Trích lời Youtuber SSethTzentach trong video review về Synthetik:
“bạn có thích bạo lực không? Tất nhiên bạn có! Đó là… Một phần của bạn”, đấy là những lời thích hợp nhất tôi có thể dùng để bắt đầu bài viết về ULTRAKILL. Ultrakill được phát hành bởi New Blood interactive và phát triển bởi Arsi Patala, hay còn gọi là Hakita. Hakita là một sinh viên ngành thiết kế game ở Phần Lan với Ultrakill là game dùng cho mục đích thương mại đầu tiên của anh, Hakita lãnh trách nhiệm thiết kế chính cùng với cả soạn nhạc cho game. Hakita còn là một người đam mê game, đặc biệt là FPS kiểu cũ, nếu bạn xem youtuber Civvie11 thì sẽ thấy vài lần cái tên Hakita xuất hiện trên danh sách người ủng hộ Patreon vĩ đại của anh, Hakita hâm mộ Civvie đến mức cho hẳn một easter egg về một nhân vật nổi tiếng khó ưa trong kênh của anh vào làm một boss fight (gợi ý nhân vật này là một con chuột), tôi không chỉ cho rằng đó là sự thật mà đó do chính dev xác nhận, bạn cũng có thể tương tác trực tiếp với Hakita hoặc những người gần với dev và những người chơi Ultrakill điêu luyện trên discord thông qua đường dẫn ở cuối bài viết này. Ultrakill với gameplay tập trung vào di chuyển tốc độ cao với số lượng địch đông đảo sử dụng vũ khí điên rồ trong một thế giới đầy bí ẩn cùng với bọn địch dị dạng và artstyle thời đầu của game 3D, ta có thể nhận ra Ultrakill là một movement shooter dạng “Quake clone”, chính Hakita công nhận điều đó bởi vì đường dẫn để đến trang steam của Ultrakill là DevilmayQuake.com. Quake và Doom clone là hai cụm từ dùng để miêu tả nhiều game trong đầu, cuối những năm 90 do nhiều game được truyền cảm hứng hay sử dụng cùng engine để tạo ra những game riêng của họ, trong thời hiện đại thì ta có Amid Evil, Dusk, Maximum action,… Ultrakill cũng là một trong những game như vậy nhưng điều làm cho Ultrakill nổi bật hơn là tốc độ cao của mọi thứ và việc game có nhiều cơ chế đặc biệt cùng RẤT NHIỀU cơ chế nâng cao để cho game giá trị chơi lại hơn nhiều Quake clone khác. Nhưng quan trọng là trước khi bạn học về những kĩ năng nâng cao thì phải nắm bắt được các kĩ thuật cơ bản nếu bạn muốn có một cơ hội trong việc sống sót địa ngục này.
Chào mừng bạn đến với ULTRAKILL
“loài người đã diệt vong
máu là nhiên liệu
địa ngục đã kín chỗ”
I/ artstyle
Tất nhiên Ultrakill với phong cách 3D đời đầu của mình sẽ không làm cho ai thấy choáng với đồ họa thực tế 4K hay gì cả nhưng cái làm những game như Ultrakill và cả Dusk đặc biệt là sự chú trọng vào việc thiết kế một thế giới của riêng mình. Dusk mang hơi hướng lovecraftian kì bí với phép thuật còn Ultrakill đi theo phong cách công nghiệp với máy móc cho địa ngục mà ta phải đi qua cùng sự thánh thiện của vài khu vực trong game đối lập với thứ ta thường phải thấy tạo ra nhiều khu vực với phong cảnh độc đáo cùng đặc tính riêng của mình. Không chỉ vậy nhưng game còn có sự chú ý đến chi tiết qua việc những khu công nghiệp sẽ đôi khi có ống khí bị xì ra, một nhà thờ lớn sẽ có hoạ tiết cửa kính với trang trí khắp nơi, những điều ấy tuy không nhiều nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm của Hakita với đứa con tinh thần của mình.
