Anh em trong này có lẽ đều xem qua phim “Bohemian Rhapsody”, tác phẩm kể về hành trình trở thành huyền thoại của ban nhạc Queen, cũng như thủ lĩnh Freddie Mercury phải không nhỉ? Bài viết này mình xin tóm tắt ngắn gọn câu chuyện về họ, những “Bố già” của làng nhạc Rock thế giới (như cách anh Trần Lập gọi). OK, bắt đầu thôi.
Để bắt đầu, chúng ta sẽ nói đến Brian May, cùng Tim Staffell. Hai người họ thành lập một ban nhạc lấy tên là Smile vào năm 1968. Nhưng hai tay Guitar là chưa đủ, thế là Roger Taylor, một sinh viên nha khoa, sau khi chơi thử trước mặt May và Staffell, gia nhập nhóm không lâu sau. Staffell chơi với một anh bạn, người này hâm mộ phong cách của nhóm, tên Farrokh Bulsara. Bulsara gia nhập dưới vai trò ca sĩ chính. Cuối năm 1970, Staffell rời nhóm để tham gia Humpy Bong. Các thành viên còn lại, dưới sự gợi ý của Bulsara, quyết định đổi tên nhóm thành “Queen”. Không lâu sau Bulsara đổi tên họ thành Freddie Mercury. Tháng 2 năm 1971, tay Guitar Bass John Deacon gia nhập nhóm. Đội hình đầu tiên của ban nhạc đã hình thành, bao gồm: Brian May – guitar chính, Freddie Mercury – ca sĩ, John Deacon – guitar bass, dĩ nhiên chơi trống là Roger Taylor rồi.
Ban đầu nhóm chủ yếu biểu diễn ở các trường đại học, quán bar như những nghệ sĩ phòng trà, thu nhập lúc có lúc không. Sau một thời gian chật vật, Queen hùn đủ vốn làm cái Album đầu tiên, với hy vọng được các hãng thu âm chấp nhận. Cơ mà… hầu hết đều từ chối. Thậm chí có hãng, ông chủ còn chê thẳng thừng, nói “Mớ hỗn độn này chỉ đáng vứt sọt rác”. Freddie không kiềm chế được, xuống tầng 1 nhặt cục đá phi thẳng lên cửa sổ tầng 2, trúng đầu lão già khó ưa đó, khuyến mại thêm vài câu chửi thề (không biết phim làm thật bao nhiêu phần trăm nhưng mà công nhận Freddie cục súc, lão kia cũng bẩn tính bỏ xừ).
Nhưng có tài năng thực sự thì vẫn sẽ được công nhận, năm 1973, Queen ký hợp đồng với Trident. Album đầu tiên hợp tác với họ đạt được thành công nhất định, và Queen bắt đầu có chỗ đứng trong làng nhạc. Mercury và May tiếp tục thừa thắng xông lên, tung ra Album Queen II vào năm 1974. Hai Album đầu tay đều được đón nhận, và các tác phẩm sau đó trở thành huyền thoại, là băng đĩa gối đầu giường của những Rock Fan, cũng như những tên tuổi sau này, kiểu như Gun’n Roses, Van Halen, Ozzy Osbourne…(toàn những tay máu mặt, kinh chưa? Chắc có lẽ ngoài Freddie ra thì Axl Rose là sao duy nhất dám mặc quần đùi áo may ô lên sân khấu biểu diễn).
Bohemian Rhapsody, khi ra mắt lần đầu, ngay tuần thứ nhất đã tẩu tán được hàng chục nghìn bản. Trong cả năm 1975, nó chễm chệ trong Top 10 UK Album Chart. Theo mình Bohemian Rhapsody là bản thu phức tạp và khó hát nhất của Queen. Lời ca sâu sắc, nói về một thanh niên nổi loạn nhưng trong tim lúc nào cũng nghĩ đến mẹ mình (kiểu Bắc Đại Bàng trong Cảnh sát hình sự ấy anh em ạ). Cộng thêm cái giai điệu không theo một quy luật nhất định nào, lúc trầm lúc bổng, nhanh chậm bất ngờ. Ông nào Solo bài này thì chẳng thể hát được đâu, khó hơn hát Despacito nhiều (hai lão Luis Fonsi và Daddy Yankee chỉ hát hơi nhanh hơn bình thường và sử dụng tiếng Tây Ban Nha, do đó khó học theo thôi chứ vẫn theo quy luật bình thường. Còn Bohemian Rhapsody thì…Nếu tôi tìm ra Sheet nhạc gốc do May và Freddie soạn ra, có lẽ đến cả mấy ông giảng viên thanh nhạc cũng chả theo kịp được đâu). Tôi nghe nhạc Rock thường xuyên, mà còn bị ngợp khi động đến bài này mà.
