay bạn có cả một cây cầu băng giá nơi không hiểu kiểu gì bạn được combat với lũ Ninja quỷ với gương mặt lạnh đến nỗi chúng bị đóng băng cũng như các tên lính Nhật cổ vậy… : ” WATASHIMAKERASU, HOKUTOKIMASEN ” Chúng nói thế bất chấp việc một phát cọc vào người là có thể tung xác… Tôi để ý thấy Painkiller thường xuyên bị mang ra để so sánh với Serious Sam để xem trò nào có thể dị hơn song nói thật, chủ đề Công giáo và nhạc Metal ư ? Sign me mada faka… Còn vô số thứ điên loạn khác để bạn khám phá, tôi hứa đấy, Painkiller là một minh chứng cho thấy game FPS truyền thống vẫn còn sức quyến rũ cho đến tận cái thời kì khi mà bắn súng chiến thuật hay chủ đề chiến tranh đã lên ngôi. Đến Battle Out Of Hell, bạn còn điên dại hơn gấp tỉ lần với những level như trại trẻ mồ côi, nơi bạn bắn tung xác những đứa trẻ với trái tim ma quỷ kể cả khi chúng khóc ríu rít rủ lòng thương cho đến những phòng thí nghiệm nơi bạn có những nữ Y tá với bộ ngực nảy, thậm chí Dev còn chơi troll hơn khi bạn không thể bắn tung xác mấy ả đó nhưng bạn có thể tìm cách bắn vào những bộ ngực và khiến chúng nảy… LMAO Daniel, Catherine sẽ nghĩ gì về anh ? Xuống các cống ngầm và bạn có cả mấy con cá Piranha chết tiệt và bạn sẽ chơi trò chạy và bunny dài với chúng… Đấu BOSS chắc chắn sẽ khiến bạn mệt mỏi nếu như bạn không biết chọn bài Tarot cho đúng và tử tế bởi vì Boss cũng tùy từng con mà có những mánh khóe rất dị hợm… Tôi đã hứa là sẽ ngậm mồm cho nên có lẽ tôi nên ngậm luôn trước khi lại phá hỏng những gì điên loạn mà bạn sẽ được trải nghiệm…

Và vì những gã Dev là People Can Fly mà nhỉ ? Cho nên cái mà bạn được thấy đó là Havok Physic và những kẻ địch cứ bị bắn tung xác, nảy, va đập và thậm chí là cứ bay như chim trên trời – Tôi đã tưởng mấy gã này chỉ đùa khi nói: People Can Fly =))) Kể ra có khá nhiều chi tiết điên rồ ở Painkiller so với cấu hình và kĩ thuật của những năm 2003 và 2004. Chẳng hạn như găm cọc vào xác của những tên địch vào tường, những cái xác va đập rất thật hay hiệu ứng tung xác chất lượng, mắt bạn bị mờ đi và bạn cảm nhận được cái áp lực khi bạn bị trúng đòn là một hiệu ứng tốt, và như đã đề cập, các hiệu ứng gore, blood, animation là tuyệt vời…. Và dĩ nhiên, engine này ngày trước cũng thường xuyên được mod liên tục và cho thấy một vài ưu điểm từ bộ editor của game cũng như khả năng mod thần thánh của các modder…

Sang đến Overdose, Design các map vẫn giữ được chất lượng cũng như các model kẻ địch đa dạng… Một số thứ có thể màu mè lên nhưng vẫn cực kì đặc tả và dĩ nhiên, bọn họ có nâng cấp một số thứ của engine đồ họa chẳng hạn như đổ bóng tốt hơn một chút, tương phản cũng như ánh sáng và vài chi tiết khác… Không giống như Daniel, Belial nói luôn mồm. Tôi có thể thề với bạn là mặc dù là con lai giữa cha là một thiên thần và mẹ là một ác quỷ nhưng bạn có thể cảm tưởng như Belial được nuôi dạy bởi mấy tên Homie vậy, cái lối cợt nhả và hài dỏm của hắn, cứ mỗi một level Belial sẽ luôn chào màn trước bằng những câu cửa miệng cực bựa chẳng hạn như hắn bình phẩm về khả năng tiếng Nhật của bản thân ở level Japanese massacre – Điều hài hước mà bạn có thể không để ý đó là Belial đã bị giam dưới địa ngục gần vài nghìn năm, và bạn tự hỏi hắn học tiếng Nhật từ lúc quái nào thế ? nhà giam của Lucifer cho phép Belial đi phịch dạo ư ? Hay ở level sa mạc, hắn luôn tỏ ra khó chịu vì: ” Cát cứ vào trong quần ta… “, hay ở level công viên giải trí ( đây là một level gốc từ Battle Out Of Hell ), Belial sẽ ngậm ngùi chua xót: ” Cha mẹ ta chưa bao giờ cho ta đi công viên nhí, mẹ thích thú với phòng tra tấn và cha thì… ” Và tôi phải thề, Belial giống như là một tên Homie chính hiệu từ lúc nào không hay vậy…