II/ story
Nhân vật chính của bạn là V1, một trong những cỗ máy giết chóc được xây dựng trong chiến tranh để phục vụ như lực lượng chiến đấu đặc biệt vì trong một thời điểm nào đó có một cuộc chiến vĩ đại, điều làm V1 khác với những anh em máy móc là có thể tự sửa vết thương của mình bằng cách hấp thụ máu chảy ra từ kẻ địch cùng khả năng chiến đấu linh hoạt, khả năng tự sửa chữa. Khi chiến tranh kết thúc với “Tân hòa bình” được thiết lập, V1 trở nên vô dụng vì một cỗ máy chiến tranh trong thời bình không có mục đích gì cả. V1 bị thay thế bởi V2, các mẫu V2 bền hơn nên nó hữu dụng hơn trong thời bình khi đổ máu không nhiều như trước nữa, dù vậy cả hai mẫu đều chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt do chúng đều không thực tế nên V1 với V2 có thể là những mẫu duy nhất còn tồn tại. Qua một thời gian không biết lý do sao mà V1 giờ phải vượt qua những tầng địa ngục đại diện cho 7 tội ác lớn của con người, loài người dường như đã bị tuyệt chủng, V1 giờ phải chiến đấu với quỷ, những cỗ máy khác và kể cả thiên thần thực hiện mệnh lệnh của “Chúa”. Lý do story của game có nhiều câu hỏi chưa được trả lời vậy là vì game vẫn trong giai đoạn Early access nên qua thời gian game sẽ thêm thắt nhiều thứ hơn cho story của mình. Mỗi level của Ultrakill bắt đầu ở một khu vực chờ, ở đây có một thùng máy cho phép người chơi đọc thông tin của những kẻ thù mình tiêu diệt, thông tin được ghi rất kĩ càng cùng với lý do những thứ này tồn tại, chẳng hạn như thông tin về V1 với V2 mà tôi đã nói cũng là thứ được tiết lộ ở đây hay những con quỷ vô hồn cứ xông vào để giết mình thật ra có cái tên riêng là Filth và lý do chúng hình thù yếu đuối như vậy là do linh hồn chúng quá yếu hèn với kém quan trọng đến độ có thể trở thành một con quỷ hoàn thiện do ở thế giới này hình dạng được quyết định bởi ý chí của linh hồn. Nếu bạn quan tâm về thế giới của Ultrakill bạn luôn có thể đến đây tìm hiểu thêm, không chỉ vậy mà nó còn ghi những cách để chống lại địch hiệu quả nhất cho những lần tiếp theo bạn phải gặp chúng hoặc đơn giản là có thể bạn chỉ muốn nghe bài hát nhẹ nhàng mỗi khi thùng máy này bật lên, tôi đã từng dành 20p ngồi yên ở đây nghe bài hát này. Nếu bạn không muốn ngồi yên một chỗ thì hãy đi khám phá những map mình phải đi qua, có RẤT nhiều bí mật rải rác khắp nơi cùng với những điều về thế giới này mà bạn có thể học được qua việc quan sát thêm môi trường một chút.
III/ gameplay
“kept you waiting huh?” Tôi biết mọi người đọc bài này là vì gì, mọi người không thật sự quan tâm đến game nhìn ra sao hay story nó bí ẩn ra sao mà đang muốn nghe về gameplay hay như thế nào, đây chính là thứ khiến cho Ultrakill được nhiều người chơi qua tung hô đến mức vậy NHƯNG tôi phải nói một chút về “projectile based” và “hitscan” trước khi có thể nói sâu vào phần gameplay, trong thế giới của game bắn súng tồn tại hai dạng vũ khí là “projectile based” với “hitscan”. Hitscan là dạng thường gặp nhất trong hầu như mọi game thời nay, hãy dùng CS để làm ví dụ: khi người chơi nhấn chuột trái để khai hỏa một cây súng thì game sẽ nhận được thông tin là người chơi vừa bắn nên sẽ lập tức tạo ngay một điểm va chạm nơi mà tâm người chơi đang đặt nên khi bắn vào một bức tường thì một lỗ đạn sẽ được tạo ra còn nếu dính vào người chơi thì họ sẽ nhận sát thương, quá trình này xảy ra ngay lập tức, không có tốc độ đạn bay hay giảm tốc do khoảng cách, điều duy nhất thay đổi là những cài đặt dev làm cho chúng như giảm sát thương khi vượt khoảng cách nhất định hoặc khi phải bắn xuyên qua một bề mặt hay độ giật của tâm súng khi giữ nút bắn quá lâu. lý do dùng hitscan là vì những game này muốn tập trung vào sự chính xác từng ly từng tí của những vũ khí người chơi sở hữu như R6S, COD,…, tuy Wolfenstein 3D là người đi đầu trong việc sử dụng hitscan nhưng Doom đã hoàn thiện nó vào năm 1993. Projectile based tuy ra đời sau nhưng cách hiểu đơn giản hơn là mỗi khi người chơi khai hỏa sẽ có một vật thể(đạn) bay ra và chỉ khi thứ này chạm vào người địch thì sát thương mới được tính, với projectile based thì dev có thể làm nhiều thứ hơn như khiến game gần với thực tế hơn bằng việc làm đạn mất tốc độ và bắt đầu rơi xuống ở tầm xa hoặc tùy chỉnh tốc độ nhanh chậm của đạn theo ý của mình giống như Battlefield, quan trọng nhất là sinh ra những cây grenade với rocket launcher mà ta hay sử dụng ngày nay, người đi tiên phong cho Projectile based là Quake. Tuy hai khái niệm khác nhau vậy nhưng cả hai vẫn cần lẫn nhau trong game, game tập trung hitscan vẫn cần có vũ khí projectile based để làm rocket launcher như trong Doom, game dựa vào projectile based kể cả Quake cũng cần hitscan cho shotgun. Ultrakill áp dụng cả hai, đạn địch bắn thì hoàn toàn là projectile nhưng súng của người chơi thì pha trộn cả hai loại, hitscan không hề tồn tại với địch trong Ultrakill giúp cho dev tùy chỉnh độ khó một cách dễ dàng hơn qua việc có thể tùy ý giảm hay tăng tốc độ đạn với sát thương tùy độ khó, việc sử dụng projectile based với hitscan đan xen không có gì đặc biệt cả thế nhưng tôi lại phải dành cả một phần để nói, lý do là sự khác biệt về hai thứ ấy sẽ ảnh hưởng nhiều đến những kĩ thuật người chơi phải nắm bắt.
Về di chuyển thì V1 cực kì linh hoạt, nút chạy nhanh không tồn tại vì tốc độ của V1 đã đủ nhanh nhưng nếu bạn muốn nhanh hơn nữa thì có thể slide, tốc độ khi slide nhanh hơn chạy bình thường nhưng slide quá lâu sẽ giảm vận tốc với làm việc bắn địch khó khăn hơn. Khi muốn né đạn hay bay qua một cái hố sâu thì có khả năng dash, V1 có invicibility frame mỗi khi dash nghĩa là khi sử dụng dash bạn sẽ không bao giờ nhận sát thương, chỉ có một vấn đề là dash chỉ có 3 lần sử dụng trước khi thanh stamina hồi lại nhưng nó sẽ liên tục hồi khi người chơi không dash hay slide nên nếu bạn sử dụng tiết kiệm thì có khả năng sẽ dash được nhiều lần trong không trung. Kĩ năng di chuyển cuối là bật tường, V1 có thể nảy khỏi những bức tường mình chạm vào nhưng chỉ giới hạn được 3 lần, chúng được reset mỗi khi chạm đất. Kết hợp những kĩ năng di chuyển này lại sẽ cho người chơi trải nghiệm chơi một movement shooter thoải mái và tự do chưa từng có, bạn có thể nhảy lên tường dash ra sau lưng địch để bắn chúng hay nhảy lên rồi ground slam làm địch gần đó bay lên hết bằng cách ấn slide sau khi nhảy lên (tiêu thụ 2 thanh stamnia), khả năng gần như vô tận… Nhưng chưa hết, vẫn còn có kĩ năng nâng cao, đây là vài kĩ thuật bạn có thể học cách dùng để có một điểm khởi đầu tốt. Đầu tiên là kĩ thuật bunny hop, khác với nhiều game khác để bunny hop trong ultrakill bạn chỉ cần ấn nút nhảy ngay khi nhân vật chạm đất để tạo lực đẩy về phía trước, tuy đơn giản nhưng cần canh thời gian chính xác ngay lúc nhân vật chạm đất hoặc sẽ bị mất tốc độ. Kĩ thuật tiếp theo là slide jump, mỗi khi bạn slide thì nhân vật sẽ được bonus một chút tốc độ, kết hợp với cú nhảy mỗi khi slide một tí thì sẽ cho người chơi tốc độ vượt xa cả bunnyhop thường, lưu ý là không nên giữ nút slide quá lâu vì slide sẽ làm giảm tốc độ khi kéo dài quá mức. Còn có rất nhiều cách để bạn có thể vận dụng khả năng di chuyển gần như không giới hạn của game, nếu dùng đúng cách bạn có thể đạt vận tốc sẽ làm Usain Bolt ghen tị, những người chơi Titanfall, main Octaine trong Apex hay main Lúcio trong Overwatch sẽ cảm thấy thân thuộc và thỏa mãn khi trải nghiệm khả năng di chuyển của Ultrakill. Bây giờ ta mới tới nhân vật chính của bài viết này: vũ khí.
Tôi không phải là dạng người đánh giá một cuốn sách qua bề ngoài nhưng tôi đánh giá một game qua việc vũ khí bắt đầu của nó tốt đến mức nào và Ultrakill xứng đáng được 11/10. Ultrakill bây giờ có 4 loại vũ khí: Revolver, Shotgun, Nail gun, Railcannon, mỗi vũ khí có 2 dạng khác nhau riêng Railcannon có 3 dạng, Revolver với Railcannon là 2 loại vũ khí hitscan của người chơi. Revolver là vũ khí đầu tiên người chơi nhận được, hay chính xác hơn dạng đầu tiên gọi là Piercer, cây revolver này khác với nhiều game là qua quá trình chơi thì nó không trở nên vô dụng và biến thành “chết thật, mọi cây súng hết đạn rồi giờ đành phải móc súng lục ra”. Sát thương của Piercer không quá cao nhưng cũng không thuộc dạng bắn gãi ngứa, nó được cân bằng đủ để có khả năng headshot được những loại địch yếu nhất game (loại địch thường được gặp nhất), đây cũng là một trong số những vũ khí có khả năng headshot trong game này do chỉ hitscan mới được headshot trong Ultrakill. Điều làm cây Piercer không thể trở nên vô dụng là secondary fire của nó, hầu như mọi vũ khí trong game đều có secondary fire, khi giữ chuột phải đủ lâu Piercer sẽ biến thành một cây súng laze với sát thương khá là đáng kể, điểm yếu là cây súng này chỉ có thể bắn tia khi đã nạp đủ lâu và phải đợi một thời gian trước khi bắn laze lần nữa. Dạng 2 của revolver là cây Marksman, cơ bản thì thứ này giống cây Piercer ở việc có khả năng headshot, giết được địch cấp thấp bằng một phát vào đầu, secondary fire của nó mới là thứ khiến nhiều người bị cuốn vào trò này từ đầu, bạn có thể đi tìm khắp nơi nhưng không thể kiếm được một trò nơi bạn có thể nói “tôi đã bắn dính đầu địch bằng việc nảy đạn khỏi đồng xu tôi tung hứng lên”, secondary fire của Marksman cho phép người chơi tung đồng xu lên rồi bắn ngay nó để viên đạn có thể văng vào một kẻ địch xấu số khác, viên đạn tiếp xúc đồng xu sẽ lập tức được chỉ hướng để bắn vào đầu kẻ địch gần người chơi nhất, nếu bạn canh đúng lúc khi đồng xu phát sáng trong lúc đang bay mà bắn thì viên đạn sẽ tách làm hai rồi nhắm vào hai kẻ địch khác nhau, điều đặc biệt là không chỉ cây Marksman mà những vũ khí hitscan khác đều có thể bắn vào những đồng xu này nghĩa là bạn có thể tung đồng xu lên rồi đổi sang cây Piercer bắn hoặc secondary fire Piercer để nảy tia laze vào đầu địch. Thế nhưng tại sao phải bắn vào đồng xu ngoại trừ việc nhìn ngầu? Đó là vì sát thương được tăng lên với mỗi đồng xu, người chơi có thể ném nhiều nhất là 4 đồng xu một lần và khi người chơi bắn đồng xu đầu tiên thì nó sẽ tự động ngắm vào những đồng xu còn lại rồi cộng thêm sát thương qua mỗi đồng xu mà nó tiếp xúc, dưới đây là bảng cộng sát thương để bạn biết được mỗi cây súng sẽ gây bao nhiêu với số đồng xu đó, bên trái ngoài cùng là số xu, phía dưới mỗi cây súng là sát thương khi tiếp xúc với những đồng xu. Những đồng xu này có chức năng ưu tiên mục tiêu mỗi khi được bắn, thứ tự ưu tiên là những đồng xu khác, tiếp theo là địch, nên nếu bạn tung nhiều đồng xu lên chúng sẽ nhắm lẫn nhau rồi hướng vào mục tiêu khi đã hết đồng xu trong không trung nghĩa là bạn ném 4 đồng xu thì sau khi bắn vào xu đầu nó sẽ phải đi tới những xu khác trước khi nhắm vào kẻ địch gần nhất. Marksman đơn giản là cây súng lục tôi thích nhất trong cả sự nghiệp chơi game của mình.
Piercer
Marksman
Shotgun là vũ khí tôi thích dùng nhất nhì trong game FPS, một game FPS hay phải trông chờ rất nhiều vào những cây shotgun, nếu bạn làm shotgun không thỏa mãn hay quá OP trong game thì game đó sẽ mất đi một phần hay, shotgun có một công thức đơn giản không cần thay đổi là càng gần sát thương càng cao càng xa sát thương càng thấp, quan trọng là cách những game áp dụng công thức đó ra sao. Dạng đầu của cây shotgun là Core Eject, đây là một cây “double barrel shotgun”, nó hoàn toàn tiêu hủy bọn địch ở tầm gần và secondary fire biến CE thành một cây Grenade launcher, giữ chuột phải càng lâu thì quả lựu đạn được bắn ra đi càng xa (không thay đổi sát thương). Dạng hai là một cây “pump shotgun” tên là Pump Charge, đây là dạng shotgun phải được lên đạn mỗi lần bắn, tuy sát thương không bằng cây CE nhưng có thể bắn nhanh hơn và với secondary fire thì bạn có thể lên đạn nhiều lần để tăng thêm sát thương, lần lên đạn thứ 4 sẽ làm cây súng nổ như quả bom nguyên tử đồng thời gây 50 sát thương cho người chơi nên nếu bạn tính lên đạn mức cao nhất hãy nhìn máu mình trước đã, tôi còn không thể đếm được số lần tự làm mình nổ tung khi chơi.
Core Eject
Pump charge
Một cây minigun thì ghê gớm đấy nhưng một cây minigun bắn đinh thì còn hay hơn, Nailgun dùng khi mà người chơi cảm thấy rằng mình muốn nhồi boss với một đống đinh để rỉa máu hoặc khi bọn địch tụ họp và bạn nhắm mắt vào rồi go brrrrrrrrrrrrrrrr. Cả hai dạng là Attractor với Overheat, chúng bắn y hệt nhau nhưng secondary fire của Attractor có thể bắn ra 3 thanh nam châm hút đạn bay xung quanh chúng như một cái bẫy còn secondary fire của Overheat là xả đạn liên tục khi thanh overheat màu cam của cây súng đầy, lý do tôi ghép cả hai dạng chung là bạn có thể làm đầy thanh cam của Overheat bất kể dạng nailgun nào và nam châm của Attractor cũng có thể hút đạn của overheat, những cây nam châm cùng overheat rất hữu dụng khi đánh boss vì bạn có thể dồn sát thương rất nhiều trong một thời gian ngắn và cái cảm giác bắn Overheat đầy thanh trước một đám địch là một cảm giác thỏa mãn không thể tả được, một điều bạn nên nhớ là có thể bắn những cái nam châm với đinh xung quanh để chúng phát nổ làm đinh bay khắp nơi.
Attractor
Overheat
Cuối cùng là Railcannon, bạn nhớ cây laze secondary fire của Piercer không? Giờ tưởng tượng khai hỏa 10 cây cùng một lúc, đó chính là dạng đầu của cây Railcannon, Electric. Dạng 2 là screwdriver, nó sẽ bắn ra một mũi khoan liên tục xoay trong người địch, thích hợp cho miniboss và boss. Dạng cuối là Malicious, dạng này thay thế rocket launcher trong Ultrakill nhưng nó bắn theo một đường thẳng và không có thời gian bay như launcher thường. Điều cần lưu ý là mọi cây Railcannon có cùng một thanh năng lượng, bắn bằng bất cứ cây nào thì sẽ phải đợi nó nạp đầy lại để sử dụng.