“Mama, just killed a man
Put a gun against his head
Pulled my trigger, now he’s dead
Mama, life had just begun
But now I’ve gone and thrown it all away
Mama, ooh
Didn’t mean to make you cry
If I’m not back again this time tomorrow
Carry on, carry on
As if nothing really matters
Too late, my time has come
Sends shivers down my spine
Body’s aching all the time
Goodbye everybody, I’ve got to go
Gotta leave you all behind and face the truth…”
Bohemian Rhapsody nổi tiếng khắp nơi, nhưng Queen, nhất là May, muốn sáng tác một bài hát mà bất cứ khán giả nào cũng có thể biểu diễn cùng ban nhạc. Với những cú vỗ tay, dậm chân cùng rất nhiều chất xám, “We Will Rock You” đã ra đời. Bài nhạc này nổi tiếng đến mức còn bá hơn Bohemian Rhapsody. Sau này rất nhiều nghệ sĩ, diễn viên đã biểu diễn lại và được Fan ủng hộ (tôi biết bài này đầu tiên khi xem A Knight’s Tale, Heath Ledger vai chính đoản mệnh quá. Quảng cáo Pepsi năm 2000 cũng dùng bài này, nhìn Beyonce, Britney Spears và Pink mặc giáp biểu diễn hơi bị sung luôn. WWE cũng không ngoại lệ, The Rock hồi còn thi đấu cũng biểu diễn bài này ở chung kết, đúng là một bài nhạc sôi động, kích thích tinh thần của bất kỳ ai nghe nó mà. Không biết anh Lập sáng tác Đường đến ngày vinh quang có tham khảo qua không, nhưng những bài như thế nghe phấn khích lắm).
Đoạn Riff của May tuy hơi ngắn, nhưng điểm xuyết cùng với chất giọng của Mercury, là mảnh ghép hoàn hảo cho một kiệt tác vượt thời gian
“Buddy, you’re a boy, make a big noise
Playing in the street, gonna be a big man someday
You got mud on your face, you big disgrace
Kicking your can all over the place, singin’
We will, we will rock you
We will, we will rock you
Buddy, you’re a young man, hard man
Shouting in the street, gonna take on the world someday
You got blood on your face, you big disgrace
Waving your banner all over the place
We will, we will rock you, sing it!
We will, we will rock you, yeah
Buddy, you’re an old man, poor man
Pleading with your eyes, gonna get you some peace someday
You got mud on your face, big disgrace
Somebody better put you back into your place, do it!
We will, we will rock you, yeah, yeah, come on
We will, we will rock you, alright, louder!