Overdose có các level dị hợm chẳng hạn như ném bạn vào giữa một cuộc nổi loạn nơi cả người biểu tình lẫn cảnh sát chống bạo động là quỷ và bạn có thể xem 2 bên dickhead đánh lộn lẫn nhau for free và gia nhập trận chiến để kết liễu những tên còn sống, hay level sa mạc bạn được bắn nhau với xác ướp và các phiên bản Parody của Imhotep, level khu rừng là thứ mà tôi thấy ấn tượng nhất bởi cái lối phối màu lòe loẹt đến đau mắt của nó cũng như khi bạn nhìn và bạn kiểu như: ” Khoan đã, đó là phe Night Elf đấy à ? Mấy cái model của những cái cây cứ khiến tôi liên tưởng đến các Treant Protector vậy và bây giờ bạn cũng đang bắn tung xác chúng… Tôi không biết thật sự nếu như game có thể tiến hóa đến những cái level của sự cợt nhả cao đến đâu…
Hầu như vũ khí trong Overdose ngoài bổ sung mới ra thì các vũ khí cũ cũng đã được Remodel lại gần hết, thay đổi lại cách thức chiến đấu khiến cho bạn cái cảm giác của sự mới lạ mặc dù bạn biết là bạn đã gặp dạng này, chẳng hạn như Shotgun của Daniel bắn đạn Shell thường và đạn Băng còn của Belial thì bắn đạn xương và đạn đất ( nguyền rủa kẻ địch biến chúng thành đất sét và lại tung xác như bình thường ), súng bắn cọc của Daniel được kết hợp với khẩu Sniper trong battle out of hell và biến thành cái nỏ của Belial… Và còn vô số thứ thú vị khác…
Độ khó của Overdose cũng đã được tăng lên, nếu bạn để ý kĩ thì thông thường, ở Heaven’s Got A Hitman hay Battle Out Of Hell của People Can Fly thiết kế thì đạn dược và một vài item rải rác với tần suất khá ổn định, sang Overdose thì đến lượt Mindware Studio thiết kế, mọi thứ sẽ trở nên thưa thớt dần hơn khi càng chơi lên các cấp khó ( Trauma chẳng hạn ), ngoài ra hitbox của các kẻ địch cũng có vẻ thay đổi đi và vì rework lại phần lớn model của vũ khí và đường đạn nên có lẽ bạn sẽ mất một lúc để tập làm quen…


Tạo hình các nhân vật của Painkiller cũng khá ấn tượng, bạn có một Daniel lờ khờ, Belial Homie, và Eve quyến rũ – Eve nhưng không có Adam kể từ khi cô ta không chịu tiết lộ chuyện gì đã xảy ra, Asmodeus, Lucifer, Alastor hay kể cả là một Sammael cho bạn những ấn tượng khó phai…

Eve kể ra thì nhìn trông ngộ hơn

Tạo hình của Sammael tựa đúng chuẩn kiểu cách và dĩ nhiên, nếu những ai đã đọc những điển tích trong kinh thánh thì chúng ta đều không khỏi băn khoăn nếu như sau này thằng ôn này có ” dở trò ” gì đó không ? Nhất là sau khi hắn bị Belial trả thù và bị chặt cụt đôi cánh thiên thần đẹp đẽ – tất cả mọi thứ trong Painkiller đều đậm chất Gothic và cực kì trìu tượng. Và để tăng phần đặc tả, đoán xem voice của Daniel là ai nào ? IT’S CAM CLARKE… IT’S F***ING CAM CLARKE và dĩ nhiên giọng của Catherine và Eve cũng là Vanessa Marshall… Bạn không thể không cảm thấy phấn khích khi nhận ra Liquid Snake bức xúc vì không thể đánh bại anh trai Solid, chán đời và tìm xuống địa ngục quẩy lanh tanh bành và Olga Gurlukovich kiêm Dr Strangelove bằng cách nào đó lại đang trở thành tình nhân của Liquid… Well bảo sao Huey không phát điên khi những người phụ nữ trong đời hắn cứ liên tục bỏ đi =)))