Electric
Screwdriver
Malicious
Đó không phải là những vũ khí duy nhất, cánh tay của V1 cũng là một thứ đáng sợ. Cánh tay gốc của V1, Feedbacker ngoại trừ sát thương khá ổn thì còn có thể parry (phản sát thương) những phát bắn của địch nếu bạn canh thời gian đúng, để tôi nói chính xác hơn thì bạn có thể parry BẤT CỨ projectile nào lao tới bạn nghĩa là những đòn tấn công cận chiến: parry, shotgun của địch: parry, laze của địch: parry, lời mời dự đám cưới của người yêu cũ: parry, cánh tay này tuy hữu dụng vì có thể giúp người chơi tránh nhiều sát thương nhưng đừng quá dựa dẫm vào nó do trong một trò nơi bạn bị tấn công dồn dập từ gần như mọi hướng thì sẽ không có cách nào để bạn 360 độ liên tục parry hoàn hảo được nên bạn phải dựa vào cả khả năng di chuyển của mình nữa. Knucleblaster và Whiplash là hai dạng khác của tay cho V1, knuckleblaster không có khả năng parry như tay gốc nhưng thay vào đó sẽ phát nổ một khu vực nhỏ nếu giữ đủ lâu, vụ nổ sẽ không gây sát thương cho người chơi nhưng sẽ gây ra chấn động để hất kẻ thù văng đi hoặc bay lên trời, nếu bạn nhắm trực diện thì kẻ thù sẽ nổ tung, Whiplash không hẳn là một tay mới, nó là phần thêm cho tay Feedbacker, vẫn giữ khả năng parrt nhưng có khả năng kéo kẻ thù yếu lại người chơi và kéo người chơi lại gần kẻ thù mạnh, thứ này rất được ưa dùng bởi streamer vì nó giúp họ lấy những món đồ trong map mà bình thường phải tự đi một thời gian mới có được và đơn giản là rất vui khi bạn kéo một tên địch ở xa vào một tầm shotgun của mình.
Feedbacker
Knucleblaster
Whiplash
Tuy có vài dạng khác nhau nhưng ta có thể thấy rõ Feedbacker là loại hữu dụng nhất, cả 3 cánh tay đều gây sát thương bằng nhau (vì thật kì lạ nếu một cú đấm trời giáng không gây chút sát thương nào cả) nhưng đây là cánh tay duy nhất có khả năng parry mọi projectile, tăng khả năng sống sót của người chơi và hơn thế nữa, khi tôi nói nó có thể parry mọi projectile thì ý tôi là MỌI PROJECTILE, bao gồm cả những phát súng shotgun và đồng xu của Marksman. Shotgun trong game này là projectile based nên cũng nằm trong dạng những thứ có thể được parry, những kẻ địch shotgun trong game nếu bị parry thì phát đạn quay lại sẽ nổ tung nên khi bạn parry phát shotgun của mình nó cũng sẽ phát nổ khi tiếp xúc, kĩ thuật này được gọi là Projectile boosting. Bạn thực bằng cách ấn nút đánh gần như ngay lập tức ngay sau khi khai hỏa shotgun, ban đầu nó sẽ rất khó quen nhưng qua một thời gian tập luyện bạn sẽ sử dụng nó để boost mình quanh map và đúng vậy bạn có thể rocket jump giống TF2 (hay gọi là grenade boosting trong Titanfall 2) trong Ultrakill. Nhưng vẫn có điểm yếu khi sử dụng kĩ thuật này là chỉ có duy nhất một viên trong số nhiều viên một phát shotgun bắn ra sẽ phá nổ và nó nằm đâu đó chính giữa của cả phát bắn nên đôi khi bạn có thể dùng nó để bắn tỉa làm nổ tung địch ở một khoảng cách xa, đôi khi bạn sẽ bắn hụt hoàn toàn những kẻ địch ở tầm trung.
Kĩ thuật cuối mà tôi sẽ nói các bạn là Coin juggling, khi bạn ném nhiều đồng xu trên không thì phát bắn sẽ càng uy lực hơn nhưng nếu tôi nói chỉ với một đồng xu bạn có thể tạo ra sát thương còn cao hơn 4 đồng xu trên không thì sao? Những đồng xu trong game này hoạt động theo hệ thống physics là nếu bạn đi về trước ném thì đồng xu sẽ bay về phía trước, lùi rồi ném thì đồng xu sẽ bay về phía sau, để thực hiện kĩ thuật này bạn cần một mặt phẳng đối diện cách mình không quá xa, sau đó bạn sẽ ném đồng xu thẳng lên không trung hoặc lùi về một tí để đồng xu bay về sau, khi đồng xu rơi xuống ngang tầm mắt thì hãy đánh nó, vì đây cũng là một projectile nên nó sẽ bị parry và khi tiếp xúc mặt phẳng nó sẽ văng lên trời, nhân lúc nó đang trên không thì hãy chạy tới mặt phẳng đó canh đến khi nó rơi ngang tầm mắt rồi đánh tiếp, cứ tiếp tục tung hứng tới khi bạn muốn khai hỏa, kĩ thuật này không thực tế khi dùng với những kẻ địch thường vì nó tốn quá nhiều thời gian đồng thời bạn sẽ không thể đứng yên để cho địch bắn được nên chỉ nên dùng khi đánh boss.
Đạn trong đây là vô hạn nên bạn có thể bắn thoải mái tùy ý, nhược điểm duy nhất của những cây súng là những cái mà tôi đã nói trên, thứ duy nhất bạn phải nhặt ở đây là HP và không phải dạng HP rơi ra như trong Doom đâu. “Máu là nhiên liệu”, đúng như nghĩa của câu này thì bạn chỉ có thể hồi máu bằng việc hấp thụ máu chảy ra từ những kẻ địch nên lối chơi game ngồi một chỗ an toàn nào đó bắn tỉa địch hoàn toàn bị loại bỏ, game ép buộc người chơi phải lại càng gần địch càng tốt không thì không được hồi HP, vũng máu không được, chỉ có thể hấp thu được máu chảy ra khi bạn giết chúng, đó là cách duy nhất để hồi HP trong Ultrakill. Thậm chí nếu bạn thành công với việc ngồi yên một chỗ an toàn bắn địch thì điểm style của bạn chắc cũng đáng buồn như cách chơi đó vậy, đây là lý do có Devilmay trong đường dẫn Devilmayquake.com, Ultrakill có một hệ thống đánh giá style người chơi từ D, C, B, A tới S, SS, SSS, ULTRAKILL, bạn thử nghiệm những kĩ thuật càng nhiều thì game càng cho bạn thêm điểm vì game được lập trình để tính cả những kĩ thuật như coin juggling (khi đập đồng xu mà văng trúng địch sẽ được a fistful of dollars) hay Projectile boosting, mỗi kĩ thuật hay trò táo bạo bạn làm sẽ được liệt kê ra hết ở dưới điểm style của bạn, cuối mỗi level cũng sẽ có đánh giá tổng quát với điểm cao nhất là P chứ không phải S như những game khác, để đạt được P thì bạn phải có cả 3 điểm S cho time, kill, style và hoàn thành được cả thử thách cho mỗi level, chỉ những người đã chơi qua một hai lần mới biết được thử thách của từng level là gì vì bạn chỉ được thấy ở cuối level khi game đang chấm điểm bạn nên chơi lại là điều cần thiết với Ultrakill. Nếu bạn muốn rèn luyện kĩ năng hay kĩ thuật nâng như sử dụng Marksmen hay Projectile boosting thì luôn có Cybergrind, đây là chế độ endless để bạn có thể thỏa sức rèn giũa khả năng của mình và cày thêm một chút tiền để mua các dạng của từng vũ khí vì những thứ đó yêu cầu một số tiền trong game nhất định để mua.
Finale/ soundtrack
Lời miêu tả ngắn gọn: những soundtrack này nên được bật trong đám tang của tôi, với soundtrack của Ultrakill thì bạn nên tự trải nghiệm hơn là nghe tôi kể nó hay ra sao.
Một con robot đi giết quỷ trong địa ngục, chống lại thiên đàng với một kho vũ khí đồ sộ và đi kèm với khả năng hấp thụ máu của kẻ thù để giữ mình khỏe mạnh, đây là một thứ bạn không nên bỏ qua vì Ultrakill không phải chỉ là một trò chơi nó còn là một chuyến đi tàu lượn siêu tốc nếu đường ray bị cháy và người đi liên tục bị ném đá vào mặt trong khi đang say rượu. Ultrakill tuy đang trong giai đoạn early access nhưng game vẫn liên tục được update đều đặn và dev Hakita cùng những người chơi lâu đời luôn hoạt động trên server discord của game và hãy xem kênh youtube của Herbmessiah nếu bạn muốn học thêm những kĩ thuật một cách kĩ càng hơn, tất cả những video guide ở trên đều là của anh.
Tham gia discord của Ultrakill:
https://discord.com/invite/newblood
Herbmessiah:
https://www.youtube.com/channel/UCRdya_esehh7OLRs1wk8_qA