We will, we will rock you, one more time
We will, we will rock you”
Trong mấy cuộc thi thể thao, bài “We Are The Champions”, đặc biệt là bóng đá, bài đó được mở nhiều nhất. Mercury đã sáng tác một cách tận tâm, để tôi và các anh em luôn cảm thấy hào hứng khi giai điệu này cất lên. Có lẽ lứa Công Phượng, Xuân Trường, cũng như các anh em mê bóng đá, mỗi khi nghe xong là lại cảm thấy hừng hực sức trẻ, lòng nhiệt huyết lúc chạm tới đỉnh vinh quang đúng không? Hơi tiếc là tôi xem bóng đá được mặc dù không cuồng nhiệt lắm, nhưng đá trực tiếp hoặc chơi PES thì lúc nào cũng là thằng kém nhất, hay bị ra rìa. Có lẽ vì vậy cho nên tôi không thích mấy trò cần tập thể, cố gắng tham gia để hòa nhập nhưng cuối cùng chúng nó đuổi tôi ra, nản…
“I’ve paid my dues
Time after time
I’ve done my sentence
But committed no crime
And bad mistakes
I’ve made a few
I’ve had my share of sand kicked in my face
But I’ve come through
We are the champions, my friends
And we’ll keep on fighting ’til the end
We are the champions
We are the champions
No time for losers
‘Cause we are the champions of the world
I’ve taken my bows
And my curtain calls
You brought me fame and fortune and everything that goes with it
I thank you all
But it’s been no bed of roses
No pleasure cruise
I consider it a challenge before the whole human race
And I ain’t gonna lose
We are the champions, my friends
And we’ll keep on fighting ’til the end
We are the champions
We are the champions
No time for losers
‘Cause we are the champions of the world”
Ngoài giọng hát của Freddie, tài năng của May cũng phải được nhắc đến. Không kể kỹ năng chơi nhạc thần sầu, thì bản thân “đồ chơi” của May cũng không phải loại bình thường. The Red Special, cây Guitar màu đỏ này là kết quả nghiên cứu chế tạo từ năm 16 tuổi của May và bố bác ấy, Harold. Tuy được chế từ gỗ phế liệu, nhưng mà thành phẩm hơi bị ngon đấy nhé. Nó có thể cho ra những âm thanh mà cho đến tận bây giờ không cây Guitar nào sao chép lại được (trừ bản sao của The Red Special, dĩ nhiên). Vừa học giỏi vừa chơi nhạc hay, May đúng kiểu “Con nhà người ta” mà. Bật mí cho các anh em biết, May học ngành vật lý thiên văn, và ưu tú đến mức được giữ lại trường làm giảng viên luôn.
Giờ May đã lên tiến sĩ, những bài báo của ông được giới học thuật công nhận rất nhiều. Và chắc chắn mỗi khi trường có hội hè ca nhạc thì thầy quẩy còn sung hơn cả trò, đùa với huyền thoại là không xong đâu. Cây The Red Special gắn bó với ông suốt từ hồi mới thành lập Queen đến giờ. Mặc dù có rất nhiều đề nghị mua lại, nhưng con hàng độc nhất vô nhị này đừng hòng rời tay chủ. Thậm chí trộm cướp, dù rất muốn lấy cây Guitar này, nhưng May giữ còn hơn cả vàng bạc kim cương. Ông mua cả bảo hiểm, thuê vệ sĩ canh gác ngày đêm, còn mình tập trung giảng dạy cũng như sáng tác nhạc (Phải có vệ sĩ thì mới rảnh để tập trung vào sự nghiệp chứ. Nếu con cưng mà bị làm sao chắc thằng trộm bị cả cộng đồng Rock Fan lục tung nhà, Spam điện thoại, Email mất). Bài “Radio Ga Ga” thành công một phần cũng nhờ cây Guitar này mà (Chị Lady Gaga không biết có lấy nghệ danh theo bản nhạc của Queen không nữa).
“I’d sit alone and watch your light
My only friend through teenage nights
And everything I had to know
I heard it on my radio
You gave them all those old time stars
Through wars of worlds invaded by Mars
You made ’em laugh, you made ’em cry
You made us feel like we could fly (radio)
So don’t become some background noise
A backdrop for the girls and boys
Who just don’t know or just don’t care
And just complain when you’re not there
You had your time, you had the power
You’ve yet to have your finest hour
Radio (radio)
All we hear is radio ga ga
Radio goo goo
Radio ga ga
All we hear is radio ga ga
Radio blah blah
Radio, what’s new?
Radio, someone still loves you
We watch the shows, we watch the stars
On videos for hours and hours
We hardly need to use our ears
How music changes through the years
Let’s hope you never leave old friend
Like all good things on you we depend
So stick around ’cause we might miss you
When we grow tired of all this visual
You had your time, you had the power
You’ve yet to have your finest hour
Radio (radio)
All we hear is radio ga ga
Radio goo goo
Radio ga ga
All we hear is radio ga ga
Radio goo goo
Radio ga ga
All we hear is radio ga ga
Radio blah blah
Radio, what’s new?
Someone still loves you
Radio ga ga
Radio ga ga
Radio ga ga
You had your time, you had the power
You’ve yet to have your finest hour
Radio (radio)”
Hồi Freddie còn khỏe mạnh, sau những thành công vang dội trên sân khấu, lúc ở nhà thì luôn luôn có một người yêu thương chăm sóc ông. Mary Austin, bạn gái đầu tiên của Freddie, bà là người đầu tiên khiến ông có cảm giác được yêu. Nhưng đôi khi cũng chẳng ai hiểu được chữ “Ngờ”. Sau sáu năm bên nhau, Mary nhận ra xu hướng tình dục của Freddie không giống người khác. Khi phát hiện Freddie thuộc cộng đồng LGBT (Chính xác thì ông là Bisexuals – Lưỡng tính), Mary đã rất sốc. Để giải thoát cho Freddie, Mary tình nguyện chia tay mối tình đầu. Mặc dù đã chia tay, cả hai vẫn tôn trọng nhau. Người này coi người kia như bạn bè lâu năm, không hề thù hằn oán thán gì cả. Sau khi chia tay Mary, Freddie quá buồn chán nên lao vào các cuộc ăn chơi thác loạn không hồi kết (Trong phim còn có cảnh ông gọi trai bao đến mua vui, Mary ở ngay nhà bên cạnh nhìn sang mà ngán ngẩm thở dài).
Jim Hutton, người tình đồng giới tiếp theo của Freddie, cùng với Mary, đó là người mà Freddie yêu thương hơn tất cả (Trong phim có cả cảnh Freddie bóp mông ông thợ cắt tóc này, công nhận anh diễn viên đóng đạt thật). Nhưng thật trớ trêu, sau bao năm chơi bời, Freddie đã nhiễm HIV. Những bạn tình đồng tính, có lẽ cả tình một đêm, lây lan cho ông căn bệnh nan y này. Freddie bình thản đón nhận, và trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS, Freddie dồn hết sức cùng ban nhạc làm cái Liveshow cuối cùng ủng hộ nạn đói ở Uganda. Live Aid, Liveshow đó thành công rực rỡ, tỉ lệ nghịch với sức khỏe sau này của Freddie.
Về sau tình trạng của ông yếu dần. Ngày 24 tháng 11 năm 1991, Freddie Mercury trút hơi thở cuối cùng do căn bệnh viêm phổi cùng AIDS. Jim và Mary, cùng ban nhạc Queen là những người ở bên giường bệnh ông cho đến giây phút cuối cùng. Và họ cũng là những người tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng, trong tiếng khóc than của gia đình và hàng triệu Fan hâm mộ (Chẳng hiểu tại sao Freddie kiếm được cả đống tiền mà tiếc cái bcs, nếu ông mà sử dụng thì có phải hơn không. Tự dưng chết lãng xẹt vì căn bệnh có thể phòng tránh được. Giới LGBT thời đó biết quan hệ tình dục không an toàn có thể gây chết người, vậy mà họ vẫn chủ quan không phòng bị được, bó tay luôn. Hên là với Internet phổ cập hiện giờ thì ai cũng được phổ cập về an toàn tình dục rồi, chứ để tràn lan như hồi đó thì chắc số ca mắc HIV còn nhiều hơn cả Covid bây giờ).
Một giọng ca bất hủ, khiến bao người phải hâm mộ. Ông đã bắt đầu và kết thúc cuộc đời của mình oanh liệt như thế đó. Căn bệnh thế kỷ có thể quật ngã ông, nhưng di sản mà ông để lại, các thế hệ kế tiếp sẽ kế thừa và phát huy một cách cuồng nhiệt, sôi nổi nhất. Đại lộ danh vọng Hollywood cũng không quên tên ông, trên ô gạch hình ngôi sao, cái tên Freddie Mercury sẽ mãi mãi tỏa sáng. Và sau này các Fan, cũng như những nghệ sĩ trẻ tuổi, xứng đáng nhất đi qua đại lộ này, để vinh danh một huyền thoại, tài hoa nhưng bạc mệnh.
Tạm biệt ông, Freddie Mercury…