Between heaven and hell, there is always pain – Daniel Garner AKA Liquid Snake Lmao … 

Sammael theo thiết kế của People Can Fly

 

Tranh của Gerard Brom – ông cũng là một họa sĩ Gothic nổi tiếng ngoài đời


Nói luôn mồm về thiết kế vậy còn âm nhạc thì sao ? Cảnh báo, nếu như bạn có tiền sử nghiện nhạc Metal và nốc Redbull, Monster… TUYỆT ĐỐI KHÔNG NGHE NHẠC CỦA PAINKILLER… Nó có thể khiến bạn khá TĂNG ĐỘNG ĐẤY ! Âm nhạc của Painkiller là những bản Metal lai Techno hỗn loạn, có thể gọi đơn giản là tay quẩy tay bắn… Tôi tự hỏi từ khi nào game ngừng có những thứ điên loạn như thế này. Sao không tin tôi chứ gì ? Đây, dành riêng cho những gã MetalHead điên loạn trong quán bia… Nếu có bất cứ ai… Crap ! Nhạc của Overdose nếu so với đàn anh của nó thì có vẻ như đã giảm đi khá nhiều rồi, tôi không biết có phải là do tôi không nhưng tôi không thấy những track của Overdose chất và hay được như Heaven’s Got A Hitman

Đánh giá cá nhân nhé: 2 track nhạc Combat của map thị trấn trung cổ và map cây cầu băng giá là 2 Track hay nhất… Không nói nhiều… Và tôi phát hiện ra là tên làm Compilation thiếu mất track của thị trấn cho nên đó thật sự là một tội lỗi…Tôi sẽ phải để riêng nó ở đây

Ngoài ra thì như tôi đã nói, 2 phiên bản của William ” Bill ” Sherman là suck nhưng bằng cách nào đó mà âm nhạc lại vẫn gỡ gạc lại khá nhiều… Tôi thật sự không hiểu nổi tại sao nhưng thôi thì vì đã hứa có nhạc hay nên tôi vẫn sẽ để tạm đây…

Và đây nữa

Tôi tự hỏi tại sao chất lượng game của Recurring Evil lại không thể tương xứng với chất lượng OST của nó !

Đánh giá chung: Các game FPS thường được cho là thú vị,  và tùy thuộc vào định nghĩa cá nhân của bạn về những gì làm cho trò chơi trở nên thú vị, Painkiller có khả năng có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thứ từ dị hợm, điên loạn cho đến những cái vibe riêng của nó, tách riêng nó ra khỏi các đàn anh như DOOM, QUAKE, Serious Sam… Tiếu tấu nhanh, sự kì dị và những cái thiết kế quái đản, màu máu và dĩ nhiên, sự xấu xí cũng như kì quặc trong việc tạo hình những kẻ địch vừa khiến bạn thấy nhuê tởm song bạn lại không thể phủ nhận rằng cái thế giới quan của Painkiller khá là phản ánh ( nghiêm túc đấy, bạn sẽ nhận thấy ở một vài con quái vật… ) Và dĩ nhiên, nếu những ai ưa thích phong cách FPS truyền thống và vẫn muốn sống lại những cái ngày mà chúng ta bắn bắn bắn, xong bọn quỷ này có bọn khác chứ gì ? Bắn tiếp… Tôi chỉ gợi ý thôi nhé… Nếu như bạn cảm thấy đang cần siết thời gian để chờ Doom Eternal thì có thể bạn sẽ muốn chơi lại vài tựa Classic FPS để siết thời gian chẳng hạn… Painkiller chắc chắn là rất tuyệt vời khi xét đến những khía cạnh của một tựa Classic FPS

HenryMason AKA TranVietBach
As your service

 

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện